Chương 3: Toán Tử So Sánh Trong Excel

Chương 3: Toán Tử So Sánh trong Excel

10/29/2019

Share on Facebook Share on Facebook

Sử dụng các toán tử so sánh trong Excel để kiểm tra nếu hai giá trị bằng nhau, nếu một giá trị lớn hơn giá trị khác, nếu một giá trị nhỏ hơn giá trị còn lại, v.v.

Bằng nhau

Toán tử bằng (=) trả về TRUE nếu hai giá trị bằng nhau

1. Ví dụ, hãy xem công thức trong ô C1 bên dưới.

Giải thích: công thức trả về TRUE bởi vì giá trị trong ô A1 bằng giá trị trong ô B1. Luôn bắt đầu một công thức với ký hiệu bằng (=).

2. Hàm IF bên dưới sử dụng toán tử bằng.

Giải thích: nếu hai giá trị (chuỗi số hoặc văn bản) bằng nhau, hàm IF trả về Yes, ngược lại trả về No.

Lớn hơn

Toán tử lớn hơn (>) trả về TRUE nếu giá trị đầu tiên lơn hơn giá trị thứ hai

1. Ví dụ, hãy xem công thức trong ô C1 bên dưới.

Giải thích: công thức trả về TRUE bởi vì giá trị trong ô A1 lớn hơn giá trị troong ô B1

2.Hàm OR bên dưới sử dụng toán tử lớn hơn.

Giải thích: hàm OR trả về TRUE nếu có ít nhất một giá trị lớn hơn 50, ngược lại trả về FALSE.

Nhỏ hơn

Toán tử nhỏ hơn (<) trả về TRUE nếu giá trị đầu tiên nhỏ hơn giá trị thứ hai.

1. Ví dụ, hãy xem công thức trong ô C1 bên dưới.

Giải thích: công thức trả về TRUE bởi vì giá trị trong ô A1 nhỏ hơn giá trị trong ô B1.

2. Hàm AND bên dưới sử dụng toán tử nhỏ hơn.

Giải thích: hàm AND trả về TRUE nếu cả hai giá trị nhỏ hơn 80, ngược lại trả về FALSE.

Lớn hơn hoặc bằng

Toán tử lớn hơn hoặc bằng (>=) trả về TRUE nếu giá trị đầu tiên lớn hơn hoặc bằng giá trị thứ hai.

1. Ví dụ, hãy xem công thức trong ô C1 bên dưới.

Giải thích: công thức trả về TRUE bởi vì giá trị trong ô A1 lớn hơn hoặc bằng giá trị trong ô B1.

2. Hàm COUNTIF bên dưới sử dụng toán tử lớn hơn hoặc bằng.

Giải thích: hàm COUNTIF đếm số ô lớn hơn hoặc bằng 10.

Nhỏ hơn hoặc bằng

Toán tử nhỏ hơn hoặc bằng (<=) trả về TRUE nếu giá trị đầu tiên nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thứ hai.

1. Ví dụ, hãy xem công thức trong ô C1 bên dưới.

Giải thích: công thức trả về TRUE bởi vì giá trị trong ô A1 nhỏ hơn hoặc bằng giá trị trong ô B1.

2. Hàm SUMIF bên dưới sử dụng toán tử nhỏ hơn hoặc bằng.

Giải thích: hàm SUMIF tính tổng giá trị trong vùng A1:A5 nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Không bằng

Toán tử không bằng (<>) trả vể TRUE nếu hai giá trị không bằng nhau.

1. Ví dụ, hãy xem công thức trong ô C1 bên dưới.

Giải thích: công thức trả về TRUE bởi vì giá trị trong ô A1 không bằng giá trị trong ô B1.

2. Haàm IF bên dưới sử dụng toán tử không bằng.

Giải thích: nếu hai giá trị (chuỗi số hoặc văn bản) không bằng nhau, hàm IF trả về No, ngược lại trả về Yes.

Nguồn: Excel Easy

Xem thêm:

Chương 4: Hàm OR trong Excel

Từ khóa » Toán Tử Khác Trong Excel