Chương 3. Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG THƠ NÔM HỒ ...

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >
Chương 3. Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.04 KB, 99 trang )

71thấu cái thú vị của hồn đêm, của hồn nước non trong đêm khuya khoắt, trước cáiyên lặng rộng rãi bồi hồi đó, mặt trăng một mình cũng bâng khuâng cần yêu mến.Hình ảnh non kết hợp với nước là biểu tượng cho Tổ quốc. Trong bài thơ Thềnon nước của Tản Đà có nhấn mạnh hình ảnh non kết hợp với nước tạo nên nhữngtầng nghĩa khác nhau.Nước non nặng một lời thề,Nước đi đi mãi không về cùng non.Nhớ lời nguyện nước cùng non,Nước đi chưa lại, non còn đứng không.Non cao những ngóng cùng trông,Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày...(Tản Đà, Thề non nước)Với hai từ nước non mà Tản Đà muốn nói đến ba tầng nghĩa:Nước non- vẻ đẹp thiên nhiênNước non- Tổ quốcNước non- tình yêu lứa đôiTrong bài thơ thì hình ảnh non được tác giả nhấn mạnh hơn, non là tượngtrưng cho người con gái ngóng trông, chờ đợi. Hình ảnh non là tượng trưng cho tấmlòng thủy chung son sắt của người con gái. Đó là sự cứng rắn bền chặt, sự vữngvàng của tấm lòng người phụ nữ Việt Nam.Bài thơ Đá Ông Chồng Bà Chồng, hình ảnh non kết hợp với sông trở thànhnon sông, biểu tượng cho đất nước, cho Tổ quốc.Khéo khéo bày trò tạo hóa công,Ông Chồng đã vậy lại bà Chồng.Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,Thớt dưới sương pha đượm má hồng.Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,Khối tình cọ mãi với non sông.Đá kia còn biết xuân già giặn, 72Chả trách người ta lúc trẻ trung.(Đá Ông Chồng Bà Chồng)Trước cảnh thiên nhiên với những tảng đá nằm chồng lên nhau ngộ nghĩnhnhư vậy, Hồ Xuân Hương cho rằng đó là một cảnh ân ái lạ lùng của đôi vợ chồnggià. Đá cứng lắm, nặng lắm, mà nó chẳng nằm chết như đá, nó giãi ra, nó cọ mãivới non sông đất nước. Hình ảnh non sông như là nhân chứng cho cặp tình già vẫncòn hứa hẹn trường cửu với không gian và thời gian, với non sông đất nước. HồXuân Hương như một nhà điêu khắc tạc cho đá có sức sống và có tình yêu. Đặc biệtlà một cuộc tình thủy chung son sắt mà tác giả từng khao khát.Ở bài thơ Cảnh thu, hai từ giang sơn là biểu tượng của non sông đất nước.... Bầu dốc giang sơn say chấp rượu,Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.(Cảnh thu)Ý hai câu thơ muốn nói thấy cảnh sông núi nước non đẹp, nên uống cạn bầurượu. Chất men say của bầu non sông dốc cạn vào tâm hồn thi sĩ còn say hơn rượunhiều. Say ở đây không phải là vì rượu, mà say trước cảnh đẹp của non sông. Nonsông là bầu rượu lớn của nhà thơ. Điều đó thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêuđất nước của tác giả Hồ Xuân Hương. Nhà thơ nặng tình với cảnh đẹp thiên nhiêncủa đất nước cần phải ghi lại bằng những tứ thơ, câu thơ, bài thơ tuyệt tác.Hai tiếng nước non thể hiện sự cao cả, không chỉ thể hiện ở hình dáng màcòn biểu hiện trong tâm trạng con người. Ở bài Dỗ người đàn bà khóc chồng, hai từnon sông biểu tượng cho sự cao cả, thiêng liêng đối với con người. Nói non sông lànói đến cả thế giới tự nhiên và xã hội. Nói non sông là nói về đất nước. Trong bàithơ tác giả khuyên người góa phụ đừng khóc nữa, có lúc tác giả dịu dàng, có lúccũng đùa vui, để cho họ khuây khỏa nỗi đau mà về với cuộc sống thực tại bìnhthường.Văng vẳng bên tai tiếng khóc chồngNín đi kẻo thẹn với non sông.Ai về nhắn nhủ đàn em bé, 73Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung.(Dỗ người đàn bà khóc chồng)Hồ Xuân Hương là một kiểu người không chịu gục đầu mà khóc, XuânHương không muốn thẹn cùng với non sông đất nước. Thời phong kiến, chỉ có đấngnam nhi e ra mới dám sánh cùng non sông, đất nước, nhưng chỉ để nói lên sứcmạnh, khí phách hiên ngang, cũng như nói đến cái nợ làm trai với đất nước....Nam nhi vị liễu công danh trái,Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.(Phạm Ngũ Lão, Tỏ lòng)Ở đây Hồ Xuân Hương đã đề cao hình ảnh người phụ nữ ngang tầm với nonsông để thấy được tầm quan trọng cũng như sự cao cả của họ. Thì ra cái thế chính làhai chữ non sông. Hơn nữa, đặt bài thơ này vào thời đạo đức suy đồi, đen bạc lúcấy, phải chăng nó sâu thẳm trong nỗi lòng, trong nghĩ suy của tác giả? Tiếng khemđi với xấu máu là giọng của cô gái bình dân nói mát với người thiếu phụ nức nởkhóc chồng. Lời thật giản dị mà nghĩa sâu xa. Người ta khem khế, khem chanh,khem qủa xanh hoa dại là chuyện thường, khem miếng đỉnh chung mới thật câuđáng nhắn ai xấu máu, không thể hám được mà cũng hám, chả sợ thẹn cùng nonsông. Khóc là lòng thực, nhưng xã hội giả dối thì cái thực đâu được thừa nhận, chỉcòn có cách nén lòng để nhìn tận mắt cái xã hội ấy.Bài thơ Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã gợi tả nghĩa thực về chiếc bánhtrôi nước, nhưng ngụ ý là mượn bánh để nói về vẻ đẹp trong trắng, trinh nguyên,cũng như vẻ đẹp về phẩm chất cao cả của người phụ nữ.Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,Mà em vẫn giữ tấm lòng son.(Bánh trôi nước)Thân em là chữ tự xưng rất khiêm nhường của người con gái. Thân vừa làthân xác, vừa là thân phận con người. Nó chỉ cái tự nhiên, cái bản chất trong con 74người trước hết. Em vừa là cá nhân Hồ Xuân Hương , vừa là người phụ nữ thờiphong kiến nói chung. Trắng và tròn gợi lên vẻ đẹp về ngoại hình của người phụnữ, một vẻ đẹp xinh xắn, duyên dáng, đầy đặn. Như vây, cái tự nhiên của conngười, cái thân phận tiền sinh của nó là đầy đủ, trong trắng và tuyệt đẹp.Câu thứ hai với hai từ nước non không còn mang nghĩa cụ thể mà mang nghĩatượng trưng chỉ hoàn cảnh sống, chỉ cuộc đời. Sống là một quá trình tích lũy và phôipha. Bởi vậy, tác giả dùng hai chữ nước non, vừa có nghĩa là nước cụ thể(với bánhtrôi), vừa có nghĩa vũ trụ, là cuộc đời. Giọng điệu câu thơ thứ ba tuy có ngậm ngùi,nhưng không hẳn là buông xuôi cam chịu. hai chữ mặc dầu đặt giữa câu thơ như sựgắng gượng vươn lên để khẳng định mình ở câu kết. Cụm từ tấm lòng son nói vềtấm lòng trong trắng, thủy chung son sắt. Đó là phẩm chất cao đẹp của người phụnữ Việt Nam.3.1.2. Đá - biểu hiện của sức mạnh, sự vững chắcĐá là vật thể quen thuộc ở vùng núi nước ta. Nhưng đá trong thơ Hồ XuânHương không chỉ đơn thuần là đá. Đá còn thể hiện sức nặng, sự cứng cỏi, sự rắnchắc, và đá bao giờ cũng vươn lên chín tầng cao để biểu tượng cho sức mạnh, sựvững chắc.Ở bài Kẽm Trống hình ảnh núi non biểu tượng cho sự cứng cỏi, vững chắc....Ở trong hang núi còn hơi hẹp,Ra khỏi đầu non đã rộng thùng...(Kẽm Trống)Kẽm Trống là một địa danh ở huyện Kim Bảng, phủ lý nhân, tỉnh Hà Nam.Hai bên núi sát liền nhau, chỉ vừa một lối nước chảy, thì rất chật hẹp, giống như mộtcái cửa. Với hai bên núi sát liền nhau đứng sừng sững như thế khi có gió mạnh thổivào sườn núi thì nghe âm thanh lắc cắc. Hình ảnh hang núi đối lập với đầu non, ởtrong hang núi thì tối, nhỏ, hẹp và đầy những bí ẩn, những bí hiểm. Muốn vào tronghang núi để khám phá những bí ẩn thì cần có sự gan dạ, can đảm. Ngược lại, hìnhảnh đầu non, tức là khi ra khỏi hang thì rộng thùng, có ánh sáng và không còn lo sợnhư ở trong hang núi. Hình ảnh hang núi, đầu non tượng trưng cho sự cứng cỏi,vững chắc. 75Đá là vật thể quen thuộc và gần gũi với mọi người. Nhưng đá trong thơ HồXuân Hương không chỉ đơn thuần là đá. Đá còn thể hiện ở sức nặng, sự cứng cỏi,sự gắn chắc. Ở bài thơ Hang Thánh Hóa thì những ngoàm đá, lườn đá biểu tượngcho sự vững chắc.Khen thay con tạo khéo khôn phàm,Một đố giương ra biết mấy ngoàm.Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạpLách khe nước rỉ mó lam nham...(Hang Thánh Hóa)Nói về cấu tạo của hang động tự nhiên thì một đố nhiều ngoàm. Nếu coi cảvách động là một đố, thì vòm động với các hõm to, nhỏ là những ngoàm. Ở hangThánh Hóa có những lườn đá rất lớn cấu tạo nên hang động. Như vậy, nhữngngoàm đá, lườn đá tượng trưng cho sức nặng, cho sự rắn chắc.Hình ảnh đá biểu tượng cho sự vững chắc, cho sự cứng cỏi còn thể hiện quabài thơ Đá Ông Chồng Bà ChồngKhéo khéo bày trò tạo hóa công,Ông Chồng đã vậy lại bà Chồng.Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,Thớt dưới sương pha đượm má hồng.Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,Khối tình cọ mãi với non sông.Đá kia còn biết xuân già giặn,Chả trách người ta lúc trẻ trung.(Đá Ông Chồng Bà Chồng)Ở đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của NguyễnKhoa Điềm có nói đến hai tảng đá lớn giống hình trống mái nằm trên một ngọn núiven biển Sầm Sơn (Thanh Hóa)...Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái.. 76Còn với Hồ Xuân Hương với hai tảng đá nằm chồng lên nhau là đá ÔngChồng Bà Chồng. Ông Chồng (Tầng trên) tuyết điểm pha đầu bạc, Bà Chồng (thớtdưới) sương pha đượm má hồng. Tác giả đã cố tình để cho Ông Chồng nằm tầngtrên và Bà Chồng nằm thớt dưới, tư thế thuận (tư thế truyền thống) trong việc ái âncủa con người. Hồ Xuân Hương đã nhân cách hóa, đã thổi hồn vào đá làm cho sựvật vô tri có tính người, có hoạt động tính giao như con người. Nhà thơ Xuân Diệuđã bình luận rất hay về điều này: “Và một nữ thi sĩ, một nhà điêu khắc truyền cả hơisống, cả tình yêu vào đá, đến nỗi đá cũng ửng hồng lên như có máu chảy: đá cứnglắm, nặng lắm, mà nó chẳng nằm chết như đá, nó dãi ra, nó cọ mãi, nó già dặn tìnhxuân!”. Theo Đỗ Lai Thúy, câu thơ thứ năm trong bài thơ có nhiều chỗ khảo dị: đólà chị nguyệt, tuế nguyệt, nhật nguyệt. Tác giả chọn chữ nhật nguyệt vì chỉ có nómới đối chỉnh với non sông ở câu dưới. Cả hai đều là danh từ ghép gồm một yếu tốâm và một yếu tố dương: Nhật (+) nguyệt (-); non (+) sông (-), mang ý nghĩa phồnthực. Hơn nữa, nhật nguyệt chỉ thời gian, còn non sông chỉ không gian, nên mốitình đá, tình người kia tồn tại mãi mãi với vũ trụ.Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,Khối tình cọ mãi với non sông.Đôi tình nhân này không chỉ nặng tình mà còn nặng nghĩa. Nặng nghĩa cùngnhật nguyệt, nặng tình cùng non sông. Hình ảnh đá trong bài thơ biểu tượng cho sựvững chắc, cho sự bền vững của tình yêu.3.1.3. Đá - biểu hiện vẻ đẹp tự nhiênRất nhiều cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với hình ảnh núi non, hang động. Bàithơ Động Hương Tích, Hồ Xuân Hương miêu tả cảnh đẹp của một hang động tựnhiên. Động Hương Tích là động chính của chùa Hương, thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnhHà Tây, nay là Hà Nội. Chùa Hương là một vùng non nước kỳ ảo của xứ Bắc. Tàitử văn nhân thời nào cũng thường lui tới. Làm sao Chùa Hương có thể vắng bóngHồ Xuân Hương. Người nữ sĩ có tình riêng với nước non đã đến Chùa Hương và đãđể lại dấu ấn của tâm hồn nữ sĩ như dấu chân của người khổng lồ in trên đá qua bàithơ. 77Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm,Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.Người quen cõi phật chen chân xọc,Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,Con Thuyền vô trạo cúi lom khom.Lâm Tuyền quyến cả phồn hoa lại,Rõ khéo trời già đến dở dom.(Động Hương Tích)Qua bài thơ cho ta thấy đây là cái động trên núi cao. Vào những ngày đầuxuân, hội Chùa Hương thật là nhộn nhịp. Người tứ phương đi trẩy hội. Người tuhành ít, kẻ trần tục nhiều, chen chân trong động, hương khói pha với sương mù nghingút. Hai bên đường quanh co lên động có nhiều cảnh lạ Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắtdòm là như vậy. Trong động vú đá mơn mởn vô tình nhỏ từng giọt sữa đá trong veotrông cảnh tượng thật đẹp và ngộ nghĩnh.Kẽm Trống của Hồ Xuân Hương được tạo nên từ hình của núi, của sông.Cảnh nước non nên thơ, cảnh nước non hùng vĩ. Kẽm Trống thuộc tỉnh Hà Nam,giáp huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm. Hai bên núi sát liền nhau, chỉ vừa mộtlối nước chảy, thế rất chật hẹp, giống như một cái cửa(theo Nguyễn Lộc). Bởi vậy,cảnh ấy mới có sự hình dung ấy. Hồ Xuân Hương đã miêu tả sự hình dung của mìnhrất tài tình.Hai bên thì núi giữa thì sông,Có phải đây là Kẽm Trống không?(Kẽm Trống)Ở bài Kẽm Trống, tác giả đã sử dụng một thủ pháp nghệ thuật rất độc đáo đểđạt tới sự ám chỉ ấy. Đó là tác giả đã đặt liền nhau những từ chỉ có liên hệ cú phápchứ không có liên hệ từ vựng, nhưng có liên hệ ngữ nghĩa với nhau như: Kẽm Trống/ không? Thì thành Kẽm / Trống không? Mà Trống không là chỉ hang động, chỉ âmvật. Cũng như cụm từ Qua cửa mình ơi! Cửa mình là bộ phận sinh sản của ngườiphụ nữ. 78Hang Cắc Cớ của Hồ Xuân Hương cũng miêu tả một hang động tuyệt đẹpcủa cảnh thiên nhiên đất nước. Đó là một cái hang tròn, sâu và nhỏ:Trời đất sinh ra đá một chòm,Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,Con đường vô ngạn tối om om.Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc,Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!(Hang Cắc Cớ)Hang sâu, tối, ẩm rêu không phát triển được, gió từ bên ngoài thổi vào tronghang sâu, gió lồng vào vách động nghe phập phòm. Trong hang lại có thạch nhũnhỏ từng giọt, từng giọt xuống vũng nước nghe lõm bõm. Hang càng vô sâu càngtối tối om om, tạo nên vẻ đẹp huyền bí của hang động, nó kích thích sự tò mò và đầysức hấp dẫn đối với con người chúng ta. Bài thơ tả cảnh một cái hang, hang Cắc Cớ,rất thực, rất đúng. Tác giả sử dụng một số từ có dụng ý như đá một chòm, nứt làmđôi mảnh, kẽ hầm rêu mốc, giọt nước hữu tình, con đường vô ngạn, hớ hênh, đẽođá... nên đã gợi lên một nghĩa khác, nghĩa ngầm: âm vật. Cả hai nghĩa tường minhvà hàm ẩn trong bài thơ đều rất đúng và không thể tách khỏi nhau được.Bài thơ sử dụng từ ngữ khá độc đáo: đá được gọi là một chòm. Chòm cónghĩa là tập hợp gồm nhiều cây, nhiều sợi hoặc nhiều vật mọc chụm vào nhau,thường người ta hay nói là chòm lá, chòm sao, chòm râu, chòm lông, không ai nóilà chòm đá. Chòm là một tập hợp gồm nhiều cá thể do đó chòm có thể chia ra nhiềucá thể và từ cá thể đó mới có thể nứt ra thành từng mảnh. Thế nhưng một chòm đá(đá một chòm) của Xuân Hương lại nứt ra làm hai mảnh hỏm hòm hom rõ ràngkhông thể không khiến người đọc phải suy ngẫm. Quả là khéo khen cho kẻ đẽo đáđã tạo ra vật có hình thù đặc biệt như vậy! Các từ ngữ đá một chòm, nứt làm haimảnh (hỏm hòm hom), kẽ hầm (rêu mốc), trơ toen hoẻn, con đường vô ngạn, hớ 79hênh, giọt nước hữu tình, đẽo đá cũng không nằm ngoài sự liên tưởng về bộ phậnsinh dục người phụ nữ và hoạt động tính giao của con người. Hớ hênh là tính từ chỉtính chất không cẩn thận, không giữ gìn của con người (ăn mặc hớ hênh, ngồi hớhênh). Nhưng trong bài thơ Hang Cắc Cớ, hớ hênh lại dùng cho vật (hang) là điềubất bình thường. Tạo hóa cũng khéo hớ hênh dưới con mắt của Xuân Hương. Bêncạnh biệt tài sử dụng tính từ, Hồ Xuân Hương còn dùng động từ rất đắt. Động từđẽo có nghĩa là dùng dụng cụ có lưỡi sắc để làm đứt rời từng phần nhỏ của một khốirắn (như gỗ, đá) nhằm tạo ra vật có hình thù nhất định. Đẽo đá ngoài nghĩa đen nhưtrên đã nói còn có nghĩa hàm ẩn chỉ hoạt động tính giao của con người. Hay đẽo đácòn có thể nói lái thành đéo đã hoặc đã đéo giống như kiểu nắng cực (…) để tạonghĩa rất nghịch ngợm kiểu Xuân Hương.Trong bài thơ Cảnh chùa ban đêm, hình ảnh núi non biểu tượng cho cảnhđẹp thiên nhiên.Tình cảnh ấy, nước non này,Dẫu không Bồng Đảo cũng tiên đây...Cảnh đẹp nước non hùng vĩ được sánh như ở bồng lai tiên cảnh. Theo nhưphật pháp thì có cõi trần, cõi âm và tiên cảnh. Tiên cảnh là một nơi đẹp nhất, hạnhphúc nhất mà chỉ có tiên, phật và người hiền, người tốt ở mà thôi. Người quân tửđến chơi, dầu đây chưa phải Bồng Đảo nhưng nơi nào bằng. Trong bài thơ tác giảmô tả một đêm trăng vào mùa thu.Lấp ló đầu non vùng nguyệt chếch,Phất phơ sườn núi lá thu bay.Nhìn lên đầu non thì thấy ánh trăng vừa nhú khỏi, vừa lấp ló như vừa ẩn hiệnsoi rọi vào đỉnh núi trông tuyệt đẹp. Nhìn xuống sườn núi thì thấy lá thu rụng bayphất phơ. Mùa thu thu là mùa lá rụng, những chiếc lá vàng rơi trên sườn núi khôngđịnh hướng, không chủ đích. Mùa thu có đôi chút buồn nhưng rất đẹp, một đêmtrăng mùa thu buồn mà đẹp. 803.2. Đá- biểu tượng bộ phận sinh sản người phụ nữ3.2.1. Đá- hình ảnh của vẻ đẹp thiên tạoĐó là vẻ đẹp của các bộ phận trên cơ thể người phụ nữ được tạo hóa ban choqua hình ảnh biểu tượng của hang, động, thạch nhũ, lườn đá…Ở bài Đèo Ba Dội hội tụ nhiều nét tinh hoa của phong cách Hồ Xuân Hương.Ngoài tình yêu thiên nhiên còn biểu hiện dục tính trong tài hoa miêu tả, miêu tả đèonhưng ẩn ý là miêu tả bộ phận sinh sản của người phụ nữ.Một đèo, một đèo, lại một đèo,Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,Hòn đá xanh rì lún phún rêu.Lắt lẻo cành thông cơn gió thốcĐầm đìa lá liễu giọt sương gieoHiền nhân quân tử ai mà chẳng?Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.(Đèo Ba Dội)Mở đầu bài thơ tác giả đã đếm: một đèo, một đèo, lại một đèo. Câu thơ vừanói lên cái vất vả của sự trèo đèo, vừa miêu tả bản thân con đèo. Sự hai nghĩa, lấplửng cũng bắt đầu từ đây. Nhà thơ như vừa leo đèo lại vừa như đứng ở độ cao nàođó để nhìn đèo, để thấy nó giống như thân thể người phụ nữ. Các vật thể cửa son,hòn đá, cơn gió, giọt sương, lá liễu là những biểu tượng tính dục và nằm trong mốiquan hệ giữa các câu thơ trên thì càng bộc lộ rõ hơn. Có cửa là phải có đóng có mở,có người ra, người vào. Cửa son là còn đỏ, chưa có người vào, cộng thêm hai từtùm hum là còn hoang dại chưa có ai đến, chưa có ai khám phá. Hài hòa với màu đỏma mãnh đó là màu xanh rì thướt tha của sự sống trẻ trung, cường tráng đang nảynở những nét non tơ lún phún.Ở câu thứ năm và thứ sáu có sự chuyển động do sự tương tác giữa mạnh vàyếu (cơn gió thốc / giọt sương gieo), giữa cứng và mềm (cành thông / lá liễu). Đâycũng là tương tác giữa âm và dương, thuận theo quy luật của tạo hóa. Hang với hòn 81đá tươi tốt hòa sắc với nhau, đến cành với lá cũng giao thoa những nét cứng mềm,gió với sương cũng tung hứng êm đềm.Một mảnh tình của Xuân Hương đã tạo ra một hợp tấu khác kỳ thú mà mỗiâm thanh, mỗi sắc màu, mỗi đường nét như muốn rủ rê trèo đèo Ba Dội. Tả đèo màthể hiện sự tinh nghịch của Xuân Hương với người đời: đèo cao, trèo mệt mà vẫn cứtrèo. Và nhà thơ họa lên cái lý do ham muốn leo trèo của người đời, của hiền nhânquân tử.Hiền nhân quân tử ai là chẳng?Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.3.2.2. Đá- biểu hiện của sự thâm sâu, bí hiểmVẻ đẹp đó không chỉ thể hiện ở bên ngoài, mà còn thể hiện ở tầng sâu đầy bíhiểm. Biểu tượng này xuất hiện trong thơ là sự sáng tạo độc đáo có một không haicủa Hồ Xuân Hương. Bài thơ Hang Cắc Cớ, tác giả miêu tả với đầy đủ những chitiết hiện thực đá một chòm, nứt làm đôi mảnh, kẽ hầm, rêu mốc, Con đường vôngạn…khiến ta hình dung ra được hình dáng, cảnh vật của hang Cắc Cớ. Hang CắcCớ là tên một cái hang ở chùa Thầy thuộc huyện Sài Sơn, tỉnh Hà Tây này là HàNội.Trời đất sinh ra đá một chòm,Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,Con đường vô ngan tối om om.Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc.Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!(Hang Cắc Cớ)Nhưng cũng từ đấy người đọc liên tưởng đến một cái nghĩa ngầm song songtồn tại cùng với cái nghĩa tường minh qua câu chữ. Điều này phải kể đến việc dùngtừ có ngụ ý của nhà thơ với vần om (chòm, hỏm hòm hom, phòm, lõm bõm, om om,

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • biểu tượng nước và đá trong thơ nôm hồ xuân hương biểu tượng nước và đá trong thơ nôm hồ xuân hương
    • 99
    • 1,318
    • 2
  • Biểu mẫu Biểu mẫu " Đơn xin mua nhà ở"
    • 1
    • 2
    • 4
  • Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ sử dụng LM335 Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ sử dụng LM335
    • 42
    • 525
    • 0
  • Tiểu luận enzyme amylase Tiểu luận enzyme amylase
    • 45
    • 1
    • 4
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(685.04 KB) - biểu tượng nước và đá trong thơ nôm hồ xuân hương -99 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đá ông Chồng Bà Chồng