Chương 4. Polime Và Vật Liệu Polime - Học Hóa Online
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết về polime
Chi tiết Chuyên mục: Chương 4. Polime và Vật liệu Polime Được viết ngày Thứ hai, 16 Tháng 3 2015 14:43 Viết bởi Nguyễn Văn ĐàmI. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP
1. Khái niệm
- Là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau.
- Công thức tổng quát: (A)n trong đó:
+ n: là hệ số trùng hợp, hệ số polime hóa, độ polime hóa.
+ A là mắt xích.
- Tên polime = Poli + tên monome.
2. Phân loại
a. Theo nguồn gốc
- Polime thiên nhiên (có sẵn trong thiên nhiên: tơ tằm, tinh bột, protein, cao su thiên nhiên, xenlulozơ..):
Bông với thành phần chính là xenlulozơ - polime thiên nhiên
Xem tiếp...
Mối quan hệ M và n trong polime
Chi tiết Chuyên mục: Chương 4. Polime và Vật liệu Polime Được viết ngày Thứ hai, 16 Tháng 3 2015 14:45 Viết bởi Nguyễn Văn ĐàmCác polime thường gặp đều được tạo bởi nhiều mắt xích giống nhau hoặc tương tự nhau liên kết với nhau tạo nên và đều được biểu diễn là (mắt xích)n. Vì vậy trong phần polime có một dạng bài tập đặc trưng là bài toán dựa trên mối quan hệ giữa M, n và cấu tạo của một mắt xích. Cụ thể ta luôn có: M = n. Mmắt xích
Ví dụ: một đoạn mạch xenlulozơ có 1200 mắt xích thì có M = 1200.162 =194400 (ở đây 162 là M của một mắt xích xenlulozơ C6H10O5)
Vấn đề mấu chốt nhất của dạng bài tập này là các bạn phải thuộc cấu tạo của các loại polime thường gặp.
- Với polime trùng hợp thì ta có: Mpolime = n.Mmonome
- Với Polime đồng trùng hợp thì: Mpolime = n.(Mmonome1 + Mmonome2...)
- Với polime trùng ngưng thì: Mpolime = n.(Mmonome - 18)
- Với polime đồng trùng ngưng thì: Mpolime = n.(Mmonome1 + Mmonome2...+ Mnonomex - x.18)
Xem tiếp...
Tính chất hóa học của polime
Chi tiết Chuyên mục: Chương 4. Polime và Vật liệu Polime Được viết ngày Thứ hai, 16 Tháng 3 2015 14:46 Viết bởi Nguyễn Văn ĐàmCác polime khác nhau có tính chất hóa học rất khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo của polime thậm chí cả cách điều chế nên polime đó. Các phản ứng của polime chủ yếu xảy ra ở nhóm chức hoặc ở các liên kết pi. Dựa vào sự biến đổi số lượng mắt xích trước và sau phản ứng có thể chia thành ba loại phản ứng sau:
Xem tiếp...
Điều chế và ứng dụng của polime
Chi tiết Chuyên mục: Chương 4. Polime và Vật liệu Polime Được viết ngày Thứ sáu, 22 Tháng 5 2015 20:59 Viết bởi Nguyễn Văn ĐàmTùy theo loại polime mà các phương pháp điều chế khác nhau. Với polime thiên nhiên chúng ta không phải điều chế mà chỉ cần nuôi trồng, khai thác. Ví dụ: nuôi tằm để lấy tơ, nuôi cừu lấy lông, ... Với polime nhân tạo thường dùng các phản ứng đặc thù như cho xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic để điều chế tơ axetat, tác dụng với CS2 trong NaOH rồi phun vào axit để điều chế tơ visco,...
Xem tiếp...
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN RA MỘT CHẤT LÀ POLIME?
Chi tiết Chuyên mục: Chương 4. Polime và Vật liệu Polime Được viết ngày Chủ nhật, 06 Tháng 6 2021 14:29 Viết bởi Nguyễn Văn ĐàmPolime là một loại chất quan trọng có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên trong thực tế khi nói về polime đa số các bạn sẽ nghĩ ngay đến « tiền » ??? Vậy làm thế nào để nhận ra một chất là polime các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé.
Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm về polime :
“Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên
Từ polime xuất phát từ hai từ « poli » nghĩa là rất nhiều và « meros » nghĩa là phần. Như vậy polime nghĩa là rất nhiều phần hợp lại với nhau tạo nên
Để nhận ra một chất là polime hay không chúng ta có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau :
+ Dấu hiệu về CTCT : luôn có dạng (…)n
Ví dụ : ( - CH2 – CH2 - )n; (C6H10O5)n; …
Dấu hiệu về tên : thường bắt đầu bằng Poli…. ; Nhựa…. ; Cao su….. ; Tơ ….
Ví dụ : Poli Etilen ; Poli (Metyl Metacrylat) ; Nhựa novolac ; Cao su BuNa ; tơ tằm…
Dấu hiệu về kí hiệu : thường bắt đầu bằng P…
Ví dụ : PE ; PVC ; PMM ; PS ; PVA ; PP ; …
Dấu hiệu về M : thường có KLPT rất lớn : hàng ngàn đến hàng triệu u
Một khó khăn lớn trong học phần về polime đó là nhớ tên các polime và các monome sinh ra chúng. Đó là vì mỗi monome hoặc polime có thể có nhiều tên gọi khác nhau.
Bạn hãy thử sức mình với ô chữ sau nhé. Trong ô chữ có 19 từ liên quan đến polime đấy !
Đáp án:
1. Cao su BuNa
2. Cao su Isopren
3. Capron
4. Enang
5. Lapsan
6. Nitron
7. Olon
8. Poliamit
9. Polieste
10. Polietilen
11. Polipeptit
12. Polistiren
13. Polivinylclorua
14. Protein
15. Teflon
16. thủy tinh hữu cơ
17. Tinh bột
18. Trùng hợp
19. Trùng ngưng
Ôn thi đại học
- Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học
- Chuyên đề 2. Phản ứng oxi hóa khử - Phương pháp bảo toàn e
- Chuyên đề 3. Phi kim 1 - Nhóm VIIA và VIA
- Chuyên đề 4. Phi kim 2 - Nhóm VA và IVA
- Chuyên đề 5. Thuyết axit - bazơ. Phản ứng trong dung dịch
- Chuyên đề 6. Lý thuyết về phản ứng hóa học
- Chuyên đề 7. Đại cương về kim loại
- Chuyên đề 8. Kim loại nhóm A
- Chuyên đề 9. Kim loại nhóm B
- Chuyên đề 10. Tổng hợp vô cơ
- Chuyên đề 11. Đại cương về hóa học hữu cơ
- Chuyên đề 12. Hiđrocacbon
- Chuyên đề 13. Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
- Chuyên đề 14. Andehit - Xeton - Axit cacboxylic
- Chuyên đề 15. Este - Lipit
- Chuyên đề 16. Cacbohidrat - Polime
- Chuyên đề 17. Hợp chất hữu cơ chứa Nitơ
- Chuyên đề 18. Tổng hợp hữu cơ
- Chuyên đề 19. Phương pháp giải toán hoá học
- Chuyên đề 20. Lý thuyết luyện thi
Chương trình lớp 12
- Chương 1. Este và Lipit
- Chương 2. Cacbohidrat
- Chương 3. Amin, Amino Axit và Protein
- Chương 4. Polime và Vật liệu Polime
- Chương 5. Đại cương về kim loại
- Chương 6. Kim Loại Kiềm, Kiềm Thổ và Nhôm
- Chương 7. Sắt và Một số kim loại quan trọng
- Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ và hữu cơ
- Chương 9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
Chương trình lớp 11
- Chương 1. Sự điện li
- Chương 2. Nhóm nitơ - phốt pho
- Chương 3. Nhóm Cacbon - silic
- Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ
- Chương 5. Hidrocacbon no
- Chương 6. Hidrocacbon chưa no
- Chương 7. Hidrocacbon thơm
- Chương 8. Dẫn xuất halogen - ancol - phenol
- Chương 9. Andehit, xeton, axit cacboxylic
Chương trình lớp 10
- Chương 1. Nguyên tử
- Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học & định luật tuần hoàn
- Chương 3. Liên kết hóa học
- Chương 4. Phản ứng oxi hoá - khử
- Chương 5. Nhóm VIIA. Halogen
- Chương 6. Nhóm VIA. Oxy - Lưu Huỳnh
- Chương 7. Tốc độ phản ứng & cân bằng hóa học
- Youtube
- RSS
- Google+
Copyright © 2011 Học hóa online. All rights reserved.
Từ khóa » Ví Dụ Về Vật Liệu Polime
-
Định Nghĩa Vật Liệu Polime Là Gì Và Công Dụng - VLXD Hiệp Hà
-
Các Ví Dụ Phổ Biến Về Polyme Tự Nhiên Và Tổng Hợp
-
Vật Liệu Polime Là Gì? Đặc điểm, Cấu Trúc
-
KHÁI NIỆM VỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
-
Bài 5 SGK Trang 103 Hóa Học 12 Nâng Cao,Cho Ví Dụ Về Các Loại ...
-
Polime Và Những ứng Dụng Của Polime - Tạp Chí Hóa Học
-
Lý Thuyết Về Vật Liệu Polime Chi Tiết Nhất - HocThatGioi
-
Polymer Là Gì? Những ứng Dụng Của Polime Trong Cuộc Sống
-
Vật Liệu Polime Và Kim Loại - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tổng Hợp Kiến Thức Hóa 12 Chương : Polime
-
[PDF] CHUYÊN ĐỀ 10 LÝ THUYẾT POLIME VẬT LIỆU POLIME
-
Polime Là Gì? Những ứng Dụng Của Polime Trong đời Sống
-
Vật Liệu Polime - Chất Dẻo, Tơ