Chương 5. Lý Thuyết Thiết Kế CSDL - Ppt κατέβασμα

Παρουσίαση με θέμα: "Chương 5. Lý thuyết thiết kế CSDL"— Μεταγράφημα παρουσίασης:

1 Chương 5. Lý thuyết thiết kế CSDL5.1. CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI KHI TỔ CHỨC CSDL 5.2. PHỤ THUỘC HÀM 5.3 BAO ĐÓNG CỦA TẬP PHỤ THUỘC HÀM VÀ BAO ĐÓNG CỦA TẬP THUỘC TÍNH 5.4. KHOÁ CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ - MỘT SỐ THUẬT TOÁN TÌM KHOÁ 5.5. PHỦ TỐI THIỂU (minimal cover) 5.6.DẠNG CHUẨN CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ

2 Chương 4. Lý thuyết thiết kế CSDL5.1. CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI KHI TỔ CHỨC CSDL 5.2. PHỤ THUỘC HÀM 5.3 BAO ĐÓNG CỦA TẬP PHỤ THUỘC HÀM VÀ BAO ĐÓNG CỦA TẬP THUỘC TÍNH 5.4. KHOÁ CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ - MỘT SỐ THUẬT TOÁN TÌM KHOÁ 5.5. PHỦ TỐI THIỂU (minimal cover) 5.6.DẠNG CHUẨN CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ

3 Các vấn đề gặp phải khi tổ chức CSDLTrước khi bàn về cách thiết kế một cơ sở dữ liệu tốt, chúng ta hãy phân tích xem tại sao trong một số lược đồ quan hệ lại tồn tại những vấn đề rắc rối. Chẳng hạn cho lược đồ quan hệ: Thi(MASV,HOTEN,MONHỌC,DIEMTHI) và sau đây là một quan hệ trên lược đồ quan hệ Thi

4 Các vấn đề gặp phải khi tổ chức CSDL1)Dư thừa (redundancy): Họ tên của các sinh viên được lặp lại mỗi lần cho mỗi môn thi. 2)Mưu thuẫn tiềm ẩn (potentia inconsistancyl hay bất thường khi cập nhật. Do hậu quả của dư thừa, chúng ta có thể cập nhật họ tên của một sinh viên trong một bộ nào đó nhưng vẫn để lại họ tên cũ trong những bộ khác. Vì vậy chúng ta có thể không có một họ tên duy nhất đối với mỗi sinh viên như chúng ta mong muốn. 3)Bất thường khi chèn (insertion anomaly). Chúng ta không thể biết họ tên của một sinh viên nếu hiện tại sinh viên đó không dự thi môn nào. 4)Bất thường khi xoá (deletion anomaly). Ngược lại với vấn đề 3) là vấn đề chúng ta có thể xoá tất cả các môn thi của một sinh viên, vô ý làm mất dấu vết để tìm ra họ tên của sinh viên này.

5 Các vấn đề gặp phải khi tổ chức CSDLNhững vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết nếu chúng ta phân rã lược đồ quan hệ Diemthi thành ba lược đồ quan hệ: Sinhvien(MASV,HOTEN) MonHoc(MAMH, TENMON) Ketqua(MASV,MAMH,DIEMTHI)

6 MAMH TENMON M1 Cơ sở dữ liệu M2 Cấu trúc dữ liệu M3 Kỹ thuật lập trìnhMASV HOTEN 00CDTH189 Nguyễn Văn Thành 00CDTH211 Trần Thu Hà MASV MAMH DIEMTHI 00CDTH189 M2 7 9 00CDTH211 M3 5 8

7 Các vấn đề gặp phải khi tổ chức CSDLƯu điểm: Lược đồ quan hệ Sinhvien cho biết họ tên của mỗi sinh viên chỉ xuất hiện đúng một lần; do vậy không có dư thừa. Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhập họ tên của một sinh viên dù hiện tại sinh viên đó chưa có kết quả thi môn nào. Nhược điểm: Tuy nhiên lúc này ta nhận thấy rằng để tìm danh sách họ tên của các sinh viên ứng với môn thi cơ sở dữ liệu thì chúng ta phải thực hiện một phép kết nối, còn với một quan hệ duy nhất Thi chúng ta có thể dễ dàng trả lời bằng cách thực hiện một phép chọn rồi một phép chiếu. Làm sao để đưa được một lược đồ cơ sở dữ liệu chưa tốt về một lược đồ cơ sở dữ liệu tốt hơn? chương này và chương tới nhằm giải quyết vấn đề này.

8 Chương 4. Lý thuyết thiết kế CSDL5.1. CÁC VẤN ĐỀ GẶO PHẢI KHI TỔ CHỨC CSDL 5.2. PHỤ THUỘC HÀM 5.3 BAO ĐÓNG CỦA TẬP PHỤ THUỘC HÀM VÀ BAO ĐÓNG CỦA TẬP THUỘC TÍNH 5.4. KHOÁ CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ - MỘT SỐ THUẬT TOÁN TÌM KHOÁ 5.5. PHỦ TỐI THIỂU (minimal cover) 5.6.DẠNG CHUẨN CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ

9 5.2. PHỤ THUỘC HÀM Phụ thuộc hàm (functional dependancy) là một công cụ dùng để biểu diễn một cách hình thức các ràng buộc toàn vẹn. Phương pháp biểu diễn này có rất nhiều ưu điểm, và đây là một công cụ cực kỳ quan trọng, gắn chặt với lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu.

10 Định nghĩa phụ thuộc hàmCho lược đồ quan hệ Q(U), U={A1,A2,…,An}. X,Y là hai tập con khác rỗng của U. Ta nói X xác định Y (hay Y phụ thuộc hàm vào X) nếu với r là một quan hệ nào đó trên Q, t1,t2  r mà t1.X = t2.X  t1.Y = t2.Y (nghĩa là không thể tồn tại hai bộ trong r giống nhau ở các thuộc tính trong tập X mà lại khác nhau ở một hay nhiều thuộc tính nào đó trong tập Y). Khi đó ta ký hiệu là X → Y. Chẳng hạn như phụ thuộc hàm của thuộc tính họ tên của sinh viên (HOTENSV) vào mã số sinh viên (MASV) và ta có thể diễn tả bằng phụ thuộc hàm: MASV→ HOTENSV

11 Định nghĩa phụ thuộc hàmPhụ thuộc hàm X → X được gọi là phụ thuộc hàm hiển nhiên. người ta thường dùng F để chỉ tập các phụ thuộc hàm định nghĩa trên U. Vì U hữu hạn nên F cũng hữu hạn, ta có thể đánh số các phụ thuộc hàm của F là f1,f2,..,fm. Quy ước: chỉ cần mô tả các phụ thuộc hàm không hiển nhiên trong tập F, các phụ thuộc hàm hiển nhiên được ngầm hiểu là đã có trong F.

12 Ví dụ 5.1: Cho lược dồ quan hệ Q(ABCDE), r là quan hệ xác định trên Q được cho như sau: Giải: AB → D; A → E;

13 Cách xác định các phụ thuộc hàm cho LĐQHCách duy nhất để xác định đúng các phụ thuộc thích hợp cho một lược đồ quan hệ là xem xét nội dung tân từ của lược đồ quan hệ đó (Ý nghĩa của các thuộc tính trong LĐQH). Chẳng hạn với lược đồ cơ sở dữ liệu đã cho trong ví dụ 2.1, thì phụ thuộc hàm ứng với từng lược đồ quan hệ được xác định như sau: MASV → HOTENSV, NU, NGAYSINH, MALOP, TINH MALOP → TENLOP,MAKHOA MAKHOA → TENKHOA MAMH → TENMH, DONVIHT MASV, MAMH,LANTHI → DIEMTHI

14 Một số tính chất của phụ thuộc hàmHệ tiên đề Armstrong Để có thể xác định được các phụ thuộc hàm khác từ tập phụ thuộc hàm đã có, ta dùng hệ tiên đề Armstrong (1974), gồm các luật sau: Cho Q(U) với X,Y,Z,W  Q+ 1.Luật phản xạ (reflexivity) Nếu X  Y Thì Y→X 2.Luật tăng trưởng(augmentation) Nếu X -> Y Thì XZ -> YZ 3.Luật bắc cầu(transitivity) Nếu X → Y, Y → Z Thì X → Z

15 Một số tính chất của phụ thuộc hàmCác quy tắc suy rộng: 4.Luật hợp (the union rule) Nếu X → Y, X → Z Thì X → YZ 5.Luật bắc cầu giả (the pseudotransitivity rule) Cho X → Y,WY→ Z Thì XW → Z 6.Luật phân rã (the decomposition rule): Cho X → YZ Thì X → Y và X → Z

16 Ví dụ Chứng minh các suy diễn sau là đúng:{W -> Y, Y->Z} |= {WX->Y} {X->Y, Y Z} |= {X->Z} {X->Y, X->W, WY->Z} |={X->Z} {X->Y, Z->W} |={XZ->YW} {X->Y, Y->Z} |= {X->YZ}

17 Chương 4. Lý thuyết thiết kế CSDL5.1. CÁC VẤN ĐỀ GẶO PHẢI KHI TỔ CHỨC CSDL 5.2. PHỤ THUỘC HÀM 5.3 BAO ĐÓNG CỦA TẬP PHỤ THUỘC HÀM VÀ BAO ĐÓNG CỦA TẬP THUỘC TÍNH 5.4. KHOÁ CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ - MỘT SỐ THUẬT TOÁN TÌM KHOÁ 5.5. PHỦ TỐI THIỂU (minimal cover) 5.6.DẠNG CHUẨN CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ

18 Bao đóng của tập phụ thuộc hàm và bao đóng của tập thuộc tínhBài toán thành viên

19 Bao đóng của tập phụ thuộc hàm FBao đóng (closure) của tập phụ thuộc hàm F (ký hiệu là F+) là tập hợp tất cả các phụ thuộc hàm có thể suy ra từ F dựa vào các tiên đề Armstrong. Rõ ràng F  F+ Ví dụ 5.2 Cho lược đồ quan hệ Q(ABCDEGH) và F được cho như sau: F = {B → A; DA→ CE; D → H; GH→ C; AC→ D } Khi đó F+ ={B → A; DA→ CE; D → H; GH→ C; AC→ D ; BC → AC; BC → D; DA → AH; DG → C;BC → AD;….} (Lưu ý rằng, nếu mỗi thuộc tính được biểu diễn bằng một ký tự thì danh sách các thuộc tính có hoặc không có dấu phẩy đều được, còn giữa các phụ thuộc hàm phải có dấu chấm phẩy)

20 Tính chất của tập F+ 1. Tính phản xạ:Với mọi tập phụ thuộc hàm F+ ta luôn có F  F+ 2. Tính đơn điệu: Nếu F  G thì F+ G+ 3. Tính luỹ đẳng: Với mọi tập phụ thuộc hàm F ta luôn luôn có F++ = F+.

21 Bao đóng của tập thuộc tính XCho lược đồ quan hệ Q. Giả sử F là tập các phụ thuộc hàm trong Q, X U. Bao đóng của tập thuộc tính X đối với F ký hiệu là X+ (hoặc XF+ ) là tập tất cả các thuộc tính A U được suy ra từ X dựa vào các phụ thuộc hàm trong F và hệ tiên đề Armstrong, nghĩa là: X+ = {A : A  Q+ và X → A  F+} Ví dụ 5.3 Cho lược đồ quan hệ Q(ABCDEGH) và tập phụ thuộc hàm F, F = {B → A; DA→ CE; D → H; GH→ C; AC→ D } Hãy tính: B+; H+;BC+

22 Ví dụ F = {B → A; DA→ CE; D → H; GH→ C; AC→ D } Hãy tính: B+; H+;BC+Giải Khi đó B+ = BA ; (do có phụ thuộc hàm B → A) H+ = H. (do có phụ thuộc hàm H → H) BC+= BCADEH. (do có các phụ thuộc hàm: B →A;AC→D;DA→ CE; D → H )

23 Tính chất của X+ Tương tự như tập bao đóng của tập phụ thuộc hàm F+, tập bao đóng của tập thuộc tính X+ cũng chứa các phần tử của tập X, tức là X  X+. Các tính chất của bao đóng của tập thuộc tính X+. Nếu X, Y là các tập con của tập thuộc tính Q thì ta có các tính chất sau đây: 1. Tính phản xạ: X X+ 2. Tính đơn điệu: Nếu X  Y thì X+ Y+ 3. Tính luỹ đẳng: X++ = X+ 4. (XY)+  X+Y+ 5. (X+Y)+ = (XY+)+ = (X+Y+)+ 6. X → Y F+  Y  X+ 7. X → Y  Y+ X+

24 Ví dụ bao đóng của tập thuộc tínhCho lược đồ quan hệ R(ABCDEGH) và tập phụ thuộc hàm F={A->D, AB->DE, CE->G, E->H} Tìm bao đóng của các vế trái của các phụ thuộc hàm trong F

25 Bài toán thành viên Qua phần trên ta nhận thấy X+ được định nghĩa thông qua F+. Vấn đề nảy sinh khi nghiên cứu lý thuyết CSDL là: Cho trước tập các phụ thuộc hàm F và một phụ thuộc hàm f, bài toán kiểm tra có hay không f  F+ gọi là bài toán thành viên. Để giải quyết bài toán bài toán thành viên thật sự không đơn giản; vì mặc dù F là rất nhỏ nhưng F+ thì có thể rất lớn. Tuy nhiên ta có thể giải bằng cách tính X+ và so sánh X+ với tập Y. Dựa vào tính chất X → Y  F+ Y  X+ , ta có ngay câu trả lời X → Y F+ hay không ? Như vậy thay vì giải bài toán thành viên ta đưa về giải bài toán tìm bao đóng của tập thuộc tính.

26 Thuật toán tìm bao đóng của một tập thuộc tínhThuật toán tìm bao đóng với độ phức tạp O(N2), với N là số lượng thuộc tính của lược đồ quan hệ Q. Dữ Liệu Vào Q, F, X  U Dữ Liệu Ra X+

27 Ví dụ Cho lược đồ quan hệ Q(ABCDEGH) và tập phụ thuộc hàm FF = { f1: B → A; f2: DA → CE; f3: D → H; f4: GH → C; f5: AC → D} Tìm bao đóng của các tập X = {AC} dựa trên F. Giải: X+ = AC Do f1, f2, f3, f4 không thoả. f5 thoả : X+=ACD Lập lại bước 2. f1 không thoả, f2 thoả: X+=ACDE, f3 thoả : X+ =ACDEH Đến đây rõ ràng không có phụ thuộc hàm nào làm thay đổi X+ nữa, thuật toán dừng lại và kết quả X+ = ACDEH

28 Thuật toán tìm bao đóng với độ phức tạp tuyến tính

29 Bài tập 1. Cho lược đồ quan hệ R và tập các phụ thuộc hàm:F={AB->E, AG->I, BE->I, E->G, GI->H} trên R. Chứng minh AB-> GH 2. Cho lược đồ quan hệ R và tập các phụ thuộc hàm: F={AB->C, B->D, CD->E, CE->GH, G->A} trên R. Chứng minh AB-> EG

30 Chương 4. Lý thuyết thiết kế CSDL5.1. CÁC VẤN ĐỀ GẶO PHẢI KHI TỔ CHỨC CSDL 5.2. PHỤ THUỘC HÀM 5.3 BAO ĐÓNG CỦA TẬP PHỤ THUỘC HÀM VÀ BAO ĐÓNG CỦA TẬP THUỘC TÍNH 5.4. KHOÁ CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ - MỘT SỐ THUẬT TOÁN TÌM KHOÁ 5.5. PHỦ TỐI THIỂU (minimal cover) 5.6.DẠNG CHUẨN CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ

31 Khóa của LĐQH Định Nghĩa Khoá Của Quan Hệ (relation key)Cho quan hệ Q(U), U=(A1,A2,…,An) được xác định bởi tập thuộc tính U và tập phụ thuộc hàm F định nghĩa trên Q, cho K  U, K là một khoá của Q nếu thoả đồng thời cả hai điều kiện sau: 1. K → U  F+ (hay KF+= U) (K chỉ thoả điều kiện 1 thì được gọi là siêu khoá) 2. Không tồn tại K'  K sao cho K'+ = U Một lược đồ quan hệ có thể có nhiều siêu khoá, nhiều khoá.

32 Thuật toán tìm một khóa của LĐQHK = U While A  K do if (K - A)+ = U then K = K - A K còn lại chính là một khoá cần tìm. Nếu muốn tìm các khoá khác (nếu có) của lược đồ quan hệ, ta có thể thay đổi thứ tự loại bỏ các phần tử của K.

33 Ví dụ Cho lược đồ quan hệ Q(ABC) và tập phụ thuộc hàm F={ A→ B; A → C;Hãy tìm một khóa của Q. Giải: K={A,B,C} Loại thuộc tính A, do (K-A)+ = U nên K={B,C} thuộc tính B không loại được do (K - B)+ ≠ U nên K={B,C} Loại thuộc tính C, do (K-C)+ = U nên K={B}. Vậy một khóa của Q là B.

34 Thuật toán tìm tất cả các khóa của LĐQHCho lược đồ quan hệ R(U,F). Xác định tất cả các khóa của R? Bước 1: Xác định T là tập các thuộc tính VT, P là tập các thuộc tính vế phải, U là tập thuộc tính ban đầu Bước 2: K= U\P Bước 3: Tìm K+ Bước 4: Nếu K+ =U thì R có duy nhất một khóa. Thoát khỏi thuật toán Nếu K+ ≠ U thì R có nhiều hơn một khoá Bước 5: Lặp với mỗi Xi =T P Ki= K Xi, Nếu Ki+ =U thì Ki là 1 khóa Bước 6: Kết luận R có tất cả bao nhiêu khóa

35 Thuật toán tìm tất cả các khóa của LĐQHThuật toán (thuật toán cơ bản) Bước 1: Xác định tất cả các tập con của Q Để xác định tất cả các tập con của một lược đồ quan hệ Q(A1,A2,…,An) ta lần lượt duyệt tất cả 2n-1 tập hợp con khác rỗng của U (n là số thuộc tính của lược đồ quan hệ Q), kết quả tìm được giả sử là các tập thuộc tính: S={X1, X2, …,X2n-1 } Bước 2: Tính Xi+ Bước 3: Nếu Xi+ = U thì Xi là siêu khoá. Nếu một tập con Xi (i = 1..,2n-1) của U có bao đóng đúng bằng U thì tập con đó (theo định nghĩa trên) là một siêu khoá của Q. Giả sử sau bước này có m siêu khoá: S = {S1,S2,…,Sm} Bước 4: (Xây dựng tập chứa tất cả các khoá của Q từ tập S)Xét mọi Si, Sj con của S (i ≠ j), nếu Si  Sj thì ta loại Sj (i,j=1..m), kết quả còn lại chính là tập tất cả các khoá cần tìm.

36 Ví dụ Tìm tất cả các khoá của lược đồ quan hệ Q và tập phụ thuộc hàm F được cho như sau: Q(A,B,C); F={ A→ B; A → C; B → A} Vậy lược đồ quan hệ Q có hai khoá là: {A} và {B}

37 Thuật toán cải tiến Trước khi đi vào thuật toán cải tiến, ta cần đưa thêm một số khái niệm sau: -Tập nguồn(TN) chứa tất cả các thuộc tính có xuất hiện ở vế trái và không xuất hiện ở vế phải của tập phụ thuộc hàm. Những thuộc tính không tham gia vào bất kỳ một phụ thuộc hàm nào thì cũng đưa vào tập nguồn. -Tập đích chứa tất cả các thuộc tính có xuất hiện ở vế phải và không xuất hiện ở vế trái của tập phụ thuộc hàm. -Tập trung gian(TG) chứa tất cả các thuộc tính vừa tham gia vào vế trái vừa tham gia vào vế phải. Dữ liệu vào: Lược đồ quan hệ phổ quát Q và tập phụ thuộc dữ liệu F Dữ liệu ra: Tất cả các khoá của quan hệ

38 Thuật toán cải tiến (t) Bước 0. Tìm tập thuộc tính nguồn(TN), tập thuộc tính trung gian(TG) Tìm tất cả các tập con của tập trung gian gọi là Xi (bằng phương pháp duyệt nhị phân) if tập trung gian= then Tập Khoá = Tập nguồn ; kết thúc Ngược lại Qua bước 1 Bước 1: Tìm tất cả các tập con của tập trung gian: Xi: S= φ  Xi  tập trung gian if (Tập nguồn  Xi)+ = Q+ then S = S { Tập nguồn  Xi} {S là tập các siêu khoá cần tìm} Bước 2: Tính TN  Xi Bước 3: Tính (TN  Xi)+ Bước 4: Nếu Xi + = Q+ thì Xi là siêu khoá Nếu một tập con TN  Xi có bao đóng đúng bằng Q+ thì TN  Xi là một siêu khoá của Q. Giả sử sau bước này có m siêu khoá: S = {S1,S2,…,Sm} Bước 5: Xây dựng tập chứa tất cả các khoá của Q từ tập S Xét mọi Si,Sj con của S (i ≠ j), nếu Si  Sj thì ta loại Sj (i,j=1..m), kết quả còn lại chính là tập tất cả các khoá cần tìm.

39 Ví dụ Giải lại bài tập ở ví dụAp dụng thuật toán cải tiến ta có lời giải như sau: TN ={ φ} ; TG ={A,B} Gọi Xi là tập con của TG Vậy quan hệ trên có hai khoá là : [A] và [B] Chú ý : Thuật toán cải tiến này tìm được tất cả các khoá, nhưng không chắc tìm ra tất cả các siêu khoá.

40 Bài tập tìm khóa của lược đồ quan hệa. Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEFGHIJ)với tập phụ thuộc hàm F1= { AB->C, A->DE, B->F, F->GH, D->IJ} Tìm khoá của quan hệ? b. Làm lại câu a, với tập phụ thuộc hàm sau: G1={AB->C, BD->EF, AD->GH, A->I, H->J} c. Làm lại câu a, với tập phụ thuộc hàm sau: H1={AB->C, BDI->EF, ADG->H, AJ->I} d. Cho lược đồ quan hệ R(U), U={ABCDE} và tập phụ thuộc hàm F={AB->DE, D->E, BC->D, B->C} Tìm tất cả các khóa của R

41 Cho lược đồ quan hệ R (U,F) U={ABCDG} F={B->C, C->B, A->GD}a. BC có là khóa của R không? b. Tìm các khóa của R?

42 Chương 4. Lý thuyết thiết kế CSDL5.1. CÁC VẤN ĐỀ GẶO PHẢI KHI TỔ CHỨC CSDL 5.2. PHỤ THUỘC HÀM 5.3 BAO ĐÓNG CỦA TẬP PHỤ THUỘC HÀM VÀ BAO ĐÓNG CỦA TẬP THUỘC TÍNH 5.4. KHOÁ CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ - MỘT SỐ THUẬT TOÁN TÌM KHOÁ 5.5. PHỦ TỐI THIỂU (minimal cover) 5.6.DẠNG CHUẨN CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ

43 Tập phụ thuộc hàm tương đươngCho F và G là hai tập phụ thuộc hàm, ta nói F và G tương đương (hay F phủ G hoặc G phủ F ) và ký hiệu là F+ = G+ nếu và chỉ nếu mỗi phụ thuộc hàm thuộc F đều thuộc G + và mỗi phụ thuộc hàm thuộc G đều thuộc F + . Chẳng hạn cho lược đồ quan hệ Q(ABCDEGH), thì hai tập phụ thuộc hàm F và G (xác định trên Q) là tương đương. F = {B → A; DA→ CE; D → H; GH→ C; AC→ D; DG → C} G={B→ A; DA→ CE; D → H; GH→ C; AC→ D ;BC → AC; BC → D; DA → AH; AC → DEH} Bạn đọc hãy kiểm chứng lại ví dụ nhận xét này bằng cách sử dụng định nghĩa về tập phụ thuộc hàm tương đương và tính chất X → Y F+ Y  X+))

44 Ví dụ Các phụ thuộc hàm trong F đều được suy diễn từ G+Chẳng hạn hai tập phụ thuộc hàm sau là tương đương: Q(A,B,C) F={ A→B; A→C; B→A; C→A; B→C} G={ A→B; C→A; B→C} Tìm các thuộc tính VT của F: A, B, C A+G =ABC  A, C BG+= BCA  A, C  C+G =CAB  A Các phụ thuộc hàm trong F đều được suy diễn từ G+ Tìm các thuộc tính VT của G: A, C, B A+F =ABC  B BF+= BAC  C  C+F =CAB  A Các phụ thuộc hàm trong G đều được suy diễn từ F+ Vậy 2 tập phụ thuộc hàm F, G tương đương

45 Phủ tối thiểu Để có thể phục vụ quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu, cần đưa thêm khái niệm tập phụ thuộc hàm tối thiểu. Bổ đề: Mỗi tập các phụ thuộc hàm F đều được phủ bởi tập các phụ thuộc hàm G mà vế phải của các phụ thuộc hàm G chỉ gồm một thuộc tính. Định nghĩa: F được gọi là một tập phụ thuộc hàm tối thiểu nếu F thoả đồng thời ba điều kiện sau: Điều kiện a) Vế phải của F chỉ có một thuộc tính. Điều kiện b) Không  f: X → A  F và Z  X mà: F + = (F − (X → A)  (Z → A))+ Điều kiện c) Không  f: X → AF mà: F + = (F − (X → A))+ Trong đó vế phải của mỗi phụ thuộc hàm ở điều kiện a) chỉ có một thuộc tính, nên bảo đảm không có thuộc tính nào ở vế phải là dư thừa. điều kiện b) bảo đảm không có một thuộc tính nào tham gia vế trái của phụ thuộc hàm là dư thừa. điều kiện c)bảo đảm cho tập F không có một phụ thuộc hàm nào là dư thừa.

46 Thuật toán tìm phủ tối thiểuDữ liệu vào : Lược đồ quan hệ ban đầu Q và tập phụ thuộc hàm F, số lượng phụ thuộc hàm trong F là m. Dữ liệu ra : Tập phụ thuộc hàm tối thiểu của F

47 Thuật toán tìm phủ tối thiểuBước 1: Tách vế phải mỗi phụ thuộc hàm trong F sao cho vế phải của mỗi phụ thuộc hàm chỉ chứa một thuộc tính (điều này luôn thực hiện được do bổ đề trên) Bước 2. Tìm tập phụ thuộc hàm đầy đủ bằng cách loại bỏ các thuộc tính dư thừa ở vế trái của từng phụ thuộc hàm. Chú ý: Việc tìm tất cả các tập X'  X theo thuật toán trên hoàn toàn thay thế được việc tìm X' cách tìm các tập con của X. Bước 3. Loại bỏ các phụ thuộc hàm dư thừa trong F.

48 Ví dụ Cho lược đồ quan hệ Q và tập phụ thuộc F như sau: Q(ABCD)F={ AB→CD; B→C; C→D} Hãy tìm phủ tối thiểu của F. Giải: Bước 1: Tách các phụ thuộc hàm có vp chưa đơn F1={ AB→C; AB→D; B→C; C→D} Bước 2: Loại bỏ các phụ thuộc hàm có VT dư thừa Xét 1: A+ =A không chứa C B+ = BCD  C. Vậy (1) dư thừa TT A Xét 2: A+ =A không chứa D B+ = BCD  D. Vậy (2) dư thừa TT A Vậy sau khi loại bỏ thuộc tính dư thừa ta thu được tập phụ thuộc hàm F2={ B→C; B→D; B→C; C→D} ={ B→D; B→C; C→D} Bước 3: Loại bỏ phuộc hàm dư thừa Xét 1: B+ =BCD  Dsuy ra (1) thừa Xét 2: B+ -{1}- {2} =B không chứa C Xét 3: C+ -{1}- {3} =C không chứa D Q(ABCD) F={ B→C; C→D }

49 BÀI I Cho lược đồ quan hệ R(U, F), U={ABCDEFGHIJ}, F1={AB->CI, BD->EF, C->HI, AD->GH, A->I, H->J} Tìm tập F tối thiểu? AB có phải là khóa của R không? Tìm tất cả các khóa của R?

50 BÀI II Cho lược đồ quan hệ R(U, F), U={ABCDE} và tập phụ thuộc hàm F={AB->DE, D->EB, BD->C, B->D} Tìm bao đóng của AB? Tìm tất cả các khóa của R?

51 BÀI III Cho lược đồ quan hệ R(U, F), U={ABCDE} và tập phụ thuộc hàm F={AB->CD, A->B, C->E, E->DC} Tìm bao đóng của AB? Tìm tất cả các khóa của R?

52 Chương 4. Lý thuyết thiết kế CSDL5.1. CÁC VẤN ĐỀ GẶO PHẢI KHI TỔ CHỨC CSDL 5.2. PHỤ THUỘC HÀM 5.3 BAO ĐÓNG CỦA TẬP PHỤ THUỘC HÀM VÀ BAO ĐÓNG CỦA TẬP THUỘC TÍNH 5.4. KHOÁ CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ - MỘT SỐ THUẬT TOÁN TÌM KHOÁ 5.5. PHỦ TỐI THIỂU (minimal cover) 5.6.DẠNG CHUẨN CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ 5.7 PHÉP TÁCH KẾT NỐI BẢO TOÀN

53 Một số khái niệm liên quan đến dạng chuẩnThuộc tính khoá/không khoá A là một thuộc tính khoá nếu A có tham gia vào bất kỳ một khoá nào của quan hệ, ngược lại A gọi là thuộc tính không khoá. Ví dụ: Cho lược đồ quan hệ Q(ABC) và tập phụ thuộc hàm F={ A→ B; A → C; B → A} Có hai khóa là A và B. khi đó thuộc tính khoá là A, B; thuộc tính không khóa là: C

54 Thuộc tính phụ thuộc đầy đủ-phụ thuộc hàm đầy đủA là một thuộc tính phụ thuộc đầy đủ vào tập thuộc tính X nếu X →A là một phụ thuộc hàm đầy đủ (tức là không tồn tại X'  X sao cho X' → A  F+) Ví dụ: Cho lược đồ quan hệ Q(ABC) và tập phụ thuộc hàm F={ A → B; A→ C; AB → C} PTH A →B; A → C là các phụ thuộc hàm đầy đủ. PTH AB → C không là phụ thuộc hàm đầy đủ vì có A → C. Chú ý rằng, một phụ thuộc hàm mà vế trái chỉ có một thuộc tính là phụ thuộc hàm đầy đủ.

55 Thuộc tính phụ thuộc trực tiếp-phụ thuộc hàm trực tiếpA là một thuộc tính phụ thuộc trực tiếp vào tập thuộc tính X nếu X →A , không tồn tại Z  U, X-> Z, Z-> A thì X->A là phụ thuộc trực tiếp. Nếu ngược lại thì được gọi là phụ thuộc hàm bắc cầu. Ví dụ: Cho lược đồ quan hệ Q(ABC) và tập phụ thuộc hàm F={ A → B; A→ C; C → B} PTH C →B; A → C là các phụ thuộc hàm trực tiếp. PTH A → B là phụ thuộc hàm bắc cầu vì tồn tại C  U A → C, C → B

56 Dạng chuẩn 1 (1NF) Lược đồ quan hệ Q được gọi là đạt dạng chuẩn 1 (1NF) nếu và chỉ nếu toàn bộ các thuộc tính của Q đều mang giá trị đơn.Chẳng hạn xét quan hệ Lược đồ quan hệ này không đạt dạng chuẩn 1 vì các thuộc tính MONHOC, DIEMTHI không mang giá trị đơn (chẳng hạn sinh viên Nguyễn Văn Thành có thuộc tính môn học là Kỹ Thuật Lập Trình, Cơ Sở Dữ Liệu, Cấu Trúc Dữ Liệu).

57 Dạng chuẩn 1 (1NF) Ta hoàn toàn có thể đưa quan hệ trên về dạng chuẩn 1 như sau:

58 Dạng chuẩn 2 (2NF) Một lược đồ quan hệ Q đạt dạng chuẩn 2 nếu Q đạt dạng chuẩn 1 và tất cả các thuộc tính không khoá của Q đều phụ thuộc đầy đủ vào khoá. Nếu một lược đồ quan hệ không đạt chuẩn 2 thì ta nói nó đạt dạng chuẩn 1. Chẳng hạn xét lược đồ quan hệ Q(A,B,C,D) và F={ AB → CD; B → D; C→ A} Khoá là {A,B} và {B,C}. Do đó D là thuộc tính không khoá; AB → D không là phụ thuộc hàm đầy đủ vì có B → D. Vậy Q đạt chuẩn 1.

59 Ví dụ Xác định dạng chuẩn của lược đồ quan hệ sau. Q(GMVNHP) F={G→N; G→H; G→P; M→V; NHP→M} Dễ thấy khoá của Q là G. Thuộc tính không khoá là M,V,N,H,P. Do các phụ thuộc hàm G → M; G → V; G → N; G → H; G → P là các phụ thuộc hàm đầy đủ, nên lược đồ quan hệ Q đạt dạng chuẩn 2

60 Hệ quả -Q đạt 2NF nếu Q là 1NF và tập thuộc tính không khoá của Q bằng rỗng. -Nếu khoá của quan hệ có một thuộc tính thì quan hệ đó ít nhất đạt chuẩn 2. Ví dụ: Q(ABCDEH) F={A → E; C → D; E → DH} Dễ thấy khoá của Q là K={ABC} D là thuộc tính không khoá và C → D , vì C là tập con thực sự của khoá nên Q không đạt dạng chuẩn 2.

61 Dạng chuẩn 3 (3NF) Một lược đồ quan hệ Q đạt dạng chuẩn 3 nếu mọi phụ thuộc hàm X→AF+ ( F là tập phụ thuộc không hiển nhiên định nghĩa trên Q, A là thuộc tính đơn, X là tập thuộc tính con của tập U), thì một trong hai điều kiện sau được thoả: Hoặc X là một siêu khoá của Q Hoặc A là một thuộc tính khoá Nhận xét: Nếu Q đạt chuẩn 3 thì Q đạt chuẩn 2

62 Ví dụ Cho lược đồ quan hệ Q(ABCD) F=(AB → C ; D → B; C → ABD)K1=[AB]; K2=[AD];K3=[C] là các khoá, vậy Q không có thuộc tính không khoá nên Q đạt chuẩn 3 Hệ quả: Nếu lược đồ quan hệ Q, F mà Q không có thuộc tính không khoá thì Q đạt chuẩn 3.

63 Ví dụ Xác định dạng chuẩn của lược đồ quan hệ sau. Q(NGPM) F={NGP→M; M→P} Dễ thấy các khoá của Q là {NGP}, {NGM} NGP → M có vế trái là siêu khoá M → P có vế phải là thuộc tính khoá. Nên Q đạt chuẩn 3.

64 Dạng chuẩn BCNF Một lược đồ quan hệ Q ở dạng chuẩn BCNF nếu với mỗi phụ thuộc hàm không hiển nhiên X → A  F thì X là một siêu khoá của Q. Nhận xét: Nếu Q đạt chuẩn BCNF thì Q đạt chuẩn 3

65 Ví dụ Xác định dạng chuẩn của lược đồ quan hệ sau. Q(ACDEIB) F={ACD→EBI;CE→AD} Dễ thấy Q có hai khoá là: ACD và CE. Các phụ thuộc hàm của F đều có vế trái là siêu khoá, nên Q đạt dạng chuẩn BC.

66 Định lí Các lớp dạng chuẩn của một lược đồ quan hệ có quan hệ lồng nhau: nghĩa là lớp sau nằm trọn trong lớp trước. BCNF  3NF  2NF  1NF Ví dụ 5.16 Chẳng hạn cho lược đồ quan hệ Q(ABCD) và F = (AB → C; D → B;C→ ABD) thì Q đạt chuẩn 3NF nhưng không là BCNF Nếu F = (B → D, A → C, C → ABD) thì Q đạt dạng chuẩn 2NF nhưng không là 3 NF. Dạng chuẩn của một lược đồ cơ sở dữ liệu là dạng chuẩn thấp nhất của các lược đồ quan hệ con.

67 Thuật toán kiểm tra dạng chuẩn của một lược đồ quan hệVào: Lược đồ quan hệ Q, tập phụ thuộc hàm F Ra: Khẳng định Q là chuẩn gì? Bước 1: Tìm tất cả các khóa của Q Bước 2: Kiểm tra chuẩn BC nếu đúng thì Q đạt chuẩn BC, kết thúc thuật toán. Ngược lại qua bước 3 Bước 3: Kiểm tra chuẩn 3 nếu đúng thì Q đạt chuẩn 3, kết thúc thuật toán. Ngược lại qua bước 4 Bước 4: Kiểm tra chuẩn 2 nếu đúng thì Q đạt chuẩn 2, kết thúc thuật toán. Ngược lại Q đạt chuẩn 1

68 Bài tập Bài 1: Cho lược đồ quan hệ R(U), U={ABCDEF} và tập phụ thuộc hàm F1={AB->C, C->B, ABD->E, F->A} Xác định dạng chuẩn của R Bài 2 Cho lược đồ quan hệ R(U), U={ABCD} và tập phụ thuộc hàm F={AB->C, A->D, BD->C} Bài 3 Cho lược đồ quan hệ R(U), U={JKLMNPQ} và tập phụ thuộc hàm F1={J->KLM, KL->NP, K->MQ, N->KP}

69 Chuẩn hóa lược đồ quan hệMục đích của chuẩn hóa: Tối thiểu việc lặp lại Tránh dị thường thông tin Xác định và giải quyết được sự không rõ ràng, phi logic trong suy diễn. Quá trình chuẩn hóa: Là quá trình tách lược đồ quan hệ về một nhóm tương đương các lược đồ quan hệ chiếu sao cho khi kết nối tự nhiên không làm mất mát thông tin và bảo toàn được các phụ thuộc hàm.

70 Chuẩn hóa về 3NF có bảo toàn phụ thuộc hàmInput: Cho R(U,F)là một lược đồ quan hệ, U={A1, A2,…, An}là tập các thuộc tính F={f: X->Y/ X,YU} là tập phụ thuộc hàm. Không mất tính tổng quát giả sử F là tập tối thiểu. Output: Một phép tách bảo toàn phụ thuộc hàm sao cho mỗi một lược đồ chiếu có dạng chuẩn 3NF tương ứng với tập phụ thuộc hàm chiếu của F trên nó

71 Các bước thực hiện Bước 1: Nếu có thuộc tính U không có mặt trong VT và VP của phụ thuộc hàm, thì tập thuộc tính này sẽ tạo ra một lược đồ quan hệ chiếu. Loại bỏ tất cả các thuộc tính này ra khỏi U trong quá trình thực hiện thuật toán. Bước 2:Nếu tồn tại phụ thuộc hàm X->AF sao cho VP và VT của nó chứa tất cả các thuộc tính của U, Khi đó kết quả của phép tách chính là R. Ngược lại, Ui={XA}là một thành phần của phép tách

72 Chuẩn hóa về 3NF có bảo toàn phụ thuộc hàm và không mất mát thông tinInput: Cho R(U,F)là một lược đồ quan hệ, U={A1, A2,…, An}là tập các thuộc tính F={f: X->Y/ X,YU} là tập phụ thuộc hàm. Không mất tính tổng quát giả sử F là tập tối thiểu. Output: Một phép tách bảo toàn phụ thuộc hàm sao cho mỗi một lược đồ chiếu có dạng chuẩn 3NF tương ứng với tập phụ thuộc hàm chiếu của F trên nó

73 Các bước thực hiện: Bước 1: Xác định các thuộc tính U không xuất hiện ở VT, VP của các phụ thuộc hàm. Kí hiệu các thuộc tính này là A. Loại bỏ tất cả các thuộc tính A ra khỏi tập thuộc tính U. U= U-{A} Bước 2: Nếu tồn tại phụ thuộc hàm X->A F sao cho VP, VT của nó chứa tất cả các thuộc tính của U. Khi đó kết quả của phép tách chính là Di ={XA} Bước 3: Với mọi X->A  F trong đó A là thuộc tính đơn (F là phủ tối thiểu). Ui ={XA}, với X->A , i=1p. Bước 4: Nếu có một số phụ thuộc hàm cùng VT; X->A1, X-> A2, ...X->Ak  F thì có thể kết hợp lại thành dạng Uj ={XA1A2...Ak} với X->Ai với i=1k. Bước 5: Nếu các thuộc tính khóa A không xuất hiện trong các tập Uj được tạo bởi các bước trên khi đó có một phép tách được định nghĩa bởi khóa K. Bước 6: Phép tách D[U1 , U2,..., UP] bảo toàn phụ thuộc hàm và không mất thông tin. Mỗi một lược đồ quan hệ chiếu có dạng chuẩn 3NP tương ứng với tập phụ thuộc hàm chiếu của nó

74 Ví dụ: Cho lược đồ quan hệ R(U), U= XYZWQ và phủ tối thiểu F= {X->Y, XZ->W, YW->Q} Tách quan hệ trên thành các quan hệ ở dạng chuẩn 3 bảo toàn phụ thuộc hàm và không mất thông tin. Tìm tất cả các khóa: XZ Không tồn tại thuộc tính mà thuộc tính đó không xuất hiện ở VT, VP. Không tồn tại phụ thuộc hàm chứa tất cả các thuộc tính. Tách mỗi phụ thuộc hàm thành một lược đồ quan hệ: R1(U1), U1={XY}, F1={X->Y} R2(U2), U2= {XZW}, F2={XZ->W} R3(U3), U3= {YWQ}, F3={YW->Q} Khóa XZU2 ={X,Z,W} Vậy R được tách thành 3 lược đồ quan hệ con R1, R2,

75 Chương 4. Lý thuyết thiết kế CSDL5.1. CÁC VẤN ĐỀ GẶO PHẢI KHI TỔ CHỨC CSDL 5.2. PHỤ THUỘC HÀM 5.3 BAO ĐÓNG CỦA TẬP PHỤ THUỘC HÀM VÀ BAO ĐÓNG CỦA TẬP THUỘC TÍNH 5.4. KHOÁ CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ - MỘT SỐ THUẬT TOÁN TÌM KHOÁ 5.5. PHỦ TỐI THIỂU (minimal cover) 5.6.DẠNG CHUẨN CỦA LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ 5.7 PHÉP TÁCH KẾT NỐI BẢO TOÀN

76 Phép tách kết nối bảo toàn thông tinCho LĐQH Q(TênNCC, DIACHI, SANPHAM, ĐONGIA) có quan hệ tương ứng là r Đặt r1 là quan hệ có được bằng cách chiếu r lên Q1(TENNCC, SANPHAM, DONGIA) Đặt r2 là quan hệ có được bằng cách chiếu r lên Q2(TENNCC, DIACHI)

77 Kết quả là r r’ hay r  r. Q1. rKết quả là r r’ hay r  r.Q1* r.Q2 Với kết quả trên ta nói phép tách (Q1, Q2) tách Q thành Q1, Q2 là tách kết nối mất mát thông tin Nếu r = r.Q1* r.Q2 Với kết quả trên ta nói phép tách (Q1, Q2) tách Q thành Q1, Q2 là tách kết nối không mất mát thông tin (Tách kết nối bảo toàn thông tin hay phân rã bảo toàn thông tin) Vậy với điều kiện nào thì phép tách trở thành tách-kết nối không mất mát thông tin

78 Thuật toán kiểm tra phép tách không mất thông tinInput: Cho một quan hệ vũ trụ R(A1, A2, …, An), một phép tách D= {R1, R2, …, Rm} của R và một tập phụ thuộc hàm F Output: Kết luận D có mất thông tin không? Phương pháp: Tạo một ma trận S có m hàng, n cột. Mỗi cột của ma trận ứng với một thuộc tính, mỗi hàng ứng với mỗi quan hệ Ri. 2. Đặt S(i,j)=a nếu thuộc tính Aj  Ri và bằng bij nếu ngược lại. 3. Lặp lại vòng lặp sau đây cho đến khi nào việc thực hiện vòng lặp không làm thay đổi S: Với mỗi phụ thuộc hàm X->Y trong F, xác định các hàng trong S có các ký hiệu a như nhau trong các cột ứng với các thuộc tính X. Nếu có một hàng trong đó có chứa a trong các cột ứng với thuộc tính Y, thì hãy làm cho các cột của các cột tương ứng của các hàng khác cũng chứa a. 4. Nếu có một hàng toàn chứa kí hiệu a thì pháp tách có tính chât nối không mất mát thông tin; ngược lại phép tách không có tính chất đó.

79 Ví dụ Lập bảng gồm 3 dòng, 5 cột A B C D E R1(ABC) a1 a2 a3 b14 b15Cho lược đồ CSDL R(ABCDE), với tập phụ thuộc hàm F={AB->CD, A->B, C->E, E->DC}. Khi tách R thành các quan hệ con R1(ABC), R2 (CE), R3 (DE) có bị mất thông tin không? Lập bảng gồm 3 dòng, 5 cột A B C D E R1(ABC) a1 a2 a3 b14 b15 R2(CE) b21 b22 b24 a5 R3(DE) b31 b32 b33 a4 Xét phụ thuộc hàm AB->CD không thay đổi Xét phụ thuộc hàm A->B không thay đổi Xét phụ thuộc hàm C->E, thay b15 thành a5

80 A B C D E R1(ABC) a1 a2 a3 b14 a5 R2(CE) b21 b22 b24 R3(DE) b31 b32 b33 a4 Xét phụ thuộc hàm E->DC, biến đổi b14 thành a4, b24 thành a4 A B C D E R1(ABC) a1 a2 a3 a4 a5 R2(CE) b21 b22 R3(DE) b31 b32 b33 Nhận thấy dòng 1 toàn các kí hiệu a1 dến a5. vậy phép tách trên không mất mát thông tin, hay gọi là phép tách bảo toàn thông tin.

81 Tính chất Một phép tách D={R1, R2} của R có tính chất không mất mát thông tin đối với một phụ thuộc hàm F trên R khi và chỉ khi: Hoặc phụ thuộc hàm R1 R2(R1-R2) Hoặc phụ thuộc hàm R1 R2(R2-R1)

82 BÀI TẬP Cho lược đồ quan hệ R(ABCDE) và tập phụ thuộc hàm:G1= {AB->D, C->B, CB->E, E->DC} Kiểm tra phép tách lược đồ thành các lược đồ con có mất thông tin không: R1(ABC), R2(CBE), R3(DE)

83 BÀI TẬP Cho lược đồ quan hệ R(U,F), U={BOISQD} và tập phụ thuộc hàm:F= {S->D, I->B, IS->Q, B->O} Kiểm tra phép tách lược đồ thành các lược đồ con có mất thông tin không: R1(SD), R2(IB), R3(ISQ), R4(BO)

84 Thuật toán tách quan hệ thành các quan hệ BCNF với tính chất nối không mất mát thông tin.Đặt D:={R}; Khi có một lược đồ quan hệ Q trong D không phải là BCNF, ta thực hiện vòng lặp: Với mỗi lược đồ quan hệ Q trong D không ở BCNF hãy tìm một phụ thuộc hàm X->Y trong Q vi phạm BCNF và thay thế Q trong D bằng 2 lược đồ quan hệ (Q-Y) và (XY). Quá trình lặp dừng khi không còn quan hệ nào trong D vi phạm BCNF

85 BÀI TẬP Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEFGHIJ) và tập phụ thuộc hàm:F1= {AB->C, A->DE, B->F, F->GH, D->IJ} a. Tìm F tối thiểu? b.Kiểm tra tính mất mát thông tin khi tách lược đồ quan hệ đã cho thành các lược đồ con: R1(AGHI), R2(CEFGH), R3(ABDIJ)

86 BÀI TẬP Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEFGHIJ) và tập phụ thuộc hàm:G1= {AB->C, BD->EF, AD->GH, A->I, H->J} Khóa của quan hệ là gì? Chuẩn hóa quan hệ thành 3 NF

87 BÀI TẬP Cho quan hệ R(U, F), U={ABCDE} và tập phụ thuộc hàm:F={AB-> DE, D->EB, BD->C, B->D} Tìm bao đóng của tập thuộc tính {AB} Kiểm tra tính bảo toàn thông tin của phép tách khi tách R thành các lược đồ quan hệ R1(ACD), R2(CE), R3(BE) Chuẩn hóa R về 3 NF

88 BÀI TẬP Cho quan hệ R(U, F), U={ABCDE} và tập phụ thuộc hàm:F={AB-> CD, A->B, C->E, E->DC} Tìm bao đóng của tập thuộc tính {AB} Kiểm tra tính bảo toàn thông tin của phép tách khi tách R thành các lược đồ quan hệ R1(ABC), R2(CE), R3(DE) Chuẩn hóa R về 3 NF

89 BÀI TẬP Cho quan hệ R(U, F), U={ABCDEFGHIJ} và tập phụ thuộc hàm:F1={AB-> C, BD->EF, AD->GH, A->I, H->J} {AB} có phải là khóa của R không? Vì sao? Tìm tất cả các khóa của R? Chuẩn hóa R về 3 NF Kiểm tra tính bảo toàn thông tin của phép tách khi tách R thành các lược đồ quan hệ R1(ABC), R2(CE), R3(DE)

Từ khóa » Bài Tập Tìm Phủ Tối Thiểu Có Lời Giải