Chương 5. Sơn Tĩnh Điện - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kỹ Thuật - Công Nghệ >>
- Tự động hóa
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 27 trang )
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn5.2.1. Làm sạchPhải loại bỏ khỏi bề mặt thép các tạp chất như dầu, mỡ, vết bẩn, vết mối hàn, vảy thép... dochúng làm giảm tính chất bám dính của màng sơn lên bề mặt kim loại. Cặn muối lắng đọng (cloritvà sunfat) cũng phải được loại bỏ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ (hoặc độ bền) củamàng sơn. Tiêu chuẩn TCVN 8790:2011 hoặc Tiêu chuẩn SSPC liệt kê chi tiết các yêu cầu kỹthuật xử lý bề mặt gồm các phương pháp làm sạch như tẩy bằng dung môi, bằng dụng cụ cầmtay hay thiết bị làm sạch sử dụng năng lượng (điện) cũng như nhiều phương pháp làm sạch khác.5.2.2. Đánh gỉLớp oxit màu xanh đen là sản phẩm của quá trình cán nóng, là nguyên nhân làm hỏng màng sơn.Lớp gỉ này khá giòn và có thể rạn nứt hay bị bong ra khi thay đổi nhiệt độ (trong quá trình giacông kết cấu thép và ảnh hưởng của thời tiết) dẫn đến làm hư hỏng màng sơn.5.2.3. Độ nhám bề mặtĐộ nhám của bề mặt kim loại có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng của màng sơn, nó làm tăngdiện tích tiếp xúc giúp màng sơn bám dính tốt hơn. Mức độ nhám bề mặt phụ thuộc cả về loại vàkích thước của chất mài mòn được sử dụng. Các hạt mài thô thường tạo bề mặt thô và sâu hơn.Mặt mài sâu tốt hơn sẽ tạo điều kiện để sơn bám dính, nhưng lượng sơn tiêu thụ sẽ nhiều hơn đểphủ kín bề mặt thép đã tạo nhám. Trường hợp này không nên sử dụng loại sơn có độ nhớt thấpdo không phủ kín được bề mặt thép đã tạo nhám, cả khi sẽ được phủ bằng một vài lớp sơn phủlên trên. Chiều sâu rãnh đã tạo nhám cần lớn bằng 1/4 đến 1/3 độ dày màng phủ trong hệ sơn.Quy định này không áp dụng được nếu độ nhám bề mặt quá lớn vì khi đó sẽ xuất hiện sự tạo gócvà mật độ của bề mặt nhám có thể ảnh hưởng đến độ bám dính của màng sơn. Cách xác định độnhám bề mặt được hướng dẫn tại ASTM D 4417 hoặc TCVN 8790:2011.5.3. Các phương pháp làm sạchQuá trình làm sạch không quy định riêng cho từng phương pháp làm sạch. Các quy định về dungmôi và hợp chất làm sạch do Nhà sản xuất cung cấp phải thường xuyên thay đổi để đảm bảo bảovệ sức khỏe cho người lao động.5.3.1. Làm sạch bằng phương pháp hóa họcCác dung môi thường được dùng để tẩy sạch dầu mỡ và các vật liệu khác có tính chất tương tự.Dung môi còn lại trên bề mặt được làm sạch bằng cách lau chùi bằng bàn chải hay giẻ lau. Chấtbẩn được loại bỏ bằng cách lau cẩn thận các vùng bị ảnh hưởng với vải thấm dung môi, vải bẩnkhông được nhúng lại vào dung môi. Quá trình làm sạch có thể được lặp lại bằng vải sạch vàdung môi mới. Nhũ tương, hợp chất tẩy rửa, làm sạch bằng khí nén hay các phương pháp và vậtliệu tương tự cũng có thể được sử dụng. Khi dùng chất làm sạch dạng nhũ tương, xà phòng, haythuốc tẩy, sẽ có hiệu quả cao hơn nếu dùng với nước sạch, nóng. Tiêu chuẩn SSPC SP-1 hoặcTCVN 8790:2011 bao gồm cả phương pháp dùng các chất này.5.3.1.1. Làm sạch bằng hơi dung môiPhương pháp này thích hợp với cả dây chuyền sản xuất hay hệ thống hoạt động liên tục. Làmsạch bằng hơi loại bỏ tất cả các chất bẩn hòa tan nhưng không thể loại bỏ lớp oxit tự nhiên. Nếulớp này phải loại bỏ cần sử dụng phương pháp làm sạch cơ học. Phải làm sạch vùng hơi dungmôi ngưng tụ trên bề mặt kim loại. Tẩy nhờn bằng hơi dung môi không loại bỏ được các hạt vậtliệu, ở những vị trí đó nên dùng giẻ - lau để loại bỏ các hạt không tan. Tẩy nhờn bằng hơi dungmôi thuận tiện hơn lau bằng dung môi vì khi dùng dung môi nóng thì sự ngưng tụ của dung môisử dụng sẽ không làm bề mặt bị bẩn lại.5.3.2. Làm sạch bằng dụng cụ cầm tayPhương pháp này dùng để loại bỏ các lớp gỉ liên kết lỏng lẻo, gỉ sắt, các màng sơn cũ, mối hànchảy, hạt gỉ sắt trên mặt kim loại khi chải bằng tay, đánh bằng cát, cạo bằng dây kim loại, bànchải lông cứng, giấy ráp, búi thép hay đục bằng búa. Vật liệu được xem như bám dính chặt nếukhông bị tách khỏi bề mặt khi làm sạch bằng dao trét. Tiêu chuẩn SSPC (SSPC- SP2), TCVN8790:2011 hoặc các tiêu chuẩn tương tự quy định chi tiết về vấn đề này. Tiêu chuẩn quan sátSSPC-VIS 3 được sử dụng để hỗ trợ việc xác định tính chính xác của quá trình làm sạch.5.3.2.1. Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay yêu cầu tất cả xì hàn, nhựa đường, dầu mỡ và cặn bẩndạng dầu mỡ khác phải được loại bỏ trước bằng dung môi.5.3.2.2. Bàn chải thép phải đủ cứng để làm sạch hoàn toàn bề mặt và có hình dạng thích hợp đểcó thể xâm nhập, làm sạch được mọi góc cạnh và khớp nối. Bàn chải phải được giữ sạch tránhcác vật liệu bám vào bề mặt bàn chải gây cản trở quá trình làm sạch.5.3.2.3. Dụng cụ dùng để cạo cầm tay phải được làm bằng thép, được tôi và giữ được cạnh sắc,phải có kích thước thích hợp và hình dạng thuận lợi cho việc làm sạch. Dụng cụ cạo luôn luônphải giữ được độ sắc của lưỡi.5.3.3. Làm sạch bằng máyPhương pháp này sử dụng để làm sạch các ba via liên kết lỏng lẻo, gỉ sắt, sơn hỏng và các mốihàn trên bề mặt kim loại nhờ các bàn chải dùng điện, dụng cụ sử dụng năng lượng, máy mài,máy phun cát, hay kết hợp các phương pháp trên. Vật liệu được xem như bám dính chặt nếu nókhông thể tách ra bằng dao trét. SSPC-SP 3 có các đặc điểm chi tiết cho thiết bị làm sạch bằngđiện. Tham khảo Tiêu chuẩn SSPC-VIS 3 để đưa ra lựa chọn thích hợp.5.3.3.1. Khi sử dụng thiết bị làm sạch bằng năng lượng (điện) yêu cầu tất cả dầu mỡ, mối hàn vàcác chất bẩn khác phải được loại bỏ trước bằng dung môi. Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay theo5.3.2 được sử dụng phù hợp trước khi làm sạch bằng máy (thiết bị làm sạch bằng năng lượngđiện).5.3.3.2. Tất cả các phụ kiện phải thích hợp với loại hình dạng vật cần làm sạch và giữ sạch đểtránh cản trở quá trình chải hay làm mất hiệu quả hoạt động của thiết bị. Tất cả các vị trí va chạmđều phải giữ được độ sắc.5.3.4. Làm sạch kim loại trần bằng thiết bị sử dụng năng lượng (điện).Phương pháp này dùng để làm sạch toàn bộ sơn phủ, gỉ và gỉ vảy.... Thiết bị làm sạch sử dụngnăng lượng (điện) bao gồm: các bánh và đĩa mài mòn, đĩa phủ lớp mài hay giấy ráp, bánh đà phủlớp mài và băng mài. SSPC-SP11 mô tả chi tiết các đặc điểm khi làm sạch bề mặt kim loại trầnbằng thiết bị| sử dụng năng lượng (điện).5.3.4.1. Phụ thuộc vào điều kiện ban đầu của bề mặt và điều kiện mặt cắt hiện có, có thể cần 1hoặc cả hai loại thiết bị điện. Tất cả dầu mỡ, mối hàn và chất bẩn khác phải loại bỏ trước bằngdung môi (phương pháp 5.3.1), làm sạch bằng dụng cụ cầm tay (5.3.2) hay làm sạch bằng thiết bịsử dụng năng lượng (điện) (5.3.3) trước khi làm sạch kim loại trần bằng thiết bị sử dụng nănglượng (điện) theo phương pháp trên (5.3.4)5.3.4.2. Tất cả các phụ kiện phải thích hợp với loại hình dạng vật cần làm sạch và giữ sạch đểtránh làm cản trở quá trình chải hay làm mất hiệu quả hoạt động của thiết bị. Súng phun kim yêucầu đường kính lỗ kim 2mm để tạo ra hình dạng bề mặt thích hợp.5.3.4.3. Bề mặt cuối cùng phải là kim loại trần, sáng. Phần mỏng còn lại của gỉ hay sơn phủ cóthể còn lại trong các lỗ (nếu như bề mặt có các lỗ). SSPC VIS 3 là tiêu chuẩn so sánh cho trườnghợp này. Bề mặt được quyết định bởi các quá trình quy định tại 6.1.1.5.3.4.4. Làm sạch bằng thiết bị năng lượng (điện) loại thổi vừa phải, tiêu chuẩn SSPC-SP15 đượcsử dụng tương tự với tiêu chuẩn SSPC-SP 11. Bề mặt sau khi làm sạch phải có màu sáng trắngcủa kim loại trần. Việc làm sạch cho phép tỷ lệ phần trăm dung tích gỉ điểm và lớp sơn mỏng cònlại đạt 33 % so với diện tích theo tính toán ban đầu, nếu bề mặt sơn ban đầu bị gỉ điểm.5.3.5. Làm sạch bằng phun cátPhương pháp này sử dụng để làm sạch sơn phủ, gỉ và các gỉ cán thép trên bề mặt kim loại và tạocho bề mặt kim loại trở nên thô ráp bằng cách sử dụng thiết bị phun áp lực để phun các hạt màinhỏ, cứng như cát khô, mạt đá hay bi thép lên bề mặt cần làm sạch.5.3.5.1. Phương pháp này sử dụng khí nén, đầu phun đặc biệt và hạt mài. Có thể đưa nước vàotrong dòng khí để giảm bụi. Các phương pháp khác sử dụng chủ yếu trong các công xưởng chếtạo, các bánh đẩy tạo ra lực ly tâm đẩy các hạt mài vào vật liệu. Kích thước lớn nhất và nhỏ nhấtcủa hạt mài sẽ ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt.5.3.5.2. Bề mặt phải được làm sạch dầu mỡ, muối hàn bằng dung môi trước khi phun cát. Thiết bịphun cát có trang bị bộ lọc để loại bỏ nước ngưng tụ hay dầu. Kiểm tra không khí nén theo hướngdẫn tại ASTM D 4285 hoặc TCVN 8790:2011.5.3.5.3. Hệ thống phun cát cần được thực hiện sao cho phần nền của bề mặt không bị phá hủy.Phun cát thường được thực hiện từ trên xuống dưới của cấu trúc và chỉ nên thực hiện thuậnchiều gió trong các vùng đã được sơn. Hệ thống phun cát khô không thực hiện ở các bề mặt saukhi phun cát bị ẩm. Nhiệt độ bề mặt thép cần phải lớn hơn điểm sương ít nhất 3 oC.5.3.5.4. Hiệu quả của phương pháp phun cát theo yêu cầu kỹ thuật xử lý bề mặt và tuân theo tiêuchuẩn ảnh (atlat). Tiêu chuẩn của ASTM, SSPC, TCVN 8790:2011 và Hiệp hội quốc tế về Kỹthuật ăn mòn (NACE) được đưa ra ở bảng dưới. Chú ý Tiêu chuẩn xử lý bề mặt mô tả ở ASTM-D2200 được chia làm 2 phương pháp. Phương pháp A giải thích tiêu chuẩn trên ảnh theo ISOPictorial Surface Preparation Standards - tiêu chuẩn kiểm tra quy trình chuẩn bị bề mặt theophương pháp so ánh trực quan.5.3.5.5. Kiểm soát kỹ những vết bẩn dầu mỡ hay bất kỳ vết bẩn nào trên bề mặt trước khi phun.Khi phun cát, tất cả các chất bẩn phải được loại bỏ bằng dung môi (xem tại 5.3.1). Bề mặt đượcphun phải khô, được chải với bàn chải sạch, thổi với không khí khô không có dầu và hơi ẩm, haylàm sạch bằng hút chân không để làm sạch tất cả các bụi bẩn do quá trình thổi còn lưu lại trên bềmặt đồng thời để làm sạch những vị trí góc cạnh mà thiết bị phun cát không xử lý được.5.3.5.6. Bề mặt sau khi đã làm sạch bằng phun cát phải được sơn lót ngay trong ngày, thích hợpnhất là trong khoảng thời gian 8 h sau khi phun cát làm sạch, hoặc trước khi chưa có bất kỳ vết gỉnào xuất hiện. Nếu xuất hiện gỉ hoa trên bề mặt thì phải phun cát làm sạch lại.5.3.6. Làm sạch bằng phun nước áp lực cao: cần sử dụng nước sạch, có hoặc không có hạt màimòn, được sử dụng xen kẽ nhau để phun với mục đích giảm thiểu lượng bụi vào không khí. Ápsuất vòi phun phải lớn hơn 137900 KPa để có thể loại bỏ toàn bộ lớp sơn cũ nếu như chỉ dùngnước. Việc phun nước áp suất cao không kết hợp hạt mài mòn không thể loại bỏ via cán hay cácbề mặt thép có nhám thép đã gắn chặt. Bề mặt phải khô hay được làm khô trước khi sơn. Tiêuchuẩn SSPC SP-12/NACE 5 đưa ra các định nghĩa về các mức độ sạch có thể khi sử dụng nướcáp lực cao. Tiêu chuẩn SSPC-VIS 4/NACE No.7 đánh giá bề mặt thép đã làm sạch bằng phươngpháp phun nước.5.4. Làm sạch và xử lý các bề mặt khác nhauTrước khi thi công với bất kỳ loại sơn nào thì bề mặt đều phải làm sạch và chuẩn bị cho phù hợpvới yêu cầu kỹ thuật. Tất cả bụi, chất bẩn, dầu mỡ, hơi ẩm, muội than, sơn cũ và các chất bẩnkhác phải được làm sạch. Các giọt xi măng hay vữa trên bề mặt trước khi sửa chữa phải đượclàm sạch bằng cơ học hay hóa học. Các ba via ở rìa hay bất kì những gì gây trở ngại cho kết cấuđều phải cắt bỏ.5.4.1. Bề mặt thépLoại bỏ gỉ và ba via cũng được thực hiện bằng các phương thức nêu trên đó là làm sạch bằngtay, máy hay phun cát.5.4.1.1. Bề mặt có kết cấu phức tạp, tất cả chất bẩn và các mảnh vụn phải bị loại bỏ khỏi các vị trínhư: các hốc, các đường nứt, các vị trí mối nối, khớp nối, phía trên bề mặt ngang... các mảnh vụnnằm chất đống trên bề mặt ngang của kết cấu cần loại bỏ. Đặc biệt chú ý tới các vị trí khó kiểmtra như vùng đỉnh, mặt sau của đai ốc hay bulong, mặt dưới của chi tiết kết cấu………5.4.2. Bề mặt mạ kẽmBề mặt đã được phủ lớp mạ kẽm cần được làm sạch và xử lý theo hướng dẫn trong tiêu chuẩnASTM D 2092. Mặt khác, bề mặt có thể để được trong thời tiết ít nhất 6 tháng trước khi làm sạchvà sơn.5.4.3. Bề mặt nhôm5.4.3.1. Làm sạch hoàn toàn dầu mỡ khỏi bề mặt nhôm là rất quan trọng. Làm sạch dầu mỡ bằnghơi hay nhúng trong dung dịch làm sạch bằng kiềm hoặc axit thường được sử dụng trong côngxưởng. Tại công trường, việc làm sạch bằng nước tiếp theo bằng dung môi, hơi hay thuốc tẩy làphù hợp.5.4.3.2. Lớp sơn lót vinyl là một trong các phương pháp xử lý lại kim loại thường sử dụng đối vớinhôm không anot hóa. Các vật liệu được đưa ra trong ASTM D1730, Loại B, Phương pháp 8 vàtrong SSPC cho sơn 27-sơn lót trên cơ sở crommat kẽm. Bột màu trong sơn lót có chứa chìkhông bao giờ được sử dụng trên bề mặt nhôm. Xử lý nhôm ít nhất là Loại B, phương pháp 3 củaASTM D 1730, đưa ra phương pháp sử dụng chất làm sạch là axit photphoric đã alcol hóa.5.4.4. Khuyến cáo trong xử lý bề mặt chưa sơn và bề mặt đã sơnLàm sạch nên thực hiện theo từng vùng, từng ô hay từng phần trên bề mặt. Làm sạch dứt điểm,kiểm tra kỹ và phải được nghiệm thu trước khi sơn. Chỉ dẫn kỹ thuật cần có giới hạn dựa trên tỷlệ vùng được làm sạch và vùng đã sơn trong cùng thời điểm, việc thực hiện xen kẽ làm sạch vàsơn tại các vùng nhỏ thường không tốt, điều này có thể dẫn tới làm bẩn bề mặt và các vùng sơncó liên quan.5.4.4.1. Nếu lượng bụi (do bất kỳ nguyên nhân nào) có tỉ lệ cao có thể xử lý bằng cách sử dụngcuộn giấy tẩm nhựa đường … cho khoảng cách ở xung quanh kết cấu và đảm bảo các phươngán dự phòng cần thiết khác để bảo vệ khỏi bụi và chất bẩn ảnh hưởng đến bề mặt đã làm sạchhay bề mặt mới được sơn; khi đó cũng cần làm sạch bề mặt mới sơn phủ bằng các phương phápđặc biệt giữa các lần sơn.5.4.4.2. Một số vị trí được sơn hoặc sơn lại có thể nằm trong vùng hơi hóa chất, nếu cần thiết cóthể phải được rửa sạch bằng nước trước khi sơn. Việc rửa sạch cũng cần thiết giữa các lớp sơnchồng lên nhau.5.4.4.3. Các chất bẩn nằm trong các hốc, lỗ trên bề mặt thép cần được loại bỏ. Muối clorua từ cácmuốn tan hay trong môi trường biển, và muối sunfat trong không khí khi bề mặt kim loại bị ônhiễm có thể làm giảm tính chất của sơn phủ. Bằng phương pháp phun nước áp lực cao đượcdùng để loại bỏ các chất bẩn này.5.4.4.4. Quy định còn yêu cầu thu gom các mảnh vụn từ việc chuẩn bị bề mặt để đưa đi xử lý. Khicác lớp sơn được biến tính với các kim loại nặng như chì hay crom, hay các chất khác như chấtchống rêu mốc thì việc xử lý các mảnh vụn là cần thiết. Sự xem xét rác thải từ quá trình thi công,đặc biệt là công việc bảo quản và xử lý chúng cũng là một phần trong công việc của người giámsát sơn, SSPC chỉ dẫn 6 và 7 cung cấp các thông tin hữu ích cho người giám sát. Trong quá trìnhloại bỏ chì, người giám sát cần phải hiểu biết về các yêu cầu OSHA đối với sức khỏe và sự antoàn cho bản thân.5.5. Kiểm tra bề mặt trước khi sơn ngoài hiện trường5.5.1. Công trình xây dựng mớiCần phải khẳng định rằng lớp sơn phủ đầu tiên phải được sơn lên bề mặt đã được làm sạchtrước khi vết bẩn hay hiện tượng gỉ xuất hiện. Nếu sơn ngoài trời, vùng đã làm sạch cần phải cóche chắn bảo vệ tốt trước khi trời tối do giảm nhiệt độ và tăng hơi ẩm về ban đêm có thể gâyngưng tụ nước lên bề mặt kim loại. Khi sơn và làm sạch bề mặt được thực hiện trong nhà xưởng,có thể cho phép việc sơn phủ sang ngày hôm sau nếu bề mặt được làm sạch bằng phun cát.5.5.1.1. Bề mặt thép đã phủ sơn khi vận chuyển tới công trường xây dựng cần phải bảo quảntránh tiếp xúc với mặt đất, tránh bị hoen ố, trầy xước và ít chịu ảnh hưởng xấu của dầu mỡ,muối…. Trong thực tế, thép phải được bảo quản để tránh hình thành các túi giữ nước. Nếu giữ ởngoài trời trong thời gian dài (vài tháng), người giám sát nên kiểm tra chất lượng của màng sơntheo thời gian để đảm bảo các khuyến tật được sửa chữa theo quy định trong hợp đồng. Khoảngthời gian từ khi sơn lớp lót trong công xưởng đến khi lắp ráp và tiến hành sơn lớp phủ tiếp theonên duy trì trong thời gian ngắn nhất để ngăn ngừa sự không bám dính của các lớp phủ bêntrong.5.5.1.2. Trước khi sơn phủ lớp đầu tiên, bề mặt phải được làm sạch bụi, nếu cần thiết phải loại bỏcác chất bẩn dầu mỡ, có thể bằng lau chùi, làm sạch bằng khí nén, tẩy rửa bằng máy với chất tẩyrửa hoặc làm sạch bằng dung môi được chọn lựa phù hợp để không làm mềm màng phủ. Các vếtxước và vỡ trên bề mặt, bao gồm cả các vết xước do hàn, bắt bu lông, đinh tán, cần được làmsạch, sửa theo quy định trước khi sơn phủ lên bề mặt thép.5.5.1.3. Người giám sát phải đảm bảo các ba via của đinh tán phải được làm sạch vảy sắt và vếthàn. Điểm quan trọng là tất cả màng sơn của hệ phải được sơn trên bề mặt khô, không có vếtbẩn, và các lớp phủ cũ không bị phá hủy cơ học. Cần chú ý để không làm đọng muối gây gỉ ởdưới hoặc giữa 2 lớp sơn phủ.5.5.1.4. Người giám sát phải xác định các đặc điểm kỹ thuật cùng với các tài liệu tham khảo chophép sơn hoặc không cho phép sơn lên các bề mặt tiếp xúc khi bắt vít hoặc đinh tán vào kết cấu.Người giám sát phải đảm bảo có đủ số lượng các lớp sơn phủ theo quy định trước khi chuyểnsang hạng mục khác.5.5.2. Sơn trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữaTrong hầu hết trường hợp, việc bảo dưỡng sơn lại bao gồm việc làm sạch tại chỗ và khoanh vùngkhu vực bị hỏng, sau đó tạo một lớp phủ mới cho toàn bộ bề mặt kết cấu. Người giám sát quátrình bảo dưỡng cần chú ý tới một vài điều kiện có thể nảy sinh trong quá trình như sau:5.5.2.1. Màng sơn tốt lân cận khu vực sơn bị hỏng không bị phá hủy khi làm sạch lớp sơn hỏng.Điều này đặc biệt quan trọng khi làm sạch bằng phun cát.5.5.2.2. Khu vực tiếp giáp giữa vùng màng sơn tốt và vùng đã khoanh vùng làm sạch cần phảilàm nhẵn. Khi thi công sơn đến vùng tiếp giáp nên phủ chồng lên lớp sơn cũ, lớp sơn liền kề phủrộng để đảm bảo phủ kín toàn bộ diện tích đã khoanh vùng làm sạch. Cần phải làm sạch khu vựcnày. Khi sơn phủ lên khu vực làm sạch cần phải phủ chồng lên lớp sơn cũ để đảm bảo phạm vicủa khu vực cần sơn phủ. Trước khi hoàn thành tổng thể các lớp sơn sơn các lớp sơn phủ toànbộ bề mặt, người giám sát cần khẳng định đảm bảo dầu mỡ, các vết bẩn, bụi và các vết chất bẩnkhác phải được làm sạch khỏi lớp sơn cũ.5.5.2.3. Khả năng bám dính của lớp phủ mới với lớp cũ cần được kiểm tra cẩn thận. Việc đánhgiá chất lượng lớp phủ bảo dưỡng được hướng dẫn tại ASTM D 5064.5.5.2.4. Dưới sự hướng dẫn của thiết kế, tư vấn giám sát, thì việc giám sát có thể kiểm tra dướilớp bề mặt lớp phủ cũ hoặc mới để kiểm tra gỉ, hoặc sự dính bám của lớp phủ cũ và nếu khôngđảm bảo yêu cầu, bề mặt đó phải được xử lý và sơn lại.5.5.2.5. Ảnh hưởng của lớp phủ mới trên lớp phủ cũ cần được chú ý như sau: Bất kỳ lớp phủ nàocho thấy sự quăn, rộp hay nhăn phải được báo cáo với kỹ sư thiết kế để các vị trí đó phải sơn lại.Nếu các khuyết điểm đó ở phạm vi rộng (không phải một vài vị trí cô lập) cần thay đổi loại sơnkhác.6. Bảo quản và xử lý sơn6.1. Bảo quản sơn và dung môiTất cả các loại sơn và dung môi pha loãng cần phải được bảo quản trong khu vực thoáng khí vàkhông có khả năng phát nhiệt, bắt lửa, chập điện, hay trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Kho bảoquản phải đạt tiêu chuẩn sử dụng và thực hiện theo văn bản tài liệu hướng dẫn của Nhà sản xuất.Sơn rất nhạy cảm với các tác động của nhiệt độ bảo quản như cần tránh bảo quản trong kho ởnhiệt độ băng giá hoặc nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm thời gian sống của sơn. Vật liệu thường bịphá hủy ở nhiệt độ thấp nên cần giữ ở nhiệt độ không đóng băng. Nhiệt độ quá cao sẽ làm giảmthời gian sống (thời hạn lưu kho hoặc thời hạn sử dụng) của sơn. Nếu sơn phải giữ trong 1 mộtkhoảng thời gian dài với lượng lớn, thì hàng tháng cần phải lật ngược thùng chứa. Việc này làmgiảm hiện tượng sa lắng cũng như làm hỗn hợp được trộn đều để dễ dàng hơn khi dùng.6.1.1. Thùng chứa sơn và chất pha loãng phải đảm bảo không mở tới khi sử dụng và thùng cũnhất phải dùng đầu tiên. Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất sẽ đưa ra các chỉ tiêu liên quantới tuổi thọ thời hạn sử dụng của sơn. Màng phủ phụ thuộc vào các ảnh hưởng xấu khác trongsuốt quá trình bảo quản khi chưa sử dụng sơn bị chuyển sang màu nâu sậm, bị gel hóa hoặc cácbiến đổi tính chất khác trong (bị hỏng) quá trình lưu giữ sơn thì không nên sử dụng. Nếu nguyênnhân biến đổi tính chất sơn. Nếu một vật liệu chưa xác định được chính xác, không được sửdụng cho tới khi được kiểm tra bởi Nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm độc lập và tìm ra kết quả.6.1.2. Khi trong thùng chứa hình thành lớp màng bao phủ, lớp màng này có thể nên được loại bỏ.Nếu cảm nhận thấy lớp phủ này quá dày và có ảnh hưởng tới kết cấu, sơn còn lại trong thùngkhông nên sử dụng được dùng cho tới khi được kiểm tra và có kết luận chính thức cho phépdùng hay không.6.2. Pha trộn sơnSơn cần được trộn đều trong thùng chứa sạch trước khi sử dụng dùng. Để đạt độ đồng nhất, cóthể trộn bằng máy hay bằng tay, toàn bộ vật liệu phải được đổ vào thùng chứa sạch. Bột màu sauđó được hòa trộn từ đáy trong thùng với cánh khuấy mái chèo sạch, tiết diện phẳng, bột màudạng cục sẽ được bị đập phá vỡ và trộn đều trong hỗn hợp. Sơn lỏng được đưa từ từ vào thùngchứa đồng thời có khuấy trộn, điều này cũng hữu ích khi trộn hay rót liên tục từ một thùng chứakhác cho tới khi hỗn hợp trở nên đồng nhất. Đáy của thùng chứa cần được kiểm tra hiện tượngbột màu còn lắng đọng. Sơn 2 hai thành phần cần được pha trộn bằng dụng cụ khuấy trộn trongthùng chứa từng thành phần riêng đến đồng nhất. Sau khi các thành phần đồng nhất, chúngđược pha trộn bằng cách khuấy trộn theo tỷ lệ và quy trình hướng dẫn của Nhà sản xuất, đó làđưa phần B vào phần A. Sơn lỏng không nên pha trộn hay giữ ở dạng huyền phù bởi có thể tạobọt khí ở dưới mặt của lớp phủ.6.2.1. Một số màng phủ yêu cầu lọc sau khi pha trộn, để đảm bảo sự đồng nhất và để loại bỏ lớpbọc cũng như các vật liệu ngoài. Lưới lọc phải có loại có khả năng loại bỏ lớp vỏ màng trên mặtvà không giữ lại bột màu trên lưới lọc. Ví dụ, lưới lọc 297 µm thường được dùng cho hầu hết cácloại sơn, trừ một số loại đặc biệt được yêu cầu theo chỉ dẫn kỹ thuật. Thùng chứa phải được đậynắp khi không sử dụng để tránh hệ thống hao hụt do bay hơi dung môi và tạo thành lớp màngtrên mặt.6.2.2. Chất tạo màng cần phải được khuấy trộn cho tới khi đảm bảo đồng nhất, một số vật liệuyêu cầu khuấy trộn ngay cả trong quá trình sử dụng.6.3. Pha loãngMột số yêu cầu kỹ thuật cho phép pha loãng chất tạo màng trong phòng thí nghiệm trong khi mộtsố khác thì không, đây là quá trình thường dùng khi pha loãng chất tạo màng.6.3.1. Mẫu ban đầuKhi được phép tiến hành pha loãng tại vị trí làm việc (Ví dụ: dung môi từ trong các thùng chứachưa mở và kèm theo hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất), người giám sát phải gửi ít nhất 1 lítmẫu cho một phòng thí nghiệm (đồng ý giám định) từ mỗi lô dung môi cùng với 1 lít mẫu dungmôi đã được sử dụng, đựng riêng biệt trong hai hộp. Yêu cầu được gửi đi cùng với mẫu để đượccung cấp chỉ dẫn về tỉ lệ pha loãng thích hợp cho lớp phủ.6.3.2. Pha loãng sơnTất cả các phụ gia thêm vào dung môi pha loãng phải được thực hiện với sự có mặt của ngườigiám sát và chỉ một tỷ lệ hoặc loại dung môi được cho phép phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật haychỉ dẫn của Nhà sản xuất, hoặc cả hai mới được thêm vào. Pha loãng được thực hiện bằng cáchđổ khoảng một nửa sơn đã được trộn kỹ vào thùng chứa sạch. Dung môi phù hợp yêu cầu đượcthêm vào và hai phần được hòa trộn cho tới khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.6.3.3. Thử mẫu sơn đã pha loãngTrong quá trình làm việc, mẫu sơn đã pha loãng không cần phải kiểm định trừ khi xuất hiện sựkhông đồng nhất của lớp phủ hoặc nghi ngờ có sự thay đổi trong chất pha loãng.6.3.3.1. Khi người giám sát kiểm tra chất lượng sơn và đã có thiết bị cần thiết trong văn phòng,việc kiểm tra có thể thực hiện ngay tại chỗ đối với quá trình pha loãng và sơn đã pha loãng. Tiếnđộ pha loãng có thể chấp nhận. Người giám sát cần phải giữ bản ghi nhớ về toàn bộ quá trìnhđiều chỉnh sơn, tỷ lệ pha loãng, trọng lượng trên 1 galon (ở Mỹ bằng 3,78 lít, ở Anh bằng 4,54 lít)và độ nhớt. Khi máng phủ khô có độ dày đạt yêu cầu, người giám sát phải xác minh độ dày cầnthiết đối với màng ướt để tạo ra được màng khô có độ dày mong muốn với sơn đã pha loãng.Giám sát viên phải thường xuyên kiểm tra độ dày màng ướt theo tiến trình công việc với sơn đãpha loãng. Tuy nhiên, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật phải dựa trên cơ sở chiều dầy màng sơn khôđã được quy định.6.3.3.2. Để ước lượng độ dày màng ướt của chất tạo màng đã pha loãng theo yêu cầu để tạo ramàng khô có độ dày quy định, cần phải biết được giá trị phần trăm thể tích của chất rắn (khôngbay hơi) trong chất tạo màng ban đầu. Nhà sản xuất phải cung cấp số liệu này. Việc tính toán độdày màng ướt được thực hiện theo công thức sau:(1)Trong đó:W độ dày màng ướt, µm ;D độ dày màng khô theo yêu cầu, µm ;S phần trăm thể tích của chất rắn trong màng, %;T phần trăm theo thể tích của dung môi pha loãng thêm vào, %.6.4. Gia nhiệt vật liệu sơnSơn khi được nhà sản xuất giao trong thùng chứa của nhà sản xuất và được trộn cẩn thận là cóthể sử dụng trừ khi yêu cầu kỹ thuật cho phép pha loãng ngay tại chỗ các vật liệu có độ nhớt quácao. Khi nhiệt độ của sơn thấp (dưới 10oC) độ nhớt có thể tăng nên việc thi công rất khó khăn.Khi không được phép pha loãng, chất tạo màng phải được gia nhiệt. Nhà thầu mong muốn giảmđộ nhớt bằng cách gia nhiệt, thi công dễ dàng hơn, để thực hiện có thể làm nóng thùng chứatrong nước nóng, trong bộ tản nhiệt hơi nước, giữ trong phòng ấm, hay bởi một số quá trình gianhiệt gián tiếp khác được chấp thuận. Các máy sưởi kèm theo cũng được sử dụng cho các thiếtbị gia nhiệt. Không được dùng chọn lửa làm nóng thùng chứa sơn. Cần lưu ý đến nhiệt độ củathùng sơn khi gia nhiệt tránh thấp hơn nhiệt độ tối thiểu trong trường hợp khi thi công ở nhiệt độmôi trường thấp, sơn dễ bị mất nhiệt do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường và nhiệt độ bề mặtthấp.7. Xem xét điều kiện về thời tiết7.1. Quá trình khô màng sơnCần chú ý là hầu hết các loại sơn phủ, đặc biệt trong công trình xây dựng, sẽ không khô hoàntoàn ở nhiệt độ thấp và độ ẩm cao và cũng không thể có màng sơn tốt khi gia công trên bề mặtấm (trừ loại sơn đặc biệt có khả năng đóng rắn trong điều kiện ẩm).7.2. Nhiệt độ thấpRất nhiều đặc điểm kỹ thuật cho thấy nhiệt độ giới hạn tại đó việc sơn phủ có thể thực hiện được.Nhiệt độ thấp nhất thông thường (không khí, vật liệu, bề mặt…..) là 5oC, nhưng có thể thấp như 18oC cho sơn đóng rắn nguội một hoặc hai thành phần, hay 10oC cho sơn 2 thành phần thôngthường. Những yêu cầu cho thấy rằng không thể thực hiện sơn khi nhiệt độ giảm xuống tới 3oChoặc thấp hơn. Tuy nhiên, một vài ý kiến cho rằng một số sơn phủ có thể thực hiện ở nhiệt độ0oC hoặc thấp hơn mà không bị ảnh hưởng. Có những giới hạn cho thành phần của sơn phụthuộc vào loại sơn và quá trình làm khô bề mặt. Sơn trên băng hay sương sẽ làm cho sơn khôngbám dính được.7.3. Nhiệt độ caoNhiệt độ cao nhất cho bề mặt là 50oC trừ một số trường hợp đặc biệt. Bề mặt quá nóng sẽ làmcho dung môi sơn bay hơi quá nhanh dẫn đến gia công khó khăn, phồng rộp hay xốp màng sơn.Để nhiệt độ giảm xuống có thể thực hiện sơn dưới mái che hoặc sơn trên bề mặt được phủ bạttránh ánh nắng hoặc sơn theo lịch trình tránh mùa vụ và những ngày nhiệt độ cao.7.4. Độ ẩmSơn không thể thi công dưới trời mưa, tuyết, hay sương mù, hoặc khi nhiệt độ dưới 3oC. Đặc biệttrong những ngày mùa xuân và mùa thu khi ban ngày ấm còn ban đêm mát. Bề mặt ướt khôngthể sơn được trừ trường hợp sơn được thiết kế loại sơn có thể thi công trên bề mặt ẩm ướt. Độẩm tương đối của không khí giới hạn nhỏ hơn hoặc bằng 85%. Độ ẩm cao thường có ảnh hưởngtới quá trình đóng rắn của màng sơn. Nếu nghi ngờ độ ẩm và nhiệt độ dẫn đến ẩm trên bề mặtđược sơn, cần đo độ ẩm vầ điểm sương theo hướng dẫn tại 10.2.1.2.7.4.1. Khi sơn phủ lúc trời ẩm ướt hoặc lạnh, bề mặt được sơn dưới mái che hay được bảo vệkhỏi bị tác động bởi không khí xung quanh và thép được làm nóng tới nhiệt độ thực hiện. Thépđược thi công dưới mái che cho tới khi sơn phủ khô hoặc tới khi điều kiện môi trường cho phép.7.4.2. Màng sơn mới thi công sẽ không tốt đối với trường hợp nhiệt độ môi trường nằm ở nhiệt độđiểm sương (nhiệt độ đóng băng), độ ẩm cao, mưa, tuyết hay nước ngưng tụ. Khi đó, bề mặt sơncần xử lý và sơn lại bề mặt với số lượng lớp màng giống như ở vùng không bị phá hủy.7.5. GióHướng gió và tốc độ gió cần được xem xét khi sơn phủ trong vùng có không khí lưu thông có thểdẫn tới làm hỏng ôtô, tàu thuyền hay các công trình gần đó. Gió mạnh làm cho màng sơn bị biếnđổi đáng kể và dẫn đến sự khô quá mức của các giọt trên bề mặt. Kết quả này làm mất khả năngliên kết của màng (phun khô). Nếu không xử lý, phun khô dẫn đến các khuyết tật làm giảm hiệusuất màng sơn, và làm giảm khả năng bám dính của các màng đã được thi công hay các lớp sơnkhác. Dung môi với độ bay hơi thấp hơn có thể làm giảm hay loại bỏ hiện tượng phun khô và tạora bề mặt mịn hơn. Các vấn đề đó có thể loại trừ bằng cách dùng phương pháp quét hay lăn thaythế cho phun hoặc làm việc vào lúc có ít gió, thay đổi vật liệu thành loại khô nhanh hơn để khônglàm ảnh hưởng đến các bề mặt lân cận, có thể thay đổi lịch thi công đợi khi gió thổi theo hướngkhác để màng sơn phun khô bị phá hủy.8. Thi công màng sơn8.1. Chất ô nhiễm còn dưPhải kiểm tra trực quan bề mặt của lớp sơn để khẳng định các xơ do mài, bụi bay mảnh vỡ đãhoàn toàn bị loại bỏ. Việc loại bỏ bụi trên bề mặt chuẩn bị thi công cần phải xem xét cẩn thận, khiquan sát ở khoảng cách 1 m, không thấy rõ đường vạch xuất hiện khi quệt bằng găng tay trên bềmặt là đạt yêu cầu. Trong quá trình kiểm tra, cũng phải đảm bảo dầu mỡ hay các chất bẩn gốcdầu mỡ phải bị loại bỏ hoàn toàn. Có thể dung môi, hơi nước hay chất tẩy rửa theo tiêu chuẩnSSPC-SP1, hoặc TCVN 8790:2011.8.2. Đảm bảo chất lượngTư vấn giám sát cần phải tham khảo các dữ liệu sản phẩm của Nhà sản xuất và đảm bảo rằng:- Màng sơn phải đáp ứng giống như mô tả trong yêu cầu kỹ thuật;- Sơn có thể đươc hòa trộn hoặc pha loãng (nếu cho phép);- Màu sắc phù hợp theo màu tiêu chuẩn đã cung cấp;- Có các dự phòng hợp lý để phòng ngừa phá hủy tới các vùng lân cận trong khi xử lý bề mặt haysơn;- Thực hiện công việc phải được tính toán trước sao cho việc phá hủy các màng sơn mới ở mứcnhỏ nhất;- Các trang thiết bị thi công (chổi quét, phun) được chấp nhận theo loại, độ sạch và khả năng sửdụng;- Điều kiện thời tiết được chấp nhận theo yêu cầu trong đặc điểm kỹ thuật;- Thiết bị kiểm tra thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo phải sẵn sàng sử dụng;- Chỉ sử dụng các phương pháp kiểm tra được quy định tại 8.3 – 8.7. Tiêu chuẩn SSPC-PA 1,TCVN 8790:2011 hoặc các tiêu chuẩn tương tự là những quy định kỹ thuật cho thi công màngsơn.8.2.1. Khuyết tật màng sơnTất cả các màng sơn phủ phải có bề mặt tương đối mịn, không tạo cục, tảng do phun quá khô,quá dày, màng sơn không tạo nên các dạng khuyết tật như: vỏ cam, mắt cá, lỗ, bong bóng haycác khuyết tật khác. Những vị trí màng sơn bị dây ra ngoài, không đủ, ngắt quãng hay bỏ sót đềukhông được chấp nhận. Bề mặt chảy và lõm được giải quyết bằng cách quét đều hoặc chà nhámnếu như màng sơn đã đóng rắn. Bụi, các xơ do mài hoặc các mảnh vụn khác bị gắn vào màngsơn phải loại bỏ trước khi phủ tiếp màng sơn mới.8.3. Thi công bằng phương pháp quétPhải sử dụng thợ sơn có tay nghề cao khi thi công lớp sơn phủ bằng phương pháp quét để tạo ramàng sơn mịn và có độ dày đồng nhất. Sơn từ vị trí khô tới vị trí ẩm, phủ màng sơn lên bề mặt vàlặp lại trên phần ướt của vết quét trước đó. Màng sơn được quét trên tất cả các vị trí khác của bềmặt, chỗ nứt và các góc. Những vị trí màng sơn bị chảy, lõm phải được quét lại. Bề mặt khôngthể sơn được bằng phương pháp quét thông thường và không được quét phun thì có thể thựchiện bằng cách quét với tốc độ nhanh. Thiết kế kỹ thuật có thể yêu cầu thi công sơn theo kiểu“tạo lớp phủ sọc” để tạo ra độ dày màng sơn đầy đủ tại các vị trí dễ bị hỏng. Các cạnh và góc củachi tiết kim loại, đầu đai ốc, bulong…. và tất cả các chi tiết khác, các thanh, khối và mặt có thểđược sơn sọc bằng phương pháp quét sẽ lợi thế hơn so với các phần khác trong quá trình thicông sơn.8.3.1. Chổi quét có thể đạt chất lượng tốt với khả năng dễ uốn của sợi lông mềm để tạo sự tươngthích với lớp phủ, và có kích thước thích hợp với các vùng phải sơn. Chúng thường không vượtquá 100 mm chiều ngang và sợi lông không dài quá 90 mm. Chổi quét phải được giữ sạch ở điềukiện thích hợp khi không sử dụng. Người giám sát có quyền không cho sử dụng các chổi quétnếu không được giữ ở điều kiện cho phép.9. Thi công bằng phương pháp phunPhương pháp phun có thể được phép áp dụng hoặc không. Thông thường phương pháp nàyđược sử dụng trong các công xưởng chế tạo, nhưng vì nó có thể làm hỏng các vật xung quanhnên không được chấp nhận ở trường hợp này. Người giám sát cần phải hiểu rõ về các phươngpháp phun sơn khác nhau, có thể phun bằng không khí nén, phun không có không khí, phun áplực lớn, phun tĩnh điện và phun thể tích lớp áp suất thấp.9.4.1. Trang thiết bị phải thích hợp cho mục đích sử dụng, phun đúng cách và sử dụng áp lựcthích hợp với từng loại sơn. Trang thiết bị phải được giữ trong điều kiện sạch sẽ đảm bảo khi thicông sơn không tạo bụi, sơn không bị hỏng do khô hay các tạp chất khác trong màng sơn. Nguồncung cấp không khí phải không có hơi ẩm và dầu. Có thể xác định thông qua việc sử dụng giấythấm trắng theo hướng dẫn tại ASTM D 4285. Thiết bị phun không có không khí phải có khu vựcthi công hợp lý. Bất kỳ lượng dung môi nào còn dư trong thiết bị đều phải được loại bỏ hoàn toàntrước khi sơn.9.4.2. Các thành phần sơn phải được giữ ở dạng hỗn hợp trong bình phun hay thùng chứa trongsuốt quá trình phun, được khuấy trộn cơ học liên tục hoặc gián đoạn. Màng phủ cần được giacông thành lớp đồng nhất, có sự chồng chéo ở các ria. Các thành phần điều chỉnh sao cho màngsơn phun đảm bảo thống nhất. Trong quá trình phun, súng phun phải đặt (vuông góc) với bề mặtvà ở khoảng cách đảm bảo lớp sơn ướt bám được lên bề mặt. Ngừng bấm súng phun khi kếtthúc đường sơn. Kỹ thuật sơn kém sẽ dẫn đến hao phí nhiều sơn. Tất cả các vết chảy, võng đềuphải chải đều hoặc mài mòn khi sơn đã đóng rắn.9.4.3. Các vùng dễ bị hỏng được xử lý bằng cách quét “tạo dải sọc”. Phương pháp quét hoặc bôitrát được sử dụng cho các vùng không thể đưa súng phun hay chổi quét vào như vết nứt, đườngnứt…9.4.4. Cần theo dõi đối với loại và tỷ lệ dung môi, nhiệt độ và kỹ thuật sơn để tránh cho sơn khôngquá nhớt, quá khô hay quá loãng khi phủ lên bề mặt thép.9.5. Thi công bằng phương pháp lănCon lăn phải sạch sẽ và đảm bảo là vật liệu không tan trong sơn mới được phép sử dụng. Conlăn có nhiều loại với độ dài, đường kính, loại sợi và độ dài sợi khác nhau. Chiều dài sử dụng trênbề mặt kim loại thường từ 6 ÷ 19 mm. Sợi dài hơn có thể sơn được nhiều hơn nhưng không tạođược bề mặt mịn. Vì vậy chúng sử dụng cho các ứng dụng bề mặt không cần mịn hay sơn khônhanh. Các con lăn có lông ngắn cho bề mặt mịn hơn, do đó thường áp dụng cho lớp sơn phủngoài. Ngoài ra còn có loại con lăn dùng cho ống và hàng rào, và con lăn áp lực để sơn liên tục.9.5.1. Con lăn phải được nhúng xuống sơn cho tới khi thấm hoàn toàn và sau đó lăn dọc theođường cần sơn cho tới thì lớp sơn thấm ướt lên bề mặt. Lần đầu tiên của con lăn nên sơn rangoài để đẩy toàn bộ bọt khí có trong con lăn ra ngoài. Kỹ thuật lăn đúng cần áp dụng ở con lăncó dạng V hay W tùy theo kích thước của khu vực cần sơn. Các lớp phủ sau đó được lăn qua đểlắp đầy các hình vuông tạo ra ban đầu. Chỉ nên lăn với áp lực vừa phải, áp lực lớn có thể gây rabọt khi trên màng cũng như làm bọt khí thấm vào con lăn. Quá trình sơn cần hoàn thành với mộtnét nhẹ vuông góc (thường là chiều thẳng đứng) để tạo ra bề mặt mịn và bằng phẳng nhất.9.6. Phương pháp khácCác phương pháp thủ công khác để sơn như dụng cụ sơn dạng tấm, găng tay, chổi cao su hoặcbay được sử dụng khi sơn các cấu kiện đặc biệt, hoặc trong các trường hợp mà các phươngpháp sơn thông thường không thích hợp do vị trí hoặc hình dạng của kết cấu.9.6.1. Tấm để sơn làm từ một loại vải tổng hợp dạng cuộn gắn với một miếng xốp. Kích thướctấm sơn sơn thông thường là 100 nm x 175 mm với chiều dài sợi 5 mm. Thường sử dụng tấmsơn trong trường hợp bề mặt lớn tương tự như dùng con lăn.9.6.2. Găng tay sử dụng để sơn là dạng bao tay da cừu, được nhúng vào sơn và trát lên bề mặt.Phương pháp này thích hợp đối với các bề mặt hình ống và lan can.9.6.3. Bả sơn bằng bay thường được dùng cho các lớp màng phủ dày.9.7. Tỷ lệ sơn thi côngChỉ dẫn kỹ thuật đã quy định về chiều dày tối thiểu và tối đa cho mỗi lớp sơn. Yêu cầu được tăngcường trong thành phần sơn cần tính toán để màng sơn ướt sau khi khô có độ dày đạt tiêu chuẩnquy định trong 6.3.3.2 và đo độ dày màng. Việc đo độ dày màng ướt là cần thiết để đảm bảochính xác lượng sơn thi công. Khi màng sơn khô, người giám sát cần phải kiểm tra tại chỗ vớithiết bị đo màng sơn khô để nghiệm thu. Việc đo độ dày màng sơn sẽ cung cấp nhiều thông tinhơn là nhìn trực quan, phương pháp này có thể không xác định được độ đồng đều của màngsơn. Thiết bị đo độ dày và phương pháp đo được quy định trong phần 10.2.5 và 10.2.6. Đo vàkiểm tra độ dày bằng phương pháp không phá hủy là phương pháp dùng cho bề mặt kim loại.9.7.1. Yêu cầu về chiều dầy và độ phủ áp dụng cho toàn bộ kết cấu, không phải cho một phầnriêng biệt. Điều quan trọng là người giám sát phải kiểm tra tất cả các vị trí và kiểm soát độ dày đốivới mỗi lớp sơn. Ví dụ, nếu yêu cầu tối thiểu màng khô phải dày 50 µm , người kiểm định phảiđảm bảo rằng dung sai của màng phải nằm trong khoảng cho phép trong SSPC-PA2, ASTM D7091. Các vùng kiểm tra phải xác định và được ghi lại để có thể kiểm tra độ dày của màng mới.Với thiết bị kiểm tra không phá hủy thì vị trí đo dài 15 m và cao 1,8 m có thể kiểm tra trong 30phút, các khu vực bị mỏng được đánh dấu và ghi lại trong sổ kiểm định. Vì người giám sát trêncông trường có thể không phải là người giám sát về lĩnh vực sơn, do đó kết quả cần ghi lại cẩnthận và gửi bản sao cho người giám sát trong ngành để có quyết định phù hợp với lớp sơn tiếptheo.10. Yêu cầu bổ sung10.1. Thông gióViệc trang bị hệ thống thông gió là cần thiết khi sơn trong một không gian kín, nhằm tránh bụi vàảnh hưởng của dung môi.10.2. Sơn sửa lạiThường áp dụng sau khi hoàn thành các công tác như sau khi tán đinh, hàn, bắt vít, bulong…, khiđó các vị trí đã được sơn phủ sẽ bị ảnh hưởng. Chỗ hư hỏng và các khu vực còn trống chưa sơncần được xử lý, làm sạch, và sơn lại cẩn thận với một lớp sơn mới hoặc lớp lót mới. Thêm vàođó, các đường nứt và vết nứt nhỏ cần được làm sạch và lấp đầy bằng một lớp chất trét cho phéptheo yêu cầu kỹ thuật. Các lớp sơn riêng biệt sau đó mới được quét lên kết cấu.10.3. Lịch trình sơnNhư đã quy định tại 5.4.4, quá trình sơn được chia làm các vùng, các bộ phận ….. mỗi lớp sơnhoàn thành phải được người giám sát chấp nhận mới được sơn lớp tiếp theo.10.4. Màng sơn hoàn chỉnhMỗi màng sơn sau khi hoàn thiện phải có độ dày đồng nhất, không bị khuyết và có lỗ. Vị trí nàoquá mỏng hoặc chưa được sơn sẽ phải sơn lại và phải đảm bảo khô trước khi sơn lớp tiếp theo.10.5. Thời gian sơn lớp tiếp theoMỗi lớp sơn phải đảm bảo khô hoàn toàn và đạt chiều dày trước khi sơn lớp kế tiếp. Một lớp sơnđược coi là khô để sơn lớp kế tiếp khi không có các hiện tượng nhân, phồng rộp hay mất độ bámdính. Với hầu hết các sơn, thời gian khô cho mỗi lớp phủ kể cả trong điều kiện tối ưu, phụ thuộcvào thành phần của nó và của các lớp tiếp theo. Do đó, sơn gốc dầu có thể mất 2 - 3 ngày khô đủđể sơn lớp tiếp theo cùng loại. Tuy nhiên, có thể cần 3 – 4 tháng để đóng rắn hoàn toàn màngsơn đối với sơn vinyl hoặc loại khác có chứa dung môi mạnh trong thành phần sơn. Một số loạisơn có quy định thời gian tối đa để sơn lớp kế tiếp. Nhà sản xuất sẽ đưa ra thời gian sơn lớp tiếptheo.10.6. Sơn không đạt yêu cầuKhả năng hỏng của hệ sơn đã hoàn thiện có thể gây bởi một số yếu tố. Hầu hết là do không tuânthủ các yêu cầu kỹ thuật của quá trình kiểm tra, giám sát trong công việc xử lý bề mặt, trong giámsát chất lượng sơn, thi công sơn, cũng như giám sát các điều kiện trong quá trình thi công sơn vàkhả năng đóng rắn, thời gian khô của màng sơn. Mặt khác, sơn hỏng có thể do chỉ tiêu kỹ thuậtkhông tương thích với mục đích sử dụng. Sơn hỏng cần phải được loại bỏ hoàn toàn, làm sạchlại bề mặt và thay thế bằng loại sơn được chỉ định.11. Thiết bị kiểm tra11.1. Quan sát bằng mắt thườngViệc quan sát bằng mắt thường là quan trọng nhất trong việc kiểm tra, giám sát thi công sơn. Tuynhiên, các dụng cụ đo cơ khí cũng giúp cho người giám sát thể hiện cho người thi công sơn thấyrằng công việc của họ có thể được kiểm tra trong suốt quá trình thi công và sau khi hoàn thành.11.1.1. Thiết bị đo độ nhám bề mặt – Tư vấn giám sát, giám sát có thể kiểm soát độ nhám bề mặtthép đã được đánh gỉ. Sử dụng phương pháp kiểm tra quy định tại ASTM D 4417 để khẳng địnhcác bề mặt thỏa mãn các yêu cầu quy định. Một số thiết bị chủ yếu:11.1.1.1. Dụng cụ so sánh độ nhám bề mặt để so sánh trực quan độ nhám với 1 đĩa chuẩn để xácđịnh độ nhám bề mặt thép đã được làm sạch bằng cát, hạt mài và vụn thép.11.1.1.2. Dụng cụ đo chiều sâu rãnh với các điểm hình côn để xác định chiều sâu các rãnh củamặt cắt.11.1.2. Khả năng bám dính của lớp phủTư vấn giám sát, giám sát nên mang theo 1 con dao nhỏ để xác định khả năng bám dính củamàng sơn lên bề mặt vật liệu tại những chỗ xuất hiện phồng rộp. Đây là một thử nghiệm chủ quanvà phụ thuộc vào kinh nghiệm của giám sát viên. Phương pháp kiểm tra bằng dao cắt tạo mạnglưới mô tả trong ASTM D 3359, ASTM D 6677, TCVN 2097: 1993 được sử dụng nhiều hơn.11.1.3. Thiết bị độ bám dínhĐược quy định tại ASTM D 4541 nhằm xác định lực cần thiết để nhổ mẫu kim loại được gắn vớibề mặt đã sơn phủ.11.2. Thiết bị kiểm tra hiện trườngThiết bị kiểm tra trong lĩnh vực này nên đảm bảo hoạt động tốt để Tư vấn giám sát sẵn sàng sửdụng khi cần thiết.11.2.1. Thời gian khô và đóng rắnThời gian khô và thời gian đóng rắn đều phải xem xét cẩn thận vì đều có thể ảnh hưởng tới chấtlượng sơn. Nhiệt độ tối thiểu yêu cầu cho phản ứng đóng rắn màng sơn và các màng sơn phủ hệnước khi nhiệt độ quá cao sẽ khó thi công đồng thời gây ra hiện tượng rỗ màng sơn. Sơn vô cơgiàu kẽm và sơn đóng rắn ẩm uretan yêu cầu điều kiện độ ẩm tối thiểu để đóng rắn. Những điềunày sẽ được lưu ý bởi Nhà sản xuất.11.2.1.1. Nhiệt kếNgười kiểm định phải luôn có một vài nhiệt kế có khoảng nhiệt độ từ - 18 oC tới 65 oC để đo nhiệtđộ không khí. Nhiệt kế tương tự hay nhiệt kế để đo nhiệt độ sơn, dung môi…. Nhiệt kế bề mặtphẳng để đo nhiệt độ bề mặt.11.2.1.2. Độ ẩm tương đối và điểm sươngẨm kế gồm có một nhiệt kế ướt và một nhiệt kế khô dùng để xác định độ ẩm và biểu đồ điểmsương là một công cụ rất hữu ích. Dụng cụ có thể cầm tay hoặc dùng điện cũng tốt như loại kỹthuật số. Các điều kiện khí quyển, gồm có độ ẩm tương đối, nhiệt độ bề mặt, điểm sương và nhiệtđộ không khí cần phải được theo dõi và ghi lại ở thời điểm làm việc.11.2.2. Tính đồng nhất của màng sơnĐây là một tính chất quan trọng vì độ bền của màng sơn liên quan đến độ dày của màng và độdày đồng đều có thể thực hiện được một phần nhờ độ đồng nhất của sơn.10.2.2.1. Cốc đo độ nhớtCó các trường hợp có xuất hiện chỗ mỏng hơn, do đó cần các thiết bị để đo độ đặc của sơn thicông tại hiện trường. Trong khi chỉ đưa ra được một phần thông tin về độ nhớt của chất lỏng, cáccốc Zahn là thiết bị có thể dùng để xác định độ đặc của sơn và các chất lỏng khác. Thiết bị gồmcó 1 viên bi và cóc thép không gỉ có miệng ở dưới đáy. Gắn với cốc là 1 vòng cầm tay có chỗ mởtrên đỉnh nhằm treo cốc ở vị trí thẳng đứng khi đưa chất lỏng vào để kiểm tra. Việc kiểm tra nàyđược chi tiết tại ASTM D 4212 hoặc TCVN 2092 : 2008.11.2.3. Cốc đo khối lượng riêng (kg/l)Khi người kiểm định cần kiểm tra khối lượng riêng của sơn, nếu khối lượng kiểm tra thấp hơn sovới khối lượng quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật hay theo dữ liệu của Nhà sản xuất, điều đó chothấy sơn đã không được sản xuất đúng hoặc loại dung môi sử dụng không phù hợp, trong khi đónếu khối lượng riêng của sơn trong một thùng chứa có giá trị tại các điểm là khác nhau, có nghĩalà sơn chưa được khuấy trộn đến đồng nhất. Khối lượng sơn trong cốc đo thể tích 1 galon xácđịnh tại 25oC hoặc ở nhiệt độ khác theo quy định. Cốc có 1 nắp và lỗ trên thân, khi đưa sơn vàođầy ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ quy định một chút, khi làm nóng hỗn hợp sơn, lượng chất lỏngthoát ra ngoài sẽ bị loại bỏ. Khi cốc đầy đem lau sạch bên ngoài và cân. Một cân chỉ cần có độnhạy 0,1g là đủ để khẳng định độ chính xác khối lượng riêng của sơn. Chênh lệch giữa lúc đầy vàlúc rỗng của cốc chia cho 10 là khối lượng tính bằng pound của 1 gallon sơn. Nhân với 119,8 sẽđược khối lượng g/l. Nguyên tắc sử dụng thiết bị trình bày chi tiết tại ASTM D 1475.11.2.4. Thiết bị đo chiều dày màng sơn ướtĐây là thiết bị dùng để đo độ dày màng sơn ngay sau khi sơn lên bề mặt vật liệu. Chú ý rằng cóthể có sai sót trong kết quả nếu dùng để đo đối với màng sơn khô nhanh như sơn vô cơ giàu kẽmvà hay sơn vinyl. Nếu thiết bị này dùng để đo độ dày màng ướt của lớp sơn tiếp theo, cần phải rấtcẩn thận do một phần màng sơn đã đóng rắn bên dưới có thể bị lùn khi đo, do đó độ dày củamàng bị lớn hơn thực tế . Nếu sử dụng khi lớp đầu tiên rất mềm, thường cho kết quả không chínhxác. Do đó việc rất quan trọng là phải ghi lại và lưu giữ các kết quả đo.11.2.4.1. Thiết bị đo chiều dày màng sơn theo nguyên lý tương tác hóa học (interchemical)Thiết bị được lăn lên màng sơn ướt trên một mặt phẳng. Kết quả đo chiều dày màng sơn đượcđọc trực tiếp trên thiết bị, với chiều dày theo micromet. Chi tiết theo hướng dẫn tại phương phápA, ASTM D 1212.11.2.4. Dụng cụ ấn có vạch chia đến µm - đo chiều dày màng sơn ướtLà thiết bị dùng để đo chiều dày màng sơn vừa thi công xong. Dụng cụ được đặt vuông góc vớibề mặt màng sơn mới thi công, còn ướt sau đó nhắc ra mà không có chuyển động trượt. Chiềudày thực của màng nằm giữa bước cao nhất của bề mặt đã được phủ sơn với bước cao nhất tiếptheo chưa được phủ sơn. Chi tiết có trong phương pháp đo ASTM D 4414.11.2.5. Thiết bị đo độ dày màng khôLà thiết bị quan trọng vì độ bền của màng sơn liên quan trực tiếp tới độ dày của màng. Có 2 loạithiết bị thường sử dụng là thiết bị đo độ dày không phá hủy màng và có phá hủy màng. Thiết bịkhông phá hủy màng được ưu tiên hơn vì không làm hỏng màng sơn. Thiết bị phá hủy màng đođộ dày thông qua việc cắt hoặc xâm nhập phá hủy bằng kim hoặc lưỡi cắt cùng với bộ phận đokhoảng cách di chuyển của lưỡi từ mặt sơn tới bề mặt vật liệu nền. Loại này gây phá hủy lớpsơn, do đó cần thiết phải chú ý tới lớp lót và ngăn chặn hiện tượng gỉ sét tại điểm đo. Một dạngthiết bị cắt được mô tả trong 10.2.5.4.11.2.5.1. Thiết bị đo độ dày màng khô không phá hủy màngĐược sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kiểm tra sơn, đối với kim loại đen dựa trên việc đo từ tính,kim loại không có từ tính thì dựa trên độ dẫn điện và dòng xoáy. Tất cả các loại khác nhau đềuđòi hỏi có hiệu chuẩn với tiêu chuẩn, đô dày đó phải được biết và nằm trong phạm vi với độ dàylớp phủ cần đo. Các hiệu chỉnh phải thực hiện với cùng kim loại, cùng nhiệt độ và độ dày, trên 1đường viền dưới lớp sơn. D 1186 và D 1400, D 7091 đã mô tả các thủ tục đo ở trên. Việc đo trênbề mặt thô có độ nhám thay đổi có thể dẫn đến hiểu sai kết quả, trừ trường hợp được hiệu chuẩntrên các bề mặt giống hệt nhau.11.2.5.2. Thiết bị đo độ dày bằng từ trườngSử dụng một nam châm điện có nguồn cung cấp liên tục hay một nam châm vĩnh cửu. Dựa trêncơ sở lớp màng không có từ tính sẽ làm thay đổi lực từ hay từ thông của kim loại. Nếu thay đổiđó là một hàm của độ dày màng, thiết bị sẽ cho biết độ dày của màng sơn. Việc đo từ tính có thểbị ảnh hưởng bởi khối lượng của thép, hoặc hàn điện tại vị trí đo. Phương pháp thực nghiệmASTM D 1186 mô tả các thao tác sử dụng thiết bị đo dùng từ trường. Phương pháp đo cũngđược mô tả theo SSPC – PA2 với hướng dẫn đo trên các khu vực khác nhau và dung sai theo độdày màng sơn.11.2.5.3. Thiết bị đo độ dày loại dòng xoáyDựa trên hiện tượng điện cảm và dòng xoáy. Phương pháp này được mô tả trong ASTM D1400,ASTM D 7901.11.2.5.4. Thiết bị đo độ dày màng sơn cầm tayThiết bị kiểm tra này được thiết kế để đo bằng việc quan sát hiển vi mặt cắt thực hiện trên màngsơn. Lưỡi cắt Cacbua Vonfram thực hiện cắt xuyên qua màng sơn vào bề mặt nền thành mộtđường hẹp theo một góc nhất định. Độ dày màng trên bất kỳ vị trí nào ổn định đều có thể xác địnhđược, các màng phủ đặc biệt có thể được đo theo cách đặc biệt riêng, ví dụ như theo màu sắc.Các màng sơn không quá giòn hay quá mềm, khi đó việc cắt xẻ sẽ xảy ra nhiều hơn là cắt xuyênqua màng, dẫn đến sai lệch kết quả đo. Phương pháp đo này được trình bày trong ASTM D 4138.11.2.6. Phát hiện khuyết tậtCác khuyết tật xuất hiện trên màng sơn có thể không thấy được bằng mắt thường. Độ ẩm có thểxâm nhập vào màng sơn qua khuyết tật đó. Việc thử nghiệm được thực hiện trước khi lớp sơnngoài đóng rắn để có thể kịp thời sửa chữa nếu có xuất hiện các khuyết tật. Thiết bị phát hiệnkhuyết tật có thể sử dụng điện áp thấp hoặc cao. Phương pháp thí nghiệm được mô tả tại ASTMD 5162.11.2.6.1. Thiết bị phát hiện điện áp thấp gồm có một tấm bọt xốp gắn với pin và báo hiệu.Một dây dẫn được gắn với vật liệu thành mạch điện. Miếng bọt được thấm ướt và di chuyển trênbề mặt sơn, nếu gặp lỗ khuyết sẽ hình thành mạch điện kín và chuông báo sẽ kêu. Mỗi điểmđược phát hiện cần phải đánh dấu và làm khô để tránh báo hiệu lại. Báo hiệu điện áp thấp có thểdùng cho màng có độ dày 508 micromet (20 mil).11.2.6.2. Bộ phát hiện dùng điện áp caoCó nguyên tắc hoạt động tương tự như bộ điện áp thấp, tuy nhiên không có miếng bọt ướt, thayvào đó là đTHẾ NÀO LÀ BỘT SƠN TĨNH ĐIỆN:Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chấtphụ gia.Phân loại Bột sơn tĩnh điện: Bột sơn tĩnh điện hiện nay gồm 04 loại phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn(Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.Điều kiện bảo quản: Như đã nói ở trên, điều kiện để bảo quản bột sơn tĩnh điện rất an toàn vì không sợ cháy nổ do nó là dạngbột khô không chứa dung môi và không tốn nhiều chi phí, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau là chúng ta có thể bảoquản bột sơn an toàn và hiệu quả nhất: - Để nơi khô ráo, thoáng mát - Nhiệt độ bảo quản dưới 33C (rất phù hợp với thời tiếtvà khí hậu của Việt Nam) - Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớpTHẾ NÀO LÀ CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN?Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khiđi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứngbám dính giữa bột sơn và vật sơn. Sơn Tĩnh Điện là công nghệ không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứngđược về vấn đề môi trường cho hiện tại và tương lai vì tính chất không có chất dung môi của nó. Do đó về vấn đề ô nhiễmmôi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn không có như ở sơn nước.Lợi điểm của công nghệ sơn tĩnh điện:a. Về kinh tế: - 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại). - Không cầnsơn lót - Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu. - Tiết kiệm thờigian hoàn thành sản phẩmb. Về đặc tính sử dụng: - Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tựđộng). - Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loạidung môi nào như đối với sơn nước.c. Về chất lượng: - Tuổi thọ thành phẩm lâu dài - Độ bóng cao - Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tácnhân hóa học hay thời tiết. - Màu sắc phong phú và có độ chính xácLợi ích giữa sơn tĩnh điện và sơn dầu:Sơn Tĩnh Điện dạng bột là phương pháp sơn ít tốn kém nhất trên giá thành sản phẩm mà trong những kỹ thuật sơn hiện tạitrên thế giới đang sử dụng (kể cả sơn tĩnh điện dạng nước).CHỨC NĂNG BỘT SƠN TĨNH ĐIỆN SƠN NƯỚC ,SƠN DẦU YÊU CẦU KỸ THUẬTKhả năng chịu nhiệt cao và ít bị ảnh hưởng môi trường (bao gồm nóng và lạnh)Có khả năng điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn Độ bao phủ bề mặt caoDễ bị ảnh hưởng của môi trường (trời lạnh thì bề mặt sơn co lại) Khó điều chỉnh độ dày mỏng của sơn Độ bao phủ thấp(không thể sơn nhửng vật có góc cạnh phức tạp)KINH TẾ Thu hồi và tái sử dụng 99% Độ bám cao (tỉ lệ thất thoát ít) Thu hồi chỉ vì vấn đề môi trường, không thể tái sử dụnglại. Độ bám thấp (tỷ lệ thất thoát cao khoảng 60%)ĐẶC TÍNH SỬ DỤNGKhông sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường Ưng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau (côngnghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…)Dễ dàng tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân côngDễ dàng lưu trữ Không yêu cầu công nhân có tay nghề cao (khi không đạt yêu cầu có thể làm lại dễ dàng)Phải sử dụng dung môi: gây ô nhiễm môi trường Hạn chế ứng dụng trong nhiều lĩnh vực Khó xây dựng hệ thống tự động hóacần nhiều nhân công chi phí caoKhó khăn trong việc lưu kho( có thể xảy ra cháy nổ)Yêu cầu công nhân tay nghề cao vì không thể sửa đồi nếu vật sơn không đạt yêu cầuTHÀNH PHẨM :Tạo ra thành phẩm nhanh (khoảng 10 – 15 phút). Tuổi thọ trung bình sản phẩm cao (4 – 5 năm) Có khảnăng cách điện Tạo ra thành phẩm chậm, mất nhiều thời gian (phải phụ thuộc thời tiết)Tuổi thọ trung bình sản phẩm thấp Không có khả năng cách điện Qua bảng so sánh trên ta thấy sơn tĩnh điện giúp ta tiết kiệmđược rất nhiều chi phí trong sản xuất, chi phí nhân công và sản phẩm khi sử dụng sơn tĩnh điện gặp nhiều thuận lợi trong việcxuất khẩu hơn so với sơn nước khi qua thị trường Châu Au và Châu Mỹ.ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng hải,công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng côngnghiệp, xây dựng dân dụng, …QUI TRÌNH SẢN XUẤT BỘT SƠN TĨNH ĐIỆN:HỆ THỐNG THIẾT BỊ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:Xử lý bề mặt: Bao gồm 4 bể hóa chất: Bể chứa hoá chất tẩy dầu mỡ Bể chứa axít tẩy gỉ sét Bể chứa hoá chất định hình bề mặtBể chứa hoá chất phốt phát hoá bề mặt Và 3 bể nước dùng để xử lý bề mặt vật liệu được sơn trước khi đưa vào phun sơn,nhằm mục đích tạo hiệu quả bám dính thật cao cho bột sơn.Thiết bị phun sơn: gồm súng sơn và bộ điều khiển Súng sơn: có 2 loại: - Súng sơn cầm tay - Súng sơn tự độngBộ điều khiển: gồm - Lò sấy - Buồng phun sơn - Thiết bị thu hồi - Máy rây bộtQUÁ TRÌNH PHUN SƠN: Quy trình công nghệ hệ thống sơn tĩnh điện bột gồm 4 bước cơ bản sau: Xử lý bề mặt (Pretreatment) Làm khô (Drying) Phun sơn (Spray Painting) Sấy (Paint Baking) Các bước chi tiết của quy trình:Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn: Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Thôngthường sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại. Ta xét trên bề mặt sắt: Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêucầu sau: Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí) Sản phẩm sạch rỉ sét. Sản phẩm không rỉ sét trở lạitrong thời gian chưa sơn. Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại. Do các yêu cầu trên mà việcxử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất. Hệ thống cácbể hóa chất bao gồm các bể sau: Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ. Bể rửa nước Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4hoặc HCl. Bể rửa nước. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt. Bể rửa nước. Các bể nàyđược xây và phủ nhựa Composite, hay làm bằng thép không rỉ. Vật sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ,di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khôsản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn. Thông thường lò sấy có dạng hình khối.Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyênliệu đốt là Gas.Bước 3: Sơn sản phẩm Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn. Do đặc tính củasơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy màbuồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mớiđể tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.Buồng phun sơn có 2 loại:Loại 1 súng phun: Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.Loại 2 súng phun: Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sảnphẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy táchẩm.Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 1800C – 2000Ctrong 10 phút Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.THU HỒI BỘT SAU KHI SƠN:a. Hệ thống thu hồi: Dùng bể lọc hoặc bình chiết tách.b. Cách sử dụng lại bột thu hồi: Để có thể sử dụng bột thu hồi một cách hiệu quả nhất ta phải trộn bột thu hồi với bột mớitheo tỉ lệ 1:1. Nếu bột có lẫn tạp chất hoặc độ tích điện yếu ta phải sử dụng máy rây bột.VD1. Hai bình điện phân: (FeCl3/Fe và CuSO4/Cu) mắc nối tiếp. Sau một khoảng thời gian, bình thứ nhất giải phóng mộtlượng sắt là 1,4 g. Tính lượng đồng giải phóng ở bình thứ hai trong cùng khoảng thời gian đó. Biết nguyên tử lượng của đồngvà sắt là 64 và 56, hóa trị của đồng và sắt là 2 và 3.HD. Khối lượng sắt giải phóng ở bình thứ nhất:Khối lượng đồng giải phóng ở bình thứ hai:VD2. Hai bình điện phân: (CuSO4/Cu và AgNO3/Ag) mắc nối tiếp. Trong một mạch điện. Sau một thời gian điện phân, khốilượng catôt của hai bình tăng lên 2,8 g. Biết nguyên tử lượng của đồng và bạc là 64 và 108, hóa trị của đồng và bạc là 2 và 1.a) Tính điện lượng qua các bình điện phân và khối lượng Cu và Ag được giải phóng ở catôt.b) Nếu cường độ dòng điện bằng 0,5 A. Tính thời gian điện phân.HD. a) m = m1 + m2 =Khối lượng đồng được giải phóng ở catôt:Khối lượng bạc được giải phóng ở catôt:b) Thời gian điện phân: t == 0,64 g.= 2,16 g.= 3860 s = 1 giờ 4 phút 20 giây.VD3. Một bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song; mỗi pin có suất điệnđộng 0,9 V và điện trở trong 0,6 Ω. Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở 205 Ω được mắc vào hai cực củabộ nguồn nói trên. Anôt của bình điện phân bằng đồng. Tính khối lượng đồng bám vào catôt của bình trong thời gian 50 phút.Biết Cu có A = 64; n = 2.HD. Ta có: Eb = 3e = 2,7 V; rb = 3I== 0,18 Ω;= 0,01316 A;= 0,013 g.VD4. Chiều dày của một lớp niken phủ lên một tấm kim loại là h = 0,05 mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặtphủ của tấm kim loại là 30 cm2. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Biết niken có A = 58, n = 2 và cókhối lượng riêng là ρ = 8,9 g/cm3.HD. Ta có m = ρV = ρSh = 1,335 g;= 2,47 A.VD5. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200 cm2 , người ta dùng tấm sắt làm catôt của một bình điện phânđựng dùng dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua trong thờigian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có A = 64; n = 2 và có khối lượng riêngρ = 8,9.103 kg/m3 . VD5. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200 cm2 , người ta dùng tấm sắt làm catôt củamột bình điện phân đựng dùng dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ I = 10 Achạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có A = 64; n = 2 vàcó khối lượng riêng ρ = 8,9.103 kg/m3 .HD. Ta có:= ρShh=0,018 cm.QUY TRÌNH PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN :- Xử lý bề mặt: Vật sơn phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước sau: Tẩy dầu ,Rửa nước chảy tràn, Tẩy gỉ , Rửanước chảy tràn, Định hình, Phosphat kẽm , Rửa nước.- Hấp: Hấp khô vật sơn sau khi xử lý bề mặt.- Phun sơn: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển trên súng, có thể điều chỉnh lượng bột phun rahoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng vật sơn.- Sấy: Vật sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tùy theo chủng loại thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tựđộng thích hợp (nhiệt độ sấy 150oC - 200oC, thời gian sấy 10 - 15 phút).- Cuối cùng là khâu kiểm tra, đóng gói thành phẩm.Do trong qui trình xử lý bề mặt tốt, qui trình phosphat kẽm bám chắc lên bề mặt kim loại, nên sản phẩm sau khi sơn tĩnh điệncó khả năng chống ăn mòn cao dưới tác động của môi trường.Màu sắc của sản phẩm sơn tĩnh điện rất đa dạng và phong phú như sơn bóng hay nhám sần, vân búa hay nhũ bạc... Vì vậy,sản phẩm sơn tĩnh điện có thể đáp ứng cho nhu cầu trong nhiều lĩnh vực có độ bền và thẩm mỹ cao, đặc biệt là đối với cácmặt hàng dân dụng, trang trí nội thất, thiết bị dụng cụ trong ngành giáo dục, y tế, xây dựng, điện lực,...CHỨC NĂNG BỘT SƠN TĨNH ĐIỆN SƠN NƯỚCKhả năng chịu nhiệt cao và ít bị ảnh hưởng môi trường (bao gồm nóng và lạnh).Có khả năng điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn .Độ bao phủ bề mặt cao.Kinh tế : Thu hồi và tái sử dụng 99% Độ bám cao (tỉ lệ thất thoát ít) .ĐẶC TÍNH SỬ DỤNGKhông sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường Ưng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau (côngnghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…)Dễ dàng tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân côngDễ dàng lưu trữ Không yêu cầu công nhân có tay nghề cao (khi không đạt yêu cầu có thể làm lại dễ dàng)THÀNH PHẨM :Tạo ra thành phẩm nhanh (khoảng 10 – 15 phút). Tuổi thọ trung bình sản phẩm cao (4 – 5 năm) Có khả năng cách điệnSơn tĩnh điện giúp ta tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong sản xuất, chi phí nhân công và sản phẩm khi sử dụng sơn tĩnhđiện gặp nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu khi qua thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: Công nghiệp hàng hải,công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,cơ khí,viễn thông… đến các lĩnh vực như sơn trang trí,xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, …LỢI ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:1.1. Về kinh tế:- 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại).- Không cần sơn lót- Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.- Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm.1.2. Về đặc tính sử dụng:- Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng phun sơn tự động).- Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loạidung môi nào như đối với sơn nước.1.3. Về chất lượng:- Tuổi thọ thành phẩm lâu dài- Độ bóng cao do súng phun sơn tĩnh điện được điều chỉnh tốt- Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.- Màu sắc phong phú và có độ chính xác ...1.4. Về môi trường:Công nghệ sơn bột chỉ có một quá trình sơn duy nhất ( chỉ sơn 1 lớp) nên nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường là những vấnđề được loại bỏ hoặc còn không đáng kể khi áp dụng công nghệ sơn bột.Vd: Việc sơn phủ bằng sơn dung môi yêu cầu sử dụng nhiều dung môi để pha, và những dung môi này khi lọc sơn, khi hòatrộn sơn và khi thải bỏ cần phải có những hệ thống kiểm soát sự bốc hơi của những chất hữu cơ dễ bay hơi. Trong công nghệsơn bột không chứa những dung môi do vậy phát sinh rất ít mùi làm ô nhiễm môi trường. Không khí thoát ra từ buồng phunsơn bột có thể được thải trở lại ngay trong phân xưởng mà vẫn an toàn, chỉ một lượng rất ít không khí thoát ra từ lò sấy sơnđược thải ra bên ngoài. Vì vậy mà công nghệ sơn phủ sơn Bột là một Công Nghệ Sơn an toàn, sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn tốthơn cho môi trường.2. ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SƠN BỘT:- Sơn bột tĩnh điện ngày nay được sử dụng nhiều trên thế giới nhờ các tính năng: đa dạng về màu sắc, chủng loại, chịu màimòn, chịu va đập, chịu thời tiết tuyệt vời, thi công trên nhiều loại chất liệu và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường.- Công nghệ sơn bột hiện nay đã được sử dụng để phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác nhau và cho rất nhiều các loại sảnphẩm. Trong lĩnh vực sản xuau61t hàng hóa tiêu dùng, công nghệ sơn bột được áp dụng cho rất nhiều các sản phẩm tiêu dùnghàng ngày như: Máy điều hòa không khí, máy giặt, máy đun nước nóng, máy rửa chén,....3. SẢN XUẤT SƠN BỘT Ở VIỆT NAM:Khoảng 10 năm trở lại đây, các nước trên thế giới đã dần thay thế sơn dung dịch bằng sơn bột. Bước chuyển đổi này khôngchỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường nước bởi trong sơn dung dịch, lượng dungmôi chiếm khoảng 40 - 50% sẽ thoát ra không khí, gây ô nhiễm môi trường.Ở Việt Nam trong mấy năm qua, nhu cầu sử dụng sơn bột cũng đã tăng lên rất mạnh trong các ngành công nghiệp sản xuất ôtô, xe máy để sơn các chi tiết máy, trong kết cấu xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên, lượng sơn bột này trongnước chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu. Thị trường sơn Việt Nam dần xuất hiện nhiều loại thương hiệu sơn bột: Dupont,ICI, Jotun... phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.Trước những thách thức và nhu cầu sơn bột, sự thành công trong nghiên cứu công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện ( điệntrường một chiều có điện áp từ 40 - 120 kV) không phụ thuộc vào nước ngoài đã mở ra khả năng ứng dụng sản xuất sơn bộttĩnh điện thương hiệu Việt Nam.Trên cơ sở Epoxy DER662, DER663, DER672 và các chất đóng rắn hệ phenolic DEH80, DEH84, DEH90 với xúc tác 2metyl imidazol, các nhà khoa học trong nước đã xây dựng và hoàn toàn làm chủ quy trình công nghệ sản xuất sơn bột tĩnhđiện; đồng thời xác định được các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chất lượng sơn bột tĩnh điện như: hàm lượng pigmentvà bột độn, khối lượng đổ đống và lắc rung, độ chảy của bột, tỷ khối, độ phân tán, các tính chất cơ học của màng sơn.Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã lựa chọn được loại hệ phụ gia làm nền TiO2 và sử dụng bột CaCO3biến tính bằng parafin sản xuất trong nước thích hợp cho sản xuất sơn bột để giảm giá thành sản phẩm.Trong công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện, yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của sơn là công nghệ trộn hợp ởtrạng thái chảy nhớt và nghiền siêu mịn. Sơn tĩnh điện phải được trộn trên thiết bị trộn trục vít với nhiệt độ thích hợp nhất từ95 - 105oC và nghiền theo nguyên lý búa văng tốc độ quay của roto hơn 7000 vòng/phút với nhiệt độ buồng nghiền khôngquá 50oC.Không chỉ thành công về mặt công nghệ, VN đã có thể tự chế tạo cả thiết bị để sản xuất sơn bột tĩnh điện gồm: thiết bị trộnkhô công suất 40 kg/mẻ, trộn trục vít công suất 1,75 KW với năng suất 10 - 15kg/h, thiết bị phun sơn tĩnh điện áp 60 120KV, buồng phun sơn tĩnh điện có thu hồi theo nguyên lý xylon và túi lọc buồng sấy bằng gas nhiệt độ cao nhất 250oC.Các sản phẩm sơn bột tĩnh điện chưa chính thức có mặt tại thị trường nhưng có khả năng ứng dụng rất lớn. TS Thiện cho biết,một nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện công suất 1000 tấn/năm đã được nghiên cứu xây dựng đề án. Tuy nhiên, để có thểphục vụ nhu cầu thị trường trong nước cần tiếp tục qua dự án sản xuất thử nghiệm để tiếp tục hoàn thiện công nghệ.4. ĐIỀU CHẾ SƠN BỘT Ở VIỆT NAM:4.1. Biến tính nhựa cánh kiến đỏ:Biến tính senlac bằng nhựa thông (tùng hương):ØKhi tổ hợp nhựa thông với senlac ở nhiệt độ đủ cao phản ứng este hoá xảy ra, chỉ số xít giảm xuống và nhiệt độ chảy mềmcũng tăng lên.trên 180oC có xảy ra phản ứng este hoá giữa 2 hợp phần làm giảm chỉ số xít và thay đổi khoảng chảy mềm. Tuy vậy, quátrình chỉ thuận lợi ở 60 phút đầu tiên. Ở những mẫu có tỷ lệ tùng hương cao, chỉ số axít giảm nhanh và khoảng nhiệt độ chochảy mềm ít thay đổi (xê dịch về phía có nhiệt độ cao). Ở những mẫu có tỷ lệ senlac cao, nhiệt độ chảy mềm tăng nhanh vàkhoảng chảy mềm thu hẹp lại đến mất hẳn (cuối bảng). Như vậy trong cách biến tính này chỉ có thể sử dụng senlac với tỷ lệthấp và trung bình.Ø Biến tính senlac bằng tùng hương và vỏ hạt đào (DVHĐ):Như đã biết từ phần trên, khi senlac vượt quá 50%, khoảng chảy mềm thu hẹp, màng sơn trở thành sần sùi. Trái lại, từ bảng 2ta thấy tăng tỷ lệ tùng hương lên trên 50%, màng lại kém bền uốn.DVHĐ cải thiện tính bền cơ cho màng, song chỉ có thể dùng tỷ lệ thấp. DVHĐ vượt quá 20%, màng quá mềm và dính. Mẫusố 6,7 có thể chọn cho những nghiên cứu tiếp theo.4.2. Biến tính nhựa epoxy:Chất tạo màng từ senlac trên đây có màu tối sẫm và độ chịu nước trung bình. Để mờ rộng ứng dụng, đã tiến hành biến tínhnhựa epoxy và khảo sát khả năng đóng rắn màng, pha chế sơn bột sáng màu.Sử dụng nhựa Epikot 1004:ØTừ hình 2 ta thấy: ở 140oC, mức độ đóng rắn nhựa rất thấp. Qua 10 phút gần gel chỉ 59%; đến 20 phút vẫn không vượt quá70%. ở 160o và 180oC mức độ đóng rắn nhựa gần như tương đương. Trong 10 phút đầu mẫu nhiệt độ cao (180oC) đóng rắnkhá hơn (phần gel vượt 3-6%) so với mẫu ở 160oC. Điều kiện phù hợp nhất là đóng rắn 10- 12 phút ở 160 ± 5o. Đóng rắnbằng AP, với khoảng chảy mềm hẹp nên màng sơn kém bóng hơn khi thay AP bằng este axít của nó.Sử dụng nhựa epoxy ED-16:Ø+ Biến tính nhựa ED-16 bằng nhựa este axit (GP-34)Tương tác giiưã các nhóm axit của nhựa este với nhóm epoxy của nhựa ED-16 làm giảm chỉ số axit đều đặn và chuyển hệthống vào trạng thái rắn.Khi tăng tỷ lệ nhựa axit, hỗn hợp phản ứng nhanh đặc quánh: khoảng chẩy mềm hẹp lại, nên khó hình thành màng. Lớp phủtừ các sản phẩm này có độ cứng cao, nhưng kém bền va đập.+ Biến tính nhựa ED-16 bằng dầu veNhờ có chứa nhóm hydroxyl trong mạch axit béo nên dầu ve tương hợp được với những polyme phân cực và có tác dụng hoádẻo dạng nhựa cứng.Đã thực hiện việc biến tính nhựa epoxy ED- 16 với dầu ve và tùng hương. Sản phẩm ETV là một dạng nhựa rắn có khoảngchảy mềm 85-120oC, có khả năng chuyển thành bột và tạo màng sơn. Mẫu này được dùng trong pha chế sơn bột.1. Nguyên lý phun sơn tĩnh điệnNguồn điện 220V qua tủ điện chuyển thành dòng hạ thế 24V, được dẫn tới bộ phát cao áp ở súng phun, kimdẫn điện ở đầu súng phun được tiếp xúc với bộ phát cao áp. Sơn và khí khi ra tới đầu súng sẽ được nhiễm điệndo tiếp xúc với kim dẫn điện.Sơn và khí qua tiếp xúc với kim dẫn điện sẽ được mang 1 điện tích cùng dấu (-), vật phun được tiếp mát sẽ chobề mặt mang điện tích (+), các phân tử sơn mang ion (-) sẽ có lực hút với các phân tử trên bề mặt của sản phẩmmang ion (+) tạo sức bám dính tốt hơn và hạn chế bay ra ngoài. Sự tiết kiệm sơn cũng được tăng cao nhờnguyên lý tĩnh điện này.Lớp phủ được tạo ra bằng cách phun bột được tích điện nhờ phương pháp tĩnh điệnlên bề mặt của chi tiết và đem nung nóng, khi đó bột phủ sẽ chảy và tạo thành lớp bềmặt có liên kết tốt.Ưu nhược điểmCó 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:- Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox...- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,...Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:- Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn, nhưng lượng dungmôi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dungmôi dư, chi phí sơn cao.- Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại, nhưng bột sơn không bám vào vậtsơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng, chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.Khái niệm về Bột sơn tĩnh điện:Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bộtmàu và chất phụ gia.Phân loại Bột sơn tĩnh điện: Bột sơn tĩnh điện hiện nay gồm 04 loại phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát(Texture), nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.Điều kiện bảo quản: Như đã nói ở trên, điều kiện để bảo quản bột sơn tĩnh điện rất an toàn vì không sợ cháy nổdo nó là dạng bột khô không chứa dung môi và không tốn nhiều chi phí, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiệnsau là chúng ta có thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả nhất: - Để nơi khô ráo, thoáng mát - Nhiệt độ bảoquản dưới 33C (rất phù hợp với thời tiết và khí hậu của Việt Nam) - Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớpỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN:Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệphàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơntrang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, …THU HỒI BỘT SAU KHI SƠN:a. Hệ thống thu hồi: Dùng Filter hoặc cycloneb. Cách sử dụng lại bột thu hồi: Để có thể sử dụng bột thu hồi một cách hiệu quả nhất ta phải trộn bột thu hồivới bột mới theo tỉ lệ 1:1. Nếu bột có lẫn tạp chất hoặc độ tích điện yếu ta phải sử dụng máy rây bột.Xử lý bề mặt1. Tẩy Dầu mỡ :Sản phẩm được cho vào rọ chứa và được cho ngâm vào Bể chứa hóa chất Tẩy Dầu mỡ . Để làm tăng khả năngtiếp xúc của sản phẩm với Hoá chất thông thường người ta dùng khí nén sục vào đáy bể. Sau thời gian qui địnhsản phẩm được lấy ra và chuyển sang bể Rửa nước.2. Rửa Nước chẩy tràn3. Tẩy Gỉ : 4. Rửa Nước chẩy tràn5.Định hìnhLà chất điều chỉnh bề mặt vật liệu trước khi xử lý phosphat kẽm. Có tác dụng làm cho bề mặt kết tủa của lớpphosphat mịn màng. Rút ngắn thời gian trong quá trình phosphate hóa.6.Phosphat kẽmTạo thành lớp màng photphat màu xám tro, ổn định trong không khí, độ bền ăn mòn cao, có thể dùng phươngpháp ngâm và phun. Được dùng rộng rãi làm lớp nền trong sơn tĩnh điện.Phosphate sắtThao tác đơn giản, có thể dùng phương pháp ngâm và phun.Chi phí thấp .Được dùng rộng rãi làm lớp nền trongsơn tĩnh điện.7. Rửa nước .Xử lý bề mặt: Bao gồm 4 bể hóa chất: Bể chứa hoá chất tẩy dầu mỡ Bể chứa axít tẩy gỉ sét Bể chứa hoá chấtđịnh hình bề mặt Bể chứa hoá chất phốt phát hoá bề mặt Và 3 bể nước dùng để xử lý bề mặt vật liệu được sơntrước khi đưa vào phun sơn, nhằm mục đích tạo hiệu quả bám dính thật cao cho bột sơn.Quy trìnhQUÁ TRÌNH PHUN SƠN: Quy trình công nghệ hệ thống sơn tĩnh điện bột gồm 4 bước cơ bản sau: Xử lý bềmặt (Pre-treatment) Làm khô (Drying) Phun sơn (Spray Painting) Sấy (Paint Baking) Các bước chi tiết của quytrình:Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn: Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bềmặt. Thông thường sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại. Ta xét trên bề mặt sắt: Việc xử lý bề mặt sảnphẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau: Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí) Sản phẩmsạch rỉ sét. Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn. Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữalớp màng sơn và kim loại. Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lýtheo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất. Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau: Bể chứahóa chất tẩy dầu mỡ. Bể rửa nước Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl. Bể rửa nước. Bểchứa hóa chất định hình bề mặt. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt. Bể rửa nước. Các bể này được xây vàphủ nhựa Composite, hay làm bằng thép không rỉ. Vật sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ,di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.
Tài liệu liên quan
- Quang khắc hay photolithography là kỹ thuật sử dụng trong công nghệ bán dẫn và công nghệ vật liệu
- 50
- 575
- 1
- Nghiên cứu một số giải pháp cơ bản áp dụng trong công nghệ HSPA+ luận văn tốt nghiệp đại học điện tử viễn thông
- 20
- 604
- 0
- Thế nào là ảnh chân dung? ppt
- 12
- 616
- 0
- Sinh học tế bào và tính ứng dụng trong công nghệ sinh học
- 38
- 951
- 9
- Các nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong công nghệ Web thế hệ mới
- 40
- 500
- 0
- Phật Tử Quan Niệm Thế Nào Là Ăn Uống Đúng Với Pháp Chánh pptx
- 3
- 264
- 0
- Bạn là người liều lĩnh trong công việc? potx
- 5
- 221
- 0
- Thế nào là khen ngợi đúng cách doc
- 12
- 321
- 0
- tổng hợp xúc tác reforming trên cơ sở hzsm-5. ứng dụng trong công nghệ nhiệt phân nhựa
- 92
- 699
- 2
- OFDM - OFDMA VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ TRUY CẬP BĂNG RỘNG KHÔNG DÂY - 5 pot
- 9
- 534
- 4
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.75 MB - 27 trang) - Chương 5. Sơn Tĩnh Điện Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tiêu Chuẩn độ Dày Lớp Sơn Tĩnh điện
-
Những điều Cần Lưu ý Về độ Dày Lớp Sơn Tĩnh điện - DHA COATING
-
CÁCH THỨC KIỂM TRA BỀ MẶT SƠN TĨNH ĐIỆN
-
[PDF] Biện Pháp Chống ăn Mòn Kim Loại Bằng Phương Pháp Sơn Tĩnh điện
-
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SƠN TĨNH ĐIỆN GIA CÔNG
-
Sơn Tĩnh điện Trong Nhà - Công Ty TNHH Kỹ Thuật Vạn Phúc
-
CÁC CÁCH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT SƠN TĨNH ĐIỆN
-
Phương Pháp Xác định độ Dày Màng Sơn Tàu Biển
-
Quy Trình Thi Công Sơn Tĩnh điện Chi Tiết Và Một Số Lưu ý Quan Trọng.
-
Tìm Hiểu Về Quy Trình Sơn Tĩnh điện Chuẩn Và An Toàn
-
Tiêu Chuẩn Ngành Sơn - Muayene
-
Đo Chiều Dày Lớp Sơn Phủ Tĩnh điện
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9276:2012 Về Sơn Phủ Bảo Vệ Kết Cấu ...