Chương 5: Sử Dụng Dụng Cụ Phòng Hộ
Có thể bạn quan tâm
Chương 5: Sử dụng dụng cụ phòng hộ | |||||||||||||||||||
Dụng cụ phòng hộ là những dụng cụ nhân viên y tế có thể mang để bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với bệnh nhân. Dụng cụ phòng hộ cá nhân cũng có thể bảo vệ bệnh nhân không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vảng lai của nhân viên y tế. Các dụng cụ phòng hộ cá nhân thường được sử dụng bao gồm găng tay, khẩu trang, áo choàng, nón, mắt kính và ủng hay bao giày. | |||||||||||||||||||
5.1 Sử dụng găng | |||||||||||||||||||
5.1.1 Nguyên tắc cơ bản của sử dụng găng | |||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||
5.1.2 Đánh giá và chọn găng thích hợp | |||||||||||||||||||
Chọn găng nên dựa trên việc phân tích nguy cơ của từng loại môi trường, loại thủ thuật, khả năng tiếp xúc với máu hay dịch tiết, thời gian sử dụng và lượng áp lực trên găng (Bảng 5-1). Nhân viên nên biết nguy cơ trong mỗi thủ thuật, chọn găng thích hợp cho từng công việc và khuyến cáo người quản lí thay đổi găng khác nếu găng có sẳn không thích hợp.
Bảng 5-1: Phân loại găng
| |||||||||||||||||||
5.2 Khẩu trang | |||||||||||||||||||
5.1.2 Phân loại khẩu trang | |||||||||||||||||||
Khẩu trang phẩu thuật Khẩu trang có thể có 3-4 lớp, có loại dây đeo qua tai hoặc dây cột. Khẩu trang phẫu thuật có thể ngăn ngừa vi sinh vật lan truyền từ người mang sang người khác và cũng ngăn ngừa lây truyền qua giọt bắn khi hắt hơi, ho. Khẩu trang hô hấp Khẩu trang có hiệu quả lọc được không khí hít vào.
Bảng 5-2: Các loại khẩu trang hô hấp
| |||||||||||||||||||
5.2.2 Những người nên mang khẩu trang | |||||||||||||||||||
Khẩu trang dùng một lần chỉ nên dùng một lần, không dùng lại hay đeo quanh cổ và vứt bỏ sau 4-6 giờ sử dụng. Khi cần sử dụng lại, nên chú ý cách bảo quản khẩu trang. Nếu khẩu trang bị ướt, cần phải thay khẩu trang mới. | |||||||||||||||||||
5.2.3 Nguyên tắc mang khẩu trang | |||||||||||||||||||
Khi đeo khẩu trang cần đảm bảo: (hình 5-1 & 5-2 )
Hình 5-1: Cách mang khẩu trang N-95 (loại có nếp gấp)
Hình 5-2: Cách mang khẩu trang N-95 (loại nón) Các tiêu chuẩn kiểm tra độ vừa khẩu trang (fit testing procedures) Xem vị trí cằm có thích hợp Dây buộc vừa phải, không quá chặt Vị trí bắt ngang mũi vừa vặn Có khoảng cách đủ rộng giữa mũi và cằm Không dễ tuột Không để tóc nằm giữa da mặt và khẩu trang Các thao tác kiểm tra Thở bình thường Thở sâu Quay đầu sang hai bên Cúi và ngẩng đầu Nói chuyện Kiểm tra độ chặt -Che phần trước khẩu trang bằng hai tay, cẩn thận không làm xê dịch khẩu trang -Thở ra mạnh. Áp lực dương bên trong khẩu trang. Nếu hở, điều chỉnh lại vị trí và hay căng lại dây. Kiểm tra lại. Lặp lại các bước đến khi khẩu trang khít hoàn toàn - Hít vào sâu. Nếu không hở, áp lực âm sẽ làm khẩu trang bám chặt vào mặt. Hở sẽ làm mất áp lực âm trong khẩu trang do khí đi vào qua lỗ hở. | |||||||||||||||||||
5.3 Áo choàng, ủng/bao giày, nón và mắt kính | |||||||||||||||||||
Những dụng cụ như áo choàng, bao giày, mắt kính cần được mang khi tiếp xúc bệnh nhân có nguy cơ bắn máu hay dịch cơ thể, ví dụ đặt nội khí quản, đở sanh, các thủ thuật xâm lấn, thăm khám bệnh nhân chấn thương hay tai nạn giao thông, tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhi bị kích thích | |||||||||||||||||||
5.3.1 Sử dụng áo choàng | |||||||||||||||||||
Mang áo choàng mỗi lần tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nên sử dụng áo choàng loại dùng một lần trong những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm quan trọng như SARS, cúm gà (xem phần cách ly bệnh nhân SARS). Sử dụng áo choàng mặt trong có lớp không thấm nước hay tạp dề bằng chất liệu không thấm nước để ngăn thấm dịch tiết qua da hay quần áo. Được dùng khi dự kiến thực hiện các thao tác có bắn máu. Nên dùng áo choàng và bao giày khi chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm trùng để làm giảm nguy cơ lây nhiễm sang người khác. Khi dùng áo choàng cho mục đích này, cần cởi bỏ áo trước khi rời khỏi phòng bệnh nhân Cách mang áo choàng: Rửa tay Chọn áo. Để phần mở ở lưng trước mặt Cho tay vào ống tay Cột dây ở cổ Cho bờ áo chòang chéo vào nhau, cột hoặc dán lại Cách cởi bỏ áo choàng Tháo dây lưng Rửa tay Tháo dây cổ Nếu đang mang khẩu trang phẫu thuật, tháo khẩu trang (Nếu mang khẩu trang N95: không tháo khẩu trang ở giai đoạn này) Bỏ một tay áo trước, sau đó tháo tay kia, tránh làm mặt ngoài khẩu trang tiếp xúc với áo quần Bỏ áo xuống Gấp mặt ngoài áo vào trong, bỏ vào thùng đựng đồ vảiRửa tay | |||||||||||||||||||
5.3.2 Sử dụng kính bảo hộ hoặc mạng che mặt | |||||||||||||||||||
Cần mang khi làm thủ thuật, chăm sóc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, chất tiết đường hô hấp (hút dịch, đặt nội khí quản, người bệnh ho, sổ mũi…). Tốt nhất là dùng mạng che mặt (face shields) hay kính bảo hộ (goggles). Nếu dự đoán sẽ có văng tóe máu, mắt kính thông thường sẽ không đủ để bảo vệ. Sau mỗi ca làm việc, các kính bảo hộ và mặt nạ che mặt phải được khử trùng mức độ cao. |
Từ khóa » Mục đích Sử Dụng Găng Tay Y Tế
-
Sử Dụng Găng Tay Trong Y Tế
-
Găng Tay Y Tế Là Gì? Những Công Dụng Của Găng Tay Y Tế - ECO3D
-
Sử Dụng Găng Tay Trong Lâm Sàng: Hành động Và Nhận Thức Của ...
-
Cấu Tạo Và Công Dụng Của Găng Tay Y Tế Màu Xanh
-
Tìm Hiểu Găng Tay Y Tế Xuất Khẩu Là Gì? Lợi Ích? - Bảo Hộ Garan
-
Găng Tay Y Tế - Bảo Hộ Long Châu
-
Sử Dụng Găng Tay Y Tế Như Thế Nào Cho đúng Cách?
-
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN - Health Việt Nam
-
Tại Sao Trong Y Tế Lại Phải Sử Dụng Găng Tay Cao Su Mỏng?
-
Màu Sắc Găng Tay Y Tế Và ứng Dụng - S&S Glove
-
[PDF] HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GĂNG TAY THĂM KHÁM Y TẾ Mô Tả
-
Găng Tay Y Tế Xuất Khẩu Và Một Số Lưu ý Về Thủ Tục Hải Quan - Metrotech
-
[PDF] Sử Dụng Phương Tiện Phòng Hộ Cá Nhân - Bệnh Viện Nhi đồng 1
-
Găng Tay Y Tế - Amazon Seller Central