Chương 5: Sự Sáng Tạo - Church Of Jesus Christ

Các Nguyên Tắc Phúc Âm

  • Mục Lục

  • trang tựa

  • Lời Giới Thiệu

  • Chương 1: Cha Thiên Thượng của Chúng Ta

  • Chương 2: Gia Đình Thiên Thượng của Chúng Ta

  • Chương 3: Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Lãnh Đạo và Đấng Cứu Rỗi Đã Được Chọn của Chúng Ta

  • Chương 4: Sự Tự Do Lựa Chọn

  • Chương 5: Sự Sáng Tạo

  • Chương 6: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va

  • Chương 7: Đức Thánh Linh

  • Chương 8: Cầu Nguyện lên Cha Thiên Thượng của Chúng Ta

  • Chương 9: Các Vị Tiên Tri của Thượng Đế

  • Chương 10: Thánh Thư

  • Chương 11: Cuộc Sống của Đấng Ky Tô

  • Chương 12: Sự Chuộc Tội

  • Chương 13: Chức Tư Tế

  • Chương 14: Tổ Chức của Chức Tư Tế

  • Chương 15: Dân Giao Ước của Chúa

  • Chương 16: Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô trong Thời Xưa

  • Chương 17: Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô Ngày Nay

  • Chương 18: Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

  • Chương 19: Sự Hối Cải

  • Chương 20: Phép Báp Têm

  • Chương 21: Ân Tứ Đức Thánh Linh

  • Chương 22: Các Ân Tứ của Thánh Linh

  • Chương 23: Tiệc Thánh

  • Chương 24: Ngày Sa Bát

  • Chương 25: Nhịn Ăn

  • Chương 26: Sự Hy Sinh

  • Chương 27: Sự Làm Việc và Trách Nhiệm Cá Nhân

  • Chương 28: Sự Phục Vụ

  • Chương 29: Luật Sức Khỏe của Chúa

  • Chương 30: Lòng Bác Ái

  • Chương 31: Sự Lương Thiện

  • Chương 32: Tiền Thập Phân và Các Của Lễ

  • Chương 33: Công Việc Truyền Giáo

  • Chương 34: Phát Huy Các Tài Năng của Chúng Ta

  • Chương 35: Sự Vâng Lời

  • Chương 36: Gia Đình Có Thể Được Vĩnh Cửu

  • Chương 37: Trách Nhiệm Gia Đình

  • Chương 38: Hôn Nhân Vĩnh Cửu

  • Chương 39: Luật Trinh Khiết

  • Chương 40: Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình

  • Chương 41: Thế Giới Linh Hồn Sau Trần Thế

  • Chương 42: Sự Quy Tụ của Gia Tộc Y Sơ Ra Ên

  • Chương 43: Các Điềm Triệu về Ngày Tái Lâm

  • Chương 44: Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô

  • Chương 45: Thời Kỳ Ngàn Năm

  • Chương 46: Sự Phán Xét Cuối Cùng

  • Chương 47: Sự Tôn Cao

  • Bản Liệt Kê Những Dụng Cụ Trợ Huấn bằng Hình Ảnh

  • Bản Chú Dẫn

The Earth as seen from space.
  • Tại sao chúng ta cần phải đến thế gian?

Khi chúng ta còn là con cái linh hồn sống với cha mẹ thiên thượng của mình, Cha Thiên Thượng của chúng ta đã phán bảo cho chúng ta biết về kế hoạch của Ngài để giúp chúng ta trở nên giống như Ngài hơn. Chúng ta đã cất tiếng reo mừng khi chúng ta nghe được kế hoạch của Ngài (xin xem Gióp 38:7). Chúng ta háo hức mong chờ những kinh nghiệm mới. Để những điều này được xảy ra, chúng ta cần rời khỏi nơi hiện diện của Đức Chúa Cha của chúng ta và tiếp nhận những thể xác hữu diệt. Chúng ta cần có một nơi khác để sống, là nơi mà chúng ta có thể chuẩn bị để trở nên giống như Ngài. Ngôi nhà mới của chúng ta được gọi là thế gian.

  • Các anh chị em nghĩ tại sao chúng ta cất tiếng reo mừng khi chúng ta nghe được kế hoạch cứu rỗi?

Xin lưu ý giảng viên: Một số học viên hoặc những người trong gia đình có lẽ không cảm thấy thoải mái khi đọc lớn tiếng. Trước khi yêu cầu họ đọc lớn tiếng, các anh chị em có lẽ muốn hỏi: “Ai muốn đọc? Rồi gọi những người tình nguyện đọc.

Chúa Giê Su Ky Tô sáng tạo ra thế giới này và vạn vật trong đó. Ngài cũng sáng tạo ra nhiều thế giới khác. Ngài đã làm như vậy qua quyền năng của chức tư tế, dưới sự hướng dẫn của Cha Thiên Thượng của chúng ta. Thượng Đế Đức Chúa Cha đã phán: “Ta đã sáng tạo ra vô số thế giới; … và ta sáng tạo ra chúng qua Vị Nam Tử, tức là con Độc Sinh của ta” (Môi Se 1:33). Chúng ta có những chứng ngôn khác về lẽ thật này. Joseph Smith và Sidney Rigdon đã trông thấy Chúa Giê Su Ky Tô trong một khải tượng. Họ đã làm chứng rằng “bởi Ngài, qua Ngài và do Ngài mà các thế giới đã và đang được sáng tạo, và dân cư trên ấy là con trai và con gái của Thượng Đế sinh ra” (GLGƯ 76:24).

  • Các mục đích của Sự Sáng Tạo là gì?

Thế gian và vạn vật trên đó đã được sáng tạo ở thể linh trước khi được sáng tạo ở thể vật (xin xem Môi Se 3:5). Khi hoạch định việc sáng tạo ra thế gian ở thể vật, Đấng Ky Tô đã phán cùng những người đang hiện diện với Ngài: “Chúng ta sẽ đi xuống, vì dưới đó có khoảng không, … và chúng ta sẽ làm ra một thế gian cho những linh hồn này [các con linh hồn của Cha Thiên Thượng của chúng ta] trú ngụ” (Áp Ra Ham 3:24).

Dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Cha, Đấng Ky Tô đã tạo dựng và tổ chức thế gian. Ngài tách ánh sáng ra khỏi bóng tối để làm thành ngày và đêm. Ngài tạo mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Ngài tách nước ra khỏi đất khô cạn để làm thành biển, sông và hồ. Ngài làm cho thế gian trở thành xinh đẹp và phong phú. Ngài làm nên cỏ, cây, hoa và đủ loại cây cối. Những cây cối này chứa hạt giống mà từ đó cây cối mới có thể được nẩy nở. Rồi Ngài tạo ra các động vật—cá, gia súc, côn trùng và chim muông đủ loại. Những động vật này có khả năng sinh sôi nẩy nở theo giống của chúng.

Giờ đây, thế gian đã sẵn sàng cho sự sáng tạo vĩ đại nhất trong tất cả mọi sự sáng tạo—loài người. Linh hồn của chúng ta được ban cho thể xác bằng thịt và máu để chúng ta có thể sống trên thế gian. “Và ta Thượng Đế, phán bảo Con Độc Sinh của ta, là người đã cùng ở với ta từ lúc khởi đầu: Chúng ta hãy làm nên loài người, theo hình ảnh của chúng ta; và việc ấy đã có như vậy” (Môi Se 2:26). Và như thế người nam đầu tiên, A Đam, và người nữ đầu tiên, Ê Va, được tạo nên và được ban cho thể xác giống như thể xác của cha mẹ thiên thượng của chúng ta. “Ngài dựng nên loài người giống như hình ảnh của Thượng Đế; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ” (Sáng Thế Ký 1:27). Khi Chúa hoàn thành sự sáng tạo của Ngài, Ngài lấy làm hài lòng và biết rằng việc làm của Ngài thì tốt đẹp, và Ngài nghỉ ngơi trong một thời gian.

  • Làm thế nào những sự sáng tạo của Thượng Đế cho thấy Ngài yêu thương chúng ta?

Chúng ta hiện đang sống trong thế giới xinh đẹp này. Hãy nghĩ đến mặt trời mang lại sự ấm áp và ánh sáng cho chúng ta. Hãy nghĩ đến mưa làm cho cây cối nẩy nở và làm cho thế gian cảm thấy sạch sẽ và tươi mát. Hãy nghĩ về điều tốt đẹp biết bao khi nghe tiếng chim muông ca hót hoặc bạn bè cười vang. Hãy nghĩ đến cơ thể của chúng ta kỳ diệu biết bao—cách chúng ta có thể làm việc, vui chơi và nghỉ ngơi. Khi chúng ta suy nghĩ về tất cả mọi sự sáng tạo này, thì chúng ta mới bắt đầu hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô và Cha Thiên Thượng của chúng ta là những Đấng thông sáng, đầy quyền năng và đầy tình yêu thương biết bao. Các Ngài đã cho thấy tình yêu thương lớn lao đối với chúng ta bằng cách đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của chúng ta.

Đời sống của cây cối và các động vật cũng được tạo ra để mang đến niềm vui cho chúng ta. Chúa đã phán: “Phải, tất cả những vật nảy sinh từ đất nảy sinh, vào đúng mùa của chúng, đều được tạo ra vì lợi ích và sử dụng của con người, vừa để làm vui mắt, vừa để làm cho lòng người hân hoan; phải, để làm thực phẩm và y phục, để nếm và để ngửi, để bồi bổ cơ thể và làm sống động tâm hồn” (GLGƯ 59:18–19). Mặc dù có rất nhiều tạo vật của Thượng Đế, nhưng Ngài cũng biết rõ và yêu thương tất cả những tạo vật đó. Ngài phán: “Đối với ta mọi thứ đều đếm được, vì chúng là của ta và ta biết rõ chúng” Môi Se 1:35).

  • Các anh chị em biết ơn một số điều nào về những sự sáng tạo của Thượng Đế?

  • Sáng Thế Ký 1; 2:1–7; Áp Ra Ham 3:22–23; 4–5; Môi Se 2–3 (truyện ký về Sự Sáng Tạo)

  • Hê Bơ Rơ 1:1–3; Cô Lô Se 1:12–17; GLGƯ 38:1–3 (Chúa Giê Su Đấng Sáng Tạo)

  • GLGƯ 59:18–20; Môi Se 2:26–31; GLGƯ 104:13–17; Ma Thi Ơ 6:25–26 (Sự Sáng Tạo cho thấy tình yêu thương của Thượng Đế)

Từ khóa » Ta Có The Sáng Tạo Ngàn Vạn The Giới