CHƯƠNG 6: ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC I.Khái Niệm Và Vai Trò Của đãi ...

1. Khái niệm đãi ngộ nhân lực

− Đãi ngộ là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Đãi ngộ nhân lực là một quá trình: mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm về đãi ngộ nhân lực từ việc xây dựng các chính sách đãi ngộ đến việc tổ chức thực hiện công tác đãi ngộ trong doanh nghiệp.

+ Đãi ngộ nhân lực phải hướng tới việc thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động.

+ Đãi ngộ nhân lực giúp đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thông qua lao động có hiệu quả của đội ngũ nhân lực.

2. Vai trò của đãi ngộ nhân lực

a. Đối với Doanh nghiệp

− Đãi ngộ nhân lực là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

− Đãi ngộ nhân lực góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng cho doanh nghiệp: Bởi nó cung cấp điều kiện vật chất cho quá trình tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động.

+ Con người được thể hiện bởi hai yếu tố, đó là thể lực và trí lực cũng như tinh thần của họ → Các yếu tố này có thể bị hao mòn trong quá trình làm việc → làm giảm sức mạnh nguồn nhân lực của doanh nghiệp → cần bù đắp cho họ thông qua các hình thức đãi ngộ khác nhau.

+ Ngoài ra đãi ngộ nhân lực còn làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp không bỏ đi tìm việc khác.

− Đãi ngộ nhân lực góp phần nâng cao hiệu quả các chức năng quản trị nhân lực khác trong doanh nghiệp.

− Đãi ngộ nhân lực giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

− Đãi ngộ nhân lực còn tạo lập môi trường văn hóa nhân văn trong doanh nghiệp, thể hiện rõ triết lý quản trị kinh doanh và do vậy giúp cho tinh thần doanh nghiệp được củng cố và phát triển.

b. Đối với người lao động

− Đãi ngộ nhân lực tạo động lực kích thích người lao động làm việc. Người lao động trong doanh nghiệp luôn làm việc với động cơ thúc đẩy nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của họ.

− Đãi ngộ nhân lực tạo điều kiện để người lao động không ngừng nâng cao đời sống vật chất giúp họ hòa đồng với đời sống xã hội ngày càng văn minh hiện đại. Về mặt vật chất các hình thức đãi ngộ tài chính như tiền lương, tiền thưởng… sẽ giúp người lao động nuôi sống bản thân và gia đình họ.

− Đãi ngộ nhân lực mang lại niềm tin của người lao động đối với doanh nghiệp, công việc và những người xung quanh, đó là sức mạnh tinh thần để họ làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn và trung thành với doanh nghiệp hơn. Với các hình thức đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc và môi trường làm việc người lao động sẽ có được niềm vui và say mê trong công việc, tự giác nhiệt tình hơn và phát huy được tính sáng tạo…

c. Đối với xã hội

− Đãi ngộ nhân lực góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực ổn định và chất lượng cho xã hội

− Đãi ngộ nhân lực cũng tạo điều kiện thuận lợi và góp phần trực tiếp vào việc thực hiện chiến lược phát triển con người của quốc gia.

II. Các hình thức đãi ngộ nhân lực

Đãi ngộ nhân lực trong doanh nghiệp được thể hiện qua hai hình thức cơ bản là: − Đãi ngộ tài chính

− Đãi ngộ phi tài chính

1. Chính sách đãi ngộ tài chính

a. Tiền lương

− Lương là số tiền mà DN trả cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã hao phí trong quá trình thực hiện những công việc được giao.

− Các hình thức trả lương:

+ Trả lương theo thời gian (Căn cứ vào thời gian và trình độ chuyên môn) + Trả lương theo sản phẩm (Căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm) b. Tiền thưởng

− Thưởng là những khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động do họ có những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ mà chức trách quy định:

+ Thưởng năng suất, chất lượng tốt

+ Thưởng do tiết kiệm vật tư, nguyên liệu + Thưởng do sáng kiến, cải tiến kỹ thuật + Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Thưởng do hoàn thành tiến độ sớm so với quy định

+ Tiền lương+Tiền thưởng = Thu nhập bằng tiền chủ yếu của người lao động

c. Cổ phần

+ Người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp − Thường dưới dạng quyền ưu tiên mua cổ phần và chia cổ phần cho người lao động

d. Phụ cấp

− Là khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong các điều kiện không bình thường, gồm:

+ Phụ cấp trách nhiệm công việc + Phụ cấp độc hại nguy hiểm + Phụ cấp khu vực

+ Phụ cấp thu hút + Phụ cấp lưu động

→ Tạo sự công bằng về đãi ngộ thực tế

e. Trợ cấp

− Trợ cấp giúp NL khắc phục các khó khăn phát sinh do hoàn cảnh cụ thể − Một số loại trợ cấp như: + Trợ cấp y tế + Trợ cấp giáo dục + Trợ cấp đi lại + Trợ cấp nhà ở + Trợ cấp đắt đỏ + Trợ cấp xa nhà + … f. Phúc lợi

− Phúc lợi được cung cấp cho NLĐ để họ có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống

− Phúc lợi có hai phần chính:

+ Phúc lợi theo quy định của pháp luật

+ Phúc lợi do các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng

2. Chính sách đãi ngộ phi tài chính

Đãi ngộ phi tài chính thực chất là quá trình chăm lo cuộc sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải là tiền bạc.

Trong Doanh nghiệp, đãi ngộ phi tài chính được thực hiện thông qua 2 hình thức: − Đãi ngộ thông qua công việc

− Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc.

a. Đãi ngộ thông qua công việc

− Nếu người lao động được phân công thực hiện một công việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, phẩm chất cá nhân và sở thích của họ sẽ là cho họ hứng thú trong công việc, có trách nhiệm với kết quả công việc.

− Mặt khác nếu họ được giao cho những công việc quan trọng hơn, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, lương thưởng cao hơn… so với công việc đang làm hay một công việc mà hàm chứa nhiều cơ hội thăng tiến sẽ làm cho người lao động cảm thấy hài long và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản không những được đáp ứng tốt hơn mà các nhu cầu cấp cao cũng được thỏa mãn đầy đủ.

− Khi đó người lao động sẽ cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn trong thực hiện công việc. Nói cách khác họ sẽ làm việc tự nguyện, nhiệt tình mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc cao hơn.

b. Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc

Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc được thể hiện bằng những hình thức sau: − Tạo dựng không khí làm việc

− Quy định và tạo dựng các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhóm làm việc

− Đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn lao động

− Tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao − Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể

− Quy định thời gian và giờ giấc làm việc linh hoạt…

Ngoài các hình thức nói trên, thái độ ứng xử của nhà quản trị đối với nhân viên thuộc cấp là một trong những nội dung quan trọng của đãi ngộ phi tài chính và có tác động mạnh đến tinh thần làm việc của nhân viên và tập thể lao động.

III. Tổ chức công tác đãi ngộ nhân lực

1. Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực

a. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng chính sách đãi ngộ phi tài chính

− Nguyên tắc tập trung dân chủ: khi xây dựng chính sách cần phát huy tinh thần tham gia đóng góp của tập thể người lao động, và phải mang tính tập trung thống nhất trong toàn bộ DN

− Nguyên tắc khoa học – thực tiễn: xây dựng chính sách phải dựa trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học và các quy luật khách quan, ngoài ra chú ý tính thực tiễn, khả thi

− Nguyên tắc hài hòa: thể hiện trong việc xây dựng cho các đối tượng có quyền lợi liên quan và chi phối lẫn nhau, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các đối tượng có liên quan.

b. Các căn cứ xây dựng chính sách đãi ngộ phi tài chính

− Những quy định của Nhà nước: quy định về mặt pháp lý để bảo vệ người lao động (quy định mức lương tối thiểu, chế độ bảo hiểm xã hội…)

− Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: là mục tiêu cần hướng tới, đưa ra chính sách phù hợp với từng thời kỳ

− Văn hóa doanh nghiệp: là nền tảng tinh thần của mọi DN, chi phối nhận thức và hành vi của mọi thành viên (chú ý đến văn hóa khi đưa ra chính sách đãi ngộ phi tài chính)

− Hiệu quả kinh doanh của DN: hiệu quả càng cao thì càng có điều kiện để thực thi đầy đủ chính sách đãi ngộ

− Thị trường lao động: gắn với đặc điểm thị trường lao động

→ Không chú ý → Khó duy trì lâu dài đội ngũ lao động, gặp phản ứng không mong muốn từ xã hội và DN trong ngành

c. Yêu cầu đối với chính sách đãi ngộ phi tài chính

− Công bằng − Công khai

− Kịp thời: cần sửa đổi và đưa ra các chính sách thay thế phù hợp, đúng lúc − Có lý có tình: con người phải được đối xử dựa trên lòng nhân ái

− Rõ ràng dễ hiểu

2. Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ phi tài chính

a. Các tiêu chuẩn đánh giá thành tích công tác

− Tiêu chuẩn trong đánh giá thành tích: là những yêu cầu cụ thể đã định trước về mức độ kết quả thực hiện công việc hiệu quả, được coi là những tiêu chí xác định sự thành công của một hoạt động.

− Việc xác định tiêu chuẩn được thực hiện trên cơ sở kết quả của quá trình công việc.

− Mục đích của đánh giá thành tích công tác ở đây được giới hạn trong việc đãi ngộ, vì vậy cần chú ý: kết quả hoàn thành công việc được giao, những đóng góp ngoài trách nhiệm được giao, các năng lực nổi trội

b. Các thông tin cần cho đánh giá thành tích công tác

− Để có được các loại thông tin cơ bản phục vụ đánh giá thành tích cấp dưới, các nhà quản trị nhân lực cần phải: xác định nguồn thông tin, lựa chọn phương pháp thu thập thông tin

− Có 5 nguồn thông tin có thể tham khảo đó là: cấp trên trực tiếp, những đồng nghiệp, cá nhân nhân sự được đánh giá, người dưới quyền của nhân sự được đánh giá, các cá nhân bên ngoài môi trường công tác. Trong đó người quyết định và chịu trách nhiệm về đánh giá là cấp trên trực tiếp của nhân sự được đánh giá

− Các phương pháp thu thập thông tin cho đánh giá + Phương pháp mức thang điểm

+ Phương pháp bảng xếp hạng + Phương pháp ghi chép lưu trữ + Phương pháp quan sát hành vi + Phương pháp quản trị theo mục tiêu

c. Tổ chức đánh giá

Việc thực hiện đánh giá thành tích công tác của nhân sự được tổ chức thống nhất và thường xuyên theo những thủ tục và quy tắc chính thức. Tuy vậy, để phục vụ cho các chính sách đãi ngộ nhân sự khác nhau, doanh nghiệp sẽ có các lịch tiến độ đánh giá khá đa dạng.

Từ khóa » Khái Niệm Chế độ đãi Ngộ Nhân Sự