CHƯƠNG 7: CÁC PHƯƠNG PHÁP HOÁ BỀN BỀ MẶT - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Máy tiện CNC
  • Động cơ đốt trong
  • Công nghệ chế tạo máy
  • Máy công cụ
  • Vẽ kỹ thuật
  • HOT
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi Ro Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Kỹ Thuật - Công Nghệ » Cơ khí - Chế tạo máy CHƯƠNG 7: CÁC PHƯƠNG PHÁP HOÁ BỀN BỀ MẶT

Chia sẻ: Vo Han | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

Thêm vào BST Báo xấu 1.181 lượt xem 152 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến cứng bề mặt: Là phương pháp biến dạng lớp bề mặt của thép đến một chiều sâu nhất định làm cho mạng tinh thể của lớp này bị xô lệch Þ bị biến cứng, độ bền độ cứng tăng lên. Chi tiết có độ cứng bề mặt cao còn trong lõi vẫn giữ được độ dẻo.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • kỹ thuật vật liệu
  • phương pháp hóa bền bề mặt
  • phương pháp Biến cứng bề mặt
  • Tôi bề mặt thép
  • hóa nhiệt luyện

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG 7: CÁC PHƯƠNG PHÁP HOÁ BỀN BỀ MẶT

  1. CHƯƠNG 7: CÁC PHƯƠNG PHÁP HOÁ BỀN BỀ MẶT 7.1. BIẾN CỨNG BỀ MẶT 7.1.1. Nguyên lý a, Định nghĩa - Là phương pháp biến dạng lớp bề mặt của thép đến một chiều sâu nhất định làm cho mạng tinh thể của lớp này bị xô lệch ⇒ bị biến cứng, độ bền độ cứng tăng lên. Chi tiết có độ cứng bề mặt cao còn trong lõi vẫn giữ được độ dẻo. b, Đặc điểm - Dưới tác dụng của ứng suất khi biến dạng γ dư → M ⇒ làm tăng độ cứng và tính chống mài mòn cuả bề mặt; - Lớp bề mặt có ứng suất nén dư do vậy tăng giới gạn bền mỏi; - Làm mất đi khá nhiều các tật hỏng ở bề mặt như vết khía, rỗ làm giảm nguồn gốc sinh ra các vết nứt mỏi. 1
  2. 7.1. BIẾN CỨNG BỀ MẶT 7.1.2. Các phương pháp biến cứng bề mặt a, Phun bi - Phun những hạt làm bằng thép lò xo đã qua tôi hay gang trắng với kích thước 0,5 ÷ 1,5mm lên bề mặt chi tiết với tốc độ đạt đến 50 ÷ 100m/s, chiều sâu của lớp hoá bền đạt đến 0,7mm. - Áp dụng phun bi cho các chi tiết làm bằng thép cứng bằng hợp kim nhôm: lò xo treo, nhíp ô tô, bánh răng hộp tốc độ và cầu sau của ô tô, các loại trục thanh truyền. .v.v.. 2
  3. 7.1.2. Các phương pháp biến cứng bề mặt b, Lăn ép - Lăn ép được thực hiện ở trên máy cán có gá lắp một hay nhiều bi hoặc con lăn ép lực lên chúng là nhờ lò xo hay hệ thống thuỷ lực. - Chiều sâu của lớp biến cứng bề mặt tới 15mm, thường áp dụng cho các chi tiết lớn. c, Dập - Là hình thức biến dạng bề mặt kim loại bằng va đập được gá lắp trên máy hoặc thực hiện bằng tay. - Lớp biến cứng có thể sâu tới 35mm, được áp dụng trong chế tạo máy để hoá bền các chi tiết lớn của thiết bị rèn ép, máy nén thuỷ lực. 3
  4. CHƯƠNG 7: CÁC PHƯƠNG PHÁP HOÁ BỀN BỀ MẶT 7.2. TÔI BỀ MẶT THÉP 7.2.1. Nguyên lý chung - Là phương pháp nung nóng thật nhanh bề mặt với chiều sâu nhất định lên nhiệt độ tôi, khi đó phần lớn tiết diện (lõi) không được nung nóng. Khi làm nguội nhanh chỉ có bề mặt được tôi cứng còn lõi vẫn mềm. - Áp dụng đối với thép Cacbon trung bình 0,35 ÷ 0,55%C Gồm các phương pháp sau: - Nung nóng bằng dòng điện cảm ứng có tần số cao; - Nung nóng bằng bằng ngọn lửa hỗn hợp khí Axetylen – Oxy; - Nung nóng trong chất điện phân; - Nung nóng trong muối hoặc kim loại nóng chảy. 4
  5. 7.2. TÔI BỀ MẶT THÉP 7.2.2. Tôi bằng dòng điện cảm ứng có tần số cao a, Nguyên lý nung nóng bề mặt - Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ - Chiều sâu của lớp bề mặt có dòng điện chạy qua ∆ tỉ lệ nghịch với tần số f Hình 4.21 của nó theo công thức: ρ ∆ = 5030 µ. f ∆ : chiều sâu lớp bề mặt có mật độ dòng điện cảm ứng cao, cm; ρ : điện trở suất của kim loại nung, Ω.cm; µ : độ từ thẩm của kim loại nung m/A; f: tần số của dòng điện Hz. 5
  6. 7.2.2. Tôi bằng dòng điện cảm ứng có tần số cao b, Chọn tần số và thiết bị - Tần số dòng điện quyết định chiều dày lớp nung nóng do đó quyết định chiều sâu lớp tôi cứng; - Thường chọn diện tích lớp tôi cứng bằng 20% tiết diện; - Chiều dày lớp tôi tương ứng với thiết bị có tần số và công suất như sau: ∆ = 4 ÷ 5mm cần f = 2500 ÷ 8000Hz, P ≥ 100kW; ∆ = 1 ÷ 2mm cần f = 66000 ÷ 250000Hz, P = 50 ÷ 100kW. 6
  7. 7.2.2. Tôi bằng dòng điện cảm ứng có tần số cao c, Các phương pháp tôi - Nung nóng rồi làm nguội toàn bề mặt, áp dụng cho các bề mặt tôi nhỏ; - Nung nóng rồi làm nguội tuần tự từng phần riêng biệt, áp dụng khi tôi bánh răng, trục khửu; - Nung nóng rồi làm nguội liên tục liên tiếp, áp dụng đối với các chi tiết dài. 7
  8. 7.2.2. Tôi bằng dòng điện cảm ứng có tần số cao d, Tổ chức và tính chất của thép sau khi tôi cảm ứng * Tổ chức - Nhiệt độ chuyển biến pha Ac1, Ac3 nâng cao lên do vậy độ tôi phải lấy cao hơn so với tôi thể tích thông thường là 100 ÷ 2000C; - Độ quá nhiệt cao nên tốc độ chuyển biến pha khi nung rất nhanh, thời gian chuyển ngắn hạt γ nhỏ mịn nên sau khi tôi được M rất nhỏ mịn; - Để đảm bảo hạt nhỏ sau khi tôi cảm ứng trước đó thép phải được nhiệt luyện tôi + ram cao thành X ram tổ chức sau khi tôi cảm ứng là bề mặt M hình kim nhỏ mịn lõi X ram. 8
  9. 7.2.2. Tôi bằng dòng điện cảm ứng có tần số cao * Cơ tính - Sau khi tôi cảm ứng thép có cơ tính là: + Bề mặt độ cứng đạt 55 ÷ 62HRC; + Lõi dẻo dai khoảng 20 ÷ 30HRC; + Lớp bề mặt chịu ứng suất nén dư có thể tới 800N/mm2. ⇒ Do đó chi tiết sau tôi có những đặc điểm dau: + Vừa chịu được ma sát, mài mòn vừa chịu tải trọng tĩnh và va dập cao, rất thích hợp với bánh răng trục truyền, chốt trục khuỷu,… + Chịu mỏi cao; + Chịu uốn, xoắn tốt. 9
  10. 7.2.2. Tôi bằng dòng điện cảm ứng có tần số cao e, Ưu, nhược điểm * Ưu điểm - Năng suất cao do thời gian nóng ngắn; - Chất lượng tốt: tránh được các khuyết tật như Ôxy hoá, thoát cacbon, độ biến dạng thấp; - Dễ cơ khí hoá, tự động hoá. ⇒ Tôi cảm ứng được đáp ứng rộng rãi trong sản xuất hàng loạt lớn cho các chi tiết mà bề mặt không quá phức tạp. * Nhược điểm - Khó áp dụng cho các chi tiết có hình dáng phức tạp, tiết diện thay đổi đột ngột; - Khi sản xuất đơn chiếc hàng loạt nhỏ, tính kinh tế thấp. 7.2.3. Tôi bằng ngọn lửa - Tham khảo 10
  11. CHƯƠNG 7: CÁC PHƯƠNG PHÁP HOÁ BỀN BỀ MẶT 7.3. HOÁ NHIỆT LUỆN 7.3.1. Nguyên lý chung a, Định nghĩa và mục đích - Hoá nhiệt luyện là phương pháp nhiệt luyện như thấm, bão hoà nguyên tố hoá học vào bề mặt của thép bằng cách khuếch tán ở trạng thái nguyên tử từ môi trường bên ngoài vào và ở nhiệt độ cao, để làm thay đổi thành phần hoá học do đó làm biến đổi tổ chức và tính chất của lớp bề mặt theo mục đích đã định. 11
  12. 7.3.1. Nguyên lý chung Mục đích: + Nâng cao độ cứng, tính trống mài mòn và độ bền mỏi của chi tiết với hiệu quả cao so với tôi bề mặt như thấm Cacbon, Ni-tơ, Cacbon – Nitơ; + Nâng cao tính chống ăn mòn điện hoá và hoá học như thấm Crôm, Al, Si. b, Các giai đoạn hoá nhiệt luyện Khi tiến hành hoá nhiệt luyện người ta đặt chi tiết thép vào môi trường (rắn, lỏng, hoặc khí) có khả năng phân hoá ra nguyên tử hoặc nguyên tố cần thấm (khuyếch tán) rồi nung nóng đến nhiệt độ thích hợp. Các giai đoạn nối tiếp nhau xảy ra như sau: 12
  13. 7.3.1. Nguyên lý chung + Phân hoá: - Là quá trình phân tích phân tử, tạo nên nguyên tử hoạt của nguyên tố cần định thấm. + Hấp thụ: - Là giai đoạn nguyên tử hoạt được hấp thụ vào bề mặt thép với nồng độ cao, tạo ra độ chênh lệch nồng độ giữa bề mặt và lõi. + Khuyếch tán: - Là giai đoạn nguyên tử hoạt ở lớp hấp thụ sẽ đi sâu vào bên trong theo cơ chế khuyếch tán, tạo nên lớp thấm với chiều sâu nhất định. 13
  14. 7.3.1. Nguyên lý chung c, Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian + Nhiệt độ - Nhiệt độ càng cao, chuyển động nhiệt của nguyên tử càng mạnh, tốc độ khuyếch tán càng lớn, lớp thấm càng chóng đạt chiều sâu quy định. + Thời gian - Ở nhiệt độ cố định, kéo dài thời gian cũng giúp nâng cao chiều sâu lớp thấm; - Chiều sâu lớp thấm phụ thuộc vào thời gian theo quan hệ: 14
  15. 7.3. HOÁ NHIỆT LUỆN 7.3.2. Thấm Cacbon a, Định nghĩa và mục đích – Yêu cầu đối với lớp thấm + Định nghĩa - Là phương pháp hoá nhiệt luyện làm bão hoà (thấm, khuyếch tán) Cacbon vào bề mặt của thép Cacbon thấp (0,1 ÷ 0,25%C) làm bề mặt có thành phần Cacbon cao tới 1,2%C. + Mục đích - Làm cho bề mặt đạt độ cứng tới HRC 60 ÷ 64 với tính chống mài mòn cao, chịu mỏi tốt, còn lõi vẫn dẻo và dai với độ cứng HRC 30 ÷ 40. + Yêu cầu đối với lớp thấm - Đối với bề mặt: Lượng Cacbon đạt được từ 0,8 ÷ 1,0%; - Đối với lõi có tổ chức hạt nhỏ, không có F tự do, HRC 30 ÷ 40. 15
  16. 7.3.2. Thấm Cacbon b, Nhiệt độ và thời gian thấm Cacbon * Nhiệt độ thấm Thông thường lấy nhiệt độ thấm Cacbon là 900 ÷ 9500C: + Đối với thép bản chất hạt nhỏ T0t = 930 ÷ 9500C; + Đối với thép bản chất hạt to T0t = 900 ÷ 9200C. * Thời gian thấm Thời gian thấm phụ thuộc vào hai yếu tố sau: + Chiều sâu thấm; - Các mức thấm: 0,5 ÷ 0,8; 0,9 ÷ 1,4; 1,5 ÷ 1,8; - Đối với bánh răng chiều sâu lớp thấm được tính như sau: x = 0,2 ÷ 0,3 m- mô đuncủa răng m 16
  17. 7.3.2. Thấm Cacbon + Tốc độ thấm; - Phụ thuộc vào môi trường thấm và nhiệt độ thấm Nhiệt độ thấm Thời gian giữ nhiệt (giờ) theo chiều dầy lớp thấm Cacbon 0,4 0,8 1,2 1,6 2,0 2,4 C 0 870 3,5 7 10 13 16 19 900 3,0 6 8 10 12 14 930 2,75 5 6,5 8 9,5 11 950 2,0 4 5 6 7 8,5 980 1,5 3 4 5 6 7 - Theo kinh nghiệm, nếu thấm ở 900 C thì thời gian thấm 0 (gồm cả thời gian nâng và giữ nhiệt) được tính theo mức 1 giờ cho 0,1 mm chiều sâu lớp thấm. 17
  18. 7.3.2. Thấm Cacbon c, Chất thấm và quá trình xảy ra * Chất thấm ở thể rắn - Chất thấm chủ yếu là than gỗ. 2C +O2 → 2CO 2CO → CO2 + Cng.tử C nguyên tử được hấp thụ và khuyếch tán vào bề mặt thép để tạo thành lớp thấm. Cng.tử + Feγ (C) → Feγ (C)0,1→0,8→(1,2÷ 1,3) Đặc điểm: + Thời gian dài, khó cơ khí hoá; + Chất lượng thấp, hạt lớn, giòn, dễ tróc. 18
  19. 7.3.2. Thấm Cacbon * Chất thấm ở thể khí - Chất thấm chủ yếu là CO và CH4, C2H6 hoặc dầu hoả,... CH4 → 2H4+ Cng.tử C nguyên tử được hấp thụ và khuyếch tán vào bề mặt thép để tạo thành lớp thấm. Đặc điểm: + Cơ khí hoá và tự động hoá cao; + Chất lượng tốt, năng suất cao. * Chất thấm ở thể lỏng - Chất thấm chủ yếu là các muối Na2CO3, NaCl, SiC. Hiện nay phương pháp này ít dùng vì SiC độc, khó thao tác, năng suất thấp. 19
  20. 7.3.2. Thấm Cacbon d, Nhiệt luyện sau thấm - Chi tiết sau khi thấm Cacbon có thành phần Cacbon ở bề mặt cao nhưng độ cứng và tính chống mài mòn chưa cao hạt lớn, thép giòn. - Sau khi thấm Cacbon cần phải qua các dạng nhiệt luyện sau: + Tôi hai lần và ram một thấp; + Tôi một lần và ram thấp; + Thường hoá rồi tôi một. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

LV.15: Bộ Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Cơ Khí 65 tài liệu 2431 lượt tải
  • Giáo trình Truyền động điện

    pdf 311 p | 2158 | 1036

  • tính toán các hệ thống điều hòa không khí, Chương 7

    pdf 21 p | 449 | 242

  • Kỹ thuật gia công tinh: Phần 2

    pdf 115 p | 361 | 131

  • Bài giảng Nguyên lý thiết kế cảnh quan - Chương 7: Phương pháp sử dụng và cách thể hiện các dụng cụ để diễn họa

    pdf 7 p | 302 | 66

  • Hệ thống thông tin vệ tinh - chương 7

    pdf 12 p | 181 | 60

  • Câu hỏi ôn thi học phần công nghệ CNC

    doc 6 p | 432 | 48

  • Tài liệu học tập Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển

    pdf 108 p | 217 | 26

  • địa từ và thăm dò từ chuong 7

    pdf 19 p | 88 | 24

  • lập trình khai triển các tấm thép vỏ tàu theo thuật toán hàm hóa đường hình, chương 7

    pdf 15 p | 130 | 12

  • Phương pháp sunfit hóa và việc làm sạch nước mía: Phần 1

    pdf 146 p | 79 | 8

  • Bài giảng Quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa: Chương 7 - Qui hoạch Simplex

    ppt 55 p | 15 | 7

  • Bài giảng Điều khiển nhà máy điện - Chương 7: Điều khiển máy phát và tubin

    pdf 73 p | 38 | 6

  • Bài giảng Lý thuyết mạch điện 1 - Chương 7: Mạng hai cửa tuyến tính

    pdf 79 p | 19 | 5

  • Tập bài giảng Vật liệu kỹ thuật 2

    pdf 178 p | 41 | 4

  • Bài giảng Kỹ thuật thi công (Phần 1): Chương 7 - TS. Nguyễn Duy Long

    pdf 39 p | 26 | 4

  • Tính toán số dòng quá độ âm bằng phương pháp giải chương trình thế đầy đủ

    pdf 10 p | 80 | 3

  • Xác định hàm lượng myo-inositol tổng số trong sữa bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion hiệu năng cao detector đo xung ampe (HPAEC-PAD)

    pdf 12 p | 14 | 2

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Hóa Bền Biến Dạng