CHƯƠNG 9 MÔ HÌNH HOÁ VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU CẦU TREO ...

  1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >
CHƯƠNG 9 MÔ HÌNH HOÁ VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU CẦU TREO DÂY VĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 45 trang )

2trên. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào cách cấu tạo mà các dây văng có thể được bố trí thànhmột mặt phẳng, hai mặt phẳng hoặc nhiều hơn. Các dây văng được neo một đầu vàotrụ tháp, một đầu vào dầm chính (hoặc tại dầm ngang của dầm chính).Trụ tháp. Trụ tháp là bộ phận tiếp nhận tải trọng từ dầm chính thông qua các gốicầu và các dây văng và truyền tải trọng này xuống kết cấu phần dưới. Trong cầu dâyvăng, trụ tháp có hình dạng rất phong phú: hình chữ H, chữ A, chữ Y, dạng thẳng,dạng nghiêng, v.v. Trụ tháp cùng với sơ đồ bố trí dây văng là một yếu tố rất quantrọng tạo nên tính mỹ quan của cầu treo dây văng. Hiện nay, trụ tháp thường là kếtcấu bê tông cốt thép [9].Các bộ phận khác. Cầu dây văng cũng có các bộ phận khác tương tự như các cầubình thường (ví dụ các trụ tại biên, các mố cầu, dầm ngang, hệ liên kết, v.v.).Một số bộ phận chính của cầu dây văng được thể hiện trên Hình 9.1.Hình 9.1 Các bộ phận chính của cầu dây văng9.1.2Các phương pháp thi công phổ biếnQuá trình thi công cầu dây văng, về cơ bản, bao gồm các công tác chính sau: thicông trụ tháp, thi công dầm chủ và các dây văng. Trụ tháp bằng bê tông cốt thépthường được thi công phân đoạn từ dưới lên trên bằng các hệ thống ván khuôn trượthoặc ván khuôn leo. Sau khi trụ tháp được thi công xong hoặc trong quá trình thi côngtrụ tháp, dầm chủ sẽ được thi công. Việc lắp đặt và căng kéo các dây văng được thựchiện từng bước trong khi thi công dầm chủ hoặc sau khi thi công xong dầm chủ tuỳthuộc vào phương pháp thi công. Hiện nay, có 3 phương pháp thi công phổ biến sauThi công hẫng: dầm chủ được thi công theo từng đốt bằng biện pháp hẫng, cóthể là lắp hẫng hoặc đúc hẫng, từ trụ tháp ra. Sau khi từng đốt dầm được thicông xong, các dây văng tương ứng sẽ được lắp đặt, căng kéo và điều chỉnh.Hình 9.2 thể hiện quá trình thi công đúc hẫng cầu Bãi Cháy. 0-3Hình 9.2 Thi công đúc hẫng cầu dây văng Bãi CháyThi công đổ tại chỗ dầm chủ trên đà giáo cố định, sau khi thi công xong dầm,dây văng sẽ được lắp đặt và căng kéo điều chỉnh nội lực.Thi công lao kéo dọc dầm chủ, tương tự như việc lao kéo dọc cầu dầm theothông thường. Sau khi dầm chủ đã được kéo đến đúng vị trí, dây văng sẽ đượclắp đặt và căng kéo điều chỉnh nội lực.Quá trình thi công cầu dây văng là một quá trình thi công phân đoạn, trải qua nhiềubước và chiếm một khoảng thời gian khá lớn. Trạng thái nội lực của cầu trong từnggiai đoạn và khi hoàn thành phụ thuộc vào quá trình thi công (phương pháp, côngnghệ thi công và thời gian thi công).9.29.2.1TỔNG QUAN VỀ TÍNH TOÁN CẦU TREO DÂY VĂNG VỚIMIDAS/CIVILKhái quát về các nội dung và phương pháp tính toánTính toán cầu dây văng bao gồm việc tính toán nội lực và biến dạng của các bộphận kết cấu trong quá trình xây dựng cũng như khai thác.Do độ cứng của trụ tháp và dầm chủ khá lớn đồng thời, chiều dài dây văng lạitương đối nhỏ, nên có thể tính toán cầu dây văng theo lý thuyết sơ đồ biến dạng nhỏ.Dầm chủ có thể coi như dầm liên tục kê trên các gối đàn hồi là các dây văng. Trụ thápchịu lực kết hợp (nén, uốn) do tải trọng của bản thân, tải trọng truyền từ dầm, và tảitrọng từ các dây văng. Các dây văng được xem như các thanh chỉ chịu kéo. Trongthực tế, do dây văng đặt nghiêng và có trọng lượng bản thân nên chúng có độ võng.Độ võng này thay đổi theo trạng thái nội lực trong dây và có ảnh hưởng nhất định đếnsự làm việc của toàn kết cấu. Để xét đến ảnh hưởng của độ võng cáp, độ cứng củachúng được tính như là tổng của hai thành phần, độ cứng đàn hồi thông thường và độcứng hình học, là đại lượng phụ thuộc vào nội lực cáp.Sự làm việc của kết cấu trong giai đoạn thi công: sự làm việc của kết cấu cầu dâyvăng trong quá trình thi công phụ thuộc vào chính quá trình thi công. Trong quá trìnhđó, kết cấu chịu tác dụng của tải trọng bản thân, các tải trọng thi công, và các tải trọng 4do chính bản thân kết cấu gây ra ngay trong quá trình thi công như lực căng trong dâyvăng, dự ứng lực trong cáp dự ứng lực, v.v. Ứng với mỗi bước thi công sẽ có một sơđồ chịu lực. Các thông số về nội lực, biến dạng được tích luỹ và thay đổi theo quátrình thi công. Nói chung, việc tính toán kết cấu cầu dây văng trong giai đoạn thi côngcũng được thực hiện dựa trên các lý thuyết tương tự như đối các cầu thi công phânđoạn. Tuy nhiên, một trong những bài toán quan trọng trong tính toán cầu dây văng làviệc xác định nội lực cần điều chỉnh của các dây văng ở từng trạng thái trung giantrong quá trình thi công để có thể đạt được mục tiêu thiết kế mong muốn sau khi thicông.Sự làm việc của kết cấu trong giai đoạn khai thác: trong giai đoạn khai thác, sơđồ tính toán là sơ đồ kết cấu hoàn thiện chịu tác dụng của các tải trọng khai thác nhưhoạt tải, tĩnh tải bổ sung (lớp phủ, lan can, gờ chắn, các hệ thống phòng hộ, v.v.). Việctính toán cầu dây văng trong giai đoạn khai thác không có khác biệt nhiều so với cácloại cầu khác.9.2.2Các phương pháp điều chỉnh nội lực cầu dây văngTrong quá trình thi công, nội lực và hình dạng hình học của các bộ phận cầu dâyvăng có thể có những sai khác nhất định so với thiết kế. Những sai lệch này cần đượcđiều chỉnh để chúng không bị tích luỹ, làm ảnh hưởng đến sự làm việc của công trình.Việc điều chỉnh cầu dây văng, nói chung, có thể thực hiện theo hai phương pháp: điềuchỉnh nội lực trong dây văng và điều chỉnh hình dạng hình học của dầm chính. Việcđiều chỉnh bằng cách thay đổi hình dạng hình học của dầm chỉ thay đổi được hìnhdạng hình học trong khi đó, việc điều chỉnh theo nội lực dây văng có thể làm thay đổiđồng thời cả nội lực và hình dạng kết cấu nên đây là phương pháp hay được sử dụnghơn.Việc tính toán điều chỉnh nội lực cầu dây văng trong quá trình thi công có thể đượcthực hiện dựa theo hai phương pháp mô hình hoá là mô hình hoá thuận và mô hìnhhoá ngược. Chi tiết về hai phương pháp đã được trình bày ở trong phần 2.7.3 của Tập1.Mô hình hoá thuậnViệc mô hình hoá thuận thực hiện việc xây dựng mô hình và phân tích kết cấutrong giai đoạn thi công đúng theo trình tự thi công thực tế. Việc mô hình hoá này chophép mô tả sát thực sự làm việc của kết cấu theo từng giai đoạn thi công và có thểxem xét được các ảnh hưởng của yếu tố thời gian như từ biến, co ngót, thay đổi cườngđộ của vật liệu, v.v. Tuy nhiên, nếu quá trình mô hình hoá và phân tích này lại baogồm cả tính toán điều chỉnh nội lực cáp thì việc tính toán sẽ rất phức tạp. Khi này, quátrình phân tích sẽ là quá trình tính lặp (thử dần) và, do đó, đòi hỏi nhiều thời gian vàkinh nghiệm của người kỹ sư. Trong nhiều trường hợp, quá trình phân tích có thể sẽcho những kết quả khác nhau (không phải duy nhất) hoặc, thậm chí là, không thựchiện được. 0-5Mô hình hoá ngượcĐây là quá trình mô hình hoá và phân tích kết cấu trong giai đoạn thi công theotrình tự ngược với các giai đoạn thi công thực tế. Việc mô hình hoá và phân tíchngược cho phép xác định được ngay các trạng thái trung gian một cách tương đối đơngiản. Nội lực của các bộ phận kết cấu trong từng giai đoạn thi công được xác định từgiai đoạn hoàn thành cầu mà không cần phải tính toán thử dần như theo phương phápmô hình hoá thuận. Việc tính toán điều chỉnh chỉ cần phải thực hiện một lần ở trạngthái kết cấu đã hoàn thành theo các tiêu chí do kỹ sư đặt ra. Tuy nhiên, mô hình hoángược không cho phép xem xét được ảnh hưởng của thời gian tới các thuộc tính củakết cấu. Do những đặc điểm trên mà việc mô hình hoá và phân tích ngược thườngđược áp dụng cho các kết cấu thép và là cơ sở cho tính toán điều chỉnh trong mô hìnhhoá thuận.9.2.3Các nội dung trong điều chỉnh nội lực cầu dây văngTrạng thái điều chỉnhTrạng thái điều chỉnh được xác định tuỳ thuộc vào phương pháp mô hình hoá. Nếuáp dụng phương pháp mô hình hoá ngược thì trạng thái điều chỉnh sẽ tương ứng vớisơ đồ hoàn thành cầu. Trong khi đó, nếu áp dụng phương pháp mô hình hoá và phântích thuận thì trạng thái điều chỉnh là trạng thái tương ứng với sơ đồ kết cấu tại cácgiai đoạn thi công cần quan tâm.Mục tiêu điều chỉnhMục tiêu điều chỉnh là một tập hợp các đại lượng mục tiêu như độ võng tại các nútdây văng, mômen uốn của các đốt dầm, nội lực dọc trong các thanh giàn, phản lực tạicác gối, v.v. Trong MIDAS/Civil, mục tiêu điều chỉnh có thể là nội lực, chuyển vị,biến dạng, phản lực gối, v.v.Các ẩn điều chỉnhCác ẩn điều chỉnh thường là tải trọng hay lực mà con người có thể chủ động tácđộng lên kết cấu như lực kích ở các gối, lực căng trong dây văng, v.v. TrongMIDAS/Civil, các ẩn điều chỉnh là một hay một số tổ hợp tải trọng đã được địnhnghĩa.Các hàm điều chỉnh và quan hệ điều chỉnhHàm điều chỉnh thể hiện quan hệ giữa các ẩn điều chỉnh với các đại lượng đã biếttrong kết cấu như trọng lượng bản thân kết cấu, các tải trọng phát sinh trong quá trìnhthi công (tải trọng dự ứng lực, tải trọng phụ tạm phục vụ thi công) để đạt mục tiêuđiều chỉnh. MIDAS/Civil cung cấp các dạng hàm điều chỉnh dạng hàm tuyến tính(Linear), hàm bậc 2 (Square), hàm trị tuyệt đối lớn nhất (Max Abs.), v.v. Các quan hệđiều chỉnh bao gồm các quan hệ so sánh (bằng, nhỏ hơn, lớn hơn). 6Trong việc tính toán điều chỉnh nội lực cầu dây văng, hàm và quan hệ điều chỉnhcần được chọn một cách phù hợp với mục tiêu và bản chất vật lý của các ẩn điềuchỉnh. Trong quá trình này, kinh nghiệm của người kỹ sư phân tích thường đóng vaitrò quan trọng. Ví dụ, nếu muốn điều chỉnh nội lực trong 10 dây văng để đạt được độvõng bằng không tại 10 nút thì có thể chọn hàm điều chỉnh là hàm tuyến tính với quanhệ điều chỉnh là quan hệ “so sánh bằng”. Nếu số ẩn điều chỉnh lớn hơn số lượng mụctiêu điều chỉnh thì có thể chọn hàm điều chỉnh phi tuyến, quan hệ điều chỉnh là quanhệ so sánh (nằm trong giới hạn: nhỏ hơn và lớn hơn).9.2.4TÍNH TOÁN LỰC ĐIỀU CHỈNH THEO PHƯƠNG PHÁP HỆSỐ TẢI TRỌNG ẨN (UNKNOWN LOAD FACTOR)MIDAS/Civil cung cấp một công cụ để tính toán lực điều chỉnh thông qua tínhnăng hệ số tải trọng ẩn (Unknown Load Factor). Với tính năng này, các hệ số cho cáctổ hợp tải trọng ở một trạng thái kết cấu sẽ được xác định theo các ràng buộc do ngườidùng tự định nghĩa. Quá trình sử dụng tính năng Unknown Load Factor như sau [11]:a) Xác định các tải trọng mà hiệu ứng của chúng trong kết cấu cần được điềuchỉnh.b) Xác định các ẩn điểu chỉnh như lực căng trong dây văng, lực kích tại các gối,v.v. và gán độ lớn của các ẩn điều chỉnh này giá trị bằng đơn vị. Ứng với mỗilực ẩn cần định nghĩa một tổ hợp tải trọng.c) Phân tích kết cấu ứng với các tải trọng đã nêu.d) Gọi menu Results>Unknown Load Factor và định nghĩa các tham số điềuchỉnh trong giao diện Unknown Load Factor:Thiết lập các mục tiêu điều chỉnh. Các mục tiêu điều chỉnh được thể hiện ởdạng các ràng buộc (Constraints). Mỗi mục tiêu điều chỉnh được đưa thêm vàotính toán thông qua lệnh Add, được chỉnh sửa bằng lệnh Modify hay được xoábỏ bằng lệnh Delete.Xác định các mục tiêu điều chỉnh trong giao diện Unknown Load FactorConstraint (Hình 9.4). MIDAS/Civil cho phép sử dụng các dạng ràng buộc(Constraint Type) là chuyển vị nút, nội lực trong các bộ phận kết cấu cũng nhưphản lực gối làm mục tiêu điều chỉnh. Điều kiện về giá trị của các mục tiêuđiều chỉnh có thể là toán tử bằng (equal) hay lớn hơn hoặc nhỏ hơn một giá trịdo người dùng xác định. 0-7Hình 9.3Giao diện điều khiển Unknown Load FactorHình 9.4Định nghĩa thông số cho mục tiêu điều chỉnhXác định ẩn điều chỉnh. Ẩn điều chỉnh chính là các tổ hợp tải trọng đã đượcgán độ lớn bằng đơn vị trong mục b). Trong giao diện Unknown Load Factor,khi một tổ hợp tải trọng được chọn làm ẩn số thì hệ số (Factor) của nó đượcchương trình thay đổi thành “Unknown – giá trị chưa biết”. Người dùng cũngcó thể xác định trọng số (Weighted Factor) cho từng ẩn.Sau khi xác định xong các tham số, người dùng gọi lệnh Get Unknown LoadFactors để yêu cầu chương trình tính toán các hệ số cho tải trọng ẩn. Nếu tínhtoán thành công, MIDAS/Civil sẽ cung cấp các hệ số cho từng tải trọng ẩn(Hình 9.5). Kết quả này cũng có thể được xây dựng thành một tổ hợp tải trọng.Giá trị của lực điều chỉnh chính là độ lớn của hệ số tải trọng ẩn được gán cho tổhợp tải trọng của nó do độ lớn ban đầu của nó được gán bằng đơn vị. 8Hình 9.59.2.5Kết quả các hệ số lực ẩnTÍNH TOÁN LỰC ĐIỀU CHỈNH THEO PHƯƠNG PHÁPLACK OF FIT FORCE“Lack of Fit Force” (tạm dịch là “lực bù thiếu”) là một phương pháp tính toán điềuchỉnh nội lực các bộ phận kết cấu, thường được áp dụng cho phương pháp mô hìnhhoá và phân tích thuận. Do tác động của các loại tải trọng khác nhau, như trọng lượngbản thân, co ngót, từ biến, v.v., mà vị trí các điểm neo dây văng trên dầm chính trongquá trình thi công, sẽ sai khác so với vị trí của chúng ở giai đoạn hoàn thành cầu thiếtkế. Để có thể lắp được dây văng và đưa kết cấu về vị trí phù hợp, nội lực trong dâyvăng cần được điều chỉnh. Cơ sở tính toán lực điều chỉnh trong trường hợp này đượcthể hiện trên Hình 9.6. Ở hình này, chiều dài dây văng ở trạng thái thiết kế là L vàkhoảng cách thực tế giữa hai điểm neo ở thời điểm thi công là L′ và sự chênh lệch vềchiều dài cáp ở hai trạng thái là ΔL. Lực điều chỉnh chính là lực làm cho dây văng cóchiều dài thay đổi bằng ΔL.Vấn đề tương tự cũng xảy đối với các đoạn dầm hợp long. Do đây là những bộphận được xây dựng sau cùng nên, nói chung, các đoạn hợp long có nội lực rất nhỏ sovới các bộ phận còn lại của kết cấu và, do đó, đường đàn hồi của kết cấu trở thànhkhông liên tục. Để đảm bảo kết cấu có trạng thái gần với trạng thái thiết kế mongmuốn, các đoạn dầm hợp long cần được dự ứng lực và độ lớn của dự ứng lực nàycũng được tính dựa trên phương pháp Lack of Fit Force (Hình 9.7).Khác với cách tính toán theo phương pháp Unknown Load Factors, nội lực điềuchỉnh theo phương pháp Lack of Fit Force được chương trình tính toán tự động nếungười dùng yêu cầu bằng cách đặt tham số trong điều khiển phân tích thi công. 0-9Hình 9.6Hình 9.79.2.6Tính toán các lực điểu chỉnh cáp theo phương pháp Lack of Fit ForceTính toán lực điều chỉnh dầm theo phương pháp Lack of Fit ForceGIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ HÌNH HOÁ VÀ TÍNH TOÁNCẦU TREO DÂY VĂNG VỚI MIDAS/CivilMIDAS/Civil cho phép thực hiện mô hình hoá, phân tích và tính toán điều chỉnhnội lực cầu treo dây văng theo cả hai phương pháp thuận và ngược.Mô hình hoá và phân tích ngượcKhi sử dụng phương pháp mô hình hoá ngược, trạng thái xuất phát chính là trạngthái hoàn thành cầu. Các thông số mong muốn của kết cấu như nội lực, chuyển vị, v.v.ở trạng thái này chính là cơ sở để tính toán nội lực cần điều chỉnh trong dây văng.Việc tính toán lực điều chỉnh ở trạng thái hoàn thành cầu được thực hiện dựa trên tínhnăng tính hệ số tải trọng ẩn (Unknown Load Factor) như đã trình bày ở trên. 10Sau khi có trạng thái hoàn thành cầu, mô hình kết cấu ở từng giai đoạn thi côngđược xây dựng theo trình tự ngược với trạng thái xuất phát là trạng thái hoàn thànhcầu. Nội lực của các bộ phận kết cấu, bao gồm cả nội lực trong dây văng, sẽ đượcchương trình cung cấp một cách dễ dàng.Mô hình hoá và phân tích thuậnTheo phương pháp mô hình hoá thuận, nội lực và biến dạng của các bộ phận kếtcấu được chương trình tính toán tích luỹ dần theo quá trình thi công. Lực căng banđầu trong cáp được xác định như là tổng của hai thành phần: lực điều chỉnh được xácđịnh ở trạng thái hoàn thành cầu (theo phương pháp Unknown Load Factor) và lựcđiều chỉnh ở từng giai đoạn thi công (theo phương pháp Lack of Fit Force). Như vậy,việc mô hình hoá và phân tích quá trình thi công cầu dây văng theo phương phápthuận bao gồm các bước sau:Mô hình hoá kết cấu và tính toán lực điều chỉnh ở trạng thái hoàn thành cầu.Nội lực dây văng sau khi điều chỉnh sẽ được sử dụng làm lực căng ban đầu khichúng được đưa vào mô hình.Xây dựng mô hình kết cấu ứng với từng giai đoạn thi công như đối với các kếtcấu khác. Dây văng, khi được đưa vào mô hình, cần được gán lực căng ban đầunhư đã trình bày ở trên.Sử dụng tính năng tính toán Lack of Fit Force khi phân tích thi công trong giaodiện Construction Stage Analysis Control Data.9.3VÍ DỤ MÔ HÌNH HOÁ VÀ PHÂN TÍCH CẦU DÂY VĂNGVỚI MIDAS/CIVILVí dụ này sẽ trình bày quá trình mô hình hoá, phân tích và điều chỉnh nội lực cầutreo dây văng theo tiêu chuẩn về độ võng. Nội dung của ví dụ sẽ đề cập tới cả hai bàitoán ứng với phân tích thuận và ngược. Mục tiêu chính của ví dụ tập trung vào việcđiều chỉnh lực căng trong các dây văng.Hai bài toán phân tích thuận và ngược đều chung dữ liệu về mô hình thiết kế (trạngthái hoàn thành mong muốn của cầu), chúng chỉ khác nhau về phần mô hình hoá cácgiai đoạn thi công và thiết lập các phân tích trong giai đoạn thi công. Do đó, ví dụđược thực hiện theo cấu trúc sau:Mô hình hoá chung → thiết lập trạng thái hoàn thành cầu → mô hình hoá và phântích theo giai đoạn thi công (mô hình hoá ngược và phân tích ngược ứng với bài toánphân tích ngược, mô hình hoá thuận và phân tích thuận đối với bài toán thuận). 0-119.3.1Số liệu tính toán9.3.1.1Sơ đồ cầuCầu dây văng nằm trên đường thẳng với phân nhịp: 86 + 129,5 + 435 + 129,5 + 86(m).Độ dốc dọc là 4%, đường cong đứng bố trí tại giữa nhịp với bán kính R=5000 m.Trụ P1 và P6 cao 21 m. Trụ P2 và P5 cao 41 m.Các trụ tháp P3 và P4 có chiều cao bằng nhau, trong đó phần tháp nằm trên dầm cóchiều cao là 90 m, phần trụ (dưới dầm) có chiều cao là 47,5 m.Dầm ngàm với tháp tại hai trụ chính P3, P4. Tại các trụ còn lại, dầm tựa lên trụthông qua gối di động.Bố trí chung toàn cầu được thể hiện trên Hình 9.8.Hình 9.8 Bố trí chung toàn cầu9.3.1.2Vật liệuCác thông số về vật liệu của từng hạng mục được cho trong Bảng 9-1 dưới đây:Bảng 9-1Thông số các vật liệuTrụ thápTrụ thườngDầm chủCáp dây văng và dự ứnglựcPylonPierDeckCable, TendonKiểu nhập dữASTM 4500liệuASTM 4000ASTM 5000ASTM A416-270(Normal)Mô đun đànTheo tiêu chuẩnhồi (kN/m2)Theo tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩnHệ số Poisson Theo tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩnHệ số dãn nởTheo tiêu chuẩnnhiệt (/0C)Theo tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩnTrọng lượngđơnvị Theo tiêu chuẩn3(KN/m )Theo tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩnHạng mụcThông sốTên 129.3.1.3Mặt cắt ngang các bộ phận chính• Mặt cắt ngang dầm chủ: dầm chủ có dạng hộp với kích thước được thể hiệntrên Hình 9.9.Hình 9.9Mặt cắt ngang dầm chủ• Mặt cắt ngang tháp cầu:Tháp cầu phía trên dầm có dạng cột với tiết diện thay đổi. Cấu tạo của các mặtcắt điển hình của tháp được thể hiện như trên Hình 9.10 và Hình 9.11.Hình 9.10 Cấu tạo mặt cắt đỉnh trụ thápHình 9.11Cấu tạo mặt cắt chân trụ tháp

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Mô hình hóa cầu dây văng bằng phần mềm midas civilMô hình hóa cầu dây văng bằng phần mềm midas civil
    • 45
    • 2,362
    • 9
  • LET''''S GO 1A-PERIOD 8 LET''''S GO 1A-PERIOD 8
    • 2
    • 290
    • 0
  • Giáo án lớp chồi Giáo án lớp chồi
    • 40
    • 3
    • 17
Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.11 MB) - Mô hình hóa cầu dây văng bằng phần mềm midas civil-45 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Bước Thiết Kế Cầu Dây Văng