Chướng Bụng đầy Hơi Nên ăn Gì, Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi Bệnh?
Có thể bạn quan tâm
Chướng bụng đầy hơi là tình trạng thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách chữa trị. Vậy chướng bụng đầy hơi ăn gì cho hết, để bệnh tình không ‘rập rình’ cuộc sống, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
5/5 - (551 bình chọn)- Đau bụng sau khi ăn sáng – Giải quyết thế nào?
- Bụng bị sôi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? Chuyên gia giải đáp!
- Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài – Cẩn thận tử thần “ghé thăm”
- 1. Tình trạng chướng bụng, đầy hơi
- 2. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong chữa chướng bụng đầy hơi
- 3. Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì?
- 3.1. Bổ sung nhiều rau xanh
- 3.2. Hoa quả như chuối, đu đủ
- 3.3. Hoa quả như cam, dứa, lê, táo
- 3.4. Bổ sung sữa chua
- 3.5. Sử dụng giấm táo
- 3.6. Tăng cường các loại gia vị gừng, tỏi
- 3.7. Ăn thực phẩm mềm, loãng như cháo
- 4. Chướng bụng đầy hơi nên uống gì?
- 4.1. Nước chanh gừng ấm
- 4.2. Uống trà thảo dược
- 4.3. Uống men tiêu hóa
- 5. Chướng bụng đầy hơi nên kiêng gì?
- 5.1. Đồ ăn nhiều muối, mặn
- 5.2. Hạn chế đồ ăn cay nóng
- 5.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên nướng
- 5.4. Các loại nước uống có gas, đồ uống có cồn
- 6. Các cách phòng tránh chướng bụng đầy hơi
1. Tình trạng chướng bụng, đầy hơi
Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng bụng phình to, căng cứng. Lúc này lượng hơi trong dạ dày tích tụ nhiều, không thoát ra được, gây nên cảm giác khó chịu bụng, bụng thấy ấm ách. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng dễ nhận biết như:
- Vùng thượng vị căng tức, nặng bụng
- Ợ hơi, ợ chua
- Cơ thể khó chịu, bứt rứt
- Buồn nôn
- Hơi thở ngắn, mệt mỏi.
Hiện tượng này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ người già, người trẻ, phụ nữ mang thai.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đầy hơi chướng bụng này như:
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học
- Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý
- Rối loạn tiêu hóa
- Các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, đại tràng co thắt… ảnh hưởng tới khả năng co bóp thức ăn
- Gặp phải tác dụng phụ của thuốc làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Tâm lý căng thẳng, lo âu, mất ngủ, ít vận động
Tuy đây là tình trạng không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, cơ thể khó chịu ngay cả khi không ăn uống, khó đi trung tiện, xì hơi nhiều, cảm giác tức bụng, bụng căng cứng.
Vậy chướng bụng đầy hơi cần ăn gì kiêng gì để mau chóng khỏi?
2. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong chữa chướng bụng đầy hơi
Theo Viện dinh dưỡng, ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh đồng thời ảnh hưởng tới tiến trình của các bệnh, đến cơ chế điều hòa và khả năng phản ứng và bảo vệ của cơ thể, không những làm tăng hiệu quả của các phương tiện điều trị khác mà còn làm giảm tái phát các bệnh mạn tính.
Tương tự như vậy, để chữa chướng bụng, đầy hơi, điều quan trọng phải hiểu căn nguyên gây bệnh, từ đó có phương pháp chữa bệnh kịp thời. Các thành phần hóa học của thức ăn ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa của các tế bào. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa chính là liều thuốc hữu hiệu đẩy lùi các triệu chứng.
Hơn nữa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chướng bụng, đầy hơi chính là do thói quen ăn uống “vô tội vạ”, không khoa học. Việc tiếp tục duy trì những thói quen ăn uống xấu có thể khiến tình trạng đầy bụng, khó tiêu kéo dài kèm theo nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đường tiêu hóa. Vì vậy, câu hỏi đặt ra chướng bụng đầy hơi ăn gì kiêng gì càng trở nên quan trọng.
3. Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì?
3.1. Bổ sung nhiều rau xanh
Rau xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin, dễ tiêu hóa đồng thời không bị lên men trong quá trình lưu trữ trong dạ dày – ruột nên giảm được các triệu chứng đầy hơi chướng bụng và cải thiện tình trạng chướng bụng.
Một số loại rau xanh nên bổ sung:
- Rau mùng tơi, rau dền, rau bina, cần tây…
- Lưu ý các loại rau họ cải như cải xoăn, bông cải, cải bắp không tốt cho người đầy bụng do có thành phần raffinose, chất gây cản trở quá trình tiêu hóa.
3.2. Hoa quả như chuối, đu đủ
Theo nghiên cứu, một chế độ ăn có quá nhiều natri sẽ gây ra tình trạng chướng bụng. Mặt khác, trong chuối có nhiều kali sẽ cân bằng lượng natri trong dạ dày, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, đu đủ có tác dụng nhuận tràng, có nhiều hoạt chất papain, giúp tiêu hóa thức ăn khó tiêu, thúc đẩy đường ruột làm việc hiệu quả, dễ dàng đi đại tiện và cải thiện triệu chứng đầy bụng.
3.3. Hoa quả như cam, dứa, lê, táo
Cam không chỉ giúp hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Mặt khác, trong dứa có lượng axit hữu cơ gồm axit malic và axit citric, giúp giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu.
Trong táo và lê có hàm lượng chất xơ cao, chống lại các dấu hiệu của đầy bụng khó tiêu.
3.4. Bổ sung sữa chua
Sữa chua là một trong những loại thực phẩm tốt nên ăn khi chướng bụng, đầy hơi. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm tích lũy chất lỏng hoặc khí trong dạ dày.
3.5. Sử dụng giấm táo
Giấm táo rất tốt cho hệ tiêu hóa, chứa 4-6% axit acetic, giúp diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, từ đó giảm chứng đầy bụng hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng bằng cách pha loãng với nước ấm hoặc trộn trong các món salad.
3.6. Tăng cường các loại gia vị gừng, tỏi
Gừng có tính ấm, giúp giảm tình trang đau bụng, ợ hơi, ợ nóng hay các chứng đầy bụng khó tiêu.
Tỏi cũng được coi là “thần dược” chữa chướng bụng đầy hơi. Trong tỏi có nhiều Allicin, một chất có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, hạn chế các vi khuẩn gây hại, tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển. Đồng thời, ăn tỏi sẽ kích thích tiết dịch tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
3.7. Ăn thực phẩm mềm, loãng như cháo
Khi bị đầy bụng, bạn có thể thay thế cơm bằng cháo để tránh gây áp lực lên dạ dày – ruột, rút ngắn thời gian nghiền thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Lưu ý, bạn nên ăn các loại cháo loãng như cháo tía tô, cháo đậu xanh, không nên sử dụng cháo gà, cháo sườn, cháo cá… khó tiêu hóa hơn.
4. Chướng bụng đầy hơi nên uống gì?
Bên cạnh chế độ ăn, bạn có thể bổ sung một số loại nước uống để cải thiện các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng khó chịu như:
4.1. Nước chanh gừng ấm
Một cốc nước chanh gừng ấm sẽ giúp làm dịu cảm giác khó chịu do đầy hơi, tức bụng. Ngoài ra, chanh sẽ hỗ trợ thêm axit trong dạ dày và chống lại vi khuẩn trong thức ăn.
Cách thực hiện:
- Pha một muỗng cốt chanh vào nước ấm, kèm thêm một vài lát gừng đập dập
- Uống trước khi ăn
4.2. Uống trà thảo dược
Trà thảo dược có tác dụng thư giãn, chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng các loại trà như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh…
4.3. Uống men tiêu hóa
Trường hợp đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa, bạn có thể tham khảo sử dụng men vi sinh hoặc men tiêu hóa để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cũng như bổ sung các enzyme tiêu hóa trong quá trình tiêu thụ thực phẩm.
5. Chướng bụng đầy hơi nên kiêng gì?
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung hàng ngày, bạn nên hạn chế dung nạp vào cơ thể một số loại thực phẩm sau:
5.1. Đồ ăn nhiều muối, mặn
Muối không chỉ gây nên tình trạng tích nước, khiến cảm giác chướng bụng, đầy hơi tăng cao mà còn thúc đẩy vi khuẩn HP hoạt động mạnh.
Những thực phẩm cần tránh như:
- Các món kho mặn
- Đồ đóng hộp
- Cà muối
- Cá muối…
5.2. Hạn chế đồ ăn cay nóng
Những thực phẩm này chính là tác nhân gây nên những cơn đau khó chịu trong bụng, kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
Những thực phẩm cay nóng như:
- Ớt, tương ớt
- Sa tế
- Mù tạt
5.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên nướng
Hàm lượng chất béo trong các loại thức ăn này cao, gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Song song với đó, khi dạ dày tiêu thụ các loại thức ăn này sẽ tạo ra nhiều khí gas, càng làm tăng cảm giác đầy bụng.
Các thực phẩm dầu mỡ, đồ chiên nướng, đồ ăn nhanh như:
- Xúc xích, lạp xưởng chiên
- Pizza, hamburger, khoai tây chiên
- Các món chiên xào nhiều dầu mỡ
5.4. Các loại nước uống có gas, đồ uống có cồn
Những loại nước ngọt này chứa nhiều khí carbon dioxide, làm tăng tình trạng chướng bụng, ợ hơi liên tục. Chính vì vậy nên thay thế nước ngọt, đồ uống có ga bằng nước lọc, trà, nước trái cây tốt cho sức khỏe.
6. Các cách phòng tránh chướng bụng đầy hơi
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đầy hơi chướng bụng chỉ là biểu hiện ở phần ngọn, nếu để tình trạng diễn ra lâu dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Chính vì vậy cách tốt nhất là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Cụ thể:
- Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, thay đổi các thói quen xấu trong ăn uống
- Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ, nghỉ ngơi nhẹ sau khi ăn
- Tránh vận động mạnh sau khi ăn
- Lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm
- Tăng cường các loại rau củ quả, hạn chế các loại thịt đỏ
- Ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa
- Duy trì thói quen uống nước mỗi ngày (tối thiểu 2 lít nước)
- Tập thể dục thể thao điều độ, vừa sức giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Trên đây là một số thông tin về chướng bụng, đầy hơi nên ăn gì kiêng gì. Hy vọng, với những thông tin này, bạn có thể xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, không còn phải lo lắng, “nặng bụng” mỗi bữa ăn.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi, hãy liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp cụ thể hoặc chat trực tiếp với bác sĩ tại đây.
Từ khóa » đầy Bụng Buồn Nôn Nên ăn Gì
-
Ăn Gì để Hết Chướng Bụng đầy Hơi? - Vinmec
-
Chướng Bụng Đầy Hơi Nên Ăn Gì & Thức Ăn Cần Tránh
-
Bị đầy Hơi Chướng Bụng Nên ăn Gì? 5 Thực Phẩm Hữu ích Cho Bạn
-
Đầy Hơi Khó Tiêu Nên ăn Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nguyên Nhân Và Nhóm Thực Phẩm Nên ăn Khi Bị đầy Hơi - Medlatec
-
[Đừng Bỏ Qua] Buồn Nôn Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì?
-
Mẹo Chữa đầy Hơi, Chướng Bụng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đầy Bụng Khó Tiêu ăn Gì? 7 Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Nhanh Nhất ...
-
Chướng Bụng đầy Hơi Nên ăn Gì? Kiêng Gì? - Tràng Phục Linh
-
Đầy Bụng Khó Tiêu Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Khiến Bụng "nhẹ Nhõm"?
-
Đầy Bụng Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bị Chướng Bụng đầy Hơi Nên ăn Gì Và Kiêng ăn Gì?
-
Bí Quyết Giảm Chướng Bụng đầy Hơi Buồn Nôn Trong Vòng Một Nốt ...
-
Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Tại Nhà, An Toàn, Hiệu Quả
-
Trào Ngược Dạ Dày Nên ăn Gì? - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Bị đầy Hơi Khó Tiêu Nên ăn Gì? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Những Thực Phẩm Nên Và Không Nên ăn Khi Bạn Bị Chướng Bụng ...