CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ THỜI KỲ VUA LÊ – CHÚA TRỊNH

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ THỜI KỲ VUA LÊ – CHÚA TRỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.21 KB, 70 trang )

Khóa luận tốt nghiệpGVHD: Ths. Lương Ban Maithớt voi, 20 thuyền rồng, ngụ lộc 1.000 xã làm lộc thượng tiến và cử hành mộtvài nghi lễ mang tính hình thức như “mặc áo long bào, cầm hốt ngọc, nhận lễtriều yết”.Với quyền lực như vậy, các chúa Trịnh có thừa khả năng để phế truấtnhà Lê, lập ra triều đại riêng của mình. Tuy nhiên, họ đã không đi vào vết xeđổ của họ Mạc. Các chúa Trịnh hiểu rằng thành công của sự nghiệp trunghưng phần lớn là dựa trên ảnh hưởng và uy tín của nhà Lê, trong điều kiệnmới, ngọn cờ chính trị “tôn phù Lê thất” vẫn nguyên giá trị. Nhận thức đượctình thế đó, các chúa Trịnh đã áp dụng một định chế mà ở đó ngôi vị của vuaLê vẫn được bảo tồn, đồng thời họ Trịnh vẫn duy trì được địa vị thống trị củamình và đảm bảo thực thi quyền lực. Cơ chế liên kết này phải luôn đảm bảotính ổn định, bền vững để không thể bị phá vỡ dẫn đến tình trạng phong kiếnphân quyền. Đó là cơ sở thiết lập nên một thiết chế hết sức đặc biệt trong lịchsử phong kiến Việt Nam – thiết chế “lưỡng đầu” vua Lê - chúa Trịnh.1.2. Đôi nét về các triều vua – chúa và một số vị vua – chúa tiêu biểu- Triều Lê trung hưng của các vua Lê (1533 – 1789) kéo dài 256 năm,trong đó tồn tại song song với triều Mạc từ 1533 – 1592, có 17 đời vua nốitiếp nhau.- Các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1545 – 1787) và các chúa Nguyễn ởĐàng Trong.1.2.1. Trịnh Kiểm (1503 – 1570)Trịnh Kiểm là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh.Đương thời khi cầm quyền ông không xưng là chúa nhưng được đời sau truytôn là Minh Khang Thái Vương. Ông là người nắm quyền chỉ huy quân độitrong triều các vua Lê thời Nam - Bắc triều từ năm 1545 tới khi mất. Thời kỳnày ông không thể hiện về vai trò quản lý kinh tế hay vai trò người đứng đầucơ quan hành pháp, do các vấn đề quân sự khi đó đã lấn át tất cả, nhưng cómột số tư liệu cho thấy vai trò quản lý nhà nước về kinh tế của ông trong việcSVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G5 Khóa luận tốt nghiệpGVHD: Ths. Lương Ban Maisai các viên quan đi đo đạc đất đai để thu thuế hay đắp đê, làm đường. Ngoàira, Trịnh Kiểm còn là người biết trọng dụng nhân tài, hội tụ hào kiệt bốnphương.1.2.2. Trịnh Tùng (1550 – 1623)Trịnh Tùng là người có công lao trong việc hoàn thành công cuộc trunghưng của nhà Lê và chính thức xác định vị thế vững chắc cho cơ nghiệp hơn200 năm của họ Trịnh với Đàng Ngoài.Trịnh Tùng cầm quyền trong thời loạn nên luôn phải đối phó với nhiềulực lượng và nguy cơ chống đối nên muốn giữ vững ngôi vị, ngoài tài năngcầm quân và cai trị, ông buộc phải trở thành người cứng rắn, minh triết vàthực tế. Sau khi lên cầm quyền, Trịnh Tùng đã từng bước kiện toàn và tăngcường hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính từ trung ương đến địaphương, tổ chức khoa cử kén chọn nhân tài, ban hành nhiều chính sách lớn đểphát triển kinh tế, đặc biệt khá thông thoáng trong việc mở cửa giao thươngvới phương Tây. Ông không những là người biết sử dụng được hết các “hiềntài nguyên khí” do chính mình đào tạo mà còn biết thu phục những kẻ sĩ Bắctriều phụ tá cho mình trong công cuộc an dân trị quốc. Do đó, thời kỳ TrịnhTùng nắm quyền, đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở Kinh đô Thăng Long,mang một sắc thái mới hơn so với trước đó.1.2.3. Trịnh Cương (1686 – 1729)Trịnh Cương là vị chúa Trịnh thứ 6 thời Lê trung hưng. Ông là chúaTrịnh duy nhất có cuộc đời và sự nghiệp trong thời thái bình thịnh trị khônghề có nạn binh đao.Không giống như các chúa Trịnh trước và sau mình, Trịnh Cươngtrưởng thành trong nhung lụa, cai trị trong hoà bình, không được trau rèn quachiến trận nhưng ông không sa vào hưởng lạc, không có thái độ hống hách kiêucăng mà lại sớm tỏ ra là người chín chắn, tận tụy khi tiếp quản cơ nghiệp họTrịnh và củng cố thêm nền cai trị ở Bắc Hà. Đứng trên cương vị của một vịSVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G6 Khóa luận tốt nghiệpGVHD: Ths. Lương Ban Maichúa nắm hết quyền hành điều hành chính sự của nhà nước, nhưng TrịnhCương vẫn luôn thể hiện sự khiêm nhường và giữ đúng lễ nghĩa vua tôi, điềunày thể hiện qua vấn đề lễ nghi, triều phục… Với những việc làm có phần giữlễ như vậy, ông được người đời rất tin phục.Thời kỳ ở ngôi chúa, Trịnh Cương đã cho thi hành nhiều chính sách tíchcực nhằm ổn định nền chính trị - xã hội ở Đàng Ngoài và tiến hành được mộtsố cải tiến, đổi mới như cải tiến quản lý kinh tế tài chính (đặc biệt là cải cáchthuế), cải tiến bộ máy quản lý hành chính, đổi mới chế độ giáo dục thi cử vànâng cao chất lượng tuyển chọn nhân tài, tiềm lực quốc phòng được tăngcường và góp phần quan trọng trong việc giữ gìn lãnh thổ và bảo vệ chủ quyềnđất nước. Do vậy, thời Trịnh Cương nắm quyền thiên hạ được giữ yên, thầndân được chăm lo, đất nước thịnh vượng.SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G7 Khóa luận tốt nghiệpGVHD: Ths. Lương Ban MaiCHƯƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘMÁY HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚATRỊNH2.1. Khái quát chung về vai trò, vị trí, quyền hạn của vua Lê – chúa TrịnhChính quyền Lê - Trịnh là “lưỡng đầu” chế điển hình trong lịch sử chếđộ phong kiến Việt Nam, điển hình về độ dài của thời gian tồn tại (suốt haithế kỷ), điển hình cả về độ sâu của các yếu tố cấu thành một thể chế “lưỡngđầu”. Đây là chính quyền của hai dòng họ - hai thế lực phong kiến lớn, vừaphải dựa vào nhau để trị nước quản dân, vừa mâu thuẫn với nhau về quyềnlực và quyền lợi.- Nhà vua kế thừa sự nghiệp của tổ tông, bước lên ngôi báu để tiếp tụcgiữ gìn tông miếu, xã tắc, phát huy đức độ, thừa hưởng và bảo tồn uy phúccủa tổ tiên.- Còn việc trị quốc an dân, nhà vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh vươnggiúp giập, trông coi.Như vậy, thiết chế “lưỡng đầu” được đặc trưng bởi tính nhị nguyêntrong phân chia ngôi vị vua – chúa và bản chất quyền lực của hai cương vị đó.Trong cơ chế này, vua là một biểu tượng quan trọng nhưng chỉ có hư quyền;còn chúa ở địa vị thứ yếu nhưng lại nắm thực quyền lực cai trị đất nước. Tấtcả được phản ánh trong câu nói ngắn gọn nhưng súc tích thường được ngườiđương thời nhắc đến: “Hoàng gia giữ uy phúc, Vương phủ nắm quyền bính”.2.1.1. Vai trò của vua LêTheo thuyết “Tôn quân quyền” và thuyết “Thiên mệnh” trong Nhogiáo, tất cả sự biến chuyển trong trời đất đều tùng theo một mệnh lệnh duynhất là mệnh Trời và Hoàng đế là Thiên tử nhận trách nhiệm thay trời hànhđạo trị vì thiên hạ. Chính vì thế, vua Lê là vẫn “thiên tử”, người có quyềnnăng tối thượng, đại diện hợp pháp duy nhất của quốc gia.SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G8 Khóa luận tốt nghiệpGVHD: Ths. Lương Ban MaiXét về hình thức, vua Lê có địa vị chí tôn và có những đặc quyền vượttrên tất cả các quần thần. Pháp luật nhà Lê nghiêm cấm tất cả các quan lại vàdân chúng không được sử dụng sắc phục của nhà vua. Trong mọi điển lễ quốcgia, những nghi thức cử hành đối với Hoàng đế luôn là trang trọng nhất. Tấtcả biểu thị sự trang nghiêm trước quyền uy của đấng trị vì muôn dân.Xét về nội dung, vua Lê có những vai trò không thể thay thế, đặc biệt làtrên phương diện thần quyền. Hoàng đế là người duy nhất có quyền phong sắccho bách thần và cử hành những nghi lễ trọng đại nhất. Trên phương diện thếquyền, vua Lê về danh nghĩa là nguyên thủ nhưng thực chất đã chia quyềncùng chúa Trịnh trên cương vị người đứng đầu nền lập pháp, tư pháp và hànhpháp quốc gia.Về lập pháp, vua chỉ có quyền ban hành những văn bản luật pháp có tínhchất phổ quát, đưa ra những nguyên tắc cốt yếu dưới dạng dụ hay sắc dụ (nếuquan trọng) hoặc chỉ chuẩn, chiếu hay sắc chiếu (nếu ít quan trọng). Đối vớinhững văn bản lập pháp ở dạng này, hầu như không thấy sự can thiệp của chúaTrịnh. Những khi ban hành chiếu hay dụ, nhà vua thường cho tổ chức rất trọngthể tại chính điện Kính thiên, đích thân làm chủ tọa, với sự hiện diện của chúavà đông đủ văn võ bá quan.Về tư pháp, vua Lê vẫn là vị thẩm phán cao nhất về phương diện biểukiến, duy nhất có quyền ban bố chiếu đại xá, giảm miễn tội cho các phạm nhân.Đối với nền hành pháp, vua là người trực tiếp có quyền gia phong,thăng giáng, bãi miễn đối với các chức quan từ hàm tam phẩm trở lên, kể cảngôi chúa dù trong thực tế có thể nhà chúa đã dùng những biện pháp khéo léonhằm gây áp lực đối với các quyết định của nhà vua. Với những chức quanngoại nhiệm và từ hàm tứ phẩm trở xuống, mặc dù theo quy định chúa Trịnhtrực tiếp có quyền bổ nhiệm nhưng để hợp lễ chúa vẫn phải chuyển hồ sơsang triều đình để vua ban sắc chiếu và làm chủ tọa trong những buổi lễ khâmban. Đối với những mệnh lệnh có tính chất quan trọng, chúa Trịnh cũngSVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G9

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua lê – chúa trịnh (1599 – 1786) Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua lê – chúa trịnh (1599 – 1786)
    • 70
    • 947
    • 2
  • Đề KTHKI toán 6 theo CKTKN Đề KTHKI toán 6 theo CKTKN
    • 3
    • 246
    • 0
  • DE VA DA THI HKI 12CB 2010 - 2011 DE VA DA THI HKI 12CB 2010 - 2011
    • 3
    • 243
    • 0
  • HangMan Game HangMan Game
    • 1
    • 181
    • 0
  • Đề KTHKI toán 7 theo CKTKN Đề KTHKI toán 7 theo CKTKN
    • 4
    • 177
    • 0
  • 2439 /QĐ-BGDĐT 2439 /QĐ-BGDĐT
    • 54
    • 37
    • 0
  • on tap English 11 hk1 on tap English 11 hk1
    • 3
    • 535
    • 1
  • giáo an học thêm giáo an học thêm
    • 42
    • 214
    • 0
  • GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
    • 34
    • 686
    • 1
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(435 KB) - Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua lê – chúa trịnh (1599 – 1786) -70 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thời Vua Lê Chúa Trịnh