Chương II: Dòng điện Là Gì? Tác Dụng Của Nguồn điện - SoanBai123
Có thể bạn quan tâm
Chương II: Dòng điện là gì? tác dụng của nguồn điện
Chương II: Điện năng tiêu thụ, công suất điện, định luật Jun-Lenxơ
Dòng điện là dòng chảy có hướng của các điện tích, qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương.
Chương II: Dòng điện là gì? tác dụng của nguồn điện
1/ Dòng điện là gì? Theo thuyết electron các điện tích nguyên tố electron có thể dời khỏi nguyên tử để trở thành các electron tự do. Nguyên tử trung hòa mất electron sẽ trở thành ion dương, nguyên tử trung hòa nhận electron sẽ trở thành ion âm. với 1g kim loại đồng (Cu=64) sẽ có (1/64).6,02.1023 = 9.406.250.000.000.000.000.000 nguyên tử. => số electron tự do có thể có (1/64).6,02.1023 (hạt)
Trong 1 nguyên tử đồng chứa 29 hạt proton và 29 hạt electron, theo cách sắp xếp các lớp eletron, sẽ có 1 electron ở lớp ngoài cùng liên kết yếu với hạt nhân và có thể tách khỏi nguyên tử tạo thành electron tự do (hạt mang điện tự do) có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
Khi đặt trong môi trường điện môi (cách điện) các electron tự do bên trong dây đồng chuyển động hỗn loạn theo mọi hướng khác nhau nên không có dòng diện, khi đặt trong điện trường công của lực điện sẽ dịch chuyển thành dòng có hướng các eletron tự do tạo ra dòng điện. công của lực điện sẽ dịch chuyển các electron tự do tạo thành dòng điện tích chuyển động có hướng tạo thành dòng điện chạy trong dây dẫn đồng. Không chỉ với đồng mà hầu hết các kim loại, dòng các điện tích chuyển động có hướng bên trong kim loại dưới tác dụng của điện trường là dòng các hạt electron tự do.
Kết luận: dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích2/ Cường độ dòng điện: Cường độ dòng điện là đại lượng vật lý đặc trưng cho độ mạnh, yếu của dòng điện, được xác định bằng lượng điện tích (điện lượng) dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị thời gian.[/left]
I=ΔqΔtI=ΔqΔt Trong đó:- I: cường độ dòng điện (A)
- Δq: điện lượng (C)
- Δt: thời gian (s)
- I: cường độ dòng điện (A)
- q: điện lượng (C)
- t: thời gian (s)
- Đối với kim loại: q=n.|e| (với n là số electron tự do; e=1,6.10-19 C)
nguồn điện luôn có hai cực là cực âm (chứa các điện tích âm)và cực dương (chứa các điện tích dương) Khi mắc nguồn điện vào trong mạch điện có dây dẫn bẳng kim loại, dòng electron tự do chuyển động dọc theo dây dẫn đi về phía cực dương của nguồn điện kết hợp với các điện tích dương ở cực dương của nguồn điện tạo thành nguyên tử trung hòa về điện. Cùng thời điểm đó bên trong nguồn điện tồn tại một lực sinh công dịch chuyển các điện tích âm về cực âm, các điện tích dương về cực dương tạo nên sự chênh lệch điện thế giữa hai cực của nguồn điện, lực này không giống với bất kỳ lực nào đã biết nên được gọi là lực lạ. Sau mỗi lần dịch chuyển điện tích âm từ cực dương về cực âm, nguồn điện mất dần năng lượng cho đến khi hết thì điện thế tại hai cực của nguồn điện cân bằng khi đó trong mạch cũng không còn dòng “chảy” của điện tích. 5/ Suất điện động của nguồn điện
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện (công của lực lạ), suất điện động của nguồn điện có độ lớn bằng độ chênh lệch điện thế (hiệu điện thế) giữa hai cực của nguồn điện. Công thức tính suất điện động của nguồn điện E=AqE=Aq Trong đó:- E: suất điện động của nguồn điện (V)
- A: công của nguồn điện (công của lực lạ) (J)
- q: lượng điện tích dịch chuyển qua nguồn (C)
Thảo luận cho bài: Chương II: Dòng điện là gì? tác dụng của nguồn điện
Bài viết cùng chuyên mục
-
Chương VII: Hiện tượng nhật thực là gì? Trái Đất là nơi duy nhất quan sát được hiện tượng nhật thực (Đọc thêm)
-
Chương VII: Lịch sử phát triển kính thiên văn dụng cụ quang học của ngành vật lý thiên văn (Đọc thêm)
-
Chương VII: Kính hiển vi quang học, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động (Đọc thêm)
-
Chương VII: Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị (Đọc thêm)
-
Chương VII: Kính thiên văn, số bội giác của kính thiên văn
-
Chương VII: Kính lúp là gì? số bội giác của kính lúp
-
Chương VII: Cấu tạo quang học của mắt, các tật của mắt và cách khắc phục
-
Chương VII: Công thức thấu kính, chứng minh công thức thấu kính
Từ khóa » Dòng điện Là J Nguồn điện Là J
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì? Và Bài Tập - Vật Lý 7 Bài 19
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì?
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì? Nguồn điện Có đặc điểm Gì?
-
Lý Thuyết Dòng điện - Nguồn điện | SGK Vật Lí Lớp 7
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì? Khái Niệm Dòng điện ... - KhoiA.Vn
-
Dòng điện Nguồn điện Là Gì? Kiến Thức Lý 7 Hay Nhất Bạn Không Nên ...
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì?
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì? Cho Ví Dụ?
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì? Điều Kiện để ... - Rửa Xe Tự động
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì? Điều Kiện để Có ...
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì? Ví Dụ Về Nguồn điện
-
Dòng điện Là Gì? Khái Niệm Của Nguồn điện, Hãy Lấy Ví Dụ? - Lazi
-
[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm Của Nguồn điện - TopLoigiai
-
Dòng điện Là Gì? Nguồn điện Là Gì? Và Bài Tập – Vật Lý 7 Bài 19