Chương III: Mạch điện Xoay Chiều R,L,C Mắc Nối Tiếp, Giản đồ Frenen

Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen

Chương III: Công suất của mạch điện xoay chiều, ý nghĩa hệ số công suất

Mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm có hệ số tự cảm L và tụ điện có điện dung C; thứ tự R, L, C trong mạch có thể thay đổi.

Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen

Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen

1/ Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp: Sơ đồ mạch điện R,L,C mắc nối tiếp

Phương trình cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều:

i = Iocos(ωt + φi)​

=> Biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở R

uR = UoRcos(ωt + φi)​

=> Biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện C

uC = UoCcos(ωt + φi – π/2)​

=> Biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu cuận cảm thuần L

uL = UoLcos(ωt + φi + π/2)​

Biểu thức điện áp tức thời của mạch điện xoay chiều R, L, C:

u = uR + uL + uC Dạng véctơ: U=UR+UL+UCU→=UR→+UL→+UC→​ Định luật về điện áp tức thời: trong mạch điện xoay chiều gồm nhiều đoạn mạch mắc nối tiếp thì điện áp tức thời giữa hai đầu của mạch bằng tổng đại số các điện áp tức thời giữa hai đầu của từng đoạn mạch đó.

2/ Phương pháp giản đồ Fre-nen: Biểu diễn riêng từng điện áp uR; uL ;uC uR = UoRcos(ωt + φi) => uR và i cùng pha biểu diễn như hình minh họa Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen uL = UoLcos(ωt + φi + π/2) => uL sớm pha π/2 so với i biểu diễn như hình minh họa Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen uC = UoCcos(ωt + φi – π/2) => uC chậm (trễ) pha π/2 so với i biểu diễn như hình minh họa Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen a/ Phương pháp chung gốc: vẽ các véc tơ điện áp sao cho gốc của chúng xuất phát phát tử một điểm. Các trục (i, u, uR; uL ;uC) có thể vẽ tương ứng với giá trị hiệu dụng (I; U; UR; UL; UC) hoặc (I; Z; R; ZL; ZC) Trường hợp 1: UL > UC => ZL > ZC Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen Trường hợp 2: UL < UC => ZL < ZC Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen Trong đó:

  • UR = I.R: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R (V)
  • UL = I.ZL: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm L (V)
  • UC = I.ZC: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện C (V)
  • U = I.Z: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp (V)
  • Z: Tổng trở của đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp (Ω)
  • R: điện trở của đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp(Ω)
  • ZL = ωL: cảm kháng của đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp(Ω)
  • ZC=1ωCZC=1ωC: dung kháng của đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp(Ω)
  • Từ giản đồ véc tơ ta có
U=U2R+(ULUC)2U=UR2+(UL−UC)2 => I.Z=(I.R)2+(I.ZLI.ZC)2I.Z=(I.R)2+(I.ZL−I.ZC)2 => Z=R2+(ZLZC)2Z=R2+(ZL−ZC)2
  • Gọi φ = φu – φi là độ lệch pha giữa u và i =>
tanφ=ULUCUR=ZLZCRtanφ=UL−UCUR=ZL−ZCR
  • φ > 0 => φu > φi
=> u sớm pha φ so với i => i trễ (chậm) pha φ so với u​
  • φ < 0 => φu < φi
=> u trễ (chậm) pha φ so với i => i sớm pha φ so với u​

b/ Phương pháp véc tơ đa giác (sẽ trình bày kỹ hơn khi áp dụng giải bài tập) Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen 3/ Hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp: Hiện tượng cộng hưởng trong mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp là hiện tượng cường độ dòng điện trong mạch R,L,C đạt đến giá trị cực đại khi ZL = ZC

Hệ quả của hiện tượng cộng hưởng điện

  • ZL = ZC => ωL=1ωCωL=1ωC => ω2=1LCω2=1LC
  • ZL = ZC => tanφ = 0 => φ = 0 => u cùng pha i
  • ZL = ZC => U = UR => Z = R => I=URI=UR
  • ZL = ZC => cosφ=URU=RZ=1
Chuyên mục: Lý Thuyết Vật Lý Lớp 12

Thảo luận cho bài: Chương III: Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, giản đồ Frenen

Bài viết cùng chuyên mục

  • Chương VII: Phản ứng nhiệt hạch là gì? cơ chế của phản ứng nhiệt hạch

  • Chương VII: Phản ứng phân hạch là gì? cơ chế của của ứng phân hạch

  • Chương VII: Phóng xạ là gì? Định luật phóng xạ hạt nhân

  • Chương VII: Năng lượng liên kết của hạt nhân, phản ứng hạt nhân

  • Chương VII: Tính chất và cấu tạo của hạt nhân, vật lý hạt nhân

  • Chương VI: Bí ẩn của Mặt Trời, hiện tượng cực quang (Đọc thêm)

  • Chương VI: Albert Einstein nhà vật lý thiên tài của mọi thiên tài (Đọc thêm)

  • Chương VI: Hiện tượng quang phát quang là gì? lân quang, huỳnh quang

Từ khóa » Sơ đồ Mạch điện Xoay Chiều