CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KỸ THUẬT PHỤC HỒI ...

Skip to main content

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số 935  ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Hiệu trưởng

trường Đại Học Y tế công cộng)

  • Tên chương trình:    Cử nhân kỹ thuật phục hồi chức năng 
  • Trình độ đào tạo:      Đại học
  • Ngành đào tạo:          Kỹ thuật phục hồi chức năng
  • Mã số:                         7720603

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân kỹ thuật phục hồi chức năng có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành phục hồi chức năng, phòng ngừa khuyết tật, giáo dục sức khoẻ; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng, chính xác, chân thành hợp tác với đồng nghiệp; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

  • Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, các chính sách và văn quản quy phạm pháp luật làm nền tảng cho việc thực hành chuyên ngành phục hồi chức năng.
  • Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để giải thích các nguyên lý của kỹ thuật phục hồi chức năng, và thiết lập mục tiêu, ra quyết định can thiệp.

1.2.2. Về kỹ năng

Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng thu thập thông tin, phân tích, lượng giá, lập kế hoạch can thiệp và thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh tại viện dựa trên các chứng cứ khoa học.
  • Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát các hoạt động trong khoa/phòng phục hồi chức năng.
  • Tham gia và phối hợp với các bên liên quan trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
  • Truyền thông phòng ngừa khuyết tật, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người khuyết tật và cộng đồng.

Kỹ năng mềm

  • Tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực cá nhân để thích ứng với yêu cầu thực tế của công việc cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ.
  • Có trình độ tin học và tiếng Anh (tối thiểu trình độ B hoặc B1 Châu Âu hoặc tương đương) để thực hiện các công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

1.2.3. Thái độ

  • Tuân thủ việc hành nghề theo pháp luật, chính sách của nhà nước trong công tác phục hồi chức năng.
  • Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người bệnh, của cộng đồng về các nhu cầu phục hồi chức năng.
  • Lắng nghe, tương trợ, khuyến khích và hỗ trợ đồng nghiệp và các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

1.3.  Ví trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp cử nhân kỹ thuật phục hồi chức năng, sinh viên có khả năng làm việc tại các cơ quan/đơn vị sau:

  • Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe.
  • Chăm sóc và điều trị phục hồi cho người bệnh tại các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập; các cơ sở chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi và các trung tâm điều dưỡng.
  • Nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu.
  • Nhân viên tư vấn chuyên môn cho các công ty kinh doanh dụng cụ, thiết bị Phục hồi chức năng.

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Về kiến thức

Chuẩn 1. Sử dụng các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, các chính sách và văn quản quy phạm pháp luật làm nền tảng cho việc thực hành chuyên ngành phục hồi chức năng

1.1. Diễn giải khái quát về cấu trúc, chức năng, quá trình phát triển con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.

1.2. Giải thích cơ chế bệnh sinh của các bệnh trong chuyên ngành phục hồi chức năng.

1.3. Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng.

1.4. Mô tả hệ thống y tế, các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về phục hồi chức năng.

Chuẩn 2. Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để giải thích các nguyên lý của kỹ thuật phục hồi chức năng và thiết lập mục tiêu, ra quyết định can thiệp

2.1. Sử dụng kiến thức cơ sở ngành: khoa học chuyển động, khoa học thần kinh, … để giải thích cơ chế của các kỹ thuật phục hồi chức năng.

2.2. Sử dụng kiến thức chuyên ngành làm cơ sở cho việc lập kế hoạch lượng giá, xây dựng mục tiêu và chương trình can thiệp phù hợp với từng người bệnh trên lâm sàng.

2.3. Sử dụng các kiến thức về nguyên lý, quy tắc, quy trình vận hành và bảo quản trang thiết bị phục hồi chức năng làm cơ sở cho việc vận hành trang thiết bị đảm bảo an toàn, hiệu quả.

2.2. Về kỹ năng

Kỹ năng nghề nghiệp

Chuẩn 3. Lượng giá, lập kế hoạch can thiệp và thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh tại viện dựa trên các chứng cứ khoa học

3.1. Thu  thập thông tin, lượng giá và phân tích các vấn đề về sức khỏe để xác định nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh tại viện.

3.2. Lập kế hoạch can thiệp phục hồi chức năng phù hợp cho người bệnh.

3.3. Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng một cách thành thạo, có hệ thống và an toàn.

3.4. Theo dõi, đánh giá trong và sau can thiệp để điều chỉnh kỹ thuật phục hồi chức năng phù hợp với người bệnh.

Chuẩn 4. Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát các hoạt động trong khoa/phòng phục hồi chức năng

4.1. Quản lý, sử dụng, bảo quản trang thiết bị, hồ sơ bệnh án trong phạm vi được phân công, phát hiện và báo cáo kịp thời khi có sự cố. Chịu trách nhiệm cá nhân về những phương tiện, tài sản được phân công.

4.2. Quản lý, theo dõi, thực hiện thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Bảo quản, lưu trữ các tài liệu trong lĩnh vực được giao.

4.3. Phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật; đề xuất giải pháp bảo đảm chất lượng kỹ thuật và an toàn trong chuyên môn.

Chuẩn 5. Tham gia và phối hợp với các bên liên quan trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

5.1. Xây dựng và hướng dẫn chế độ tập luyện cho người khuyết tật tại gia đình và cộng đồng.

5.2. Thiết kế và hướng dẫn người khuyết tật, gia đình, cộng đồng sử dụng một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị.

5.3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ sự tiến bộ của người khuyết tật và chuyển giao các kỹ thuật phục hồi chức năng cho người huấn luyện.

5.4. Phối hợp với cán bộ chuyên môn trong nhóm phục hồi để giúp người khuyết tật độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày và từng bước hòa nhập cộng đồng.

Chuẩn 6. Truyền thông phòng ngừa khuyết tật, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người khuyết tật và cộng đồng

6.1. Thu thập và phân tích thông tin về nhu cầu, hiểu biết của cộng đồng/người bệnh về phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng.

6.2. Xác định nhu cầu và những nội dung truyền thông phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

6.3. Xây dựng kế hoạch truyền thông về phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng phù hợp với cá nhân, gia đình và cộng đồng.

6.4. Thực hiện tư vấn, truyền thông cho cá nhân, gia đình và cộng đồng phù hợp để phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng hiệu quả.

Kỹ năng mềm

Chuẩn 7. Tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực cá nhân để thích ứng với yêu cầu thực tế của công việc cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ

7.1. Xác định mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề nghiệp dựa trên nhu cầu học tập, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để tạo động lực và lập kế hoạch làm việc.

7.2. Thường xuyên học tập, nghiên cứu, cập nhật và sử dụng được các thông tin giá trị, đáng tin cậy trong nước và quốc tế trong lĩnh vực phục hồi chức năng để đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.

7.3. Thể hiện thái độ tích cực với những đổi mới và những quan điểm trái chiều, thể hiện sự lắng nghe các kiến nghị và đề xuất nhằm thích nghi với những thay đổi.

7.4. Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong công việc.

7.5. Có kỹ năng soạn bài, giảng dạy, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, đóng góp vào việc đào tạo nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp và người học.

Chuẩn 8. Có trình độ tin học và tiếng Anh (tối thiểu trình độ B hoặc B1 Châu Âu hoặc tương đương) để thực hiện các công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng

8.1. Sử dụng thành thạo máy tính, xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu, internet cơ bản và ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc.

8.2. Sử dụng thành thạo tiếng Anh (tối thiểu trình độ B hoặc B1 Châu Âu hoặc tương đương) để thực hiện các công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

8.3. Sử dụng được tiếng Anh chuyên ngành cơ bản trong công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng cũng như đọc tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh để học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Chuẩn 9. Tuân thủ việc hành nghề theo pháp luật, chính sách của nhà nước trong công tác phục hồi chức năng

9.1. Vận dụng kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình hành nghề.

9.2. Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

9.3. Tuân thủ đúng quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật.

Chuẩn 10. Có khả năng đưa ra kết luận, đánh giá và cải tiến về các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp

10.3. Có khả năng đưa ra kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.

10.2. Có năng lực đánh giá và sáng kiến cải tiến các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực được giao.

Chuẩn 11. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người bệnh, của cộng đồng về các nhu cầu phục hồi chức năng

11.1. Tìm hiểu và lắng nghe nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh/cộng đồng.

11.2. Tạo dựng niềm tin đối với người bệnh/cộng đồng.

            11.3. Giao tiếp phù hợp với người bệnh/cộng đồng.

Chuẩn 12. Lắng nghe, tương trợ, khuyến khích và hỗ trợ đồng nghiệp và các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ

12.1. Lắng nghe các ý kiến của đồng nghiệp và các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

12.2. Tạo dựng niềm tin, hỗ trợ, chia sẻ với đồng nghiệp và các bên liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 135 tín chỉ, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (4 tín chỉ) và Giáo dục Quốc phòng – An ninh (8 tín chỉ)

4. Đối tượng tuyển sinh

- Đối tượng tuyển sinh:

+ Hình thức Chính quy: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Cách thức tổ chức

Chương trình được cấu trúc hợp lý, linh hoạt gồm 135 tín chỉ, trong đó có 127 tín chỉ bắt buộc và 8 tín chỉ tự chọn. Người học có thể chọn các học phần tự chọn theo khả năng và nguyên vọng để trang bị kiến thức cần thiết, phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sau khi tích lũy đủ 135 tín chỉ, sinh viên tham gia kỳ thi tay nghề, thi lý thuyết và thực hành hoặc làm khóa luận.

Chương trình được thiết kế gồm các học phần lý thuyết, thực hành và thực tập tại các cơ sở thực địa, thi kết thúc các học phần; thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp hoặc khóa luận tốt nghiệp:

+ Lý thuyết: học tại giảng đường nhà C – Trường Đại học Y tế công cộng.

+ Thực hành: tại các phòng thực hành, labo tại nhà B – Trường Đại học Y tế công cộng.

+ Thực tập lâm sàng: tại Phòng khám PHCN – Trường Đại học Y tế công cộng, khoa PHCN các bệnh viện hạng II hoặc bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật từ tuyến II trở lên, như: bệnh viện Bắc Thăng Long, bệnh viện đa khoa Đức Giang, bệnh viện đa khoa Hà Đông, bệnh viện đa khoa Huyện Hoài Đức…

+ Thực tập nghề nghiệp: tại khoa PHCN các bệnh viện hạng I trở lên, như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Nhi, bệnh viện E…

6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện đào tạo và xét tốt nghiệp theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐTngày 15 tháng 5 năm 2014 về việc Quyết định ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và trường Đại học Y tế công cộng.

7. Cách thức đánh giá  

Đánh giá theo thang điểm 10, thang điểm 4 và thang điểm chữ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định đào tạo đại học hệ chính quy của trường Đại học Y tế công cộng.

8. Nội dung chương trình 

 

TT

Khối lượng học tập

Số Tín chỉ

1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh)                  

24

2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:

 

Kiến thức cơ sở khối ngành

12

Kiến thức cơ sở ngành

15

Kiến thức ngành

76

Kiến thức bổ trợ (Tự chọn) – mỗi sinh viên chọn tối thiểu 8 tín chỉ

8

 

Cộng

135

PDF icon 3.FINAL Chuong trinh dao tao CN KT PHCN-Sau HĐTĐ 19 08 2019.pdfPDF icon 5. QD 936 -DHYTCC ve viec Ban hanh Chuan dau ra CTDT CN KTPHCN.pdf

Từ khóa » Học Phục Hồi Chức Năng