Chương Trình đào Tạo Từ Niên Chế Sang Học Chế Tín Chỉ

Một số nguyên tắc và định hướng thực hiệnchuyển đổi

chương trình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ

----------------------------------------------------------------------------1. Các nguyên tắc chuyển đổi chương trình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ

- Dùng đơn vị đo lường là đơn vị tín chỉ để chuyển đổi chương trình đào tạo theo đơn vị học trình hiện hành phù hợp với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Số tín chỉ của mỗi học phần tối thiểu là 2, tối đa là 3;

- Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải đảm bảo mục tiêu, nội dung, khối lượng kiến thức, kỹ năng đối với mỗi khối kiến thức, mỗi học phần như yêu cầu của chương trình hiện hành;

- Đảm bảo cơ cấu các khối kiến thức trong mỗi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải đạt tương đương với chương trình đào tạo hiện hành;

- Cấu trúc mỗi học phần theo hướng giảm thời lượng giảng lý thuyết, tăng thời lượng thảo luận, thực hành, thực nghiệm, thực tập và bổ sung thời lượng tự học, tự nghiên cứu được kiểm tra, đánh giá và tích luỹ vào kết quả cuối cùng của học phần.

2. Nội dung chuyển đổi chương trình đào tạo

2.1 Rà soát và xác định mục tiêu đào tạo

2.2. Xác định số tín chỉ cho từng chương trình đào tạo cụ thể

Xác định khối lượng kiến thức của mỗi chương trình đào tạo mà sinh viên cần tích lũy đủ để được công nhận tốt nghiệp phải tuân thủ quy định sau:

- Chương trình đào tạo đại học 4 năm: tối thiểu 120 tín chỉ, tối đa 140 tín chỉ;

- Chương trình đào tạo đại học 5 năm: tối thiểu 150 tín chỉ, tối đa 170 tín chỉ;

- Chương trình đào tạo đại học 6 năm: tối thiểu 180 tín chỉ, tối đa 200 tín chỉ.

Lưu ý:

- Số tín chỉ quy định này không kể khối kiến thức giáo dục Quốc phòng và Thể chất;

- Khi tiến hành chuyển đổi, mỗi chương trình đào tạo phải được thiết kế sao cho khối lượng kiến thức có thể tổ chức dạy và học vượt ít nhất 20% so với khối lượng kiến thức được quy định của chương trình đó theo hướng thêm vào các học phần tự chọn.

2.3. Xác định số tín chỉ cho các khối kiến thức

2.3.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương: 60 tín chỉ, bao gồm:

- Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Do Bộ GD&ĐT quy định. Hiện nay, theo nhiều Hội đồng khối ngành, trong đó có khối Nông Lâm Ngư, đề nghị là 15 tín chỉ.

- Ngoại ngữ: theo HĐ khối ngành là 7 tín chỉ (kể cả ngoại ngữ không chuyên và chuyên sâu về các lĩnh vực).

- Toán, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường: Do trường quy định cụ thể đối với từng khối, nhóm ngành theo quy định của Chương trình khung. Đối với khối ngành Nông-Lâm-Ngư đề nghị là 32 tín chỉ.

- Khoa học xã hội, nhân văn: Do trường quy định đối với từng khối nhóm ngành theo quy định của Chương trình khung. Đối với khối ngành Nông- Lâm- Ngư đề nghị là 6 tín chỉ.

- Giáo dục Thể chất và Quốc phòng: Thực hiện theo quy định hiện hành.

2.3.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 80 tín chỉ

- Kiến thức cơ sở: 23 tín chỉ

- Kiến thức ngành và chuyên ngành: 37 tín chỉ. Kiến thức ngành xây dựng phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành cụ thể và theo quy định của chương trình khung. Kiến thức chuyên ngành xây dựng phù hợp với lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp cụ thể, chuyên sâu và theo sự định hướng phát triển của ngành và theo quy định của trường, khoa, bộ môn.

- Kiến thức bổ trợ : 7 tín chỉ

- Thực tập nghề nghiệp : 3 tín chỉ

- Khóa luận cuối khóa: 10 tín chỉ (4 năm); 12 tín chỉ (5 năm); 14 tín chỉ (6 năm).

2.4. Chuyển đổi số đơn vị học trình sang đơn vị tín chỉ

- Đối với những chương trình mà khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình (đvht) thì 1,5 đvht được quy đổi thành 1 tín chỉ. Sau khi chuyển đổi, nếu số lượng tín chỉ của một học phần nào đó không là số nguyên thì áp dụng các cách làm tròn như sau:

- Tùy thuộc vào nội dung và vai trò của học phần trong chương trình đào tạo để có thể tăng, giảm thời lượng của học phần đó nhằm đạt được số lượng tín chỉ nguyên hoặc có thể loại bỏ học phần đó.

- Ghép một số học phần có số lượng tín chỉ không nguyên và có nội dung gần với nhau thành học phần mới có số lượng tín chỉ nguyên.

2.4. Thiết kế chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ

- Sau khi tiến hành chuyển đổi, nếu khối lượng kiến thức của một ngành đào tạo có số tín chỉ ít hơn mức quy định so với chương trình đào tạo tương ứng (04 năm, 05 năm, 06 năm) thì các đơn vị xử lý theo một trong hai cách:

ütăng số tín chỉ cho một số học phần khi chuyển đổi từ đvht sang đơn vị tín chỉ đã bị giảm xuống theo các cách làm tròn nêu trên;

ücó thể đưa vào một số học phần mới.

- Các chương trình đào tạo sau khi được chuyển đổi phù hợp với hệ thống tín chỉ phải được trình bày đúng theo mẫu M.1 (Phụ lục).

3. Các bước thực hiện chuyển đổi chương trình đào tạo

Bước 1. Theo kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị thành lập Tiểu Ban vận hành đề án đào tạo tín chỉ của đơn vị mình, tiếp đó mỗi đơn vị quản lý ngành đào tạo (Khoa/ Bộ môn) thành lập một Tổ Công tác để thực hiện việc chuyển đổi chương trình đào tạo hiện hành qua chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Bước 2. Ban vận hành đề án đào tạo tín chỉ đơn vị, phối hợp với Ban chỉ đạo trường, tổ chức tập huấn cho các thành viên của Tổ công tác. Các đơn vị (Khoa/ Bộ môn) quản lý ngành đào tạo nào thì tổ chức chuyển đổi ngành đào tạo đó.

Bước 3. Các Tổ công tác thực hiện việc chuyển đổi các chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo chi tiết các môn học (đề cương chi tiết)theo đúng những hướng dẫn đã nêu trên.

Bước 4. Tổ công tác đề xuất các môn học liên quan đến nhiều ngành, nhiều đơn vị đào tạo trong Đại học Nông Lâm TP.HCM cần có sự thống nhất khi biên soạn chương trình chi tiết môn học.

Bước 5. Ban vận hành đề án đào tạo tín chỉ của đơn vị tổ chức hội thảovới sự tham gia của thành viên tổ tư vấn chuyển đổi sang học chế tín chỉ của trường về chương trình đào tạo đã chuyển đổi, có sự tham gia của các giảng viên, các thành viên trong Tổ công tác, các cán bộ quản lý liên quan đến chương trình đào tạo.

Bước 6. Sau hội thảo, các đơn vị thành lập Hội đồng để nghiệm thu kết quả chuyển đổi chương trình đào tạo của từng ngành. Ban thực hiện đề án đào tạo tín chỉ của đơn vị có nhiệm vụ tập hợp, hoàn chỉnh các chương trình đào tạo đã chuyển đổi và lập hồ sơ trình để thông qua Hội đồng nghiệm thu của Trường (qua Phòng Đào tạo đại học) tổ chức thẩm định và ban hành.

4. Thẩm định chương trình đào tạo đã chuyển đổi

4.1. Hồ sơ thẩm định

Đơn vị đào tạo hoàn thành hồ sơ đề nghị thẩm định gồm:

a. Tờ trình của đơn vị đào tạo đề nghị Hiệu trưởng Đại học Nông Lâm TP.HCM tổ chức thẩm định và ban hành chương trình đào tạo đã chuyển đổi;

b. Báo cáo về tổ chức chuyển đổi và biên bản của Hội đồng nghiệm thu;

c. Chương trình đào tạo đã chuyển đổi;

d. Đĩa CD chứa các nội dung trên.

Các nội dung nêu ở mục a, b, c phải được in ra trên giấy A4 với số lượng mỗi loại 03 bản.

4.2. Tổ chức thẩm định và ban hành chương trình đào tạo đã chuyển đổi

- Phòng Đào tạolàm đầu mối tổ chức thẩm định chương trình đào tạo;

- Thành lập Tổ thẩm định hồ sơ chương trình đào tạo đã chuyển đổi;

- Tổ thẩm định tiến hành rà soát quy trình thực hiện và thẩm định về nội dung, hình thức trình bày các văn bản trong tập hồ sơ các đơn vị trình; trao đổi với các đơn vị để sửa chữa những nội dung chưa đạt yêu cầu hoặc bổ sung tài liệu còn thiếu. Kết thúc quá trình thẩm định, Tổ thẩm định lập tờ trình báo cáo lên Hiệu trưởng xem xét, ra quyết định ban hành chương trình đào tạo đã chuyển đổi cho từng ngành.

5. Thời gian thực hiện:

- Trước 15/01/2008: Các đơn vị hoàn thành việc nghiệm thu cấp cơ sở.

- Trước tháng 5/2008 phê duyệt chương trình chi tiết các môn dự kiến dạy trong năm 1,2

- Trước tháng 11/2008 phê duyệt chương trình chi tiết các môn còn lại.

Số lần xem trang: 3154Điều chỉnh lần cuối: 09-04-2008

Từ khóa » Học Niên Chế Và Học Tín Chỉ