CHƯƠNG TRÌNH GDQG VỀ GIÁO DỤC MẦM NON - PHÁT TRIỂN ...
Có thể bạn quan tâm
CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
Ngôn ngữ – thành tựu lớn nhất của con người – là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Nó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh ngiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai.
Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử – xã hội của nền văn hoá loài người. Nó giúp trẻ tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ , chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục – phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ.
Theo chương trình giáo dục quốc gia, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm thông qua các giờ học : Làm quen với tác phẩm văn học, nhận biết tập nói, giờ học âm nhạc,…
Dựa vào đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và kết hợp với chương trình quốc gia, Mầm non Tân Thời Đại xây dựng chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ thông qua các giờ học mà sẽ là “mọi lúc, mọi nơi”.
Để hiểu rõ hơn về lí do áp dụng phương pháp này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
1. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được nhất là trẻ em, một sinh thể yếu ớt cần được sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn.
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội. ở trẻ nhỏ nhu cầu giao tiếp của trẻ rất lớn. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển và giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động sẽ hình thành nhân cách.
2. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trước hết ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Bởi vì sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi các con lĩnh hội những tri thức về sự vật hiện tượng xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ từ “quả cam” chúng ta có thể cho trẻ quan sát, cho trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm quả cam đó gắn với các từ tương ứng như: quả cam, vỏ cam, múi cam, hạt cam, ăn cam có vị ngọt…
Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của tư duy. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức sự vật và hiện tượng, muốn cho các con phân biệt được vật này với vật khác, biết được tên gọi, màu sắc, hình dáng, công dụng và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho các con xem xét mà không không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà các con thu nhận được sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch. Trong khi nhận biết các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật. Từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Khi trẻ đã lớn, nhận thức của trẻ phát triển thì trẻ không chỉ nhận biết những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ mà trẻ không trực tiếp nhìn thấy. Trẻ muốn biết về quá khứ và về tương lai, trẻ muốn biết về công việc của người lớn, của bố mẹ. Để đáp ứng những nhu cầu nhận thức đó của trẻ không có cách nào khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua các tác phẩm văn học có kết hợp với hình ảnh trực quan.
Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để như là phương tiện biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những hiểu biết và suy nghĩ, cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được lời chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói và hiểu biết đó ngày càng nâng lên.
Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao nguyện vọng, thái độ, tình cảm yêu ghét… Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp nhận thức của trẻ được cũng cố sâu sắc hơn, tạo cho trẻ được sống trong môi trường có các hoạt động giao tiếp, trên cơ sở đó nảy sinh nhiều suy nghĩ sáng tạo mới.
Rõ ràng ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ có thể nhận thức về thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động trí tuệ. Vì vậy, việc phát triển trí tuệ cho trẻ không tách rời với việc phát triển ngôn ngữ.
3. Ngôn ngữ là công cụ để giáo dục đạo đức cho trẻ
Phát triển và hoàn thiện nhân cách dần dần nhân cách cho trẻ mầm non không những có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển trí tuệ mà còn có tác dụng quan trọng đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức. Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo, các con đã bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, quy tắc, những chuẩn mức đạo đức của xã hội. Tuy đây mới chỉ là bước đầu nhưng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đến việc hình thành những nét tính cách riêng biệt của mỗi con người trong tương lai. Muốn cho các con hiểu và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không chỉ thông qua những hoạt động, hành vi cụ thể hoặc những sự vật hiện tượng trực quan đơn thuần mà phải có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà các con có thể thể hiện được đầy đủ những nhu cầu, nguyện vọng và tình cảm của mình. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh có điều kiện để hiểu con con mình hơn. Từ đó uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho các con những hành vi đạo đức trong sáng và chuẩn mực nhất.
Như vậy, ngôn ngữ rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.
4. Ngôn ngữ là công cụ để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn về cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật; giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.
Thật vậy, trong đời sống hàng ngày, khi giao tiếp với người lớn, trẻ nhận thức được cái đẹp ở xung quanh từ đó trẻ có thái độ trân trọng cái đẹp và tạo ra cái đẹp.
Đặc biệt khi tiếp xúc với những bộ môn nghệ thuật như : âm nhạc, tạo hình, trẻ có thể cảm nhận được cái đẹp tuyệt vời của cuộc sống xung quanh qua âm thanh, đường nét… Từ đó giúp trẻ nhạy cảm hơn đối với cái đẹp. Và khi trẻ đã làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ có thể tìm thấy ở đó những hình tượng nhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng (những nét đẹp về thể chất, về tinh thần). Từ đó, trẻ tự biết mình phải sống như thế nào.
Chúng ta có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp.
5. Ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể chất cho trẻ
Giáo dục thể lực cho trẻ trong trường mầm non là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh, tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ, làm cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, sức khoẻ tăng cường, đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất.
Để giáo dục thể lực cho trẻ, các nhà giáo dục đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng đáng kể.
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng ngôn ngữ hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các yêu cầu do mình đề ra, góp phần làm cho cơ thể trẻ phát triển. Đặc biệt, trong các giờ thể dục, giáo viên dùng lời, tạo điều kiện giúp trẻ phát triển cân đối. Ngoài chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ còn phải được ăn ngon, ăn đủ chất thì cơ thể trẻ mới phát triển hoàn thiện. Trong khi trẻ ăn, người lớn cần phải dùng ngôn ngữ động viên, kích thích để trẻ ăn được nhiều và ăn ngon hơn.
Kết luận: Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻtrở thành những con người phát triển toàn diện. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mầm non Tân Thời Đại luôn sẵn sàng đồng hành cùng các con trên chặng đường dài phát triển.
HÃY NHANH TAY liên lạc với Mầm non Tân Thời Đại để tìm hiểu thêm về chương trình học dành cho bé qua hotline và ghé thăm 🌐http://tuyensinh.tanthoidaiedu.com, ☎ Hotline 0968.07.5599 để bắt đầu đăng kí cho trẻ tại Mầm non Tân Thời Đại nhé.
Từ khóa » Ví Dụ Về Việc Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ
-
Các Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
Lỹ Luận Và Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Em - Tài Liệu Text
-
VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
-
Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Theo Từng Độ Tuổi - Từ 0 Đến 6 Tuổi
-
Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Từ 0 đến 3 Tuổi: Các Dấu Mốc Cần Nhớ Và ...
-
Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
Làm Thế Nào để Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Trong Thời điểm Vàng
-
Phát Triển Ngôn Ngữ Mạch Lạc Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Thông Qua Thể
-
Giúp Trẻ Phát Triển Ngôn Ngữ ở Giai đoạn 1-3 Tuổi: 10 Việc Bố Mẹ Nên ...
-
Chuyên đề: Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
Trẻ Nên Tham Gia Những Hoạt động Gì để Phát Triển Ngôn Ngữ?
-
7 Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non - OhStem
-
Vai Trò Của Giáo Dục Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
Phát Triển Ngôn Ngữ ở Trẻ Em: Những điều Cha Mẹ Cần Biết - Phần 1