Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mới: Bảo đảm Tính Kế Thừa, đa ...
Có thể bạn quan tâm
Trao đổi với Báo GD&TĐ, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) cho biết: Đây là chương trình khung cấp quốc gia, bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, đối tượng trẻ.
Điểm mới
- Chương trình Giáo dục Mầm non (CTGDMN) được xây dựng theo hướng mở. Cụ thể là như thế nào thưa ông?
- Chương trình GDMN là Chương trình khung, có tính chất mở, thể hiện mục tiêu GDMN, quy định các yêu cầu về nội dung, phương pháp GDMN và đánh giá sự phát triển của trẻ. Chương trình bao gồm những nội dung cơ bản, cốt lõi và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sở cho việc lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và thực tế của từng địa phương, vùng miền.
Trên cơ sở nội dung Chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành, các cơ sở GDMN, giáo viên có thể chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với khả năng của trẻ, thực tế địa phương, vùng miền và giáo dục hoà nhập đối với trẻ khuyết tật. Những nội dung này chính là tính mở của Chương trình GDMN mới được chúng tôi đẩy mạnh thực hiện thời gian qua.
- Một trong những nội dung được quan tâm nhiều là Chương trình thể hiện quan điểm tiếp cận hoà nhập, công bằng, bình đẳng và tôn trọng trẻ. Ý nghĩa của nội dung này là gì?
- Với trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số, trẻ chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ trước khi đến trường là đối tượng cần đặc biệt quan tâm, nên Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo chương trình hướng tới chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ, sẵn sàng vào lớp 1.
Dựa trên quan điểm đó, Chương trình GDMN mới sẽ nhấn mạnh, thể hiện rõ hơn quan điểm tiếp cận hoà nhập, công bằng, bình đẳng và tôn trọng trẻ. Trong đó vấn đề giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt, vấn đề phát triển ngôn ngữ với mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, nâng cao chất lượng GDMN và phổ thông vùng dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các DTTS.
Điểm mới này nhấn mạnh tính nhân văn của Chương trình GDMN mới. Theo báo cáo năm 2020, có tổng số trẻ em người DTTS đến trường là 887.983 trẻ (chiếm 18,4% tổng số trẻ đến trường trên toàn quốc). Có 881.215/887.983 (99,2%) trẻ em người DTTS đến trường được tăng cường tiếng Việt, rèn kỹ năng nghe nói, giao tiếp bằng tiếng Việt, học và chơi trong môi trường tiếng nói và chữ viết tiếng Việt. Trẻ em người DTTS đã mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động giáo dục và hoạt động khác trong cuộc sống.
- Tiếp tục nhấn mạnh, làm rõ hơn nữa quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”, những thay đổi này sẽ tạo chuyển biến thế nào trong hoạt động của các cơ sở GDMN?
- Quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi” là quan điểm giáo dục tiên tiến và đã được đưa vào Chương trình GDMN từ năm 2009. Các cơ sở GDMN triển khai với đa dạng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, trong đó chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển của bản thân trẻ.
Chương trình không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp (tích hợp mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đánh giá). Tích hợp nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện các mặt (thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - kỹ năng xã hội, thẩm mĩ/ nghệ thuật và sáng tạo...) bảo đảm phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ và điều kiện của trường, lớp, địa phương.
Ở Chương trình GDMN mới sau năm 2020 tiếp tục nhấn mạnh và làm rõ hơn quan điểm này nhằm tạo chuyển biến tích cực trong tổ chức thực hiện Chương trình trong các cơ sở GDMN, bảo đảm an toàn, nuôi dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần; kết hợp hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục, giữa các mặt giáo dục với nhau (phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - kỹ năng xã hội, thẩm mĩ/ nghệ thuật và sáng tạo…) để phát triển trẻ toàn diện.
Tạo chuyển biến tích cực
- Với quan điểm tiếp cận phát triển năng lực người học và liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông mới, để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chúng ta đã sẵn sàng đội ngũ chưa, thưa ông?
- Cùng với yêu cầu đổi mới GDPT, việc xây dựng Chương trình GDMN mới theo tiếp cận “Kết quả mong đợi của Chương trình GDMN thể hiện các phẩm chất và năng lực chung mang tính cốt lõi, nền tảng, cần thiết, phù hợp với lứa tuổi”. Bộ GD&DT đang tổ chức Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi làm căn cứ xây dựng Chương trình GDMN mới, trong đó chú trọng đến các lĩnh vực trong Chuẩn thể hiện tiếp cận năng lực bảo đảm tính liên thông với Chương trình GDPT.
Để bảo đảm chất lượng đội ngũ kịp thời đáp ứng yêu cầu chương trình mới, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN giai đoạn 2018 - 2025” kèm theo Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 với Mục tiêu chung “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDMN”.
Tại Quyết định số 437/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động xây dựng, ban hành Chương trình GDMN mới sau năm 2020, Bộ đã có Kế hoạch tổ chức tập huấn hướng dẫn cán bộ quản lý, GVMN triển khai Chương trình GDMN mới. Những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý GDMN đều nhằm mục đích đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
- Để tạo chuyển biến tích cực, Chương trình đề cao sự tham gia, liên kết chặt chẽ và phối hợp hiệu quả của cha mẹ trẻ, xã hội, cộng đồng. Cụ thể việc này thế nào?
- Ngay trong quá trình xây dựng Dự thảo Chương trình mới, Bộ GD&ĐT đã thực hiện theo quy trình đăng tải Dự thảo Chương trình mới lên Cổng Thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, cha mẹ trẻ, xã hội, cộng đồng. Đây cũng là mong muốn lớn của chúng tôi vì cộng đồng chung tay vào chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sẽ chất lượng hơn.
Chính vì thế, chúng tôi đã nhấn mạnh việc nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương để huy động đa dạng nguồn lực tham gia hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Đồng thời, gia đình và cộng đồng được hướng dẫn và có trách nhiệm phối hợp với cơ sở GDMN bảo đảm điều kiện để thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ và chế độ làm việc đối với giáo viên.
Trong triển khai Chương trình, các nhà trường cần đề cao sự tham gia, liên kết chặt chẽ và phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với cha mẹ trẻ, xã hội và cộng đồng. Đây là một trong những điều kiện để bảo đảm chất lượng thực hiện Chương trình GDMN mới.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bộ GD&ĐT đã triển khai Kế hoạch số 452/KH-BGDĐT ngày 22/6/2020 về việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán mầm non dựa trên tiếp cận mới về chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cốt cán nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chăm sóc và giáo dục trẻ em mầm non trong giai đoạn hiện nay. - PGS.TS Nguyễn Bá Minh |
Từ khóa » Mục Tiêu Giáo Dục Mầm Non Mới
-
Mục Tiêu Chương Trình Giáo Dục Mầm Non
-
Mục Tiêu Giáo Dục Mầm Non Mới Nhất - Kênh Kiến Thức Học Sinh
-
Mục Tiêu Của Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Hiện Nay Là Gì?
-
Mục Tiêu Của Chương Trình Giáo Dục Mầm Non được Quy định Là Gì?
-
Mục Tiêu - Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Mầm Non
-
Mục Tiêu Giáo Dục Mầm Non đến Năm 2020
-
Tiêu Chuẩn Của Chương Trình Giáo Dục Mầm Non - Thư Viện Pháp Luật
-
Vị Trí, Vai Trò Và Mục Tiêu Của Giáo Dục Mầm Non Hiện Nay Theo Quy ...
-
Mục Tiêu Và Nội Dung Giáo Dục Trẻ Mẫu Giáo Trong Năm Học 2018- 2019
-
Nội Dung Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Mới Nhất 2021
-
Giáo Dục Mầm Non Là Gì? Mục Tiêu Và Phương Pháp Nghiên Cứu
-
Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Là Gì? Ý Nghĩa Như Thế Nào?
-
Xác định Mục Tiêu Giáo Dục Mầm Non Giai đoạn Mới
-
Thực Hiện Chương Trình Giáo Dục Mầm Non ở Lớp Mẫu Giáo Ghép ...