Chương Trình Trọng Tâm Và Chú ý Khi Học Văn Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
Lớp 10 là một lớp học nền tảng vô cùng quan trọng trong cấp học trung học phổ thông. Để bước vào lớp 10, các em học sinh đã phải trải qua một kì thi vượt cấp vô cùng căng thẳng, có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là các trường chuyên. Một điểm khác biệt nữa là các em phải xác định phân khối, lựa chọn khối học chính của mình trong năm học này. Đa phần, các em đều hướng đến khối A, B, chuyên về các môn tự nhiên. Vậy thì với những em học sinh lựa chọn khối C,D thì việc học môn văn của các em như thế nào?
Sau đây, các bạn hãy cùng lắng nghe những chia sẻ bổ ích của gia sư Văn Hà Nội về chương trình trọng tâm và lưu ý khi học văn lớp 10 nhé!
Văn lớp 10 tuy không có nhiều kiến thức nằm trong chương trình thi tốt nghiệp, thi đại học. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức nhất định về môn học này, các em sẽ không thể có nền tảng, bước đệm để tiếp thu những kiến thức khó hơn ở môn văn lớp 11, 12. Nói vậy để các em học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn văn cơ sở lớp 10. Nó không phải là quan trọng nhất nhưng không thể thiếu. Một cái cây muốn phát triển tốt thì trước hết bạn phải chăm sóc cho cái rễ của nó.
Nội dung trọng tâm của môn văn lớp 10 là gì?
Các tác phẩm của chương trình lớp 10 chủ yếu xoay quanh văn học sử thi (Sử thi Đăm Săn, sử thi đẻ đất đẻ nước,…), thơ, ca dao hài hước châm biếm, truyện Kiều, văn nghị luận,….
Vậy đâu là kiến thức trọng tâm, đâu là kiến thức cần lưu ý, đâu là kiến thức nền tảng?
1. Các tác phẩm văn học sử thi, tóm tắt văn bản tự sự
Đây là những kiến thức nằm trong dạng câu hỏi 2-3 điểm trong đề thi của các em. Với những tác phẩm này, các em không cần ghi nhớ quá chi tiết mà chi cần tóm lược nội dung chính của tác phẩm, tên các nhân vật. Vì đây là dạng câu hỏi ngắn, không yêu cầu các em phải phân tích chi tiết.Một số dạng bài tóm tắt văn bản tự sự cũng được lấy ra từ các tác phẩm này. Vì vậy, yêu cầu các em cần phải nắm được nội dung diễn biến của tác phẩm. Từ đó, chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự.
2. Phân tích thơ, các biện pháp tu từ
Đây là dạng bài tập chiếm số điểm lớn trong cấu trúc đề thi văn lớp 10, thường chiếm 6-7 điểm. Do đó, dạng đề này yêu cầu lượng kiến thức cao hơn rất nhiều. Yêu cầu các em học sinh không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt nội dung chính mà còn phải hiểu nội dung một cách chi tiết. Vì phân tích thơ khác xa so với phân tích một tác phẩm văn học. Thậm chí, một số bài thơ chỉ dài từ 2-3 khổ thơ, tương ứng 10 dòng. Nếu các em không hiểu được ý nghĩa, dụng ý nghệ thuật của tác giả để phân tích những từ ngữ “đắt” mà tác giả sử dụng thì bài văn của các em sẽ rất sáo rỗng, không có trọng lượng.
Để làm tốt một bài văn phân tích thơ, cảm nghĩ về một đoạn, một bài thơ, học sinh cần phân tích các biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng để trả lời các câu hỏi: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Sử dụng ra sao? Hiệu quả như thế nào?.Đây là vấn đề nhầm lẫn học sinh hay mắc phải trong quá trình làm bài. Muốn tránh được sai sót, các em phải trang bị kiến thức nền vững chắc về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ (định nghĩa, cách sử dụng…). Các biện pháp này được sử dụng khi nào và mang lại hiệu quả như thế nào cho việc diễn đạt câu thơ của tác giả,…
3. Văn thuyết minh
Đây là một dạng đề phong phú trong chương trình ngữ văn 10. Đề bài có thể yêu cầu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, về cuộc đời một nhà văn, nhà thơ, về một tác phẩm văn học,…
Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần phải nắm được kết cấu, phương pháp, quy trình làm một bài văn. Rất nhiều học sinh không hiểu thế nào là văn thuyết minh, nhẫm lẫn sang các thể loại văn tự sự, văn miêu tả dẫn đến tình trạng lạc đề. Muốn khắc phục điều này, học sinh cần nắm vững định nghĩa, quy trình, dàn ý của một bài văn thuyết minh, xác định đâu là trọng điểm, đâu là trọng tâm của bài viết để bài làm trở nên thuyết phục, xác thực hơn.
4. Văn nghị luận
Văn nghị luận là dạng bài phổ biến trong đề thi văn không chỉ ở chương trình lớp 10 mà còn có thể xuất hiện trong kì thi tốt nghiệp, hầu hết là các bài văn nghị luận về các vấn đề xã hội. Dạng bài này tương đối khó vì nó đòi hỏi người viết khả năng tư duy, lập luận, am hiểu các vấn đề xã hội, cùng cái nhìn tổng quan, bao quát nhất vấn đề cần nghị luận. Đa số học sinh gặp khó khăn trong bài văn nghị luận bởi sự kém hiểu biết của mình. Để khắc phục tình trạng này, các em cần thường xuyên xem thời sự, theo dõi các trang báo mạng uy tín để mở mang tầm hiểu biết và có những tư duy logic nhất về các vấn đề thực tiễn xã hội.
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết trên của gia sư Văn Hà Nội có thể giúp các bạn gia sư có thêm được những bài học bổ ích, kế hoạch và phương pháp dạy học tốt nhất trong quá trình giảng dạy của mình.
4.7/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Các Văn Bản Trọng Tâm Lớp 10
-
Tóm Tắt Nội Dung Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 10 Tiêu Biểu!
-
Các Tác Phẩm Trọng Tâm Trong Chương Trình Ngữ Văn 10 Kì 2 - Tech12h
-
Kiến Thức Trọng Tâm Tác Giả Tác Phẩm Ngữ Văn 10 đầy đủ
-
Văn 10 - Kiến Thức Trọng Tâm Các Tác Phẩm Lớp 10. - HOCMAI Forum
-
Trọng Tâm Kiến Thức Ngữ Văn 10 - Tập 1 - Đọc Sách Miễn Phí
-
Tổng Hợp Tác Giả - Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 10 Hay Nhất - Haylamdo
-
20 Tác Phẩm ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn
-
Phân Tích 19 Tác Phẩm Trọng điểm đề ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Văn
-
Đề Cương ôn Tập Ngữ Văn Lớp 10, Các Tác Phẩm Trọng Tâm
-
Hướng Dẫn Trọng Tâm ôn Luyện Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn - 123doc
-
Tài Liệu ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn Phần Thơ Và Truyện
-
Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 10 Hk1 - Hàng Hiệu
-
Trọng Tâm Kiến Thức Ngữ Văn 10 Tập 1 - Thư Viện PDF
-
Trọng Tâm Kiến Thức Ngữ Văn 10 Tập 1,2 - Tải Sách Học Miễn Phí