Chương Tử Di – Wikipedia Tiếng Việt

Chương Tử Di
Chương Tử Di tại liên hoan phim Venice vào năm 2024
Sinh9 tháng 2, 1979 (45 tuổi)Bắc Kinh, Trung Quốc
Quốc tịch Trung Quốc
Chiều cao1,65 m (5 ft 5 in)
Phối ngẫuUông Phong(cưới 2015⁠–⁠ld.2023)
Con cái2

Chương Tử Di (sinh ngày 9 tháng 2 năm 1979) là một nữ diễn viên người Trung Quốc. Được đánh giá là một trong những nữ diễn viên Trung Quốc xuất sắc nhất trong thế hệ của mình, cô là một trong Tứ đại Hoa đán bên cạnh Châu Tấn, Triệu Vy và Từ Tịnh Lôi.

Vai chính đầu tiên của Chương Tử Di là trong phim Đường về nhà (1999). Với vai diễn Ngọc Kiều Long trong Ngọa hổ tàng long (2000) đã đưa Chương Tử Di lên đỉnh cao sự nghiệp. Bộ phim giúp cô thắng giải Tinh thần độc lập cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất và được đề cử giải BAFTA cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Sau đó, Chương Tử Di tiếp tục đóng vai chính trong những bộ phim như Giờ cao điểm 2 (2001), Anh hùng (2002), 2046 (2004). Với vai diễn trong Thập diện mai phục (2004) và Hồi ức của một geisha (2005), Chương Tử Di nhận được đề cử giải Quả cầu vàng, giải BAFTA và giải SAG cho hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương Tử Di sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh, Trung Quốc trong gia đình có cha là Zhang Yuanxiao, một kế toán còn mẹ là Li Zhousheng làm giáo viên mẫu giáo. Cô cũng có anh trai tên là Zhang Zinan (sinh năm 1973) sau này kết hôn với nữ diễn viên Ân Húc.

Cô bắt đầu học múa từ năm 8 tuổi Năm 11 tuổi, cô theo học khoa múa của Học viện múa Bắc Kinh theo ý của cha mẹ. Khi còn học ở trường, Chương Tử Di không được lòng giáo viên cũng như bạn bè cùng lớp và cô cũng không thích họ đến nỗi còn bỏ trốn khỏi trường. Ở tuổi 15, Chương Tử Di đã giành vô địch giải khiêu vũ trẻ quốc gia và bắt đầu xuất hiện trên các quảng cáo ở Hồng Kông.

Năm 1996, Chương Tử Di chính thức trở thành sinh viên của Học viện Hý kịch Trung ương ở tuổi 17.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu sự nghiệp (1999-2000)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1998, khi vẫn còn đang học tại Học viện hý kịch trung ương, Chương Tử Di đã được đạo diễn Trương Nghệ Mưu mời đóng vai nữ chính trong bộ phim Đường về nhà của ông[1]. Thành công của bộ phim giúp cô đoạt giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Berlin năm 2000. Cô giành giải Ảnh hậu Bách Hoa lần thứ 23 nhờ vai diễn đầu tay. Đây cũng là một khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp sau này của Chương Tử Di.

Tham gia đóng phim sử thi võ thuật và tạo bước đột phá tại quốc tế (2000-2006)

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh tiếng của Chương Tử Di vang rộng trên đấu trường quốc tế nhờ vào bộ phim Ngọa hổ tàng long (2000) với vai diễn Ngọc Kiều Long. Nhờ bộ phim mà cô đã giành được nhiều giải lớn như Giải Hiệp hội phê bình phim Chicago cho Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất, Giải Hiệp hội phê bình phim Toronto cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Giải Tinh thần độc lập cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất và đề cử giải BAFTA cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Mặc dù đã thực hiện nhiều cảnh đánh nhau trong Ngọa hổ tàng long nhưng Chương Tử Di thật sự không biết võ thuật, cô chỉ dựa vào những kỹ năng múa vốn có của mình để bắt chước kung fu.

Bộ phim Mỹ đầu tiên mà Chương Tử Di đóng là Giờ cao điểm 2 (2001), đóng cùng với Thành Long.

Sau đó, Chương Tử Di tiếp tục xuất hiện trong bộ phim Anh hùng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Trong phim, cô vào vai Như Nguyệt, học trò của Tàn Kiếm (Lương Triều Vỹ đóng). Bộ phim đã thành công về mặt thương mại ở Mỹ, được đề cử giải Oscar và Quả Cầu Vàng cho Phim nước ngoài hay nhất.

Năm 2003, Chương Tử Di đóng vai chính trong Bướm tím, bộ phim được tham gia trình chiếu ở Liên hoan phim Cannes 2003.

Năm 2004, Chương Tử Di trở lại dòng phim võ thuật với bộ phim Thập diện mai phục, cũng được đạo diễn bởi Trương Nghệ Mưu, đóng cùng với Kim Thành Vũ và Lưu Đức Hoa. Để có thể diễn vai nữ chính Tiểu Muội bị mù trong phim, Chương Tử Di đã phải sống 2 tháng như mù thật sự. Bộ phim đã giúp cô được đề cử BAFTA cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Bộ phim 2046 của Vương Gia Vệ với sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng nhất Trung Quốc lúc bấy giờ, Chương Tử Di đã may mắn được đóng nữ chính bên cạnh Lương Triều Vỹ. Cô cũng giành được Giải Hiệp hội phê bình phim Hồng Kông cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và Giải điện ảnh Hồng Kông cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Cô cũng tham gia bộ phim của Nhật Bản là Công chúa Racoon vào năm 2005 của đạo diễn Seijun Suzuki và cũng được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes cùng năm đó.

Cũng trong năm 2005, Chương Tử Di đóng vai chính Sayuri trong bộ phim Mỹ Hồi ức của một geisha cùng với Củng Lợi và Dương Tử Quỳnh. Bộ phim đã gây tranh cãi lớn khi để cho diễn viên Trung Quốc vào vai geisha Nhật Bản. Bộ phim giúp cô được đề cử Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất, đề cử Giải BAFTA cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và đề cử Giải SAG cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Ngày 27/6/2005, Chương Tử Di nhận lời mời của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS), được đứng trong hàng ngũ những người có thể biểu quyết trong việc trao các hạng mục giải Oscar. Tháng 5/2006, Chương Tử Di được chọn là một trong những thành viên ban giám khảo của Liên hoan phim Cannes năm đó.

2006-2013

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, Chương Tử Di tham gia lồng tiếng cho nhân vật Karai trong bộ phim hoạt hình Mỹ TMNT.

Danh sách phim

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Vai Ghi chú
1996 Chạm vào vì sao Trần Vy Phim đầu tay TV movie
1999 Đường về nhà Triệu Địch
2000 Ngọa hổ tàng long Ngọc Kiều Long
2001 Giờ cao điểm 2 Hồ Lợi
Thục sơn kỳ hiệp Joy
Musa Công chúa Bu-yong
2002 Anh hùng Như Nguyệt
2003 Bướm tím Cynthia
Vợ tôi là gangster 2 Cameo
2004 2046 Bạch Linh
Thập diện mai phục Tiểu Muội
Hoa nhài nở Mạc tiểu thư
2005 Công chúa Raccoon Công chúa Raccoon
Hồi ức của một geisha Chiyo Sakamoto/Sayuri Nitta
2006 Dạ yến Uyển Hậu
2007 TMNT Karai
2008 Mai Lan Phương Mạnh Tiểu Đồng
2009 Horsemen Kristen Spitz
Phi thường hoàn mỹ Tô Phi/Sophie Đồng sản xuất
Đại nghiệp kiến quốc Cameo
2010 Together Cameo
2011 Tình yêu cuộc sống Cầm Cầm
2012 Quan hệ nguy hiểm Đỗ Phấn Ngọc
2013 Nhất đại tông sư Cung Nhị
Hương đồng cỏ nội Cameo
Phi thường hạnh vận Tô Phi/Sophie Đồng sản xuất
2014 Magic Cecile
Thái Bình Luân 1 Vu Trân
2015 Thái Bình Luân 2 Vu Trân
The Wasted Times
2016 Đuổi theo tình yêu Tô Nhạc Kì
Lãng mạn tiêu vong sử Tiểu Lục
2017 Vô luận đông tây Vương Mẫn Giai
2018 Hiểm họa trạm không gian Linh Tâm
2019 Chúa tể Godzilla Tiến sĩ Chen, Tiến sĩ Ling
The Climbers Từ Anh
2021 My Country, My Parents Người mẹ Đóng chính và làm đạo diễn cho phân cảnh "Thơ"
2022 Avatar: Dòng chảy của nước Ronal Lồng tiếng Quan thoại[2]
2023 The Volunteers: To the War Đường Sinh [zh]
2024 She's Got No Name Zhan Zhou[3]

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Ghi chú
2021 Thượng Dương Phú Vương Huyên

Các giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Danh sách giải thưởng và đề cử của Chương Tử Di

  • Hạng hai của Nữ diễn viên phụ của L.A. Film Critic's Association với phim Ngoạ hổ tàng long
  • Một trong "50 người đẹp nhất" của tạp chí People (2001 và 2005).
  • Một trong "101 phụ nữ gợi cảm nhất thế giới" của tạp chí Stuff (2001)
  • Xếp thứ hai trong danh sách "100 phụ nữ gợi cảm nhất" (100 Sexiest Women) của tạp chí FHM Đài Loan (2001)
  • Một trong "25 ngôi sao sáng giá nhất dưới 25 tuổi" của Teen People Magazine (2001, 2002)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “章子怡称当年很怕李安 会致电张艺谋哭诉(图)”.
  2. ^ “Avatar: The Way of Water Adds Actor Zhang Ziyi to Its Chinese Voice Cast”. CBR. 13 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ “Zhang Ziyi, Lei Jiayin and Jackson Yee Star in Peter Chan's 'She Has No Name' (EXCLUSIVE)”. Variety. 11 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chương Tử Di.
  • Chương Tử Di trên IMDb
  • Trang chính thức
  • Website chính thức (tiếng Anh)
  • x
  • t
  • s
Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Thập niên 1980
  • Huệ Anh Hồng (1982)
  • Lâm Bích Kỳ (1983)
  • Diệp Đồng (1984)
  • Tư Cầm Cao Oa (1985)
  • Vương Tiểu Phượng (1986)
  • Trương Ngải Gia (1987)
  • Tiêu Phương Phương (1988)
  • Mai Diễm Phương (1989)
Thập niên 1990
  • Trương Mạn Ngọc (1990)
  • Trịnh Du Linh (1991)
  • Diệp Đồng (1992)
  • Trương Mạn Ngọc (1993)
  • Viên Vịnh Nghi (1994)
  • Viên Vịnh Nghi (1995)
  • Tiêu Phương Phương (1996)
  • Trương Mạn Ngọc (1997)
  • Trương Mạn Ngọc (1998)
  • Ngô Quân Như (1999)
Thập niên 2000
  • La Lan (2000)
  • Trương Mạn Ngọc (2001)
  • Trương Ngải Gia (2002)
  • Lý Tâm Khiết (2003)
  • Trương Bá Chi (2004)
  • Chương Tử Di (2005)
  • Châu Tấn (2006)
  • Củng Lợi (2007)
  • Tư Cầm Cao Oa (2008)
  • Bào Khởi Tĩnh (2009)
Thập niên 2010
  • Huệ Anh Hồng (2010)
  • Lưu Gia Linh (2011)
  • Diệp Đức Nhàn (2012)
  • Dương Thiên Hoa (2013)
  • Chương Tử Di (2014)
  • Triệu Vy (2015)
  • Xuân Hạ (2016)
  • Huệ Anh Hồng (2017)
  • Mao Thuấn Quân (2018)
  • Tằng Mỹ Huệ Tư (2019)
Thập niên 2020
  • Châu Đông Vũ (2020)
  • Lưu Nhã Sắt (2022)
  • Trịnh Tú Văn (2023)
  • Dư Hương Ngưng (2024)
  • x
  • t
  • s
Giải Kim Mã cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Thập niên 1960
  • Vưu Mẫn (1962)
  • Lạc Đế (1963)
  • Lý Lệ Hoa (1965)
  • Quy Á Lôi (1966)
  • Giang Thanh (1967)
  • Lăng Ba (1968)
  • Lý Lệ Hoa (1969)
Thập niên 1970
  • Quy Á Lôi (1970)
  • Lư Yến (1971)
  • Ông Thiến Ngọc (1972)
  • Thượng Quan Linh Phượng (1973)
  • Lư Yến (1975)
  • Từ Phong (1976)
  • Trần Thu Hà (1977)
  • Điềm Nựu (1978)
  • Lâm Phụng Kiều (1979)
Thập niên 1980
  • Từ Phong (1980)
  • Trương Ngải Gia (1981)
  • Uông Bình (1982)
  • Lục Tiểu Phân (1983)
  • Dương Huệ San (1984)
  • Dương Huệ San (1985)
  • Trương Ngải Gia (1986)
  • Mai Diễm Phương (1987)
  • Trịnh Du Linh (1988)
  • Trương Mạn Ngọc (1989)
Thập niên 1990
  • Lâm Thanh Hà (1990)
  • Trương Mạn Ngọc (1991)
  • Trần Linh Trí (1992)
  • Ngô Gia Lệ (1993)
  • Trần Xung (1994)
  • Tiêu Phương Phương (1995)
  • Tiêu Phương Phương (1996)
  • Trương Mạn Ngọc (1997)
  • Lý Tiểu Lộ (1998)
  • Lý Lệ Trân (1999)
Thập niên 2000
  • Trương Mạn Ngọc (2000)
  • Tần Hải Lộ (2001)
  • Lý Tâm Khiết (2002)
  • Ngô Quân Như (2003)
  • Dương Quý Mị (2004)
  • Thư Kỳ (2005)
  • Châu Tấn (2006)
  • Trần Xung (2007)
  • Lưu Mỹ Quân (2008)
  • Lý Băng Băng (2009)
Thập niên 2010
  • Lữ Lệ Bình (2010)
  • Diệp Đức Nhàn (2011)
  • Quế Luân Mỹ (2012)
  • Chương Tử Di (2013)
  • Trần Tương Kỳ (2014)
  • Lâm Gia Hân (2015)
  • Châu Đông Vũ, Mã Tư Thuần (2016)
  • Huệ Anh Hồng (2017)
  • Tạ Doanh Huyên (2018)
  • Dương Nhạn Nhạn (2019)
Thập niên 2020
  • Trần Thục Phương (2020)
  • Giả Tịnh Văn (2021)
  • Trương Ngải Gia (2022)
  • x
  • t
  • s
Giải thưởng Hiệp hội Phê bình Điện ảnh Hồng Kông cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
  • Trần Xung (1994)
  • Tư Cầm Cao Oa/Tiêu Phương Phương (1995)
  • Trương Mạn Ngọc (1996)
  • Ngô Thanh Liên (1997)
  • Ngô Quân Như (1998)
  • La Lan (1999)
  • Tần Hải Lộ (2000)
  • Trịnh Tú Văn (2001)
  • Vương Phi (2002)
  • Trương Bá Chi (2003)
  • Chương Tử Di (2004)
  • Châu Tấn (2005)
  • Củng Lợi (2006)
  • Tư Cầm Cao Oa (2007)
  • Bào Khởi Tịnh (2008)
  • Huệ Anh Hồng (2009)
  • Dương Thiên Hoa (2010)
  • Diệp Đức Nhàn (2011)
  • Không trao giải (2012)
  • Chương Tử Di (2013)
  • Triệu Vy (2014)
  • Xuân Hạ (2015)
  • Châu Đông Vũ (2016)
  • Đặng Lệ Hân (2017)
  • Tằng Mỹ Huệ Tư (2018)
  • Thái Tư Vận (2019)
  • Củng Lợi (2020)
  • x
  • t
  • s
Giải Kim Kê cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Thập niên 1980
  • 1981 (1):Trương Du
  • 1982 (2):Lý Tú Minh
  • 1983 (3):Phan Hồng, Tư Cầm Cao Oa
  • 1984 (4):Cung Tuyết
  • 1985 (5):Lý Linh
  • 1986 (6):Nhạc Hồng
  • 1987 (7):Lưu Hiểu Khánh
  • 1988 (8):Phan Hồng
  • 1989 (9):Từ Thủ Lị
Thập niên 1990
  • 1990 (10): Không
  • 1991 (11):Hề Mỹ Quyên
  • 1992 (12):Tống Hiểu Anh
  • 1993 (13):Củng Lợi
  • 1994 (14):Phan Hồng
  • 1995 (15):Ngải Lệ Á
  • 1996 (16):Tống Xuân Lệ
  • 1997 (17):Vu Tuệ
  • 1998 (18):Dao Hồng
  • 1999 (19):Ninh Tịnh
Thập niên 2000
  • 2000 (20):Củng Lợi
  • 2001 (21):Tống Xuân Lệ
  • 2002 (22):Dao Hồng, Nghê Bình
  • 2003 (23):Dư Nam
  • 2004 (24):Trịnh Chân Dao, Chương Tử Di
  • 2005 (25):Kim Nhã Cầm
  • 2007 (26):Lưu Gia Linh, Nhan Bính Yến
  • 2009 (27):Tưởng Văn Lệ, Châu Tấn
Thập niên 2010
  • 2011 (28):Na Nhân Hoa
  • 2013 (29):Tống Giai
  • 2015 (30):Badema
  • 2017 (31):Phạm Băng Băng
  • 2019 (32):Vịnh Mai
Thập niên 2020
  • 2020 (33):Châu Đông Vũ
  • 2021 (34):Trương Tiểu Phỉ
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
  • x
  • t
  • s
Top 10 Danh sách 100 ngôi sao nổi tiếng Trung Quốc theo Forbes (theo năm)
2004
  1. Diêu Minh
  2. Chương Tử Di
  3. Triệu Vy
  4. Vương Phi
  5. Củng Lợi
  6. Trương Nghệ Mưu
  7. Châu Tấn
  8. Lê Minh
  9. Tôn Nam
  10. Lý Liên Kiệt
2005
  1. Diêu Minh
  2. Chương Tử Di
  3. Lưu Tường
  4. Triệu Vy
  5. Vương Phi
  6. Trương Nghệ Mưu
  7. Châu Tấn
  8. Tôn Nam
  9. Lưu Gia Linh
  10. Phạm Băng Băng
2006
  1. Diêu Minh
  2. Châu Tấn
  3. Chương Tử Di
  4. Triệu Vy
  5. Lưu Tường
  6. Lý Vũ Xuân
  7. Phạm Băng Băng
  8. Trần Khải Ca
  9. Tôn Nam
  10. Lý Băng Băng
2007
  1. Diêu Minh
  2. Lưu Tường
  3. Trương Nghệ Mưu
  4. Chương Tử Di
  5. Củng Lợi
  6. Châu Tấn
  7. Phạm Băng Băng
  8. Lý Vũ Xuân
  9. Từ Tĩnh Lôi
  10. Lưu Gia Linh
2008
  1. Diêu Minh
  2. Lưu Tường
  3. Lý Liên Kiệt
  4. Dịch Kiến Liên
  5. Chương Tử Di
  6. Phạm Băng Băng
  7. Triệu Vy
  8. Châu Tấn
  9. Lý Băng Băng
  10. Triệu Bổn Sơn
2009
  1. Diêu Minh
  2. Chương Tử Di
  3. Dịch Kiến Liên
  4. Quách Tinh Tinh
  5. Lưu Tường
  6. Lý Liên Kiệt
  7. Triệu Vy
  8. Phạm Băng Băng
  9. Châu Tấn
  10. Lý Băng Băng
2010
  1. Thành Long
  2. Châu Kiệt Luân
  3. Lưu Đức Hoa
  4. Diêu Minh
  5. Chương Tử Di
  6. Triệu Bổn Sơn
  7. Thái Y Lâm
  8. Chân Tử Đan
  9. Lưu Tường
  10. Phạm Băng Băng
2011
  1. Lưu Đức Hoa
  2. Châu Kiệt Luân
  3. Vương Phi
  4. Thành Long
  5. Diêu Minh
  6. Chân Tử Đan
  7. Chương Tử Di
  8. Lý Liên Kiệt
  9. Phạm Băng Băng
  10. Triệu Bổn Sơn
2012
  1. Châu Kiệt Luân
  2. Lưu Đức Hoa
  3. Phạm Băng Băng
  4. Vương Phi
  5. Lý Na
  6. Triệu Bổn Sơn
  7. Thái Y Lâm
  8. Diêu Minh
  9. Thành Long
  10. Lâm Chí Linh
2013
  1. Phạm Băng Băng
  2. Châu Kiệt Luân
  3. Lưu Đức Hoa
  4. Thành Long
  5. Chương Tử Di
  6. Trần Dịch Tấn
  7. Dương Mịch
  8. Huỳnh Hiểu Minh
  9. Thái Y Lâm
  10. Lâm Chí Linh
2014
  1. Phạm Băng Băng
  2. Lưu Đức Hoa
  3. Châu Kiệt Luân
  4. Huỳnh Hiểu Minh
  5. Chương Tử Di
  6. Dương Mịch
  7. Lâm Chí Linh
  8. Lý Na
  9. Ngô Kỳ Long
  10. Thành Long
2015
  1. Phạm Băng Băng
  2. Châu Kiệt Luân
  3. Tạ Đình Phong
  4. Thành Long
  5. Huỳnh Hiểu Minh
  6. Tôn Lệ
  7. Triệu Vy
  8. Lưu Đức Hoa
  9. Lý Dịch Phong
  10. Trần Dịch Tấn
2017
  1. Phạm Băng Băng
  2. Lộc Hàm
  3. Dương Mịch
  4. Triệu Lệ Dĩnh
  5. Dương Dương
  6. Lưu Đào
  7. Thành Long
  8. Angelababy
  9. Châu Kiệt Luân
  10. Ngô Diệc Phàm
2019
  1. Ngô Kinh
  2. Hoàng Bột
  3. Hồ Ca
  4. Từ Tranh
  5. Châu Kiệt Luân
  6. Thẩm Đằng
  7. Châu Đông Vũ
  8. Dịch Dương Thiên Tỉ
  9. Dương Mịch
  10. Ngô Diệc Phàm
2020
  1. Dịch Dương Thiên Tỉ
  2. Từ Tranh
  3. Châu Đông Vũ
  4. Châu Kiệt Luân
  5. Trương Nghệ Hưng
  6. Dương Mịch
  7. Triệu Lệ Dĩnh
  8. Ngô Diệc Phàm
  9. Vương Nhất Bác
  10. Vương Tuấn Khải
2021
  1. Dịch Dương Thiên Tỉ
  2. Vương Nhất Bác
  3. Giả Linh
  4. Dương Mịch
  5. Châu Kiệt Luân
  6. Trương Nghệ Hưng
  7. Triệu Lệ Dĩnh
  8. Dương Tử
  9. Vương Tuấn Khải
  10. Vương Gia Nhĩ
Từ năm 2010, danh sách bắt đầu bao gồm những người nổi tiếng sinh ra ở Hồng Kông, Đài Loan, và một số quốc gia/khu vực khác. Trước đó, danh sách chỉ gồm những ngôi sao sinh ra ở Trung Quốc đại lục.

Từ khóa » Diễn Viên Nữ Trung Quốc Nổi Tiếng 2019