Chuột Rút Bắp Chân Ban đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ

chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng cơ bị co thắt đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Hầu hết các trường hợp, chuột rút xảy ra ở phần bắp chân nhưng thỉnh thoảng cơ đùi, cơ bàn chân cũng bị vọp bẻ bất ngờ.

Các cơn chuột rút bắp chân ban đêm có thể xuất hiện đột ngột khiến người bị đau đớn, khó chịu

Các cơn chuột rút bắp chân ban đêm có thể xuất hiện đột ngột khiến người bị đau đớn, khó chịu

Mặc dù đến nay, cơ chế để lý giải về tình trạng chuột rút ban đêm vẫn chưa được kết luận một cách rõ ràng. Tuy nhiên, những yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến chuột rút bắp chân ban đêm mà bạn cần phải biết bao gồm:

Giữ nguyên cơ thể ở một tư thế quá lâu

Việc bạn giữ nguyên cơ thể ở trạng thái ngồi hay đứng trên nền cứng quá lâu khiến cơ bắp không có sự vận động, các bó cơ sẽ bị căng ra và dẫn đến chuột rút. Ngoài ra, khi bạn giữ nguyên trạng thái quá lâu và đột ngột chuyển đối cũng có thể dẫn đến chuột rút bắp chân.

Do đó mà những người làm việc văn phòng, công sở, lễ tân, bảo vệ, giáo viên, tài xế,... thường hay gặp biểu hiện này.

Vận động quá mức

Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến hiện tượng chuột rút bắp chân ban đêm. Việc vận động quá mức khiến cho cơ thể mất nhiều nước thông qua toát mồ hôi, đặc biệt là tập luyện dưới thời tiết nắng nóng sẽ dễ dẫn đến chuột rút.

Hơn nữa, sau một ngày dài vận động liên tục khiến các cơ mệt mỏi do cơ thể thiếu nước, chất điện giải, giảm nồng độ muối, Ka, Mg, Na, Ca trong máu và gây ra chuột rút bắp chân ban đêm.

Rối loạn dẫn truyền thần kinh

Quá trình vận động, đi bộ lâu có thể khiến cho hàm lượng Acid Lactic lắng đọng trong bắp thịt. Hợp chất này sẽ làm nhiễu loạn sự dẫn truyền tín hiệu từ dây thần kinh đến bắp thịt. Do vậy mà kể cả những lúc bạn đi ngủ, bắp chân vẫn chịu kích thích gây ra các cơn co thắt hay vọp bẻ.

Khi các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép cũng có thể gây ra cơn co thắt vùng bắp chân. Trường hợp này thường thấy ở những người bị hẹp cột sống lưng hoặc dị dạng cột sống.

Mang thai

Trong quá trình mang thai, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ hầu như chủ yếu đều dành cho em bé. Hơn nữa, hàm lượng hormone cũng có sự thay đổi. Chính vì vậy mà các mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút ban đêm, dẫn đến những cơn đau, khó chịu và mất ngủ.

Những trường hợp phụ nữ mang thai rất dễ bị chuột rút do thiếu hụt Canxi và hàm lượng hormone thay đổi

Những trường hợp phụ nữ mang thai rất dễ bị chuột rút do thiếu hụt Canxi và hàm lượng hormone thay đổi

Rối loạn tuần hoàn, thiếu máu

Các cơn chuột rút bắp chân ban đêm còn có thể liên quan đến sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Các vấn đề xuất phát từ hiện tượng động mạch dẫn máu đến bắp chân bị cản trở do hẹ, xơ vữa, tắc nghẽn,... cũng gây nên những cơn chuột rút đột ngột.

Đôi khi, việc bạn vận động quá nhiều và mạnh có thể khiến máu không di chuyển kịp sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút ở bắp chân hoặc bàn chân.

Thiếu chất khoáng

Trong trường hợp các bệnh nhân sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh như Statin, Prednisolone, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp,... sẽ khiến hàm lượng Ka, Mg, Ca giảm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện chuột rút.

Một số bệnh lý liên quan

Trường hợp các bệnh nhân bị tiểu đường, suy - cường tuyến giáp, suy thận, viêm thận, lọc máu, thiếu Canxi, mỡ máu, xơ gan, Parkinson,... đều xuất hiện triệu chứng chuột rút bắp chân khi ngủ.

Mỗi khi bị chuột rút bắp chân, cơ đau có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút, cơ co cứng. Chân không thể đi lại được mỗi khi bị chuột rút. Nhiều trường hợp người bị chuột rút bắp chân khi ngủ sẽ cảm thấy tức tối, đau nhức âm ĩ dù cơn co rút đã kết thúc.

Cơn chuột rút có thể gây đau âm ĩ dù đã giảm sự co thắt cơ

Cơn chuột rút có thể gây đau âm ĩ dù đã giảm sự co thắt cơ

Ngoài các nguyên nhân trên, nhiều trường hợp bị chuột rút còn do tác dụng phụ khi dùng thuốc.

2. Cách khắc phục tình trạng chuột rút bắp chân ban đêm

Để giảm đau và nhanh chóng cắt đứt các cơn co thắt khi bị chuột rút bắp chân ban đêm, bạn có thể tham khảo những cách khắc phục sau đây:

  • Massage là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp máu lưu thông dễ dàng và hạ các cơn co thắt vùng bắp chân.

  • Cải thiện cơn chuột rút bắp chân khi ngủ bằng cách kéo căng cơ chân, cố gắng kéo gập bàn chân về phía đầu gối gần nhất có thể.

  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, nhất là sau khi vận động nhiều hay vào những ngày trời nắng nóng.

  • Bổ sung các chất khoáng cần thiết, nhất là Ka, Ca, Mg, Na,... thông qua các loại rau xanh, củ quả trong bữa ăn hàng ngày.

  • Cân bằng chế độ luyện tập mỗi ngày với thời gian nghỉ ngơi để hạn chế những cơn co thắt cơ bắp về đêm.

  • Đi bộ đều đặn trong thời gian cân nhắc. Với những người mới đi bộ sẽ thường xuyên bị chuột rút bắp chân ban đêm. Nhưng nếu bạn đi lại nhiều hơn và đều đặn, tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện và mất dần sau một thời gian kiên trì. Hơn nữa, đi lại nhiều cũng giúp máu lưu thông và cải thiện cơn chuột rút do các nguyên nhân khác.

  • Chườm nóng khi xuất hiện cơn chuột rút bắp chân ban đêm, giữ túi ấm một lúc để nhanh chóng giảm đau và giúp máu lưu thông dễ hơn.

  • Nếu bạn đang chơi thể thao và bị chuột rút thì nên dùng túi chườm lạnh để cắt đứt cơn đau nhanh chóng.

Nếu chuột rút tái phát nhiều lần thì tốt nhất bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra

Nếu chuột rút tái phát nhiều lần thì tốt nhất bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra

Những cách khắc phục nói trên chỉ có tác dụng giảm đau trong trường hợp tình trạng chuột rút bắp chân xuất hiện đột ngột. Việc cung cấp dưỡng chất cũng chỉ mang tính hỗ trợ và hạn chế tần suất xuất hiện chuột rút bắp chân ban đêm. Hơn nữa, với các bệnh nhân mắc bị chuột rút xuất phát từ bệnh lý thì phương pháp nêu trên gần như không có tác dụng.

Chính vì vậy để cải thiện hiệu quả hơn hiện tượng này, bạn nên tìm đến các phòng khám chuyên khoa uy tín và nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ. Hãy gọi đến số hotline: 1900.56.56.56 để các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ bạn kỹ hơn.

Từ khóa » Chuột Rút Khi đi Ngủ