Chụp Bản đồ Giác Mạc - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

Giác mạc là gì?

Giác mạc là phần trong suốt bao phủ con ngươi, mống mắt và khoang trước, cho phép ánh sáng đi vào mắt. Độ dày trung tâm của giác mạc trung bình là khoảng 550 micromet.

Giải phẫu giác mạc

Giác mạc có 5 lớp

  1. Biểu mô trước giác mạc: Lớp ngoài cùng của giác mạc (thượng bì) có kích thước khoảng 50 - 52 micron - chiếm chưa đến 10% độ dày của toàn bộ giác mạc.Biểu mô trước giác mạc hoạt động như một hàng rào bảo vệ giác mạc, chống lại dòng chảy tự do của chất lỏng từ nước mắt, và ngăn vi khuẩn xâm nhập vào biểu mô và mô giác mạc. Các tế bào biểu mô liên tục được sản sinh và bong ra trong lớp nước mắt của bề mặt mắt. Thời gian thay thế cho toàn bộ biểu mô giác mạc là khoảng một tuần.
  2. Màng Bowman: Đây là một lớp mô liên kết dạng sợi rất mỏng (8 đến 14 micron) và dày đặc, áp sát vào lớp nhu mô, tạo nên sự chuyển tiếp giữa biểu mô giác mạc và lớp nhu mô bên dưới.
  3. Nhu mô là lớp giữa của giác mạc dày khoảng 500 micron (chiếm khoảng 90% độ dày tổng giác mạc): Nhu mô bao gồm các sợi mô liên kết được gọi là sợi collagen. Các sợi này có kích thước đồng đều và được sắp xếp song song với bề mặt giác mạc thành 200 đến 300 bó phẳng được gọi là lamellae kéo dài trên toàn bộ giác mạc. Sự sắp xếp đều đặn và khoảng cách đồng đều của các lamellae này giúp cho giác mạc trở nên rõ ràng một cách hoàn hảo.
  4. Màng đáy Descemet: Lớp rất mỏng này ngăn cách lớp nhu mô với lớp nội mô bên dưới của giác mạc. Màng đáy Descemet dần dần dày lên trong suốt cuộc đời - nó dày khoảng 5 micron ở trẻ em và 15 micron ở người lớn tuổi.
  5. Nội mô giác mạc: Đây là lớp trong cùng của giác mạc. Mặt sau của nội mô được tắm trong thủy dịch trong suốt lấp đầy không gian giữa giác mạc, mống mắt và đồng tử. Nội mô giác mạc chỉ dày một lớp tế bào và có kích thước khoảng 5 micron. Hầu hết các tế bào nội mô có hình lục giác. Sự sắp xếp đều đặn của các tế bào này đôi khi được gọi là khảm nội mô (the endothelial mosaic).

Chụp bản đồ giác mạc

Chụp bản đồ giác mạc được sử dụng phổ biến nhất cho các mục đích sau:

  • Phẫu thuật khúc xạ: chụp bản đồ giác mạc giúp xác định bề dày giác mạc, sàng lọc bệnh nhân có giác mạc mỏng, giác mạc chóp hoặc đang có bệnh lý về giác mạc.
  • Giác mạc chóp: sàng lọc sớm bệnh nhân có nghi ngờ giác mạc chóp là một trong những vai trò hữu ích nhất của phương pháp chụp bản đồ giác mạc. Thông qua việc chụp bản đồ giác mạc, các bác sĩ nhãn khoa có thể theo dõi sự tiến triển của bệnh cũng như có cơ sở đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân như thực hiện phương pháp cross linking hoặc đeo kính củng mạc.
  • Lập kế hoạch phẫu thuật trong trường hợp có loạn thị: trong phẫu thuật khúc xạ, các bác sĩ phẫu thuật sử dụng thông số trên bản đồ giác mạc để xác định và đưa ra phương pháp phẫu thuật giảm độ loạn thị.
  • Ảnh hưởng của rối loạn bề mặt giác mạc và mắt: các rối loạn như mộng thịt, u bì kết giác mạc, sẹo giác mạc có thể gây ra sự thay đổi địa hình giác mạc và do đó việc theo dõi thông qua chụp bản đồ giác mạc rất hữu ích.
  • Các ứng dụng khác: ước lượng công suất khúc xạ giác mạc để tính công suất kính áp tròng, đặt vòng implant trong giác mạc điều trị bệnh giác mạc chóp, phân tích sóng giác mạc, chẩn đoán về quang sai, đo kích thước đồng tử...

>> Tham khảo gói khám chuyên sâu tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Máy chụp bản đồ giác mạc tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Máy chụp bản đồ giác mạc tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 277 227 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7 hoặc đăng ký đặt lịch khám nhanh chóng TẠI ĐÂY.

BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 - ĐIỀU TRỊ BẰNG KHỐI ÓC, CHĂM SÓC TỪ TRÁI TIM
  • Địa chỉ: 72 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội (Nhận chỉ đường)
  • Hotline: 1900 27 72 27
  • E-Mail: tuvan@mathanoi2.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienmathanoi2
  • Zalo OA: https://zalo.me/mathanoi2

Từ khóa » đo độ Dày Giác Mạc