Chụp Cắt Lớp Vi Tính Mạch Máu Chẩn đoán Sớm đột Quỵ | TCI Hospital
Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não là một trong những phương pháp tối ưu nhằm phát hiện kịp thời các tổn thương nhồi máu não hay xuất huyết não. Vậy chụp cắt lớp vi tính mạch máu não là gì và khi nào thì chỉ định chụp mạch máu não? Cùng tìm hiểu ngay nhé
Menu xem nhanh:
- 1. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não là thế nào?
- 2. Chỉ định và chống chỉ định chụp CT mạch máu não
- 2.1 Chỉ định chụp CT mạch máu não
- 2.2 Chống chỉ định chụp CT mạch máu não
- 3. Bệnh nhân cần phải làm gì trước khi chụp?
- 4. Thực hiện chụp cắt lớp vi tính mạch máu thế nào?
1. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não là thế nào?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao. Đột quỵ được chia thành 2 loại do từng nguyên nhân khác nhau bao gồm nhồi máu não ( do tắc mạch máu não) và xuất huyết não ( do vỡ mạch máu não). Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, kèm theo đó là các bệnh lý khác như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, phình mạch máu não… Để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Chính vì vậy, phát hiện các dấu hiệu từ sớm và có phác đồ điều trị kịp thời cho các bệnh nhân này sẽ cứu sống họ và giảm đi tỉ lệ di chứng nặng sau khi cơn đột quỵ đi qua.
Để có thể chẩn đoán bệnh chính xác thì phương pháp chụp cắt lớp vi tính mạch máu não sẽ là một trong những sự lựa chọn ưu tiên của các bác sĩ. Đây cũng là một trong những phương pháp hiện đại sử dụng kỹ thuật tiên tiến với tia X để chẩn đoán bệnh lý mạch vành hiệu quả.
Chụp CT mạch máu não có khả năng chẩn đoán được những dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, hoặc các trường hợp như hẹp, tắc huyết khối mạch máu não, các xoang tĩnh mạch.
2. Chỉ định và chống chỉ định chụp CT mạch máu não
2.1 Chỉ định chụp CT mạch máu não
– Những người nghi ngờ có sự bất thường của mạch máu não như chảy máu não thất, nhu mô não…
– Những người có dấu hiệu dị dạng mạch máu não hoặc động kinh di dị dạng mạch máu não…
– Những người bị đột quỵ do nhồi máu não, nhồi máu động mạch, tĩnh mạch
– Người bị xoang tĩnh mạch, có huyết khối tĩnh mạch
– Người dị dạng mạch máu vùng da đầu
– Người mắc U màng não
Ngoài ra, phương pháp này còn sử dụng để theo dõi sau điều trị bệnh lý mạch máu não. Với những trường hợp khó khăn hơn như phải can thiệp ngoại khoa thì cần yêu cầu kỹ thuật cắt lớp 64 dãy trở lên để đánh giá được toàn bộ vùng nhiễm kim loại.
2.2 Chống chỉ định chụp CT mạch máu não
– Những trường hợp thăm khám mà vùng thăm khám có chứa nhiều kim loại gây nhiễu và làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
– Phụ nữ đang trong thời kỳ có thai hoặc đang cho con bú
– Người bệnh dị ứng với thuốc cản quang
3. Bệnh nhân cần phải làm gì trước khi chụp?
Trước khi chụp cắt lớp vi tính mạch máu não, người bệnh sẽ được yêu cầu tháo bỏ các vật bằng kim loại như trang sức, răng giả, kẹp tóc, khuyên tai… Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả trong quá trình chụp chiếu.
Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu không ăn uống gì trong thời gian từ 4 – 6 tiếng trước khi thực hiện chụp chiếu nếu cần. Các bác sĩ và kỹ thuật viên cũng sẽ giải thích chi tiết về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này giúp bệnh nhân phối hợp dễ dàng hơn. Đối với trường hợp người bệnh không nằm yên, quá khích và không thể phối hợp thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc an thần.
4. Thực hiện chụp cắt lớp vi tính mạch máu thế nào?
Đầu tiên, bệnh nhân được hướng dẫn nằm trên bàn của máy với tư thế thả lỏng. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được cố định lại bằng dây đai để có thể duy trì vị trí đúng trong suốt quá trình thực hiện chụp chiếu. Nếu bệnh nhân chỉ cần chuyển động nhỏ cũng sẽ khiến cho hình ảnh mờ đi và làm giảm chất lượng hình ảnh cũng như kết quả xét nghiệm.
Kỹ thuật viên bắt đầu chụp định vì và tiến hành đặt trường chụp sọ não. Tiếp đó, bắt đầu phát tia X và xử lý hình ảnh đánh giá nhu mô não, đồng thời lọc ra các ảnh cần thiết để có thể quan sát dễ dàng và chẩn đoán chính xác.
Để tiến hành chụp cắt lớp vi tính mạch máu, kỹ thuật viên sẽ tiến hành đặt tĩnh mạch, nối máy bơm tiêm điện 2 nòng ( trong đó bao gồm 1 bên là thuốc và bên còn lại là nước muối sinh lý) cùng với thuốc cản quang. Trước tiên sẽ chụp không tiêm thuốc cản quang để thực hiện test. Sau đó, tiêm thuốc cản quang và dùng tia X để chụp. Hình ảnh thu được sẽ được dựng hình hệ thống của động mạch não, từ đó có thể xác định bệnh lý liên quan đến mạch máu não.
Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não có khả năng chẩn đoán được các dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, dò động mạch cảnh và nhiều căn bệnh tiềm ẩn khác. Có thể nói, các bệnh lý về não nếu không được thăm khám từ sớm và điều trị kịp thời đều sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể để lại di chứng đến tận suốt đời.
Trên đây là những thông tin về chụp cắt lớp vi tính mạch máu não mà bạn cần biết. Đừng quên thăm khám thường xuyên tại các chuyên khoa thần kinh uy tín để được chẩn đoán, xác định các bệnh lý từ sớm nếu có và có hướng điều trị phù hợp.
Từ khóa » Ct Mạch Máu
-
Chụp Cắt Lớp Mạch Máu - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Chụp CT Mạch Máu Não được Bác Sĩ Chỉ định Khi Nào?
-
Chẩn đoán Bất Thường Mạch Máu Não ở Bệnh Nhân đau đầu Nhờ ...
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính Mạch Máu Não Chẩn đoán Sớm đột Quỵ Não
-
Chụp Mạch - Đối Tượng Đặc Biệt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[PDF] CT MẠCH MÁU VÀ CÁC ỨNG DỤNG KHÁC CỦA CT
-
Kỹ Thuật Chụp CT Mạch Máu Não - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Nam
-
Chụp Mạch Máu Não Bằng CT Hoặc MRI - Y Học Cộng đồng
-
Chụp MRI Mạch Máu Não Có Tác Dụng Gì, Khi Nào Cần Thiết?
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính Não, Mạch Máu Não để Chẩn đoán Sớm đột Quị ...
-
Chẩn đoán Bệnh Tim Mạch Bằng Chụp CT (cắt Lớp) Tim Mạch
-
️ Chẩn đoán Hình ảnh Mạch Não ở Bệnh Nhân đột Quỵ Cấp (P1)
-
Hình ảnh Học Tai Biến Mạch Máu Não - Bệnh Viện Nhân Dân 115