Chụp Cắt Lớp Vi Tính Sọ Não được Thực Hiện Như Thế Nào? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Chụp cắt lớp vi tính sọ não là một trong những phương pháp khảo sát sọ não rất hiệu quả hiện nay. Kỹ thuật này có ý nghĩa gì trong chẩn đoán và được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Ý nghĩa của việc chụp cắt lớp vi tính sọ não
- 1.1 Chụp cắt lớp vi tính sọ não là gì?
- 1.2 Chụp CT sọ não có ý nghĩa gì trong chẩn đoán và điều trị?
- 2. Chụp CT vùng sọ não được thực hiện như thế nào?
- 2.1 Trước khi chụp
- 2.2 Trong khi chụp cắt lớp vi tính sọ não
- 2.3 Sau khi chụp
1. Ý nghĩa của việc chụp cắt lớp vi tính sọ não
1.1 Chụp cắt lớp vi tính sọ não là gì?
Chụp cắt lớp vi tính sọ não hay chụp CT sọ não là phương pháp sử dụng tia X để tái hiện hình ảnh giải phẫu của vùng đầu và mặt. Kết quả chụp sẽ giúp khảo sát các bộ phận bao gồm:
– Mắt
– Xương mặt
– Các xoang
– Tai trong
Với phương pháp này, mỗi góc chụp sẽ cho ra hình ảnh một lát cắt nhỏ ở vùng đầu và mặt. Để thu được hình ảnh ở nhiều góc độ, mỗi phần của máy chụp sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau. Nhờ vậy, hình ảnh thu được chi tiết và đa chiều hơn nhiều lần so với chụp X-quang.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định tiêm thuốc cản quang giúp quan sát rõ hơn các cấu trúc và cơ quan cần chụp. Đặc biệt là trong những trường hợp cần kiểm tra sự lưu thông của máu và các khối u, mức độ viêm nhiễm và tổn thương ở các vùng thần kinh.
1.2 Chụp CT sọ não có ý nghĩa gì trong chẩn đoán và điều trị?
Chụp CT sọ não là phương pháp được đánh giá cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý, đặc biệt là những trường hợp có triệu chứng đau đầu.
Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ hoặc đang điều trị các bệnh lý sau:
– Dị tật bẩm sinh ở vùng đầu hoặc não: dính liền sớm khớp sọ
– Nhiễm trùng bao gồm viêm màng não, viêm não, áp-xe não, lao não hoặc lao màng não,…
– U não
– Não úng thủy
– Chấn thương vùng đầu hoặc mặt, thường gặp nhất là chấn thương sọ não và đa chấn thương
– Đột quỵ nhồi máu não hoặc chảy máu não
– Tai biến mạch máu não thoáng qua, tai biến với các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt mặt, liệt nửa người, thất ngôn…
– Hội chứng tăng áp lực nội sọ với triệu chứng buồn nôn, đau đầu, nhìn mờ
Ngoài ra, chụp CT scan sọ não cũng thường được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu như:
– Co giật
– Động kinh
– Đau đầu, đau nửa đầu
– Chóng mặt
– Đột ngột thay đổi suy nghĩ, hành vi
– Các bất thường về thị lực, mất thính lực, giảm trương lực cơ, tê và ngứa ran, khó khăn trong giao tiếp, nuốt khó,…
2. Chụp CT vùng sọ não được thực hiện như thế nào?
2.1 Trước khi chụp
– Bệnh nhân được khám với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe xem có đủ điều kiện chụp CT hay không. Trường hợp mắc một trong các bệnh như hen suyễn, đái tháo đường, thận, dị ứng thuốc,…hoặc đang có thai người bệnh cần thông báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
– Người bệnh được yêu cầu tháo bỏ tất cả các vật dụng bằng kim loại có trên người ra khỏi vùng chụp để không gây nhiễu khi chụp. Các vật dụng đó có thể là kẹp tóc, trang sức, kính, máy trợ thính, răng giả…
– Trong trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc cản quang, bệnh nhân cần ký cam kết trước khi chụp CT scan. Nếu người tiêm thuốc là trẻ em thì bố mẹ cần ký vào cam kết này.
– Người bệnh cần nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang và 2 giờ trước khi chụp.
– Nếu người bệnh là trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để trẻ nằm yên tại vị trí trong suốt quá trình chụp.
2.2 Trong khi chụp cắt lớp vi tính sọ não
– Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm yên trên bàn chụp sao cho phần đầu đặt vào trong máy chụp.
– Sau khi kỹ thuật viên khởi động máy, các tia X được chiếu xuyên qua đầu và thực hiện ghi lại hình ảnh trong khoảng 3-5 phút. Một số trường hợp thời gian chụp có thể lâu hơn.
– Nếu tiêm thuốc cản quang, người bệnh có thể có cảm giác nóng rát dọc cánh tay hoặc mặt đặt thuốc, tuy nhiên cần cố gắng nằm yên.
– Kết thúc quá trình, kỹ thuật viên tắt máy, đỡ người bệnh dậy.
2.3 Sau khi chụp
– Nếu không tiêm thuốc cản quang, người bệnh có thể hoạt động, ăn uống bình thường nếu không làm thêm xét nghiệm nào khác cần nhịn ăn.
– Nếu có tiêm thuốc cản quang, hãy uống nhiều nước để làm tăng quá trình đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
– Nếu thấy có bất thường như: chóng mặt, buồn nôn, nôn, ngứa ngáy, đỏ da, mệt, sốt, khó thở,… người bệnh cần thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.
Sau khi có kết quả chụp CT sọ não cùng các kết quả cận lâm sàng khác, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng bệnh của bạn và tư vấn điều trị phù hợp.
Như vậy, chụp cắt lớp vi tính sọ não là phương pháp khảo sát vùng đầu – mặt không xâm lấn, có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán và điều trị các bất thường của các cơ quan vùng đầu, vùng mặt. Khi thực hiện kỹ thuật này, hãy đến các cơ sở y tế uy tín và thực hiện theo hướng dẫn của các bác sĩ và nhân viên y tế để kết quả chính xác nhất.
Từ khóa » Giải Phẫu Ct Scan Sọ Não
-
[PDF] Giải Phẫu Cắt Lớp CT-MRI Tiếng Việt, Full Bộ 3 Cuốn
-
Cách đọc Phim CTscan Sọ Não - PGS Hà Hoàng Kiệm
-
CT Chấn Thương Sọ Não - SlideShare
-
Giải Phẫu CT Sọ - YouTube
-
Hướng Dẫn đọc Phim Cắt Lớp Vi Tính Sọ Não - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Giải Phẫu CT Sọ Não **
-
HƯỚNG DẪN ĐỌC CT SỌ CƠ BẢN - Khoa Ngoại Thần Kinh
-
Phân Tích Hình ảnh CT Scan Não Trong đột Qụy Thiếu Máu Não Cấp
-
[PDF] DIỄN GIẢI HÌNH ẢNH CT SCAN ĐẦU Người Dịch
-
Chấn Thương Sọ Não (TBI) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hướng Dẫn Đọc CT Sọ Não Cơ Bản PDF - YHocData
-
[Tài Liệu] Hướng Dẫn Đọc CT Sọ Não Cơ Bản
-
Giải Phẫu Tưới Máu Não | Vinmec