Chụp Cắt Lớp Vi Tính Sọ Não Và Những điều Bạn Cần Biết - ISofHcare
Có thể bạn quan tâm
- 1. Chụp CT sọ não là gì?
- 2. Những trường hợp nào cần chụp CT sọ não?
- 3. Ưu nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính sọ não
- 4. Quy trình chụp CT sọ não
- 5. Những trường hợp cần chống chỉ định chụp CT sọ não
- 6. Chụp CT sọ não có thể phát hiện ung thư không?
- 1. Chụp CT sọ não là gì?
- 2. Những trường hợp nào cần chụp CT sọ não?
- 3. Ưu nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính sọ não
- 4. Quy trình chụp CT sọ não
- 5. Những trường hợp cần chống chỉ định chụp CT sọ não
- 6. Chụp CT sọ não có thể phát hiện ung thư không?
- Trang chủ/
- Khám tổng quát/
- chụp cắt lớp vi tính sọ não và những điều bạn cần biết/
- 1. Chụp CT sọ não là gì?
- 2. Những trường hợp nào cần chụp CT sọ não?
- 3. Ưu nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính sọ não
- 4. Quy trình chụp CT sọ não
- 5. Những trường hợp cần chống chỉ định chụp CT sọ não
- 6. Chụp CT sọ não có thể phát hiện ung thư không?
1. Chụp CT sọ não là gì?
Chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp CT sọ não là chỉ định cận lâm sàng kiểm tra cho bệnh nhân có triệu chứng chấn thương vùng đầu – mặt, hoặc không do chấn thương như không rõ nguyên nhân, yếu liệt, đau đầu, chóng mặt… Cận lâm sàng sử dụng tia X để quét tia từ cằm tới đỉnh đầu người bệnh để lấy hình ảnh chi tiết trong sọ não. Đầu đèn phát tia của máy chụp CT sọ não có thể nghiêng về nhiều hướng khác nhau để ghi hình và cho nhiều hình ảnh khác nhau. Dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống máy tính và có thể dựng hình ảnh 2D, 3D và in ra.
Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định chụp CT sọ não có tiêm thuốc cản quang trong trường hợp cần thiết. Thuốc có tác dụng làm tăng tương phản vùng bất thường so với bình thường, kiểm tra sự lưu thông mạch máu, nhận diện khối u, viêm, áp xe,…
2. Những trường hợp nào cần chụp CT sọ não?
Chụp CT sọ não được bác sĩ chỉ định chẩn đoán hoặc theo dõi các bệnh lý:
- Chấn thương vùng đầu – mặt.
- Đột quỵ cấp: xuất huyết não, nhồi máu não
- Cơn thiếu máu não thoáng qua
- Dị dạng mạch máu não
- Viêm não, viêm màng não, áp xe não
- Tăng áp lực nội sọ
- Nghi ngờ các khối u não, vùng đầu – mặt
- Nghi ngờ dị tật não bẩm sinh
- Khi bệnh nhân có các dấu hiệu thần kinh: lú lẫn, hôn mê không rõ nguyên nhân, yếu liệt chi, méo mặt, đau đầu, co giật, động kinh, giảm hoặc mắt thị lực, giảm hoặc mất thính lực,…
Gọi đến tổng đài 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và đặt lịch khám ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Thanh Hoá và Đà Nẵng!
3. Ưu nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính sọ não
a. Ưu điểm
Chụp CT sọ não mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Thời gian làm nhanh, thích hợp đánh giá người bệnh trong tình trạng cấp cứu: chấn thương sọ não, đột quỵ cấp. Đặc biệt, với các dòng máy hiện đại như CT 520, CT 768 lát cắt có tốc độ chụp nhanh, lên đến 458mm/s, độ phân giải thời gian vật lý chỉ 75ms cho thời gian khảo sát rất ngắn.
- Hình ảnh chi tiết, rõ nét, độ phân giải cao.
- CT sọ não tiêm thuốc cản quang là lựa chọn hàng đầu trong khảo sát mạch máu não, tầm soát nguy cơ đột quỵ cấp, phình mạch máu, dị dạng mạch máu não.
- CT Sọ não có thể dùng thay cho MRI sọ não với những bệnh nhân có chống chỉ định với MRI.
b. Nhược điểm
Chụp CT sọ não sử dụng tia X có lượng bức xạ khiến nhiều người chụp có cảm giác lo sợ về việc có thể nhiễm chất phóng xạ. Tuy nhiên, hiện nay các máy chụp CT hiện đại có trang bị thêm bộ lọc tia phóng xạ, liều tia tối thiểu và nằm trong giới hạn cho phép.
- Hạn chế trong trường hợp cần đánh giá bản chất tổn thương trong não như u, viêm, áp xe… hoặc tổn thương nhỏ khó nhận diện, cùng đậm độ mô bình thường nên khó phân biệt.
- Cần sự hợp tác của người bệnh trong lúc chụp. Đặc biệt với những trẻ quá nhỏ, tình trạng cấp cứu nhanh cần đánh giá nhanh để điều trị, hay bệnh nhân trạng thái kích động, co giật, sợ không gian hẹp, khó hợp tác… Những trường hợp này bác sĩ có thể phối hợp thêm thuốc an thần để chụp CT thuận lợi và an toàn cho người bệnh.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc cản quang như: đau đầu, buồn nôn, nôn, phù mạch,… hoặc một số phản ứng rất hiếm như tụt huyết áp, sốc.
4. Quy trình chụp CT sọ não
a. Trước khi chụp CT sọ não
- Người bệnh cần tháo bỏ tất cả các vật dụng bằng kim loại trên người để không gây nhiễu khi chụp
- Người bệnh cần thông báo với nhân viên y tế nếu mắc một trong các bệnh lý: hen suyễn, tĩnh mạch, đái tháo đường, bệnh lý thận, dị ứng thuốc.
- Cần báo với nhân viên y tế nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Người bệnh hoặc người nhà ký cam kết nếu cần tiêm thuốc cản quang khi chụp.
- Cần nhịn ăn trước tiêm cản quang trong 4 – 6 giờ nếu cần và vẫn có thể uống nước với lượng vừa phải trước khi chụp 2 giờ.
b. Trong khi chụp CT sọ não
- Người bệnh được chỉ định nằm ngửa trên bàn trong phòng chụp. Hoặc cũng có thể nằm theo một trong số tư thế đặc biệt để phục vụ cho việc chẩn đoán
- Người bệnh nằm yên trong khi chụp CT Scan.
- Thời gian chụp trung bình từ 3 – 5 phút, một số trường hợp cần kéo dài hơn thì nhân viên y tế sẽ giải thích thêm trong khi chụp.
- Nếu có tiêm thuốc cản quang, người bệnh có thể có cảm giác nóng rát dọc theo tay, hoặc nóng mặt khi bơm cản quang. Do đó, người bệnh được khuyên cố gắng giữ nguyên cơ thể để có hình ảnh tốt nhất.
c. Sau khi chụp CT sọ não
- Nếu không tiêm thuốc cản quang, người bệnh có thể hoạt động bình thường sau chụp.
- Nếu có tiêm thuốc, người bệnh cần uống nhiều nước, làm tăng quá trình đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
- Sau khi chụp nếu có bất thường như chóng mặt, buồn nôn, nôn, ngứa ngáy, đỏ da, khó thở, sốt… cần thông báo ngay với nhân viên y tế để được thăm khám.
5. Những trường hợp cần chống chỉ định chụp CT sọ não
Chụp CT scan không áp dụng cho một số đối tượng như:
a. Phụ nữ có thai và cho con bú
Các nghiên cứu thống kê cho thấy, nếu phụ nữ có thai chỉ chụp CT một lần thì nguy cơ gặp phải rủi ro là rất hiếm. Tuy nhiên, có những trường hợp phụ nữ có thai chụp CT nhiều lần trong thời gian ngắn tiềm ẩn những nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, các trường hợp đang mang thai, nghi ngờ có thai phải thông báo bác sĩ để tìm phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất. Ngoài ra, không nên áp dụng chụp CT có tiêm thuốc cản quang cho phụ nữ có thai.
Với bà mẹ đang cho con bú, tỷ lệ thuốc cản quang vào sữa mẹ là thấp, ít khả năng gây hại cho trẻ. Tuy nhiên, người mẹ nên ngừng cho trẻ bú ít nhất 24 giờ sau khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang.
b. Bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang đường tĩnh mạch
Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ nếu có tình trạng dị ứng thuốc, đặc biệt thuốc cản quang đường tĩnh mạch, thực phẩm, chất nhuộm, chất bảo quản… Đồng thời, thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang sử dụng.
c. Bệnh nhân suy thận
Bệnh nhân suy thận có mức lọc cầu thận dưới ngưỡng cho phép cần hạn chế chụp CT có cản quang đường tĩnh mạch. Nếu buộc phải tiêm thuốc, bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạo ngay sau khi tiêm thuốc cản quang.
Ngoài ra, không nên áp dụng Chụp CT sọ não cho người bị chứng sợ không gian hẹp, không thể nằm yên, người dễ bị kích động,…
6. Chụp CT sọ não có thể phát hiện ung thư không?
CT sọ não là một trong những cận lâm sàng chẩn đoán bằng hình ảnh cho bệnh ung thư não cực kỳ hiệu quả. Phương pháp này giúp phát hiện 90% khối u trong não. Từ kết quả CT, bác sĩ cũng có thể kết hợp thêm các cận lâm sàng khác để chẩn đoán chi tiết và định danh khối u.
Ngày nay, CT sọ não là một phương pháp cận lâm sàng thường được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện lớn. Người bệnh có thể sử dụng dịch vụ khi được chỉ định hoặc có nhu cầu. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích nhất.
Chuyên mục:Khám tổng quátIVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/08/2021 - Cập nhật 09/08/20215/5Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
BÀI TIN LIÊN QUAN
Xem tất cả
Chụp cắt lớp vi tính sọ não và những điều bạn cần biết
Ngày nay, cận lâm sàng đóng một vai trò không nhỏ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý. Trong đó, Cắt lớp vi tính sọ não (CT) được các bác sĩ chỉ định...
09/08/20215771 Lượt xem6 Phút đọcCHUYÊN MỤC CẨM NANG
Hướng dẫn khám bệnhSản phụ khoaCơ xương khớpSức khỏe giới tínhTiêu hóaUng thư và U bướuTai Biến Mạch Máu NãoXét nghiệmNội khoaVaccine Covid-19Covid-19 và Chăm sóc F0Răng hàm mặtCovid-19Tim mạchNam họcTai-Mũi-HọngMắtNhi khoaTruyền nhiễmHậu môn Trực tràngBản tin IVIE - Bác sĩ ơiSức khỏe sinh sảnPhục hồi chức năngTâm thần, Tâm lýDa liễuNội tiếtBệnh thần kinhThận - Tiếu niệuTiêm chủngKhám tổng quátNgộ độcDi truyềnDị ứngBác sĩ ơi! - Nhân ÁiGói khám sức khỏe Bệnh lý giao mùaHướng dẫn sử dụngGiữ sức khỏe dịp LễY học cổ truyềnSinh lý học - Thăm dò chức năngPodcast IVIE - Bác sĩ ơiChẩn đoán hình ảnhHô hấp CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN ISOFHCARETầng 3, số 35 Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội1900 3367marketing@isofhcare.comĐặt lịch
Bác sĩ
Cơ sở y tế
Chuyên khoa
Đăng ký bán hàng trên IVIE- Shopping Mall
Hỏi đáp bác sĩ
Cẩm nang
Về chúng tôi
Trở thành đối tác
của IVIE - Bác sĩ ơi
Điều khoản sử dụng
Chính sách bảo mật
Quy chế hoạt động
Trung tâm trợ giúp
Đặt khám qua WebsiteĐặt khám© 2022 ISOFHCARE. All rights reserved. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0108600757 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/01/2019Từ khóa » Ct Scanner Sọ Não
-
Chụp CT Sọ Não: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Chụp CT Sọ Não - Kỹ Thuật Hiện đại Phát Hiện Nhanh, Chính Xác Bất ...
-
Chụp Cắt Lớp Vi Tính (CT) - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Chụp CT đầu: Những điều Bạn Cần Biết Về CT Sọ Não
-
CT Chấn Thương Sọ Não - SlideShare
-
Hướng Dẫn đọc Phim Cắt Lớp Vi Tính Sọ Não - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Quy Trình Và Tác Dụng Của Chụp Cắt Lớp Vi Tính Sọ Não | TCI Hospital
-
Chụp CT Sọ Não: Ưu, Nhược điểm Và Cách Tiến Hành | TCI Hospital
-
Phân Tích Hình ảnh CT Scan Não Trong đột Qụy Thiếu Máu Não Cấp
-
[PDF] CHỤP CLVT SỌ NÃO KHÔNG TIÊM THUỐC ĐỐI QUANG
-
Vai Trò Của MRI Và CT Scanner Trong Bệnh Lý Sọ Não
-
HƯỚNG DẪN ĐỌC CT SỌ CƠ BẢN - Khoa Ngoại Thần Kinh
-
[PDF] DIỄN GIẢI HÌNH ẢNH CT SCAN ĐẦU Người Dịch