Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) ổ Bụng - BookingCare

Chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong y học sử dụng từ trường và sóng radio.

Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phân trong cơ thể.

Khả năng tái tạo hình ảnh 3D, không có tác dụng phụ nên ngày càng được chỉ định rộng rãi cho nhiều ứng dụng chuyên khoa khác nhau.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng là gì

Chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng là một phương pháp đã được chứng minh và hữu ích để phát hiện, đánh giá mức độ và theo dõi bệnh lý ổ bụng. Chụp cộng hưởng ổ bụng là một kỹ thuật tiên tiến liên quan đến nhiều chuỗi xung và quy trình liên tục được sửa đổi và cải thiện.

Phần này bao gồm các tạng trong ổ bụng, không bao gồm gan (phần gan có quy trình riêng).

Các trường hợp chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng

Các chỉ định chụp cộng hưởng từ ổ bụng được giới thiệu dưới đây (nhưng không hạn chế):

  • Tụy
  • Phát hiện các u tụy.
  • Đặc trưng hóa các tổn thương nghi ngờ và/hoặc to lên (không giải thích được) khi phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
  • Đánh giá tắc hoặc giãn ống tụy
  • Phát hiện các bất thường ống tụy
  • Đánh giá tụ dịch hoặc rò dịch tụy, hoặc quanh tụy
  • Đánh giá viêm tụy mạn tính
  • Đánh giá viêm tụy, viêm tụy cấp tính biến chứng
  • Đánh giá trước phẫu thuật cá khối u tụy
  • Theo dõi sau phẫu thuật/điều trị tụy.
  • Lách
  • Đặc trưng hóa các tổn thương nghi ngờ được phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác
  • Phát hiện và đặc trưng hóa các bất thường lan tỏa của lách.
  • Đánh giá mô nghi ngờ lách phụ
  • Thận, niệu quản và sau phúc mạc
  • Phát hiện các khối u thận
  • Đặc trưng hóa các tổn thương nghi ngờ được phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
  • Đánh giá trước mổ các khối u thận, bao gồm cả đánh giá tĩnh mạch thận và tĩnh mạch chủ dưới
  • Đánh giá đường niệu đối với các bất thường giải phẫu hoặc sinh lý (MR urography)
  • Theo dõi sau can thiệp phá hủy hoặc phẫu thuật u thận (cắt thận hoàn toàn hoặc bán phần)
  • Đánh giá các bất thường niệu quản
  • Đánh giá người bệnh nghi ngờ bị xơ hóa sau phúc mạc
  • Tuyến thượng thận
  • Phát hiện u tuyến thượng thận chức năng và pheochromocytoma
  • Đặc trưng hóa các tổn thương nghi ngờ được phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
  • Đường mật và túi mật
  • Phát hiện và theo dõi sau điều trị ung thư túi mật, đường mật
  • Phát hiện sỏi túi mật hoặc đường mật
  • Đánh giá đường mật bị giãn
  • Đánh giá giai đoạn cholangicarcinoma trước phẫu thuật
  • Đánh giá các trường hợp nghi ngờ các bất thường bẩm sinh của đường mật và túi mật.
  • Ống tiêu hóa và phúc mạc
  • Đánh giá trước mổ các khối u dạ dày
  • Đánh giá giai đoạn ung thư biểu mô trực tràng.
  • Đánh giá các rối loạn viêm của ruột non ho c đại tràng và mạc treo ruột
  • Đánh giá đau bụng cấp ở BN có thai (thí dụ, nghi viêm ruột thừa)
  • Phát hiện và đánh giá các khối u nguyên phát, di căn phúc mạc, mạc treo
  • Phát hiện và đặc trưng hóa các ổ tụ dịch trong ổ bụng.

Các chỉ định khác:

  • Theo dõi các bất thường của ổ bụng
  • Phát hiện và đặc trưng hóa các khối u ngoài phúc mạc
  • Cộng hưởng từ bụng là phương pháp thay thế đối với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác (ví dụ, tránh phơi nhiễm bức xạ do CT ở phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ hoặc người bệnh chống chỉ định với chất cản quang iot).

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối:

  • Người bệnh mang các thiết bị điện tử như: máy điều hóa nhịp tim, máy chống rung, cấy ghép ốc tai, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da, Neurostimulator…
  • Các kẹp phẫu thuật bằng kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu < 6tháng
  • Người bệnh nặng cần có thiết bị hồi sức cạnh người

Chống chỉ định tương đối:

  • Kẹp phẫu thuật bằng kim loại >6 tháng
  • Nguời bệnh sợ bóng tối hay sợ cô độc

Chuẩn bị người bệnh

  • Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp tốt với thầy thuốc.
  • Được kiểm tra các chống chỉ định
  • Được hướng dẫn người bệnh thay quần áo của phòng chụp cộng hưởng từ và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.
  • Có giấy yêu cầu chụp của bác sỹ lâm sàng với chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần)
  • Tùy thuộc vào mục đích của khảo sát, người bệnh có cần phải uống thuốc đối quang đường uống hay thụt qua đường hậu môn.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch. 
Chụp cộng hưởng từ tại Vietlife - MRI

Từ khóa » Chụp Mri Vùng Bụng