Chụp CT đầu: Những điều Bạn Cần Biết Về CT Sọ Não

Chụp CT sọ não là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được bác sĩ chỉ định để kiểm tra các bất thường vùng đầu- mặt. Thông qua kết quả CT sọ não bác sĩ có thể xác định được căn nguyên gây bệnh, vị trí bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Tư vấn chuyên môn bài viết ThS.BS HỒ HOÀNG PHƯƠNG – Giám đốc Trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – TP.HCM

Chụp CT sọ não là gì?

Chụp CT sọ não hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính sọ não. Đây là chỉ định cận lâm sàng giúp bác sĩ kiểm tra cho bệnh nhân có triệu chứng chấn thương vùng đầu – mặt hoặc không do chấn thương như hôn mê không rõ nguyên nhân, yếu liệt, đau đầu, chóng mặt… Chụp CT sọ não sử dụng tia X để quét tia từ cằm đến đỉnh đầu người bệnh để lấy hình ảnh các chi tiết trong sọ não. Đầu đèn phát tia của máy chụp CT sọ não sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau để ghi hình và cho nhiều hình ảnh khác nhau, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống máy tính, và có thể dựng hình ảnh 2D, 3D và in ra.

Ngoài ra, bác sĩ lâm sàng có thể cho chỉ định chụp CT sọ não có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch trong các trường hợp cần thiết. Thuốc tương phản có tác dụng làm tăng tương phản vùng bất thường so với bình thường, giúp kiểm tra sự lưu thông mạch máu, nhận diện khối u, viêm, áp-xe…(1)

citi sọ não
Chụp CT đầu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Khi nào cần chụp CT sọ não

Bác sĩ cho chỉ định chụp CT sọ não để chẩn đoán hoặc theo dõi các bệnh lý sau:

  • Chấn thương sọ não, hàm mặt…
  • Đột quỵ cấp (xuất huyết nội sọ, nhồi máu não)
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua
  • Dị dạng mạch máu não
  • Viêm não, viêm màng não, áp-xe não…
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Nghi ngờ khối u não, vùng đầu – mặt
  • Nghi ngờ dị tật não bẩm sinh
  • Khi có các dấu hiệu thần kinh như: lú lẫn, hôn mê không rõ nguyên nhân, yếu liệt chi, méo mặt, đau đầu, co giật, động kinh, giảm/mất thị lực, giảm/mất thính lực,…

Ưu điểm và nhược điểm chụp CT đầu

1. Ưu điểm của chụp CT sọ não

  • Thời gian chụp nhanh, thích hợp để đánh giá tình trạng bệnh nhân cấp cứu: chấn thương sọ não, đột quỵ cấp. Đặc biệt, với dòng máy hiện đại như máy chụp CT 768 lát cắt, tốc độ chụp lên đến 458mm/s, độ phân giải thời gian vật lý chỉ 75ms cho thời gian khảo sát là rất ngắn.
  • Hình ảnh chi tiết rõ nét, độ phân giải cao
chụp citi đầu
Hình ảnh chụp CT đầu rõ nét hơn chụp X quang
  • Đặc biệt, CT sọ não có tiêm thuốc tương phản là lựa chọn hàng đầu trong khảo sát mạch máu não tầm soát nguy cơ đột quỵ cấp, phình mạch máu, dị dạng mạch mạch máu não.
  • Có thể khảo sát CT sọ não thay cho MRI sọ não cho bệnh nhân có chống chỉ định với MRI.

2. Nhược điểm của chụp CT sọ não

  • Chụp CT sử dụng tia X có lượng bức xạ nên người chụp có cảm giác lo sợ về việc có thể nhiễm chất phóng xạ. Hiện nay, các máy chụp CT hiện đại có trang bị thêm bộ lọc tia phóng xạ, liều tia tối thiểu và nằm trong giới hạn cho phép nên người bệnh có thể yên tâm thực hiện.
  • Hạn chế trong trường hợp cần đánh giá bản chất tổn thương trong não như u, viêm, áp-xe… hoặc tổn thương nhỏ khó nhận diện, cùng đậm độ mô bình thường nên khó phân biệt. Bước tiếp theo cần chỉ định MRI sọ não nếu CT chưa định danh được tổn thương.
  • Cần sự hợp tác của người bệnh trong lúc chụp. Đối với trẻ quá nhỏ, hay các tình trạng cấp cứu cần đánh giá nhanh để điều trị nhưng bệnh nhân đang trong trạng thái kích động, co giật, sợ không gian hẹp, khó hợp tác, các bác sĩ có thể phối hợp thêm thuốc an thần để hỗ trợ thực hiện chụp CT sọ não thuận lợi và an toàn cho người bệnh.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc tương phản, trong trường hợp cần chỉ định CT sọ não có tiêm thuốc tương phản. Mặc dù thuốc tương phản an toàn với hầu hết mọi người nhưng vẫn có tỉ lệ rất nhỏ xảy ra tác dụng không mong muốn với thuốc như đau đầu, buồn nôn, nôn, phù mạch… phản ứng rất hiếm gặp như tụt huyết áp, sốc thuốc.

Chụp CT đầu có ảnh hưởng gì không? Có gặp rủi ro, đặc biệt khi cần chẩn đoán các tình trạng nghiêm trọng như chấn thương não, đột quỵ, khối u, bệnh về mạch máu.banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Những đối tượng chống chỉ định chụp CT đầu

Phương pháp chụp CT đầu không áp dụng cho người bị chứng sợ không gian hẹp, không thể nằm yên, người dễ bị kích thích và phụ nữ có thai. Ngoài ra, nhóm trẻ nhỏ, người bị dị ứng, người có bệnh nền cũng được bác sĩ lưu ý khi sử dụng phương pháp này.

1. Phụ nữ có thai và cho con bú

Theo các nghiên cứu thống kê, nếu phụ nữ có thai chỉ chụp CT một lần thì nguy cơ gặp phải rủi ro là rất hiếm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, thai phụ chụp CT nhiều lần mà không biết mình có thai trong thời gian ngắn thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, các trường hợp mang thai hoặc đang nghi ngờ mang thai phải thông báo với bác sĩ để tìm được phương pháp chẩn đoán phù hợp. Ngoài ra, không nên áp dụng chụp CT có tiêm thuốc tương phản cho phụ nữ có thai.

Đối với bà mẹ cho con bú, dù tỷ lệ thuốc tương phản tiết vào sữa mẹ rất thấp, ít khả năng gây hại cho trẻ. Tuy nhiên, người mẹ nên ngừng cho trẻ bú ít nhất 24 giờ sau khi chụp CT sọ não có tiêm thuốc cản quang.

2. Bệnh nhân dị ứng với thuốc tương phản đường tĩnh mạch

Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng với thuốc, đặc biệt là thuốc tương phản đường tĩnh mạch, thực phẩm, chất nhuộm, chất bảo quản… Đồng thời thông báo cho bác sĩ về các thuốc đang dùng, thực phẩm chức năng…

3. Bệnh nhân suy thận

Bệnh nhân suy thận có mức lọc cầu thận dưới ngưỡng cho phép nên hạn chế chụp CT có sử dụng thuốc tương phản đường tĩnh mạch. Nếu buộc phải tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo ngay sau khi tiêm thuốc cản quang.

Quy trình thực hiện chụp CT não

1. Trước khi chụp CT scan sọ não có tiêm thuốc tương phản

Trước khi chụp CT, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám kiểm tra vấn đề an toàn trước khi tiêm thuốc tương phản như: điều tra tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe hiện tại, có đang mang thai. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc, hen phế quản thì sẽ được dự phòng phản ứng trước tiêm thuốc tương phản.

Chỉ định kiểm tra chức năng thận: Do thuốc tương phản gây hại cho người suy thận, vì thế cần xét nghiệm kiểm tra chức năng thận cho tất cả người bệnh dù có mắc bệnh lý về thận hay không. Một số trường hợp mắc bệnh suy thận cần chụp CT não có thuốc tương phản thì bác sĩ phải dự phòng kế hoạch chạy thận nhân tạo cho người bệnh và có kế hoạch kiểm tra chức năng thận sau khi tiêm thuốc tương phản.

Ngoài ra hiện nay, tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang sử dụng thuốc tương phản đồng thẩm thấu Visipaque cho phép sử dụng trên bệnh nhân không có tiền sử suy thận mà không cần xét nghiệm chức năng thận. Rút ngắn thời gian chờ kết quả xét nghiệm trước khi tiến hành chụp CT có thuốc tương phản đường tĩnh mạch.

Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi tiêm thuốc tương phản.

2. Trong khi chụp CT scan sọ não

Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay xuôi dọc theo thân, thực hiện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.

3. Sau khi chụp CT scan sọ não

Đối với chụp CT sọ não không tiêm tương phản, người bệnh có thể hoạt động lại ngay sau đó.

Đối với chụp CT sọ não có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch, người bệnh được theo dõi khoảng 20-30 phút sau chụp và cần uống nhiều nước. Sau đó nếu không có phản ứng bất thường, người bệnh có thể hoạt động lại.

chụp cắt lớp đầu
Bác sĩ trao đổi kết quả chụp CT đầu cho bệnh nhân

Đối với bệnh nhân điều trị nội trú, bác sĩ căn cứ trên kết quả chụp CT để theo dõi bệnh.

Nếu bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân khám sức khỏe tổng quát không có các yếu tố nguy cơ thì được về nhà và được bác sĩ dặn dò theo dõi nhiệt độ, phản ứng cơ thể, lượng nước tiểu,… Trong vòng 24h người bệnh cần uống nhiều nước, nếu thấy bất thường như phù tay nơi tiêm thuốc, tiểu ít… cần báo cho nhân viên y tế hoặc đên cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. (2)

4. Đọc kết quả chụp CT não

Thông thường kết quả sẽ được trả trong vòng 30 – 60 phút, một số trường hợp cần hội chẩn sẽ trả kết quả lâu hơn.

Những thắc mắc về chụp CT sọ não

1. Chụp CT sọ não có thể phát hiện ung thư não hay không?

Chụp CT sọ não là một trong những phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bằng hình ảnh cho bệnh ung thư não cực kỳ hiệu quả. Phương pháp này giúp phát hiện 90% khối u trong não. Từ kết quả CT sọ não, bác sĩ cũng sẽ kết hợp thêm một số phương pháp khác để đưa ra những chẩn đoán chi tiết về đặc điểm để định danh khối u.

2. Chụp CT sọ não có nguy hiểm không?

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Chụp CT não có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không? Chụp CT đòi hỏi liều bức xạ cao hơn hầu hết các các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác. Do đó chụp CT sọ não chỉ được bác sĩ giới hạn số lần chụp, và chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết. Người chụp CT sọ não cần trao đổi với bác sĩ về số lần chụp CT kể kiểm tra trước đây, tránh tình trạng chụp quá nhiều lần, sẽ tích lũy lượng bức xạ.

Từ khóa » Hình ảnh Sọ đầu Lâu