Chụp CT Mạch Máu Não được Bác Sĩ Chỉ định Khi Nào?

1. Tìm hiểu về chụp cắt lớp mạch máu não

Do tổn thương hoặc bệnh lý, mạch máu não có thể bị hẹp, tắc nghẽn gây ra đột quỵ não vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Tai biến mạch máu não này thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền kèm theo như: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường,…

Chụp CT mạch máu não là kỹ thuật khó nhưng quan trọng

Chụp CT mạch máu não là kỹ thuật khó nhưng quan trọng

Vì thế chụp mạch máu não rất cần thiết để phát hiện vị trí tổn thương nhồi máu não và xuất huyết não, đánh giá tổn thương tắc mạch máu theo vùng, chẩn đoán sớm nguy cơ đột quỵ và can thiệp điều trị. Trước đây, chụp mạch máu não thường được chỉ định qua chụp X-quang có sử dụng thuốc cản quang.

Tuy nhiên do hạn chế về chất lượng hình ảnh, dễ bỏ sót tắc nghẽn động mạch cũng như nguy cơ gây hại cho sức khỏe người bệnh, Chụp CT mạch máu não và chụp mạch cộng hưởng từ là lựa chọn thay thế. Trong đó, chụp cắt lớp mạch CTA là phổ biến hơn cả.

Chụp CT là kỹ thuật ảnh tiên tiến sử dụng tia X cho hình ảnh cắt lớp chi tiết mạch máu não, hạn chế bỏ sót tổn thương tắc, hẹp mạch máu não. Kỹ thuật chẩn đoán này đang được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý như:

- Dị dạng mạch máu não.

- Phình mạch máu não.

- Đánh giá hẹp, tắc huyết khối động mạch não, xoang tĩnh mạch.

- Dò động mạch cảnh xoang hang.

 Chụp CT mạch não có thể đánh giá u não

Chụp CT mạch não có thể đánh giá u não

Ảnh chụp CT mạch não có thể xử lý 2D dạng các lớp cắt hoặc xử lý 3 chiều cho phép chẩn đoán chính xác cấu trúc mạch máu cũng như vị trí tổn thương trong không gian.

2. Chỉ định kỹ thuật chụp CT mạch não khi nào?

Các trường hợp bệnh nhân chỉ định chụp CT mạch máu não gồm:

- Người thường xuyên đau nhức đầu, nghi ngờ có bất thường trong mạch máu não: bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tuần hoàn mạch máu não và sàng lọc bệnh lý u não, dị tật bẩm sinh, tai biến mạch máu não,…

- Chẩn đoán nhồi máu não: Chụp CT mạch máu não và chụp tưới máu não được chỉ định kết hợp để phát hiện vị trí mạch máu bị tắc, hẹp, can thiệp kịp thời tránh nhồi máu não.

 Chụp CT mạch não cho kết quả nhanh, phù hợp để chẩn đoán cấp cứu a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/dot-quy-la-gi-nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-nhu-the-nao-s195-n18170'  title ='đột quỵ'đột quỵ/a não

Chụp CT mạch não cho kết quả nhanh, phù hợp để chẩn đoán cấp cứu đột quỵ não

- Sàng lọc bất thường mạch máu não: Thông thường những người bệnh có nguy cơ cao hẹp tắc mạch máu não, phình động mạch não,… có thể thực hiện kỹ thuật này để chủ động ngăn ngừa.

- U não: Trường hợp nghi ngờ u não hoặc cần đánh giá sự phát triển của khối u, khảo sát mạch máu nuôi u sẽ cần chụp CT mạch máu não, có thể kết hợp chụp tưới máu não để đánh giá toàn diện.

Trong các trường hợp đột quỵ não, nhồi máu não cấp cứu cũng được thực hiện chụp CT mạch não để chẩn đoán bước đầu tổn thương, can thiệp kịp thời cứu sống bệnh nhân. Nếu cần chẩn đoán chi tiết hơn tổn thương mạch máu não, chụp cộng hưởng từ não - mạch máu có thể được chỉ định.

3. So sánh chụp CT mạch não so với chụp mạch cộng hưởng từ

Chụp CT mạch não (CTA) và chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) là hai kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, không xâm lấn được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán điều trị bệnh lâm sàng. Tuy nhiên chụp CT mạch não phổ biến hơn, đặc biệt trong trường hợp cấp cứu. Một số tổn thương não chẩn đoán bằng CT mạch não vẫn cần chụp mạch cộng hưởng từ để đánh giá chi tiết hơn.

Chụp CT mạch não chỉ định phổ biến hơn chụp cộng hưởng từ mạch não

Chụp CT mạch não chỉ định phổ biến hơn chụp cộng hưởng từ mạch não

Các tiêu chí so sánh dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cả hai kỹ thuật chẩn đoán mạch máu não này:

Sử dụng thuốc cản quang

Chụp CT mạch máu não: Chụp CT mạch não sử dụng thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch, cho hình ảnh mạch máu hiển thị rõ ràng trên phim.

Chụp mạch cộng hưởng từ: Chụp mạch cộng hưởng từ cũng sử dụng thuốc tương phản tiêm tĩnh mạch nhưng an toàn và ít gây dị ứng hơn thuốc cản quang trong chụp CT.

Thời gian chụp

Chụp CT mạch máu não: Nhanh chóng, cho kết quả ngay lập tức.

Chụp mạch cộng hưởng từ: Lâu hơn, cần chờ thời gian xử lý.

Ứng dụng trong y tế

Chụp CT mạch máu não: Chụp CT mạch não thường được thực hiện đầu tiên khi bệnh nhân nhập viện do phát hiện nhanh xuất huyết não. Đặc biệt các trường hợp cấp cứu, chụp CT định hướng điều trị nhanh chóng.

Chụp mạch cộng hưởng từ: Chụp mạch cộng hưởng từ hữu ích trong tình huống chẩn đoán không khẩn cấp, thường dùng để tầm soát nguy cơ đột quỵ não ở bệnh nhân có triệu chứng hoặc không. Ngoài ra chụp MRI cũng được dùng để định hướng điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị.

Mức an toàn

Chụp CT mạch máu não: Chụp mạch máu bằng CT có nguy cơ nhiễm xạ nếu chụp liên tục, ngoài ra có thể dị ứng với thuốc cản quang.

Chụp mạch cộng hưởng từ: Chụp MRI không gây nhiễu xạ, phù hợp với bệnh nhân phải chụp nhiều lần. Tuy nhiên bệnh nhân có dụng cụ kim loại cấy ghép trong cơ thể hoặc bệnh nhân sợ khoang kín không thích hợp chụp MRI.

Chất lượng hình ảnh

Chụp CT mạch máu não: Chụp CT mạch máu não cho hình ảnh rõ nét, độ phân giải cao, có thể xử lý thành ảnh 3D xác định chính xác vị trí mạch máu não tổn thương trong không gian.

Chụp mạch cộng hưởng từ: Chụp MRI cho hình ảnh chi tiết hơn, đặc biệt là các tổn thương nhu mô não.

Chụp CT mạch máu não là một kỹ thuật khó, vì thế yêu cầu máy chụp đời cao (64 lát cắt trở lên để tránh bỏ sót tổn thương) và kỹ thuật viên, bác sĩ có tay nghề, được đào tạo chuyên môn tốt để thực hiện. Không nên chụp CT ở cơ sở y tế kém uy tín, máy chụp đời cũ cho hình ảnh không sắc nét, khó chẩn đoán bệnh lý mạch máu não, hơn nữa còn có nguy cơ nhiễm xạ tiềm ẩn gây ung thư.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đầu tư hệ thống phòng chụp CT hiện đại, máy chụp công nghệ cao

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đầu tư hệ thống phòng chụp CT hiện đại, máy chụp công nghệ cao

Bệnh viện MEDLATEC đầu tư hệ thống phòng chụp CT hiện đại, công nghệ cao, đã và đang thực hiện chụp CT mạch máu não cho bệnh nhân trên cả nước. Nếu cần tư vấn thêm về kỹ thuật chẩn đoán này, hãy liên hệ với các chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Từ khóa » Mri Nhồi Máu Não