Chụp CT Mạch Vành – Chìa Khóa Trong điều Trị Bệnh động Mạch Vành

Chụp CT mạch vành hay chụp cắt lớp vi tính động mạch vành đã trở thành một phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng và quen thuộc trong điều trị bệnh tim mạch nói chung, đặc biệt với bệnh động mạch vành. Cùng tìm hiểu vì sao kỹ thuật nàu lại đóng vai trò thiết yếu như vậy trong chuyên khoa Tim mạch.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Chụp CT mạch vành là gì?
  • 2. Chụp CT mạch vành có và không có thuốc cản quang
    • 2.1. Chụp CT mạch vành không tiêm thuốc cản quang
    • 2.2. Chụp CT mạch vành có tiêm thuốc
  • 3. Ai cần được chụp hoặc không thể chụp CT mạch vành?
    • 3.1 Các trường hợp được chỉ định chụp CT mạch vành
    • 3.2. Các trường hợp chống chỉ định chụp CT mạch vành
  • 4. Chụp CT mạch vành có ưu điểm và hạn chế nào?
  • 5. Những lưu ý khi chụp CT mạch vành bạn cần biết

1. Chụp CT mạch vành là gì?

Chụp CT mạch vành là một kỹ thuật chẩn đoán bệnh động mạch vành giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Phương pháp gồm có 2 loại: Chụp CT mạch vành có tiêm thuốc cản quang và chụp không tiêm thuốc cản quang. Trong đó, chụp cắt lớp không tiêm thuốc cản quang thường để đánh giá mức độ vôi hóa mạch vành. Còn chụp CT có tiêm thuốc cản quang để đánh giá tình trạng hẹp động mạch. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tim không xâm lấn, giúp xác định tình trạng tích tụ chất béo hoặc canxi trong lòng động mạch vành.

Hiện nay, nhờ có sự cải thiện về độ phân giải, không gian và thời gian cũng như thể tích phủ của một vòng quay, các máy chụp CT từ 64 lát cắt trở lên cho phép đánh giá giải phẫu động mạch vành với chất lượng hình ảnh cao. Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành cũng có một phần hạn chế. Đó là sử dụng liều bức xạ ion hóa cao hơn đôi chút so với chụp CT các bộ phận khác như CT não, CT ngực, bụng… Mặc dù vậy, đáng mừng là các máy chụp CT thế hệ mới đa lát cắt hiện nay như 128, 320, 640 lát cắt đã xuất hiện. Chúng giúp giảm liều bức xạ ion hóa tới trên 50% so với các máy CT 64 lát cắt.

chụp CT có tiêm thuốc cản quang để đánh giá tình trạng hẹp động mạch.

Chụp CT có tiêm thuốc cản quang để đánh giá tình trạng hẹp động mạch.

2. Chụp CT mạch vành có và không có thuốc cản quang

2.1. Chụp CT mạch vành không tiêm thuốc cản quang

Kết quả đo độ vôi hóa được thể hiện bằng điểm vôi hóa mạch vành. Điểm vôi hóa được chia làm 4 mức độ:

0 điểm: Không có mảng vôi hóa.

1 – 99 điểm: Vôi hóa nhẹ (nguy cơ thấp, tỷ lệ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim hàng năm < 1%)

100 – 399: Vôi hóa trung bình (nguy cơ trung bình, tỷ lệ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim hàng năm 1% – 3%)

≥ 400 điểm: Vôi hóa nặng (nguy cơ cao, tỷ lệ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim hàng năm > 3%)

Mức độ vôi hóa còn được đánh giá theo vị trí vôi hóa nằm ở động mạch vành nào. Cụ thể, nếu bị vôi hóa ở thân chung động mạch vành trái và đoạn gần của các động mạch vành sẽ nghiêm trọng hơn ở đoạn giữa và đoạn xa của mạch vành. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng phân bố, số lượng các điểm vôi hóa. Nếu điểm vôi hóa ≥ 400, hoặc thấp hơn nhưng tập trung thành mảng lớn làm che lấp lòng mạch vành và gây nhiễu hình ảnh, bác sĩ sẽ không tiêm thuốc cản quang. Vì thuốc sẽ làm giảm sự chính xác trong đánh giá mức độ hẹp lòng mạch ở những nơi có mảng xơ vữa bị vôi hóa nặng.

2.2. Chụp CT mạch vành có tiêm thuốc

Kỹ thuật chụp này cho biết chắc chắn tình trạng hẹp động mạch vành và mức độ hẹp tắc, đạt khả năng loại trừ hẹp mạch vành đạt tới 97 – 100%. Hơn nữa, thuốc cản quang cho phép đánh giá tốt mức độ hẹp lòng và thành động mạch trên ảnh chụp CT mạch vành. Những thông tin này có giá trị lớn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Có thể đánh giá, đây là kĩ thuật có độ chính xác cao trong đánh giá bệnh mạch vành, cụ thể là hẹp mạch vành do xơ vữa động mạch hoặc đánh giá tái hẹp sau can thiệp điều trị trước đó. Tuy nhiên do sử dụng chất cản quang nên kĩ thuật này không phù hợp với bệnh nhân bị suy thận hoặc mắc bệnh nặng khác, người bị dị ứng với thuốc cản quang.

Người bị tăng lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp cần được chuoj cắt lớp mạch vành

Người bị tăng lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp cần được chuoj cắt lớp mạch vành

3. Ai cần được chụp hoặc không thể chụp CT mạch vành?

3.1 Các trường hợp được chỉ định chụp CT mạch vành

Tăng lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp

Nghiện hút thuốc lá nặng

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh mành vành

Gặp tình trạng đau ngực

Không xác định rõ bất thường khi đã kiểm tra qua điện tâm đồ và điện tâm đồ gắng sức

Những người đã trải qua điều trị theo phương pháp tạo hình mạch bằng bóng. Hoặc người cần được kiểm tra theo dõi sau phẫu thuật can thiệp mạch vành ngoài da hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành

3.2. Các trường hợp chống chỉ định chụp CT mạch vành

Người bị suy thận mạn hoặc có nồng độ creatinin cao

Người bị hen suyễn nặng

Phụ nữ có thai

Có tiền sử dị ứng với đồ hải sản hoặc thuốc cản quang

Kết quả hiển thị ngay trên máy vi tính được kết nối với máy chụp

Kết quả hiển thị ngay trên máy vi tính được kết nối với máy chụp

4. Chụp CT mạch vành có ưu điểm và hạn chế nào?

Ưu điểm:

– Thời gian chụp ngắn, nếu sử dụng máy chụp CT đa dãy thế hệ mới chỉ mất từ vài giây đến vài chục giây.

– Kết quả hiển thị ngay trên máy vi tính được kết nối với máy chụp, giúp in kết quả và chẩn đoán nhanh chóng.

– An toàn, ít gây biến chứng, bệnh nhân sau khi chụp CT không lưu viện.

– Phát hiện bệnh mạch vành với độ chính xác trên 90%.

Điểm còn hạn chế:

Sau khi quét thực tế, mất khoảng 1-2 giờ để xử lý hình ảnh

Bệnh nhân phải có nhịp tim đều và có thể nhịn thở trong khoảng 10 giây cho mỗi lần chụp bằng máy chụp cắt lớp thế hệ mới nhất.

5. Những lưu ý khi chụp CT mạch vành bạn cần biết

Người bệnh cần thực hiện những điều sau đây trước khi chụp CT mạch vành:

Cần nhịn ăn và uống trước khi chụp 4 giờ. Tuy nhiên có thể uống chút nước (không quá 50ml). Ngoài ra cần tháo bỏ toàn bộ trang sức trên người trước khi chụp.

Cần lưu ý theo dõi sau khi chụp. Tình trạng được xem là bình thường nếu sau chụp người bệnh có huyết áp ổn định và không gặp phản ứng phụ nào khi dùng thuốc hạ nhịp tim.

Những trường hợp bất thường có thể xảy ra bao gồm:

Gặp tác dụng phụ do tác động của thuốc hạ nhịp tim: Thuốc này có thể gây tụt huyết áp. Nếu xảy ra tình huống này, cần cho người bệnh truyền bù dịch và nằm nghỉ tại chỗ. Nếu huyết áp vẫn không tăng trở lại cần đưa người bệnh sang chuyên khoa cấp cứu để tiếp tục thực hiện theo phác đồ cần thiết.

Ngoài ra có thể gặp tai biến liên quan đến thuốc đối quang i-ốt. Lúc này người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và xử trí khắc phục ảnh hưởng do thuốc đối quang.

Từ khóa » Chụp Msct Mạch Vành Giá Bao Nhiêu