Chụp Mạch Vành: Có Nguy Hiểm Không? - YouMed

Nội dung bài viết

  • Chụp mạch vành là gì?
  • Các phương pháp chụp mạch vành?
  • Chụp CT động mạch vành giá bao nhiêu tiền?
  • Khi nào bệnh nhân cần chụp CT mạch vành đa dãy MSCT ?
  • Những bệnh nhân nào không nên chụp động mạch vành đa dãy MSCT?
  • Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi chụp động mạch vành dãy MSCT?
  • Quy trình thực hiện chụp mạch vành đa dãy MSCT như thế nào?

Chụp động mạch vành là một phương pháp hiện đại có độ chính xác cao, được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ xác định chính xác được vị trí và mức độ tắc, hẹp của động mạch vành, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh.

Chụp mạch vành là gì?

Chụp động mạch vành là một phương pháp chụp X quang của các động mạch vành – động mạch máu bao quanh tim có sử dụng thuốc cản quang bơm vào lòng mạch, là một phương pháp không xâm lấn, để xác định tình trạng tích tụ chất béo hoặc canxi trong lòng mạch vành.

Chụp động mạch vành : Có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm:

Bạn có biết, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong bệnh lý tim mạch. Bệnh có thể diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch, đột quỵ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm và những các vấn đề liên quan với bài viết “Bệnh mạch vành: Bệnh lý tim mạch nguy hiểm hàng đầu“

Các phương pháp chụp mạch vành?

Hiện nay có hai phương pháp: Chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT và phương pháp chụp động mạch vành qua da.

1. Chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT

Chụp CT động mạch vành: phải sử dụng máy CT từ 64 dãy trở lên mới có thể chụp được động mạch vành. Hiện nay đã có những máy chụp CT lên tới 320 dãy, 512dãy. Ưu điểm của phương pháp này chi phí rẻ hơn qua da và dễ thực hiện, đơn giản hơn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp cấp cứu cần can thiệp nong, đặt stent luôn thì phương pháp này không thực hiện được. Do vậy, phương pháp này được các bác sĩ chỉ định ở những người có khả năng mắc bệnh tắc hẹp mạch vành nhưng không phải trường hợp khẩn cấp.

Hình ảnh chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT

2. Chụp động mạch vành qua da

Nếu  đồng thời can thiệp luôn gọi là chụp động mạch vành qua da. Phương pháp này cần phải luồn ống thông qua da vào động mạch bẹn hoặc là động mạch cổ tay, sau đó luồn vào đến mạch vành tim để chụp và có bơm thuốc cản quang mới có thể xem được hình ảnh của mạch vành. Trong quá trình thực hiện, nếu có đoạn mạch vành nào cần thiết phải đặt stent thì bác sĩ sẽ can thiệp luôn.

Cùng YouMed chuẩn bị thật chu đáo cho buổi thăm khám bệnh mạch vành với bài viết: Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám bệnh mạch vành

Chụp CT động mạch vành giá bao nhiêu tiền?

Chi phí chụp động mạch vành có thể khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh viện, vào loại máy CT nhưng thông thường sẽ dao động trong khoảng 2 triệu đồng  trở lên với chụp động mạch vành có cản quang và có được bảo hiểm y tế thanh toán. Còn nếu chụp động mạch vành qua da chi phí sẽ đắt hơn vào khoảng 15 – 20 triệu (chưa kể chi phí stent).

Khi nào bệnh nhân cần chụp CT mạch vành đa dãy MSCT ?

Hẹp động mạch vành gây ra cơn đau thắt ngực
  • Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không điển hình.
  • Nghi ngờ có bệnh lý mạch vành khi đã có các kết qủa xét nghiệm khác như: thử nghiệm gắng sức, siêu âm…
  • Có các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch như: tăng mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, tăng huyết áp…
  • Sau phẫu thuật cầu nối xác định cầu nối.
  • Xác định các bất thường giải phẫu hệ mạch vành.
  • Nhận biết các trường hợp đau ngực không điển hình ở người bệnh có đặt stent hoặc làm cầu nối trước đó.
  • Xác định một số bệnh lý cơ tim (như bệnh cơ tim phì đại…), van tim chủ yếu là van động mạch chủ và van hai lá.

Xem thêm: Hội chứng mạch vành cấp: Mối hiểm họa hàng đầu!

Những bệnh nhân nào không nên chụp động mạch vành đa dãy MSCT?

  • Dị ứng thuốc đối quang i-ốt, tiền sử hen phế quản.
  • Suy thận, phụ nữ có thai.
  • Có nhịp tim không đều, rung nhĩ.
  • Bị suy tim mất bù.

Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi chụp động mạch vành dãy MSCT?

  • Trước khi tiến hành  bạn có thể cần nhập viện trước một ngày để được tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm tim, X-quang phổi, kiểm soát nhịp tim bằng thuốc… để chắc chắn rằng bạn có thể thực hiện được thủ thuật này.
  • Bệnh nhân nhịn ăn trong vòng 06 giờ trước khi  có thể uống nước không quá 50 ml.
  • Có người nhà để ký đơn cam kết .
  • Y tá sẽ đo huyết áp, đặt đường truyền tĩnh mạch và làm các xét nghiệm cần thiết.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân bị dị ứng với hải sản, các loại thuốc bị dị ứng, đang có thai.

Quy trình thực hiện chụp mạch vành đa dãy MSCT như thế nào?

  • Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp của máy CT.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch đủ lớn (18G) và nối với bơm tiêm điện.
  • Lắp các cực điện tâm đồ (ECG).
  • Kiểm tra và theo dõi nhịp tim trên màn hình tại máy chụp.
  • Khi các thông số bảo đảm, sẽ tiến hành chụp động mạch vành, thời gian khoảng 8-10 phút. Lưu ý, khi chụp bệnh nhân cần phải nín thở theo hướng dẫn, khi tiêm thuốc bệnh nhân có thể có cảm giác phừng phừng hoặc nóng. Hãy nói với bác sĩ hoặc y tá nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc khó chịu, nôn và buồn nôn.
  • Sau đó, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức để quan sát và theo dõi. Khi tình trạng ổn định bệnh nhân sẽ trở về phòng để được theo dõi thường xuyên.

Trong và sau khi chụp có thể xảy ra một số tai biến như: Phản ứng phụ với thuốc hạ nhịp tim: có thể gây tụt huyết áp, tai biến liên quan đến thuốc đối quang i-ốt: buồn nôn, nôn… Tuy nhiên, các tai biến trên rất ít khi xảy ra do đã được tầm soát trước chụp và được xử trí kịp thời khi chụp ở các bệnh viện uy tín.

Từ khóa » Chup Msct Dong Mach Vanh