Chụp X Quang Cột Sống Cổ: Nên Hay Không? | TCI Hospital

Cột sống cổ gồm 7 đốt sống từ C1 đến C7, có chức năng đáp ứng sự chuyển động xoay, nâng đỡ cơ thể, đặc biệt là phần đầu. Nhiều người gặp phải các vấn đề về cột sống cổ như: thoái hóa đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,… còn phân vân không biết có nên đi chụp X quang cột sống cổ không? Liệu chụp có những ưu điểm và hạn chế gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Bài viết sẽ giải đáp giúp bạn những thông tin trên.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Chụp X quang cột sống cổ 
  • 2. Quá trình chụp X quang cột sống cổ
  • 3.1 Các phương pháp chụp
    • 3.1 Chụp X quang cột sống cổ tư thể chụp thẳng
    • 3.2 Chụp X quang cột sống cổ tư thế chụp nghiêng
  • 4. Ưu điểm và hạn chế khi chụp 
    • 4.1 Ưu điểm 
    • 4.2 Hạn chế 
  • 5. Chỉ định chụp trong trường hợp nào? 
    • Những trường hợp chỉ định chụp X quang: 
  • 6. Các phương pháp chụp cột sống cổ khác
    • 6.1 Chụp cắt lớp vi tính MSCT
    • 6.2 Chụp cộng hưởng từ MRI

1. Chụp X quang cột sống cổ 

máy chụp x quang cột sống cổ

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng máy chụp X quang phát có thể phát ra các chùm tia X, đi xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch ở vùng cổ từ đó tạo ra hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Cột sống cổ là một trong 5 đoạn cột sống của cơ thể, gồm: cột sống cổ, đốt sống ngực, cột sống thắt lưng, cột sống cùng, cột sống cụt. 

Trong đó, cột sống cổ gồm 7 đốt từ C1 đến C7. Có đặc điểm: 

– Thân đốt sống nhỏ và rộng về bề ngang. 

– Cuống đốt sống dính vào mặt bên của thân đốt.

– Mỏm ngang đốt sống có lỗ cho động mạch đốt sống đi qua. 

– Đốt sống cổ 1 chỉ có hai cung nối với nhau bởi khối hai bên. 

– Đốt sống cổ 2 thân nhỏ, phía trước thân nhô lên một mỏm được gọi là mỏm nha. 

2. Quá trình chụp X quang cột sống cổ

Khi có chỉ định chụp X quang. Người bệnh sẽ được di chuyển tới phòng chụp X quang được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định. 

Tại Thu Cúc, khi chụp X quang người bệnh được cởi bỏ các đồ vật trang sức trên người cất vào tủ đồ có khóa riêng và được mặc áo, quần riêng biệt dành cho bệnh nhân khi chụp X quang. 

Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh về tư thế khi chụp, quy trình chụp và những điều cần lưu ý trong thời gian chụp để đảm bảo kết quả chính xác nhất. 

Sau đó, kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh máy chụp đúng tư thế, đúng vị trí cần chụp, điều chỉnh lượng tia X phù hợp với quy định đảm bảo sức khỏe cho người bệnh đồng thời đảm bảo cho kết quả chẩn đoán có độ chính xác.

Các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ di chuyển vào buồng điều chỉnh máy chụp. Thời gian chụp X quang cổ diễn ra trong thời gian rất ngắn tầm 5-10 phút. Sau khi chụp xong người bệnh có thể hoạt động như bình thường. 

3.1 Các phương pháp chụp

phương pháp chụp x quang cột sống cổ

3.1 Chụp X quang cột sống cổ tư thể chụp thẳng

Người bệnh đứng hoặc ngồi trước giá phim, quay mặt về phía bóng, 2 tay xuôi dọc cơ thể. Gáy đặt sát phim, cằm hơi ngửa. Bác sĩ chụp X quang sẽ chỉnh cho mặt phẳng chính diện vuông góc với trục cột sống cổ vào chính giữa phim theo chiều dọc. Bóng tia X sẽ chiếu chếch lên đầu 1 góc 20 độ. 

3.2 Chụp X quang cột sống cổ tư thế chụp nghiêng

Người bệnh đứng hoặc ngồi trước giá phim, chếch về phía bóng, 2 tay xuôi dọc theo cơ thể, tay nọ nắm cổ tay kia. Gáy đặt sát phim, cằm hơi ngửa. Bác sĩ chụp X quang sẽ chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với trục cột sống cổ vào chính giữa phim theo chiều dọc.

4. Ưu điểm và hạn chế khi chụp 

4.1 Ưu điểm 

  • Dễ thực hiện, cho kết quả nhanh
  • Không đau, không chảy máu
  • Độ chính xác tương đối cao
  • Chi phí hợp lý

4.2 Hạn chế 

  • Khó chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
  • Khó phát hiện bệnh lý ở giai đoạn sớm 
  • Nguy cơ nhiễm phóng xạ (rất ít xay ra)
  • Hình ảnh có thể bị che khuất khó phát hiện

5. Chỉ định chụp trong trường hợp nào? 

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến (thường quy) giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải. 

Những trường hợp chỉ định chụp X quang: 

  • Biểu hiện hoặc nghi ngờ thoái hóa đốt sống cổ
  • Gai đốt sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm 
  • Chấn thương cột sống cổ, nghi ngờ gãy xương cổ. 
  • Có khối u ở cổ
  • Biến dạng cột sống cổ
  • Trật khớp
  • Viêm khớp 
  • Hẹp ống sống
  • Xẹp đốt sống cổ

phát hiện gai xương đốt sống cổ

6. Các phương pháp chụp cột sống cổ khác

6.1 Chụp cắt lớp vi tính MSCT

Chụp cắt lớp vi tính MSCT (CT-scan) cột sống cổ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Sử dụng tia X chiếu qua các mô mềm bên trong cơ thể, cho hình ảnh tạo theo nhiều lớp cắt khác nhau, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Chụp CT có 2 dạng chụp CT thường và chụp CT có tiêm thuốc cản quang. 

Chụp CT cột sống cổ tùy theo tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ đặt chương trình chụp phù hợp. Ưu điểm trong đánh giá bệnh lý thoát vị đĩa đệm hoặc chụp toàn bộ cột sống cổ. Các hình ảnh được chụp ở nhiều góc độ chia thành nhiều lớp cắt, có thể đánh giá một cách toàn diện hơn so với chụp X quang. 

Khi tiêm thuốc cản quang, hình ảnh thu được có thể dựng hình được giúp chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn. 

6.2 Chụp cộng hưởng từ MRI

Là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay, sử dụng từ trường không sử dụng tia X hoàn toàn an toàn cho người bệnh kể cả người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. 

Chụp MRI cột sống cổ có ưu điểm: cho hình ảnh hoàn toàn khách quan, trung thực, rõ nét giúp định hướng điều trị, quyết định có nên can thiệp phẫu thuật hay không. 

Các hình ảnh tổn thương trên đĩa đệm, sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch, tầng xương dưới sụn được quan sát dễ dàng, có thể tái cấu trúc trên hình ảnh không gian ba chiều. Tuy nhiên giá thành chụp MRI cột sống cổ thường đắt hơn các phương pháp khác. 

Ngày nay với sự ra đời của nhiều máy móc hiện đại, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đa dạng và mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, chụp X quang vẫn là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng phổ biến, bởi những ưu điểm mà phương pháp này đem lại khi ứng dụng vào thực tiễn của người bệnh. 

Nếu có các biểu hiện nghi ngờ bệnh lý cột sống cổ, bạn không nên chần chừ hay chủ quan, hãy đi thăm khám sớm với bác sĩ Nội cơ xương khớp hoặc bác sĩ Nội thần kinh để được thăm khám và có chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp. Tìm ra nguyên nhân, phát hiện đúng bệnh lý, có biện pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

Từ khóa » Chụp X Quang Vai Gáy