Chụp X Quang Răng Có Những Loại Nào? Quy Trình Có ảnh Hưởng Gì?
Có thể bạn quan tâm
Các phương pháp chụp X quang răng như chụp X quang quanh vòng răng, chụp panorama răng (chụp X quang toàn cảnh răng), chụp X quang 01 răng,… sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác về sức khỏe răng miệng của người bệnh và cân nhắc phương án điều trị phù hợp.
Chụp X quang răng (chụp phim răng) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề về nha khoa như răng mọc lệch, mọc răng khôn, mụt nhọt ở nướu răng… Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật y khoa, có rất nhiều phương pháp chụp X quang răng khác nhau. Người bệnh có thể chưa biết quy tình X quang nha khoa như thế nào, gồm những loại gì và chụp X quang răng có ảnh hưởng gì không, chi phí ra sao…(1)
Chụp X quang răng là gì?
Chụp Xquang răng là phương pháp nhằm ghi lại hình ảnh trong khoang miệng. Hình ảnh được chụp lại khi chụp X quang răng sẽ thể hiện toàn bộ các bộ phận bao gồm răng, xương hàm, mô mềm, chân răng, tủy… Vì vậy, nhờ vào phương pháp chụp X quang răng, các bác sĩ có thể kiểm tra, phát hiện các bệnh lý về răng miệng như áp xe, sâu răng, mọc răng khôn,… cũng như theo dõi sức khỏe răng miệng sau khi điều trị nha khoa.
Nên chụp X quang răng khi nào?
Việc chụp X quang răng có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề gây tổn thương đến răng miệng. Do đó, người có tiền sử mắc các bệnh lý về răng miệng nên thực hiện chụp X-quang răng thường xuyên hơn để có thể theo dõi sức khỏe răng miệng, kịp thời điều trị nếu có các bệnh lý nha khoa.
Trường hợp trẻ em từ 5-6 tuổi, đã thay răng sữa và bắt đầu có răng vĩnh viễn, bố mẹ nên cho trẻ chụp X quang răng để có thể kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của con, dự báo các dị tật cấu trúc răng để bác sĩ có thể hướng dẫn các biện pháp chỉnh nha phù hợp.
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cần phải chụp X quang răng. Các trường hợp này bao gồm: (2)
- Trước khi phẫu thuật tủy răng, nhổ răng cấm, cấy ghép răng,…
- Trước khi niềng răng
- Người bệnh cảm thấy đau nhức ở răng nhiều ngày
- Có chẩn đoán viêm chân răng, răng sâu, viêm tủy…
- Có răng mọc lệch, mọc xuyên vào trong nướu răng
- Bác sĩ nha khoa phát hiện bất thường trong khoang miệng: có u, mụt nhọt ở nướu răng…
- Bị tổn thương răng miệng: vỡ răng, gãy răng, tổn thương ở xương hàm…
Chụp X quang răng có những loại nào?
Chụp X quang răng hay còn gọi là chụp X quang nha khoa được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh và nhu cầu chẩn đoán bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể:
1. Chụp X quang 01 răng
Kỹ thuật chụp X quang 01 răng rất phổ biến, giúp phát hiện được vị trí chính xác răng bị tổn thương và tình trạng một số răng bên cạnh nhưng lại hạn chế được liều tia X. Vì vậy, phương pháp chụp X quang 01 răng thường được áp dụng trong trường hợp răng sâu, cần trám răng, lấy tủy răng,…
2. Chụp X quang vòng quanh răng
Với phương pháp chụp X quang vòng quanh răng, bác sĩ có thể nhìn được hình ảnh tổng quát về hàm trên hàm dưới và răng, từ đó dễ dàng phát hiện các bệnh lý răng miệng khó nhận biết bằng mắt thường hoặc các loại chụp phim răng nhỏ khác.
Điểm đặc biệt của kỹ thuật chụp X quang vòng răng chính là bác sĩ sẽ không để phim vào bên trong của bệnh nhân mà bệnh nhân chỉ cần ngồi thẳng lưng trên ghế, máy X quang sẽ tự quay xung quanh người chụp để ghi lại hình ảnh bên trong khoang miệng.
3. Chụp X quang toàn cảnh răng (chụp Panorama răng)
Trong trường hợp cần kiểm tra toàn bộ khoang miệng, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang toàn cảnh răng. Phương pháp này còn được gọi là chụp Panorama răng, giúp ghi lại hình ảnh sắc nét, độ phân giải cao.(3)
Chụp X quang toàn cảnh răng áp dụng nguyên lý chụp cắt lớp vi tính cổ điển với chùm tia X đi qua một khe hẹp, cho phép nhìn được hình ảnh các thành phần trong bề mặt lớp cắt rồi sử dụng thuật toán máy tính để tạo ảnh một cách sắc nét nhất. Bệnh nhân sẽ được mặc áo chì bảo vệ, cắn vào một tấm nhựa cố định sẵn trên máy rồi đứng yên trong thời gian chụp. Máy chụp X quang răng sẽ bắt đầu làm việc, bóng X quang và tấm cảm biến (phim) sẽ di chuyển ngược chiều nhau, quay một vòng quanh xương hàm dưới của bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 12 đến 15 giây là xong.
Hình ảnh Panorama răng sẽ cho thấy chi tiết về xương hàm trên và xương hàm dưới, các thành phần lân cận, khớp thái dương hàm hai bên và xoang vùng mũi. Đặc biệt, phương pháp chụp X quang răng toàn cảnh giúp bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ hai cung răng trên cùng một phim. Do đó, kỹ thuật này có thể giúp chẩn đoán nhiều loại bệnh lý răng miệng khác nhau như răng mọc lệch, răng mọc ngầm, u nang, áp xe, tổn thương ở xương hàm….
Một ưu điểm khác của kỹ thuật này chính là thời gian chụp nhanh chóng, hình ảnh mang đến giá trị chẩn đoán cao, an toàn, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng kể cả trẻ em – nhóm đối tượng khó có thể thực hiện chụp các kỹ thuật X quang khác.
Tuy nhiên, điểm trừ của phương pháp chụp Panorama răng chính là không tìm ra những lỗ sâu răng hay một số vấn đề về răng khác như gãy xương, u nang, nhiễm trùng,…
4. Chụp X quang răng 3 chiều
Nhờ vào công nghệ kỹ thuật hiện đại, hiện nay các bệnh viện, phòng khám nha khoa còn sử dụng kỹ thuật chụp X quang răng 3 chiều – kỹ thuật kết hợp giữa thiết bị X quang quay và thiết bị kỹ thuật số hiện đại. Công nghệ này giúp bác sĩ có được hình ảnh X quang 3 chiều, thấy được các phần mô mềm, cơ, xương hàm, ống dây thần kinh, mạch máu,… những cấu trúc không thể thấy được bằng mắt thường ảnh X quang 3 chiều từ mô mềm, cơ, xương hàm thậm chí là ống dây thần kinh và các mạch máu.
5. Chụp X quang quanh chóp
Chụp X quang quanh chóp (periapical) là một phương pháp chụp X quang răng chụp từ 14 – 21 phim, giúp cung cấp hình ảnh của toàn bộ răng, từ răng cửa cho đến gốc răng, xương hỗ trợ răng,… Thông thường, kỹ thuật chụp phim răng này sẽ được chỉ định trong trường hợp cần tìm những vấn đề răng miệng dưới nướu hoặc trong hàm (u nang, khối u, răng cấm, mụn nhọt,,..).
6. Chụp X quang cánh cắn
Nhờ vào kỹ thuật chụp X quang răng cánh cắn – phim sau thân răng, bác sĩ có thể thấy được hàm trên, hàm dưới và các răng chạm nhau như thế nào, răng hàm trên và hàm dưới có thẳng hàng với nhau hay không. Hơn nữa, phương pháp chụp X quang răng này cũng cho thấy tình trạng mất xương ở người bị nhiễm trùng nặng hoặc viêm nướu nặng.
7. Chụp X quang cắn
Chụp X quang cắn (Occlusal) sẽ trả hình ảnh sàn miệng hoặc vòm miệng, giúp tìm được những răng bổ sung, răng chưa gãy ở nướu, phát hiện mụn nhọt, u nang, sự phát triển mô bất thường, tình trạng hở hàm ếch trong vòm miệng,…
Bên cạnh đó, phương pháp chụp X quang cắn còn được chỉ định trong trường hợp cần tìm kiếm những vật lạ trong khoang miệng.
Quy trình chụp X quang nha khoa
1. Trước khi chụp
Dù được chỉ định bất kỳ phương pháp chụp X quang răng nào thì người bệnh cũng không cần phải lo lắng hay chuẩn bị gì đặc biệt trước khi chụp. Đặc biệt, không cần phải nhịn ăn mà chỉ cần vệ sinh răng miệng thật sạch trước khi chụp. (4)
Nếu đã từng chụp X quang răng trong thời gian gần đây, bạn nên đem toàn bộ bản sao ảnh cho bác sĩ để không cần phải thực hiện chụp X quang răng lại.
Với phụ nữ đang mang thai, bác sĩ sẽ cân nhắc việc chụp X quang răng. Trong trường hợp bắt buộc, cần mặc áo chì hoặc đeo tạp dề để che phủ hết phần bụng, hạn chế nguy cơ tia X ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Tiến hành chụp
Khi bước vào phòng chụp X quang, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh ngậm miếng bìa cứng hoặc bìa nhựa với tác dụng giữ cho phim X quang cố định khi chụp. Lúc này, máy chụp X quang có trang bị máy ảnh sẽ bao quanh đầu nhằm ghi lại hình ảnh bên trong khoang miệng, người bệnh có thể ngồi hoặc đứng.
Hiện nay, các máy chụp X quang răng kỹ thuật số sẽ giúp lưu trữ hình ảnh chụp lại được ngay trên máy tính để bác sĩ có thể trực tiếp theo dõi. Nhìn chung, phương pháp chụp X quang răng kỹ thuật số sẽ sử dụng lượng tia X ít hơn, hạn chế các ảnh hưởng so với phương pháp chụp X quang truyền thống.
3. Sau khi chụp
Sau khi chụp X quang răng, người bệnh chỉ cần thay đồ lại bình thường và chờ kết quả, không cần kiêng ăn uống hay thực hiện yêu cầu nào khác.
Những lưu ý khi chụp phim răng
Nhằm đảm bảo an toàn, thu được kết quả chụp chính xác nhất để hỗ trợ cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị, bệnh nhân khi chụp X quang răng nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, kỹ thuật viên trong suốt quá trình chụp. Một số lưu ý với người bệnh được chỉ định chụp X quang răng như sau:
- Giữ tâm lý thoải mái
- Ăn uống bình thường
- Tháo bỏ trang sức, kim loại trong quá trình chụp
- Mang theo hồ sơ bệnh án và ảnh chụp X quang răng trước đây (nếu có)
Với những đối tượng đặc biệt có nguy cơ ảnh hưởng khi chụp X quang, cần lưu ý:
-
Với phụ nữ đang mang thai
Thông báo ngay cho bác sĩ để bác sĩ có thể cân nhắc lại mức độ cần thiết cần chụp X quang răng bởi tia X có thể gây nên những tác động xấu đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu bắt buộc phải chụp X quang, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mặc các tạp dề chì – thiết bị bảo hộ an toàn để che phần bụng, ngăn chặn tác hại từ tia X.
-
Trẻ em
Với trẻ em, trong quá trình kiểm tra tình trạng răng mọc, điều trị sâu răng, chỉnh nha,… bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X quang răng. Trong quá trình chụp, bác sĩ sẽ cho trẻ đeo các dụng cụ bảo vệ bằng chì để có thể hạn chế cơ thể hấp thụ các tia X tán xạ.
Trẻ em có thể được yêu cầu chụp X quang răng khi kiểm tra quá trình mọc răng hoặc chỉnh nha từ sớm và phát hiện lỗ sâu răng. Theo đó, trẻ em sẽ được đeo các dụng cụ bảo vệ bằng chì để hấp thụ các tia X tán xạ, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Các thắc mắc về chụp X quang răng
1. Chụp phim răng hết bao nhiêu tiền?
Chụp phim răng bao nhiêu tiền, chụp phim răng panorama hết bao nhiêu tiền là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, mức giá để chụp X quang răng khá rẻ, thường chỉ dao động trong khoảng 150.000 – 350.000đ tùy theo cơ sở y tế, máy móc thiết bị hỗ trợ.
2. Chụp x quang răng ở đâu?
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ y khoa và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm phục vụ cho nhu cầu chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là kỹ thuật chụp X quang răng.
Khi chụp X quang răng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ tận tình, quá trình chụp diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Sau khi có kết quả chụp, bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh chụp X quang để chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra hướng điều trị hiệu quả, thực hiện các thủ thuật can thiệp một cách nhanh chóng và an toàn với chi phí tiết kiệm và hợp lý nhất, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe.
3. Chụp X quang răng có ảnh hưởng gì không?
Nhiều người lo ngại việc chụp X quang răng có gây hại với sức khỏe không, hay chụp X quang răng nhiều có hại không?
Về bản chất, tia X được sử dụng khi chụp X quang răng có thể gây nhiễm xạ, tác động xấu với sức khỏe nếu tiếp xúc quá nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng bởi lượng tia X được sử dụng trong ngành y tế, đặc biệt là nha khoa luôn nằm trong giới hạn cho phép, có thể kiểm soát được. Năng lượng tia X mỗi khi chụp X quang răng thường rất nhỏ, không gây hại đối với sức khỏe bệnh nhân. (5)
Thời gian chụp X quang răng cũng rất nhanh, cường độ chụp thấp, đầu đèn máy chụp chỉ nhắm vào vị trí cần chụp (răng, chân răng,…) nên có thể giảm thiểu tối đa tác hại đối với người được chỉ định chụp X quang. Đặc biệt, bệnh nhân trước khi chụp còn được mặc áo chì để hạn chế hấp thụ tia X quang.
Các bác sĩ, kỹ thuật viên trong phòng chụp X quang răng được đào tạo bài bản, thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Hiện nay cũng có nhiều kỹ thuật chụp X quang răng khác nhau. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ và chọn phương pháp chụp bằng máy X quang kỹ thuật số sử dụng máy cảm biến điện tử để hạn chế sử dụng tia bức xạ hơn so với phương pháp chụp truyền thống.
4. Có bầu chụp X quang răng có ảnh hưởng đến thai nhi?
Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi cho thấy, thai nhi nhiễm liều bức xạ từ 2-6 rad sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư sau khi chào đời. Nếu nhiễm liều bức xạ từ 5-6 rad thì có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Dưới tác động của tia X, thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể bị chậm phát triển, nhẹ cân,…
Tuy vậy, trong những trường hợp bắt buộc phải chụp X quang răng cho thai phụ, bác sĩ sẽ có cân nhắc kỹ liều tia x và các biện pháp phòng hộ an toàn. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X trong suốt thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng mang thai hay nghi ngờ mang thi của mình để bác sĩ cân nhắc.
5. Bao lâu thì nên chụp X quang răng?
Tần suất chụp X quang răng định kỳ thường như sau: (6)
- Người lớn: 2 – 3 năm/lần.
- Thanh thiếu niên: 1.5 – 3 năm/lần.
- Trẻ em: 1 – 2 năm/lần.
Với những người đang bị sâu răng, có nguy cơ có lỗ sâu, nên thực hiện chụp X quang răng định kỳ:
- Người lớn: 6 tháng – 1.5 năm/lần.
- Trẻ em : 6 tháng – 12 tháng/lần.
6. Chụp X quang răng khôn giá bao nhiêu có đắt không?
Chi phí chụp X quang răng khôn không khác biệt so với các loại răng khác. Do đó, mỗi lần chụp X quang răng có thể từ 150.000 đến 350.000đ.
*Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.
7. Niềng răng có cần chụp X quang không?
Tùy theo độ lệch của răng, đặc điểm xương hàm, trục răng,… mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể trước khi niềng răng. Do đó, rất cần chụp X quang răng trước khi niềng để có thể đánh giá chính xác được tình trạng răng, kết hợp với việc thăm khám ngoài khoang miệng, lấy dấu mẫu hàm,… để có phác độ niềng phù hợp, thời gian niềng răng, hướng dịch chuyển của răng sau khi niềng,…
Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 1-3 năm tùy theo tình trạng răng. Do đó, việc chụp X quang răng là cần thiết nhằm giúp bác sĩ có thể ghi lại hình ảnh trước và trong khi niềng để lưu lại thông tin về tình trạng răng, xương hàm của bệnh nhân, đánh giá sự di chuyển của răng, theo dõi và điều chỉnh kịp thời tùy theo sự cải thiện của răng trong quá trình chỉnh nha.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe răng miệng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Tóm lại, chụp X quang răng là một phương pháp thường được lựa chọn để bác sĩ có thể kiểm tra, chẩn đoán các bệnh lý nha khoa. Hiện nay, với kỹ thuật hiện đại, chụp X quang răng không gây đau hay để lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Từ khóa » Chụp Hình Răng Khôn
-
Khi Nào Cần Chụp X Quang Răng Khôn? | Vinmec
-
Chụp X - Quang Răng Khôn - Quy Trình Và Lưu ý Khi Thực Hiện
-
Có Nhất Thiết Phải Chụp X - Quang Răng Khôn Hay Không? | Medlatec
-
Tại Sao Nên Chụp X-quang Răng Khôn? Nha Khoa Thùy Anh
-
Chụp X-quang Răng Khôn Có Cần Thiết Không? Giá Bao Nhiêu Tiền?
-
Chụp X Quang Răng Khôn Bao Nhiêu Tiền? - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Vì Sao Phải Chụp Xquang Trước Khi Nhổ Răng Khôn
-
Tại Sao Phải Chụp X-quang Răng Khôn? Giá Bao Nhiêu Tiền?
-
Khi Nào Cần Chụp X Quang Răng Khôn?
-
Top 10 Địa Chỉ Chụp X Quang Răng Hàm Mặt Tại TPHCM Uy Tín ...
-
Tại Sao Phải Chụp X-quang Trước Khi Nhổ Răng Khôn - Nha Khoa
-
Chụp X Quang Răng Là Gì Và Những điều Bạn Cần Biết | TCI Hospital
-
Chụp X- Quang Răng Khôn Nha Trang - Quy Trình Và Lưu ý Khi Thực Hiện