Chụp X-quang Tim Phổi Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Chụp X-quang tim phổi là gì?
Chụp X-quang tim phổi là chụp lại hình ảnh của tim, phổi, đường thở, hạch bạch huyết bằng tia X thông qua máy chụp X-quang. Chụp X-quang tim phổi còn có thể thấy được xương phần trên của cột sống , các xương ngực như xương sườn, xương ức,.. Chụp X-quang tim phổi thường được sử dụng để tìm những điểm bất thường bên trong lồng ngực.
2. Chụp X-quang tim phổi nhằm mục đích gì?
Chụp X- quang tim phổi giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng của nhiều cơ quan trong lồng ngực:
• Tình trạng phổi: Chụp X-quang tim phổi phát hiện khối u, viêm nhiễm hay dịch tích trữ quanh phổi( tràn dịch phổi). Chụp X- quang tim phổi còn hỗ trợ phát hiện các bệnh lý phổi mãn tính như xơ nang, hay các biến chứng có liên quan.
Hình ảnh chụp X -quang tim phổi của bệnh nhân bị ung thư phổi
• Những vấn đề về phổi liên quan đến tim: Chụp X-quang tim phổi cho thấy những bất thường trong phổi mà nguyên do là từ tim như bệnh suy tim xung huyết gây phù phổi.
• Kích thước và hình dạng của tim.
• Mạch máu: hình ảnh chụp X-quang tim phổi có thể cho thấy động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch chủ trên và dưới từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán những bệnh lý như phình động mạch chủ hay dị tật bẩm sinh.
• Gãy xương: Chẩn đoán được vị trí xương bị gãy, tình trạng của vùng xung quanh vị trí gãy xương.
• Thay đổi sau khi phẫu thuật: Cho thấy khả năng hồi phục sau khi thực hiện phẫu thuật ở tim, phổi hay cuống họng.
• Máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim, ống thông: Kiểm tra vị trí đặt của máy.
3. Chụp X-quang tim phổi khi nào?
Chụp X-quang tim phổi là một trong những kỹ thuật đầu tay để kiểm tra sức khỏe hoặc giúp bác sĩ có thêm căn cứ khi có sự nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh lý về tim, phổi. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang tim phổi nếu người bệnh có những triệu chứng sau:
• Tình trạng ho kéo dài;
• Khó thở;
• Ho ra máu;
• Sốt;
• Đau nặng vùng ngực sau chấn thương( gãy xương hoặc biến chứng phổi);
• Có biểu hiện của bệnh lao; ung thư phổi; những bệnh lý khác của tim, phổi;
Người bệnh nên đi khám khi có các biểu hiện ho, khó thở, đau tức ngực kéo dài
4. Chụp X-quang tim phổi thực hiện như thế nào?
4.1. Nên chuẩn bị gì trước khi chụp X-quang tim phổi?
Về trang phục người bệnh nên mặc áo mỏng, nhẹ hoặc mặc áo choàng của bệnh viện. Đồng thời cởi bỏ trang sức, phụ kiện,.. những vật bằng kim loại để đảm bảo chất lượng hình ảnh chụp.
Người bệnh nữ nên báo với bác sĩ, kỹ thuật viên nếu nghi ngờ đang mang thai để tránh bức xạ tiếp xúc tới thai nhi. Trong trường hợp bắt buộc, bác sĩ sẽ có những biện pháp bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ bức xạ tới thai nhi.
4.2 Quy trình thực hiện chụp X-quang tim phổi ra sao?
Người bệnh đứng thẳng, dựa vào tấm X-quang để chụp. Bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn tư thế chụp đúng.
Trường hợp ngồi hoặc nằm thì cần giữ yên tại tư thế chụp để tránh làm mờ kết quả. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nín thở trong vài giây khi chụp X-quang tim phổi.
Đối với một số cơ sở có máy chụp X-quang di động đối với người bệnh tại giường thì kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn vị trí, tư thế cho người bệnh.
4.3 Nên làm gì sau khi chụp X-quang tim phổi?
Người bệnh có thể hoạt động ngay sau khi chụp X-quang tim phổi. Kết quả sẽ có ngay sau đó và thường được trả về phòng khám ban đầu.
Dựa vào kết quả chụp X-quang tim phổi thu được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra chỉ định tiếp theo.
Tùy vào kết quả chụp, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và chỉ định tiếp theo cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh không nên quá lo lắng về việc phải tiếp xúc với tia X. Trong quá trình chụp, tia X có tiếp xúc với cơ thể nhưng với lượng rất ít và trong điều kiện tiêu chuẩn an toàn nên sẽ không gây hại đến sức khỏe .
5. Một số điều bạn nên biết về chụp X-quang tim phổi
Trong một số trường hợp, chụp X - quang tim phổi không cung cấp đủ thông tin để bác sĩ có thể chẩn đoán. Như vậy, nếu kết quả chụp không bình thường hoặc không cung cấp đủ thông tin để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chụp khác như chụp CT( chụp cắt lớp điện toán), siêu âm hay chụp cộng hưởng từ MRI.
Kết quả chụp X - quang tim phổi có thể có khác nhau giữa các cơ sở y tế vì ở các cơ sở khác nhau sẽ có phương pháp chụp khác nhau.
Một số bệnh lý có thể không hiện rõ nét trên kết quả chụp X - quang tim phổi như khối u kích thước quá nhỏ, tắc mạch phổi hoặc những căn bệnh tiềm ẩn khác.
Một số người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất ô nhiễm cần chụp X - quang tim phổi đúng, đủ định kỳ để kiểm tra, phát hiện sớm biến chứng lên phổi nếu có.
Khi không hiểu rõ vấn đề hay có bất cứ câu hỏi nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để thêm thông tin và được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài việc tìm hiểu về các thông tin về chụp X-quang tim phổi, bạn nên tìm hiểu cho mình một số địa chỉ cơ sở y tế uy tín, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khám chữa bệnh để đảm bảo an toàn cho bạn và người thân của mình.
MEDLATEC là một địa chỉ uy tín, được cả triệu người dân trên cả nước tin cậy. Bệnh viện được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đạt chuẩn cùng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao; phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, nhanh chóng và độ chính xác tối đa.
Từ khóa » Cách Chụp X Quang Phổi
-
Các Phương Pháp Chụp X-quang Phổi Và Những điều Bạn Cần Biết
-
Chụp X Quang Phổi Tư Thế đỉnh Phổi ưỡn Giúp Phát Hiện Tổn Thương ...
-
Chụp X-quang Phổi Giúp Phát Hiện Bệnh Gì, Bao Nhiêu Tiền?
-
Chụp X-quang: Nguyên Lý, Quy Trình Và đối Tượng Chỉ định
-
Cách Chụp X Quang Tim Phổi Nghiêng
-
Kỹ Thuật Chụp X-Quang Tim Phổi | Mekong Medical
-
[PDF] QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
-
Chụp X Quang Phổi được Thực Hiện Khi Nào? | TCI Hospital
-
[DOC] Quy Trình Kỹ Thuật Chụp Xquang Tim Phổi Thẳng QTKT.01.CĐHA
-
Chụp X Quang Phổi - Nhiều Bệnh Lý được Phát Hiện Sớm - Mediplus
-
[PDF] CHEST X RAY – TECHNIQUES VIRGINIA UNIVERSITY
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỤP XQUANG TIM PHỔI
-
Chụp X-quang Tim Phổi Khi Nào? Sau Hậu Covid- 19
-
Cách đọc Phim X Quang Phổi