Chụp X Quang Trước Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Chụp X quang trước khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em bởi tia X là một dạng bức xạ và có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tia X còn tùy thuộc và nồng độ tác dụng, số lần chụp và thời gian tiếp xúc. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan về dịch vụ chụp X-quang để từ đó có thể giải đáp được thắc mắc của mình.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Chụp X quang là gì?
  • 2. Chụp X quang trước khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • 3. Sau khi chụp X quang thì bao lâu bạn nên có thai?
  • 4. Chụp X quang trước khi mang thai cần lưu ý những gì?

1. Chụp X quang là gì?

Tia X là những chùm phóng xạ ngắn và chúng ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có thể đi qua mô cơ thể và được phóng ra khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang. Đây là kỹ thuật được áp dụng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán các bệnh lý về phổi, xương khớp và các cơ quan ở bên trong cơ thể.

Mức độ và liều lượng bức xạ khi sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào loại tia X và thiết bị khi bạn sử dụng. Chúng có thể thay đổi phụ thuộc vào kích thước của người.

Tia X là những chùm phóng xạ ngắn và chúng ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường

Tia X là những chùm phóng xạ ngắn và chúng ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường

2. Chụp X quang trước khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đơn vị đo lường khả năng hấp thụ tia xạ là rad, 1 rad = 1.000 millirad. Trong quá trình mang thai, liều bức xạ tự nhiên mà chúng ta phơi nhiễm từ mặt trời, trái đất là khoảng 100 millirad. Ngoài ra, còn có các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử như: lò vi sóng, tivi… Tuy nhiên, các nguồn bức xạ này rất nhỏ và không gây nguy hại cho mẹ. Theo nghiên cứu, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống nguy cơ gây hại cho thai nhi là hoàn toàn không xảy ra.

Khi chụp X quang để chẩn đoán y khoa thường không phát ra tia X vượt quá 5rad, do đó mức độ ảnh hưởng là không xảy ra. Tuy nhiên, nếu mẹ phơi nhiễm với liều bức xạ là 10 rad thì bé sẽ có nguy cơ giảm khả năng học tập hoặc có bất thường về mắt. Nếu mức độ phơi nhiễm là 15 rad thì thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật.

Trong trường hợp bạn chụp X quang răng, mỗi lần chụp liều xạ chỉ là 0,0001 rad, do đó mẹ phải chụp 50.000 lần thì thai nhi mới có nguy cơ nhiễm xạ tích lũy 5 rad.

Khi bạn chụp X quang ngực, ước tính phơi nhiễm của thai nhi là 0.00007 rad. Do vậy, nếu bạn chụp X quang trước khi chuẩn bị mang thai, hay đang mang thai thì cũng không cần lo lắng thai nhi có bị dị tật hay không vì mức độ phơi nhiễm tia X rất thấp, do đó nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như thai nhi.

Chụp X quang trước khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em bởi tia X là một dạng bức xạ và có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ

Chụp X quang trước khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em bởi tia X là một dạng bức xạ và có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ

3. Sau khi chụp X quang thì bao lâu bạn nên có thai?

Theo ý kiến của chuyên gia, một người phụ nữ có sức khỏe bình thường khi mang thì cũng sẽ có những nguy cơ từ bên ngoài tác động vào và gây ảnh hưởng đến thai bất cứ lúc nào.

Tia X quang có tính chất đâm xuyên và sát thương nhất định với các tế bào nên với những trường hợp chụp tia X quang với tần suất nhiều và cường độ mạnh thì cơ thể sẽ có những phản ứng không tốt, gây hại đến cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

Thực tế cho thấy tia X trong chẩn đoán y khoa thường có liều rất nhỏ, nguy cơ phơi nhiễm cho thai nhi là rất thấp. Tuy nhiên, dù nguy cơ từ chụp X quang thấp nhưng bác sĩ cũng khuyến cáo cho chị em không nên có thai ngay sau khi chụp X quang và tốt nhất nên để có thai sau khi chụp X quang ít nhất 4 tuần để đảm bảo an toàn cho mẹ, bé và loại trừ hết những nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Bác sĩ khuyến cáo sau khi chụp X quang tốt nhất nên để ít nhất 4 mới có thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé và loại trừ hết những nguy cơ xấu có thể xảy ra cho cả mẹ và bé

Bác sĩ khuyến cáo sau khi chụp X quang tốt nhất nên để ít nhất 4 mới có thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

4. Chụp X quang trước khi mang thai cần lưu ý những gì?

– Nếu không may bạn chụp X quang trước khi biết mình mang thai thì cũng đừng quá nên hoảng sợ hay lo lắng vì khả năng tia X có thể gây tác động xấu đến cơ thể bạn và thai nhi là rất thấp.

– Bên cạnh đó, có những tình huống mà chị em không biết mình mang thai lại đi chụp X quang với số lượng tia X lớn trực tiếp lên vùng bụng hay tiến hành điều trị bức xạ vùng thân dưới thì nên thông báo ngay đến bác sĩ có chuyên môn để họ có thể đưa ra những lời khuyên chính xác và hợp lý nhất.

– Nếu trong những trường hợp cần thiết phải chụp X quang thì bạn hãy thông báo cho bác sĩ hay chuyên viên kỹ thuật rằng bạn đang có thai hoặc có thể có thai. Bác sĩ sẽ xem xét để có thể thay phương pháp chụp X quang bằng siêu âm.

– Trong trường hợp trước khi có thai nhưng bạn được chỉ định chụp X quang thì hãy yêu cầu mặc đồ bảo hộ để bảo vệ cơ quan sinh sản của mình. Điều này cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn được ảnh hưởng của tia bức xạ đến cơ thể của bạn cũng như con cái của bạn trong tương lai.

– Trước khi chụp X quang, bạn cần trao đổi với bác sĩ về sự cần thiết phải kiểm tra X quang. Bạn cần nắm rõ được lý do vì sao phải sử dụng tia X quang để từ đó tránh được tâm lý hoang mang cũng như ảnh hưởng đến quyết định mang thai của bạn.

Khi thực hiện chụp X quang, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín và chất lượng, có thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi để được tư vấn và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình

Khi thực hiện chụp X quang, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín và chất lượng, có thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi để đảm bảo an toàn

Với chị em phụ nữ việc có thai và sinh con là thiên chức cao quý. Do đó trước khi thực hiện chụp X quang, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín và chất lượng, có thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi để được tư vấn và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt sức khỏe sinh sản một cách đúng cách.

Từ khóa » Chụp X Quang Răng Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi