Chụp X - Quang Viêm Xoang Giúp Chẩn đoán Bệnh Viêm ... - Medlatec

1. Tìm hiểu về cấu tạo của xoang

Xoang gồm nhiều hốc có lỗ thông nhau, nằm trong xương sọ. Lòng xoang có lót lớp niêm mạc hô hấp, tiết ra chất dịch nhầy vào hốc mũi thông qua các lỗ thông nhỏ.

Xoang gồm 2 vùng chính:

Vùng xoang trước

Là nhóm xoang hô hấp thông với hốc mũi nên dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm và các bệnh lý khác. Bao gồm: xoang sàng trước, xoang hàm và xoang trán quanh hốc mắt

Bệnh lý liên quan đến vùng xoang trước rất phổ biến và thường gây biến chứng kèm theo. Ví dụ như viêm xoang hàm dễ biến chứng viêm nhiễm đến răng hàm, biến chứng mắt.

Vùng xoang sau

Là vùng xoang kín, do không thông trực tiếp với không khí bên ngoài nên ít mắc bệnh hơn. Vùng xoang này bao gồm: xoang bướm, xoang sàng sau nằm dưới nền sọ, liên quan đến nhiều bộ phận như tuyến yên, dây thần kinh thị giác,...

a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-ly-chup-x--quang-va-nhung-van-de-ai-ai-cung-nen-biet-s154-n17538'  title ='Chụp X quang'Chụp X quang/a viêm xoang

Chụp X-quang viêm xoang giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả

Vùng xoang sau mặc dù ít bị viêm nhiễm do nằm kín, nhưng có khe thông với khe trên nên thường bị viêm mạn tính.

2. Những bệnh viêm xoang thường gặp

Các hõm xoang đều có lỗ thông với nhau nên thông thường, nếu 1 xoang bị viêm sẽ lan sang các xoang khác cùng viêm, sau biến chứng viêm đến các bộ phận xung quanh.

Những bệnh viêm xoang thường gặp gồm:

Viêm xoang cấp tính

Gồm:

- Viêm xoang sàng cấp tính.

- Viêm xoang trước cấp tính.

- Viêm xương - tủy hàm trên,...

- Viêm xoang mạn tính

Viêm xoang mạn tính thường gặp ở vùng xoang sau, do sự biến đổi không hồi phục ở niêm mạc xoang, gây viêm mủ, tiết dịch nhầy, loạn sản hoặc polyp.

Chụp X-quang viêm xoang giúp đánh giá các vùng viêm hiệu quả.

chụp x quang viêm xoang

Viêm xoang gây nhiều triệu chứng khó chịu

3. Có nên chụp X-quang viêm xoang không?

Bệnh nhân bị viêm xoang thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định chụp X-quang bộ phận này. Hình ảnh chụp giúp bác sĩ quan sát được tình trạng viêm trong các hốc viêm, mức độ viêm, đã lan sang các xoang hay khu vực xung quanh chưa?

Những thông tin này giúp đưa ra hướng điều trị nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế tối đa việc sử dụng dao kéo phẫu thuật. Do đó, bệnh nhân nên chụp X-quang nếu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Nhiều người lo ngại việc chụp X-quang có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy vấn đề này có đáng lo ngại không? Giống như chụp X-quang các bộ phận khác, tia X bức xạ được sử dụng chiếu qua cơ thể để đưa ra hình ảnh cấu trúc bên trong của bộ phận cần quan sát.

Lượng tia X sử dụng cho mỗi lần chụp X-quang là rất nhỏ, nằm trong giới hạn nên thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Riêng với trường hợp phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ sẽ được xem xét lựa chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn hơn, hoặc có biện pháp bảo vệ.

chụp x quang viêm xoang

Cần lưu ý khi chụp X-quang cho trẻ nhỏ

Mặc dù vậy, bệnh nhân không nên lạm dụng chụp X-quang quá nhiều lần trong 1 thời gian ngắn. Nên mang theo phim chụp X-quang nếu đã có để bác sĩ xem xét, chẩn đoán bệnh mà không cần chụp lại.

4. Các cách chụp X-quang viêm xoang

Các tư thế chụp X-quang khác nhau giúp chẩn đoán hiệu quả với từng vị trí viêm xoang và tình trạng bệnh. Cụ thể:

4.1. Chụp X-quang viêm xoang Blondeau

Chụp X-quang Blondeau giúp chẩn đoán các bệnh viêm xoang trán, xoang hàm và hốc mũi.

Ở tư thế này, tia chiếu từ sau ra trước, với bệnh nhân thực hiện như sau: nằm sấp, miệng há rộng nhất, mũi và cằm chạm vào phim.

Nếu viêm xoang, hình ảnh X-quang thấy: mất khe hở hốc mũi, hoặc hẹp do khối u, cuốn mũi quá phát. Nếu niêm mạc xoang bị sưng, phù nề hoặc có dịch mủ trong hốc xoang, thoái hóa niêm mạc thì thấy xoang hàm và xoang trán trên phim bị mờ.

Nếu thành xương không nhìn rõ, cần chẩn đoán thêm xem có u ác tính hay không.

Nếu xoang bình thường, hình ảnh X-quang thấy hốc mũi có khoảng sáng rõ của khe thở, thấy rõ ổ mắt và các thành xương, xoang trán và hàm sáng đều.

Nếu nghi ngờ có dị vật, cần chụp X-quang viêm xoang sọ nghiêng để thấy rõ vị trí và kích thước dị vật. Nếu viêm xoang có khối u hoặc khối polyp, cần bơm chất cản quang để chụp X-quang rõ hơn.

4.2. Chụp X-quang viêm xoang Schuller.

Ở tư thế chụp này, người bệnh thực hiện như sau: nằm nghiêng giống như chụp sọ nghiêng. Tia X chiếu nghiêng khoảng 20 - 30 độ so với trục 2 tai. Cần lưu ý gập vành tai về phía trước để tia X xuyên qua ống tai, tránh hình bị đè.

Chụp X-quang viêm xoang Schuller giúp chẩn đoán viêm xoang chũm, cụ thể như sau:

- Các vách ngăn không rõ và thông bào mờ do viêm xoang chum cấp tính.

- Không thấy vách ngăn, thông bào mờ có thể là viêm xoang chum mạn tính.

4.3. Chụp X-quang viêm xoang Hirtz

Ở tư thế chụp này, người bệnh nằm ngửa đầu ra sau, đầu thả chạm đỉnh vào phim. Tia X-quang chiều từ trên xuống, cho hình ảnh chụp chẩn đoán được viêm xoang bướm, viêm xoang sàng trước và sau.

Cụ thể hình ảnh chụp như sau:

- Không thấy hoặc thấy vách ngăn sàng bị mờ, nguyên nhân do polyp hoặc u ác tính.

- Tế bào sàng mờ, có thể do niêm mạc dày, mủ viêm hoặc polyp.

chụp x quang viêm xoang

Tư thế chụp X-quang viêm xoang Hirtz

Như vậy, tùy theo khám lâm sàng, nghi ngờ của bác sĩ mà sẽ chỉ định tư thế chụp viêm xoang phù hợp, thấy rõ và chẩn đoán chính xác vị trí cũng như tình trạng viêm. Có thể cần hình ảnh X-quang chụp ở nhiều tư thế kết hợp để kiểm tra viêm xoang chính xác, giúp điều trị dễ dàng và hạn chế biến chứng.

Viêm xoang cấp tính ngay khi có triệu chứng nên được khám và điều trị dứt điểm, bởi bệnh dễ tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm mạn tính, viêm lan sang các vùng lân cận.

Như vậy, chụp X-quang viêm xoang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh viêm xoang, u xoang,... Bệnh viện đa khoa MEDLATEC hiện đang cung cấp dịch vụ chụp X-quang viêm xoang và các bộ phận khác, với máy đo hiện đại, phòng đo đạt tiêu chuẩn. Đảm bảo đo nhanh, an toàn, có kỹ thuật viên hướng dẫn tận tình. Hãy liên hệ với bệnh viện đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn chụp X-quang với trường hợp cụ thể.

Từ khóa » Xq Viêm Xoang