Chút Suy Tư Cùng Vị Tình Yêu Qua Hình ảnh Ví Von Bát Bún Riêu - Tâm Sự

‘Tình yêu như bán bún riêu, bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình’Mặc dù chỉ là câu nói vui, nhưng bạn có nghĩ đằng sau đó cũng chứa đựng nhiều thông điệp thú vị về tình yêu không?

Chút suy tư cùng vị tình yêu qua hình ảnh ví von bát bún riêu - Hình 1

Ảnh minh họa

Ắc hẳn chúng ta, ít nhiều ai cũng đã từng nghe qua câu nói “Tình yêu như bát bún riêu, bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình” . Đây là một hình ảnh ví von tình yêu đầy sinh động, tươi vui và hấp dẫn; nhưng nếu thử ngẫm nghĩ kĩ càng, ta còn có thể nhận thấy nhiều quan niệm và bài học thú vị về tình yêu ấn chứa trong câu nói này.

Một người nghĩ tích cực và có cái nhìn đầy “màu hồng” về tình yêu sẽ chỉ chú ý đến thành phần chính của món ăn, bún. Nhiều người cho rằng trong bát bún riêu có rất nhiều sợi bún, không ai đếm được có bao nhiêu sợi. Tình yêu cũng như vậy, tình yêu là thứ không thể cân đo đong đếm được. Chưa kể, nếu như có thể đếm được trong bát bún riêu có bao nhiêu sợi bún thì cũng không ai rảnh rỗi bỏ thời gian ra làm một công việc vô ích như vậy, giống như trong tình yêu không nên so đo vấn đề ai yêu nhiều hơn. Đó như là sự chân thành, vẹn nguyên, nồng cháy của người lần đầu biết yêu, của mối tình đầu thời xuân trẻ: yêu hết mình, yêu bất chấp, yêu không tính toán thiệt hơn.

Một người từng trải, đi qua nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu sẽ nhìn câu nói ở một gốc độ “đời” hơn, chân thực hơn. Bún riêu là một món ăn khá phổ biến với người Việt Nam, hương vị đặc trưng riêng biệt ở từng vùng miền và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không thích món ăn này do mùi vị đặc trưng của nó. Muốn bát bún riêu thêm ngon, không thể thiếu những gia vị như chanh, ớt; điều đó cũng giống như tình yêu muốn bền chặt và ngọt ngào không thể thiếu đi nỗ lực giữ gìn, quan tâm, chia sẻ từ đôi bên. Lúc chưa ăn, người ta mong chờ bát bún để thỏa cái bụng đói, như những người trẻ hồ hởi đón chờ tình yêu để được chinh phục và tận hưởng nó. Lúc ăn gần hết bát bún,người ta lại ngán ngẫm vì quá no, giống như những người đã yêu quá nhiều, đã đến lúc cảm thấy ngộp thở và mệt mỏi cần được nghỉ ngơi. Thật ra, bát bún riêu có nhiều đến đâu thì ăn một lúc cũng hết. Bát bún riêu hết, cũng có nghĩa là tình yêu đã cạn. Điều này ngụ ý rằng, tình yêu qua thời gian rồi sẽ vơi đi và cuối cùng sẽ tàn phai theo năm tháng; nếu vẫn còn ở bên nhau chẳng qua chỉ vì cái nghĩa cái tình.

Chút suy tư cùng vị tình yêu qua hình ảnh ví von bát bún riêu - Hình 2

Bún riêu cua – Món ăn dân dã mang đậm hương sắc quê hương. Ảnh: Internet

Video đang HOT

Một người với cách nghĩ phá cách, sáng tạo và năng động sẽ không nghĩ tình yêu chỉ đơn thuần chỉ “hết yêu là rời đi” như vậy. Bún riêu nếu ăn hết rồi, nếu như muốn vẫn có thể gọi thêm bát mới cũng giống như tình yêu, nếu thật sự yêu người ta sẽ không để tình yêu nhạt phai mà sẽ tìm cách thêm vào nó những điều mới mẻ để tình yêu luôn được tươi mới và trọn vẹn. Đâu đó, trong MV “Một bước yêu vạn dặm đau”, nữ chính đã từng cảm thán “Nếu không muốn, người ta tìm lý do. Còn nếu muốn, người ta sẽ tìm cách”. Phải chăng chung quy kết thúc của một mối tình chính là tùy thuộc vào tâm ý của người trong cuộc.

Chút suy tư cùng vị tình yêu qua hình ảnh ví von bát bún riêu - Hình 3

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Chưa kể, nhiều người đi qua thăng trầm cuộc sống, nhìn cuộc đời bằng con mắt gai góc, lại cho rằng câu thơ thể hiện sự đa tình của con người. Bát bún riêu đại diện cho trái tim và tình yêu của con người. Trái tim và tình yêu chỉ có một thôi, nhưng lại phải chia ra nhiều phần và chia cho nhiều người giống như vô số sợi bún trong bát bún vậy. Hai từ “sợi tình” trong câu nói mang hàm ý “cuộc tình”. Cuộc đời con người ai cũng phải gặp qua nhiều người mới tìm được người phù hợp nhất với mình. Mỗi lần trải qua đỗ vỡ, tình yêu sẽ bớt nồng cháy đi, sẽ trưởng thành và chính chắn hơn.

Tạm kết:

Bún riêu ăn ngán rồi cũng có thể đổi qua bún bò, bún cá. Ứng với đó, nếu một chuyện đã kết thúc, bạn vẫn có thể tìm cho mình những đối tượng khác để tiếp tục nếm trải hương vị tình yêu. Đâu ai dám chắc rằng món bún riêu là ngon nhất khi chưa ăn thử qua những món bún khác, giống như đâu ai dám chắc mình hiểu được thế nào là yêu và tìm được người phù hợp nhất nếu như chưa từng bước qua đổ vỡ.

Như vậy, nhìn chung đón nhận tình yêu như thế nào chỉ là quan điểm riêng của mỗi cá nhân mà thôi. Quan trọng nhất trong tình yêu vẫn là chân thành và thấu hiểu, tuy nhiên sự phù hợp và tin tưởng lẫn nhau cũng không kém phần quan trọng. Hãy yêu nồng cháy và mãnh liệt như thể lúc đói bạn chờ đợi một bán bún để ăn, hãy tạo nên thật nhiều kỉ niệm và khoảnh đẹp cho cả hai như lúc thêm gia vị để làm cho bát bún ngon hơn, nhưng cũng đừng nên cứ day dứt ôm khư khư hình bóng người cũ khi một mối tình tan vỡ, hãy mở lòng mình và cho cả hai cơ để đón nhận cảm xúc chân thật như cách bạn chọn ăn thử món bún khác vậy.

Toát mồ hôi vì mẹ chồng bỗng trái tính trái nết

Bà Quế bồn chồn không yên khi nghĩ đến con gái vừa đi lấy chồng, bà gọi điện hỏi thăm: 'Con sống thế nào? Nhà bên ấy không gây khó khăn gì cho con đấy chứ?'.

Toát mồ hôi vì mẹ chồng bỗng trái tính trái nết - Hình 1

Ảnh minh họa.

Khác hẳn với suy đoán của bà, giọng Hoa cực kỳ phấn khởi: "Con ổn lắm mẹ ạ, mẹ chồng quý con lắm...". Nghe thế, bà Quế tạm yên tâm.

Nhưng bà không hề biết, để nhận được cái nhìn trìu mến của mẹ chồng, Hoa đã phải nỗ lực hết sức ngay trong ngày đầu tiên sống chung. Vừa thay được bộ váy cô dâu, Hoa đã săm sắn cầm chổi quét sạch nhà và cái sân to tướng, sau đó cô lại tất bật với đủ món trong bếp.

Mẹ chồng Hoa đã ngoài 70 nên cô chủ động đề nghị bà nghỉ ngơi cho khỏe, từ nay việc nhà đã có cô chăm sóc. Bà không nói gì, chỉ nhìn Hoa rồi cười hiền.

Chồng Hoa là con trai cả nên cô phải gánh rất nhiều trách nhiệm, việc lớn việc bé gì cũng đến tay, Hoa mệt nhưng vui và hạnh phúc mỗi khi nhớ đến nụ cười và ánh mắt mẹ chồng dành cho mình, không hề xét nét mà chan chứa tình cảm.

Thi thoảng bà lại buông một câu: "Cái số chị cũng vất vả". Hoa biết từ tận đáy lòng, mẹ chồng rất thương mình. Và để đáp lại thứ tình cảm vô giá ấy, cô lại cố gắng hết sức để mẹ chồng vui.

Nhưng Hoa không thể ngờ người mẹ chồng đáng mến ấy lại có ngày thay tính đổi nết. Thay vì thầm lặng ngắm con dâu làm việc nhà, dạo này bà rất hay cằn nhằn và thay đổi sở thích theo cảm hứng. Nhiều lúc Hoa thấy chóng mặt, không biết phải chiều theo cách nào bà mới hài lòng.

Có hôm bác chồng xách đủ thứ lỉnh kỉnh sang chơi, nhìn thấy Hoa, bác bảo: "Hôm nay ta chiêu đãi cả nhà món bún đậu mắm tôm, mẹ cháu thích món này lắm đấy, nhưng phải là món đậu xắt mỏng, rán đủ 6 mặt cơ".

Hoa nhanh nhảu đón lấy túi đậu từ tay bác chồng: "Để cháu rán đậu cho ạ". Mùa hè trời nóng như đổ lửa, Hoa lúi húi trong bếp lật từng miếng đậu, rán được khoảng chục miếng, cô lại nhanh nhảu bưng ra để mẹ chồng ăn cho nóng. Nhưng không ngờ bà cạu mặt lại, gác đũa lên bát, không chịu ăn.

Thấy thế, Hoa thắc mắc: "Mẹ ăn đi cho nóng ạ, mẹ ăn đến đâu con rán đến đấy". Bà chẹp miệng: "Nhìn chị vất vả thế chúng tôi nuốt không trôi". Nghe câu ấy, Hoa dở khóc dở cười, không biết nên đứng trong bếp rán đậu tiếp hay ra ngồi ăn cùng mọi người.

Hôm khác, bác chồng lại rủ Hoa làm món bún riêu. Biết mẹ chồng Hoa dạo này trái tính trái nết, bác bảo: "Mang đồ sang nhà bác nấu đi, bao giờ nấu xong thì mang một suất về cho mẹ cháu".

Hoa nghe lời bác, "cống hiến" từ sáng đến trưa để xử lý đống cua. Trong lúc làm gạch cua, Hoa còn tranh thủ cắm nồi cơm, bác chồng thắc mắc: "Ăn bún riêu cua cơ mà, sao phải nấu cơm?". Hoa cười: "Mẹ cháu không thích ăn bún bác ạ, cháu nấu ít cơm cho mẹ".

Khi mọi thứ xong xuôi, Hoa cẩn thận múc riêu cua vào cặp lồng, dặn mọi người ở nhà bác cứ ăn trước, cô mang riêu cua và cơm về cho mẹ chồng rồi quay lại ăn sau. Thấy Hoa mang cơm về, mẹ chồng gắt um: "Rõ ràng chúng nó rủ nhau ăn bún riêu mà tại sao chị lại mang cơm về cho tôi?". Hoa ngơ ngác: "Ơ... dạ... con tưởng mẹ ghét ăn bún". Mẹ chồng quát to hơn: "Đời thuở nhà ai chan riêu cua với cơm không? Chị nghĩ gì mà mang cơm về cho tôi?".

Quá sợ trước phản ứng của mẹ chồng, Hoa cuống cuồng quay lại nhà bác để lấy một suất bún về cho bà. Thấy thế, chồng Hoa đề nghị: "Khổ! Sao dạo này mẹ khó tính thế nhỉ? Em vào ăn đi để anh mang về cho mẹ". Hoa lắc đầu: "Thôi cứ để em mang bún về cho mẹ, chứ nhìn anh mang về có khi mẹ lại tưởng em tỏ thái độ với bà thì chết".

Họa từ miệng mà ra - hãy luôn cẩn trọng với lời nói của mình! Họa từ miệng mà ra - hãy luôn cẩn trọng với lời nói của mình!Có câu nói rằng: 'Người ta sẽ quên đi những gì bạn nói, họ cũng sẽ quên những gì bạn làm nhưng không bao giờ quên được cảm giác về bạn'. Đừng bao giờ để những lời nói vô tình khiến người khác tổn thương và không có thiện cảm với bạn. Ca dao xưa đã dạy rằng: "Lời nói không mất tiền...

Từ khóa » Hình ảnh Bát Bún Riêu