Chuyện Bà Chúa Năm Phương Hiển Linh Canh Ba Giờ Tí - Oản Cô Tâm
Có thể bạn quan tâm
Bà Chúa Năm Phương là vị chúa bà linh thiêng. Bà vốn là một tiên nữ trên trời, sau giáng trần trở thành một nữ tướng anh dũng lừng danh dưới thời Ngô Vương. Đền thờ chúa bà được nhân dân lập tại nhiều nơi. Hàng năm, hàng ngàn lượt khách hành hương đổ về cúng lễ, dâng hương cầu lộc, cầu tài nơi cửa chúa bà.
NỘI DUNG
Sự tích Bà Chúa Năm Phương
“Ngũ Phương Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa
Sắc phong hộ quốc trang huy Thượng Đẳng Thần”
Bà Chúa Năm Phương hay còn có những tôn xưng khác là Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa hay Đức Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa. Bà đã được vua ban là Hộ Quốc trang huy Thượng Đẳng Thần (hàng vị thần cao nhất) nhằm ghi nhận công lao to lớn của bà đối với nhân dân và đất nước. Bà đã có công giúp vua Ngô Quyền quản lý kho quân nhu, quân lương tiếp sức mạnh cho quân đội làm nên chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy sử Việt, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc.
Xem thêm: Bà Chúa Ngũ Hành là ai? Giải nghĩa tượng 5 mẹ ngũ hành.
Truyền thuyết kể rằng, vốn trước đây bà là một tiên nữ trên Thiên Đình. Sau chúa giáng hạ thế đã giáng vào nhà họ Vũ ở Cấm Giang, đất Gia Tiên (Hải Phòng ngày nay). Lớn lên, bà trở thành vị nữ tướng tài giỏi dưới quyền Ngô Vương. Vua tin tưởng, giao cho bà quản lý toàn bộ quân lương, quân nhu tại bản doanh Gia Viên nằm tại Làng Cấm, chính là phố Cấm hiện nay. Bà lo mọi việc đều chu toàn, đầy đủ, giúp cho toàn bộ nghĩa quân có đủ sức đánh giặc. Khẩu hiệu của bà là “Thực túc binh cường” tức ăn no thì mới đánh thắng. Do đó, nhờ sự chỉ huy tài ba của đức Ngô Vương, cùng sự chuẩn bị chu đáo về tương thảo cùng lòng quyết tâm cao của các tướng sĩ đã làm nên chiến thắng lịch sử tại sông Bạch Đằng lưu truyền đến muôn đời sau.
Bà Chúa Năm Phương thác vào ngày 16/6 âm lịch khoảng năm 939 – 944. Khi đã hồi tiên về trời, bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương nên dân chúng mới tôn xưng bà là Bà Chúa Quận Năm Phương hay Bà Chúa Năm Phương.
Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ 12 tháng và các ngày lễ tiết lớn trong năm, con hương nhất tâm cần biết.
Cũng có nhiều câu chuyện kể về sự hiển linh tại trần thế của bà. Một trong số đó là câu chuyện chúa hiển linh ngự khắp năm phương, cứ đúng và canh ba giờ Tí thì chúa hiện hình ra người mĩ nữ gọi xe rong chơi. Rồi khi về đến “Cây Đa 13 gốc” thì trả tiền cho phu xe. Hay cũng có một câu chuyện khác là vào thời Pháp thuộc có một me Tây bị chúa hành cho chí rận, khắp người ngứa ngáy phải đến kêu xin, xám hối chúa mới được khỏi. Để cảm tạ chúa, me Tây đó đã lập đền thờ trang nghiêm và cúng lễ quanh năm. Đó chính là đền Vườn Hoa Chéo tại đường Trần Hưng Đạo, Hải Phòng hiện nay.
Xem thêm: Kinh nghiệm dâng lễ đền Bà Chúa Vực cho khách hành hương.
Dâng lễ Bà Chúa Năm Phương
Hàng năm, vào các ngày đầu năm, đầu tháng, con hương, đệ tử nhất tâm thường mang lễ đến dâng cúng nơi cửa chúa bà, cầu bà chứng cho lòng thành phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, an khang, có tài có lộc, có của ăn của để, làm ăn thuận lợi, tốt tươi. Con hương thường dâng một mâm lễ với đầy đủ các thức lễ như một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, một cút rượu, xôi thịt, một tập giấy tiền, thẻ hương và một cánh sớ.
Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.
Với quanh oản dâng Bà Chúa Ngũ Phương thì phải là oản có màu trắng. Bởi khi về ngự đồng, chúa thường mặc áo trắng. Lễ vật dâng chúa được khuyến khích nên là oản đẹp và sang trọng được trang trí với hoa thơm, lá ngọc cành vàng với quạt khai quang giống như Oản Tài Lộc mà Oản Cô Tâm đang cung cấp cho thị trường sau đây.
Tham khảo: Những lưu ý khi dâng Oản Tài Lộc thờ Phật – Tứ Phủ – Gia Tiên – Thần Tài không phải ai cũng biết.
Oản Tài Lộc là mẫu oản đặc biệt được phát triển bởi Oản Cô Tâm. Những mẫu Oản Tài Lộc đều được làm bởi những đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làm oản tài năng. Kết hợp trong từng chi tiết trang trí là sự tính toán đúc kết bởi quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm tín ngưỡng thờ cúng của người Việt xưa nay sao cho mỗi quanh oản làm ra đều đẹp sang, thích hợp bái yết cửa các ngài, mang ý nghĩa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho gia đình.
Văn khấn Chúa Bà Năm Phương
Các bạn lạy 9 lạy (cần thiết thể hiện thành tâm thì lạy 20 đến 50 lạy) – nếu có điều kiện thì quỳ khấn, nếu đông quá thì quán tưởng mình lạy rồi khấn:
Con xin kính lễ
Chư Phật, chư Thánh, chư Thiên, chư Thần, chư vị thiêng liêng khắp tất cả
Chư vị bản cảnh thành hoàng, bản xứ thổ địa, chư vị hộ pháp nơi đền (ở các đền thờ chúa đều kêu thêm: Ngài Bản cảnh Hải Phòng, riêng đền cây đa 13 gốc kêu thêm ông Thổ Vượng (thành hoàng của làng, được thờ trước khi chúa về ngự)
Con xin kính lễ Chúa Bà Năm Phương tố linh tố hảo, nhị vị công chúa, và các chư vị hầu cận
Xin phép cho gia tiên nội ngoại tứ thân phụ mẫu được vào Đền lễ Phật lễ Thánh (nhiều nơi không mời gia tiên không vào được, hoặc gia tiên trách, mời để thể hiện tôn kính gia tiên đi kêu cầu, tấu đối cho minh)
Khấn xin Chúa Bà Độ cho mình những việc gì đó:
Nên:
Sám hối lỗi lầm bản thân, sám hối Phật thánh, oan gia trái chủ.
Hứa tu sửa – Làm việc Thiện báo đáp Bề trên và Gia tiên.
Hầu giá Chúa Bà Năm Phương
Điểm đặc biệt khi hầu giá Chúa Bà Năm Phương là bà chỉ được hầu ở một số vùng, chủ yếu là tại Hải Phòng. Bởi đây là quê nhà của chúa khi xưa. Trong các đại lễ lập đàn mở phủ, người ta thường dâng một tòa đàn gọi là Đàn Chúa Bà ( gồm hình Chúa Quận Năm Phương, hai cô hầu cận hoặc có thể là 12 cô mặc trang phục trắng cùng nón hài cườm, một cỗ xe ngựa hay thường gọi là Xe Chúa Bà) và thỉnh mời chúa về chứng đàn. Chúa về ngự thường mặc áo trắng hoặc cũng có thể chỉ choàng chiếc khăn phủ điện, làm lễ hai cuông rồi cầm tiền tung lên ban Công Đồng trong bản đền bản điện để khai quang chứng đền, chứng điện, chứng đàn, chứng phủ. Ở một số nơi khác, hầu chúa còn múa quạt và múa mồi.
Chúa Bà Năm Phương thường về ngự trước Chầu Năm Suối Lân hoặc cũng có một số người hầu chúa sau Tam Vị Chúa Mường.
Đền thờ Chúa Bà Năm Phương
Bà Chúa Năm Phương anh linh lừng lẫy khắp nơi, nhân dân biết ơn lập đền thờ chúa bà tại rất nhiều nơi. Nhưng đền thiêng nổi tiếng nhất thờ chúa bà nhất là 5 đền nằm ở Hải Phòng. Không chỉ thế, chúng còn nằm tại nơi rất gần nhau. Đó là Chùa Cấm, Đình Cấm đền Tiên Nga, Vườn Hoa Chéo, Cây đa 13 gốc. Con hương đi lễ chúa bà nhất tâm có thể đi hết 5 đền này. Nếu không, tùy tâm linh ứng, bản thân thấy đền nào thiêng thì có thể đến sắm lễ đền đó. Tại các đền này, lễ vật dâng lễ và văn khấn gần như tương tự nhau.
Chùa Cấm thờ Chúa Bà Năm Phương
Chùa Cấm là một trong 5 đền nổi tiếng thờ Bà Chúa Năm Phương nằm tại đất Hải Phòng. Chùa có tên tự là Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ hay Nguyệt Quang Tự. Trong đền có hẳn một cung cấm bề thế uy nghiêm đặt tượng thờ chúa.
Chùa Cầm nằm tại Phố Cấm, ngõ Cô Ba Chìa.
Đền Tiên Nga thờ Chúa Năm Phương
Đền Tiên Nga là công trình văn hóa tâm linh đồ sộ, uy nghiêm tại làng cổ Gia Viên hay Làng Cấm xưa kia. Nơi đây mới được đầu tư và tu sửa nên quang cảnh đền trông khá khang trang. Cổng vào đền được làm thành cổng tam quan uy nghiêm. Tại đền, nhân dân có phối thờ mẫu Liễu Hạnh công chúa và đức thánh Trần Hưng Đạo và một số vị thánh khác thuộc bản xã phúc thần theo tín ngưỡng dân gian. Các vị thánh thần này được thờ đã có công linh ứng và phù trợ nhân dân vượt qua hoạn nạn, khó khăn.
Tháng 2 năm 2007 đền vinh dự được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa.
Đền hiện nằm tại địa chỉ số 53 đường Lê Lợi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Đền Tiên Nga nằm ngay gần cạnh Chùa Cấm đã nói ở phần trên. Nếu đi đến Chùa Cấm thì bạn sẽ đi qua ngôi đền này. Bởi nó nằm ở đường Lê Lợi ngay con đường cắt qua Phố Cấm.
Đền “Cây Đa 13 gốc” thờ Chúa Năm Phương
Đây là ngôi đền nhỏ thờ chúa nổi tiếng với truyền thuyết Chúa cùng 2 cô hầu cận đi xe kéo lúc nửa đêm dạo quanh đất Hải Phòng và dừng nơi cây đa 13 gốc. Giống như tên đền, đền có một cây đa lớn cao chừng 10m với 13 gốc ước tính trên trăm tuổi. Cây có tới 30 cành to nhỏ, nằm ngang trải rộng trên một diện tích đất lớn tới 40m. Nơi đây không chỉ là đền thiêng thờ Chúa Bà mà còn là một cảnh đẹp độc đáo, hiếm có của thiên nhiên thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng.
Đền nằm tại cống Kiều Sơn, phường Đằng Giang, Hải An, Hải Phòng.
Đền “Vườn Hoa Chéo”
Đây là ngôi đền được xây dựng bởi me Tây, người đã được nhân dân kể lại là bị chúa hành cho chí rận, ngứa ngáy khắp người và phải khấn xin chúa tha cho. Để cảm tạ ơn chúa, me đã xây đền này và thành tâm thờ cúng quanh năm. Rất nhiều người dân tại đây cũng thường xuyên đến thắp hương cúng lễ. Tuy nhiên, do chiến tranh tàn phá mà ngôi đền này gần như bị hư hoại, tàn phá hết chỉ còn lại một dấu tích nhỏ nhưng vẫn được người dân coi là ngôi đền thiêng. Tới tuần tiết lế tháng, người dân vẫn nườm nượp đến đây thắp hương và dâng lễ.
Đình Cấm
Đình Cấm hay còn gọi là Đình Gia Viên. Đình nằm ngay cạnh Chùa Cấm. Đình là nơi thờ Ngô Quyền cùng Đức Đông Đại Vương, Nam Hải Địa Vương và Công chúa Vũ Quận Quyến Hoa hay Bà Chúa Năm Phương. Ngôi đình có kiến trúc đơn giản nhưng được xây dựng từ hơn 100 năm trước. Nên đây là nơi chứa đựng những giá trị tinh thần về văn hóa và tín ngưỡng vô cùng sâu sắc đối với người dân, đặc biệt đối với người dân Hải Phòng.
Cách di chuyển đến các đền thờ Chúa Bà Năm Phương
Để đi đến lễ đền, bạn chỉ cần nắm trong tay địa chỉ các ngôi đền này như đã nêu ở phần trên và thực hiện lộ trình đến thành phố Hải Phòng. Một điều bạn cũng nên biết là trong 5 đền thiêng thờ bà Chúa Năm Phương đã kể trên thì có tới 3 đền trong số này thuộc cùng một khu vực và nằm cạnh nhau. Đó là Chùa Cấm, Đình Cấm và đền Tiên Nga. Bạn cũng nên cân nhắc để lên kế hoạch đi lễ cho thuận lợi.
Để đến thành phố Hải Phòng bạn có thể đi bằng xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân.
Lộ trình di chuyển bằng xe khách
Khi di chuyển bằng xe khách, quý khách đến bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Nước Ngầm đều có xe khách đi đến thành phố Hải Phòng. Để tiện nhất, quý khách nên đến bến xe Giáp Bát bởi bến xe này có nhiều xe đến Hải Phòng nhất, giá vé khoảng 60000 đồng, đi trong vòng 2 tiếng.
Đến Hải Phòng, quý khách xuống bến xe Hải Phòng và bắt xe đến các đền bạn dự định.
Lộ trình di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Lưu ý khi di chuyển bằng ô tô đến Phố Cấm. Bởi phố nhỏ nên cấm ô tô đi vào, bạn phải gửi xe ở xa và đi bộ vào đền. Bạn nên cân nhắc nếu đi ô tô.
- Di chuyển bằng ô tô – có trạm thu phí – 1h48’ – 125km: từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi dọc theo QL1A qua cầu Thanh Trì tới vành đai 3 rẽ phải vào QL5B/đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – tại vòng xuyến chân cầu bạch đằng, đi theo lối ra thứ 3 vào ĐT 356 – rẽ trái tại cty TNHH TM và xe tải quốc tế vào Đường Đà Nẵng – tại đây, bạn chuyển hướng đi xe vào những địa chỉ đền đã định.
- Di chuyển bằng xe máy + ô tô – không có trạm thu phí – 2h47’ – 110km: cầu Chương Dương Hà Nội – Rẽ phải tại Công Ty Tnhh Toung Loong Textile Mfg (Việt Nam) vào Long Biên – Xuân Quan/ĐT378 – Tiếp tục đi thẳng qua Ngã 3 Đê Cổ Linh để vào Long Biên – Xuân Quan/ĐT378 – Rẽ phải tại đường giao nhau thứ 1 vào ĐT379 – tt Như Quỳnh – Đi tiếp ĐT388. Đi theo QL5 đến Bạch Đằng tại Thượng Lý, Hải Phòng – tại đây, bạn chuyển hướng đi xe vào những địa chỉ đền đã định.
Bản văn Chúa Năm Phương
Bản 1:
Năm phương năm miếu rõ ràng
Ngũ phương bản cảnh quyền hành tối linh
Đền thờ cảnh trí hữu tình
Có cây cổ thụ có hoa nghìn cành
Đền Chúa bà am thanh cảnh vắng
Thú hữu tình cảnh vật tốt sao
Đôi bên long hổ chầy vào
Có cây cổ thụ xanh xao rườm rà
Cứ vào đúng canh ba giờ tý
Hiện ra người mỹ nữ cung nương
Quả nón dâu áo thắm hạt cườm
Rong chơi khắp hết năm phương lại về
Gọi xe phu trả cho tiền giấy
Biết chúa bà tay lạy miệng van
Chúa thương những kẻ cơ hàn
Cứu người thoát ách lầm than đọa đầy
Có phen ngự giáng nơi bản cảnh
Sai cô hầu cần mẫn vào ra
Trần gian báng nhạo điêu ngoa
Sai cô tì nữ thu giam hồn về
Đêm nằm mơ những ma cùng quỷ
Chúa làm cho liệt vị chân tay
Phải đi thỉnh thánh mời thầy
Xem ra mới biết về tay chúa bà
Sắm nhang hoa dâng lên cung tiễn
Tấu sớ văn tách bạch từng câu
Dâng văn đàn hát nguyện cầu
Sở nguyện như ý chúng con ơn nhờ
Biết chúa ra thành tâm chúa độ
Còn hay là báng bổ cửa thiêng
Chúa cho trăm trứng ngàn phiền
Trăm sinh ngàn bệnh liên miên tháng ngày
Biết chúa bà từ nay thành kính
Chúa chấm đồng nhận lính các nơi
Nhất tâm tin tưởng phật trời
Dâng văn thỉnh tới cảnh trời năm phương.
Bản 2:
Dâng văn Bản Cảnh Chúa bà
Ngũ Phương Thánh Chúa ngự tòa tiên cung
Thanh tân cốt cách hình dung
Danh thơm Tiên Chúa khắp vùng ai đang
Tiếng đồn trong Bắc ngoài Nam
Ngũ phương thập hướng mọi đàng thiếu đâu
Đông Phương giá ngự điện lầu
Xem trong bốn bể cứu cầu chúng sinh
Tây Phương hiển hách anh linh
Tày, Dao, Mán, Thái hiện hình bách nhân
Nam phương xa giá long vân
Thủ Thiêm, Bến Nghé xa gần đều qua
Bắc Phương chốn đó sơn hà
Tỉnh Tuyên, xứ Lạng, Thác Bà thảnh thơi
Trung phương lễ bái kiều mời
Thỉnh lai Tiên Chúa giáng nơi Hải Phòng
Thung dung phủ tía lầu hồng
Cây Đa chính ngự nhiều tầng thấp cao
Miếu thờ như thể động đào
Mười ba cội gốc vươn cao lá cành
Xem trong tỉnh ấy Hải Thành
Nơi nào dám sánh dám so miếu này
Miếu thờ lịch sự ai tày
Cửa thiêng Tiên Chúa hàng ngày khách qua
Lúc thì giá ngự Tiên Nga
Cấm Giang cổ địa chính đà dấu xưa
Nhang thơm thoảng ngát xa đưa
Nơi vườn hoa chéo khi xưa vẫn còn
Chúa chơi phủ tía lầu son
Đền Nghè linh ứng tiếng đồn nơi nơi
Tam Kì Chúa ngự thảnh thơi
Tiên La thắng cảnh là nơi đi về
Đông Cuông điện ấy đề huề
Ngũ Phương bản cảnh giáng về ngự vui
Chúa Bà giá ngự chính ngôi
Thanh đồng đệ tử các nơi xa gần
Độ cho trọn vẹn mười phần
Phần tươi, phần tốt, phần gần, phần xa
Dâng lên chính cửa Chúa Bà
Nón dâu, áo bạch, quạt ngà hoa tiên
Thành tâm thỉnh trước án tiền
Nguyện xin Tiên Chúa ngự lên điện tòa
Chúa về Chúa mới phán ra:
“Độ cho các ghế mặn mà thanh tao
Độ cho giáng vẻ hồng hào
Tứ thời bát tiết người nào cũng xinh
Trăng thanh vẻ nguyệt in hình
Thỉnh mời Chúa Quận anh linh giáng đàn
Chúa về nhận lễ chứng đàn
Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.
Từ khóa » Cây đa 13 Gốc Nằm ở đâu
-
Cây đa 13 Gốc - Di Sản Hơn 300 Tuổi Và Những Sự Tích Kỳ Thú - Vinpearl
-
Chuyện Về Cây đa Cổ Thụ 13 Gốc Lớn Nhất Việt Nam - Báo Lao động
-
Cây đa 13 Gốc Hải Phòng – Cây đa Lớn Nhất Việt Nam
-
Đến Xem Cây đa Cổ Thụ Có 13 Gốc ở Hải Phòng - Báo Người Lao động
-
Review Tham Quan Cây đa 13 Gốc Hải Phòng ở đâu,truyền Thuyết ...
-
Cây đa 13 Gốc ở đâu
-
Cây Đa 13 Gốc, Hải Phòng – Cây Đa Lớn Nhất Việt Nam - Vinacel
-
Khám Phá Sự Tích Cây đa 13 Gốc Hải Phòng độc Nhất Vô Nhị
-
Hải Phòng Real - Cây đa 13 Gốc Và Những Chuyện Huyền Bí...
-
Cây đa 13 Gốc Nhuốm Màu Linh Thiêng Giữa Phố - SOHA
-
Bà Chúa Năm Phương Là Ai ? Thánh Tích, Đền Thờ & Bản Văn Khấn
-
Hải Phòng: Cây đa 13 Gốc được Công Nhận Là Cây Di Sản Việt Nam
-
Cây đa 13 Gốc - Di Sản Hơn 300 Tuổi Và Những Sự Tích Kỳ Thú