Chuyên Bảo Lãnh Đi Mỹ Diện Vợ Chồng, Hôn Thê Hôn Phu
Có thể bạn quan tâm
Vì sao viên chức LSQ từ chối cấp visa định cư Mỹ cho đương đơn trong hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu (visa K-1)? Đây là câu hỏi mà các đương đơn thường đặt ra một cách hối tiếc khi trải qua buổi phỏng vấn không thành công tại Lãnh sự quán Mỹ. Vậy, nguyên nhân nằm ở đâu mà bạn làm rớt hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng, hôn thê/hôn phu? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
4 nguyên nhân làm rớt hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng, hôn thê/hôn phu mà bạn cần biết
Mối quan hệ không rõ ràng
- Mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trước hôn nhân không rõ ràng.Thông thường, lần gặp nhau đầu tiên của người bảo lãnh và đương đơn rất được chú ý và viên chức LSQ rất hay đặt những câu hỏi xoay quanh vấn đề này để kiểm tra sự thật của mối quan hệ.
- Theo kinh nghiệm tiến hành hồ sơ bảo lãnh của Toàn Cầu Visa, lỗi thường gặp ở đương đơn là không nhớ rõ thời điểm gặp nhau, không gian gặp nhau, nguyên nhân gặp nhau,…từ đây nảy sinh những nghi ngờ của viên chức LSQ về tính chân thật của mối quan hệ.
Những điểm yếu khác về mối quan hệ:
- Chưa tiến hành ly hôn với vợ/chồng cũ nhưng đã bắt đầu mối quan hệ tình cảm mới. Hoặc cầu hôn với người mới và tổ chức đám cưới. Hoặc có những trường hợp, người bảo lãnh và người được bảo lãnh sang Mỹ chưa cầu hôn nhau nhưng đã tổ chức đám cưới.
- Một điểm yếu nữa rất quan trọng cần phải lưu ý là: thời gian quen nhau của mối quan hệ rất ngắn nhưng lại tổ chức lễ đính hôn hoặc đám cưới. Để tốt hơn cho hồ sơ bảo lãnh, người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần phải gặp gỡ nhau ít nhất một lần và duy trì liên tục mối quan hệ.
- Sự cách biệt quá lớn về tuổi tác (hơn 20 tuổi). Hoặc người bảo lãnh là phụ nữ và lớn tuổi hơn.
- Người bảo lãnh đã từng bảo lãnh người khác nhưng không thành công.
Không nắm thông tin
- Người được bảo lãnh theo diện hôn thê/ hôn phu hoặc vợ/chồng không nắm bắt được những thông tin cá nhân, thông tin các mối quan hệ, cũng như đời sống hiện tại của người bảo lãnh. Bên cạnh đó, nếu như người bảo lãnh đã từng có hôn nhân trước và có con riêng thì đương đơn cũng cần phải nắm đầy đủ thông tin cá nhân và đời sống của vợ trước và các con riêng của người bảo lãnh mình ở Mỹ.
- Nếu nắm kỹ càng các chi tiết về mối quan hệ của người bảo lãnh thì đương đơn sẽ rất tự tin trong buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ, đồng thời câu trả lời với viên chức phỏng vấn cũng sẽ chính xác và nhất quán, tạo được nhiều niềm tin cho viên chức LSQ tin rằng mối quan hệ của đương và người bảo lãnh là thật.
Không nhất quán trong lời khai
- Người được bảo lãnh không nắm bắt những thông tin trong mẫu I-130. Hoặc I-129F, tờ Lý lịch cá nhân của đơn G-325A, mẫu I-864 hoặc I-134,…
- Đối với người được bảo lãnh, thường sẽ không để ý đến những gì đã cung cấp trong đơn từ trước đó để làm hồ sơ, cho đến khi buổi phỏng vấn diễn ra, việc trả lời sai lệch với những thông tin đã cung cấp làm cho tính nhất quán của hồ sơ giảm, dẫn đến trạng thái nghi ngờ các thông tin đã khai đối với các viên chức LSQ.
- Ngoài ra, bản tường trình mối quan hệ của hai vợ hoặc chồng hay hôn thê/hôn phu, người được bảo lãnh không nắm vững. Trong buổi phỏng vấn vấn định cư Mỹ, đương đơn cung cấp những thông tin không trùng khớp với thông tin đã cung cấp trước đó.
Những điều “không biết” làm cho hồ sơ bảo lãnh yếu
- Không biết các thông tin về gia đình của vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu của mình. Chẳng hạn như tên cha, mẹ, anh chị em, nơi sinh sống,…
- Không biết thông tin về công việc cũng như tài chính của nhau. Chẳng hạn như: làm việc ở đâu, thu nhập thế nào, tên công ty, giờ giấc làm việc, nhà cửa sở hữu,…
- Không biết chi tiết về nơi sinh sống của chồng/vợ. Chẳng hạn như: ở thành phố nào, bang nào, đặc trưng ở nơi đó, thời tiết,…
- Không biết thông tin vài người bạn thân của người bảo lãnh, ví dụ như: họ tên, tuổi, công việc,…
- Không biết thói quen, sở thích của nhau.
- Không biết thông tin về các cuộc hôn nhân trước cũng như các con riêng của nhau.
- Không biết nói tiếng Anh: Người được bảo lãnh không thể nói tiếng Anh trong khi người bảo lãnh là người gốc Mỹ và không thể nói tiếng Việt.
Với những chia sẻ từ kinh nghiệm nhiều năm tiến hành hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng, hôn thê/hôn phu. Toàn Cầu Visa hy vọng các bạn có đủ kiến thức và sự tự tin để tiến hành hồ sơ bảo lãnh nhằm nhanh chóng đoàn tụ với người thân tại Mỹ. Hãy liên hệ với Toàn Cầu Visa để được tư vấn định cư Mỹ nhé!
Tên của bạn Email Số điện thoại Câu hỏi cần tư vấnTÌNH YÊU ĐẸP
CỦA BẠN CẦN TOÀN CẦU VISA HỖ TRỢ
Chia sẻ với chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu cho chính hoàn cảnh của bạn
Hoặc gọi Hotline: 0903 912 212 để được giải đáp nhanh nhất!
Đại diện tại Việt Nam: TOÀN CẦU VISA
Hotline: 0896.162.026
Email: info@toancauvisa.com
Fanpage: Bảo Lãnh Định Cư Mỹ – Toàn Cầu Visa
Xem thêm:
- Định Cư Mỹ
- Phỏng Vấn Đi Mỹ
- Bảo Lãnh Hôn Thê Sang Mỹ
- Du Lịch Mỹ Thăm Thân Nhân
- Bảo Lãnh Đi Mỹ
- Du Lịch Mỹ Cần Giấy Tờ Gì
Từ khóa » Visa K1 Khi Có Bầu
-
Có Thai Và Sinh Con Trong Quá Trình Mở Hồ Sơ Bảo Lãnh
-
Mang Thai Có ảnh Hưởng đến Việc Xin Visa định Cư Mỹ? - Icaviet
-
Trường Hợp “có Thai Và Sinh Con Trong Quá Trình Mở Hồ Sơ Bảo Lãnh ...
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp - Thị Thực Diện K-1
-
Thông Báo Về Rút Ngắn Thời Gian đợi Phỏng Vấn
-
Tôi Và Bạn Và Câu Chuyện Có Bầu Khi Xin Visa định Cư Mỹ…
-
Làm Sao để Có Thể đạt được Visa K1 Bảo Lãnh Hôn Thê/hôn Phu?
-
BẢO LÃNH ĐI MỸ: 6 NỘI DUNG PHỎNG VẤN CẦN NẮM VỮNG ĐỐI ...
-
CÓ... - Bảo Lãnh Diện Vợ Chồng , Fiancée Và Bổ Sung Giấy Xanh
-
Visa K1 Mỹ Là Gì Và Lấy Visa Như Thế Nào - Cập Nhật Mới Nhất 2022
-
Trọn Bộ Thủ Tục Bảo Lãnh Hôn Thê Sang Mỹ (visa K-1)
-
Thủ Tục Xin Visa Mỹ Bảo Lãnh Hôn Nhân đồng Giới (Visa K-1)
-
Quy Trình Bảo Lãnh Hôn Thê Sang Mỹ - Đậu Visa
-
Nhận Tiền BHXH Một Lần Khi Có Thẻ Visa K1 Của Mỹ