Chuyến Bay 370 Của Malaysia Airlines – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách cập nhật cho bài viết này.
Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines
Chiếc máy bay Boeing 777-200ER mang số đăng ký 9M-MRO của Malaysia Airlines cất cánh tại Sân bay Quốc tế Los Angeles vào một ngày cuối tháng 10 năm 2013, 4 tháng trước khi chính chiếc máy bay này đã mất tích bí ẩn.
Mất tích
Ngày8 tháng 3 năm 2014 (2014-03-08);10 năm, 9 tháng trước
Mô tả tai nạnMất tích bí ẩn, một số mảnh vỡ được tìm thấy ở biển Úc và châu Phi
Địa điểmPhía nam Ấn Độ Dương (dự đoán)
Máy bay
Dạng máy bayBoeing 777-200ER
Hãng hàng khôngMalaysia Airlines
Số chuyến bay IATAMH370
Số chuyến bay ICAOMAS370
Tín hiệu gọiMALAYSIAN 370
Số đăng ký9M-MRO
Xuất phátSân bay quốc tế Kuala Lumpur
Điểm đếnSân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh
Số người239
Hành khách227
Phi hành đoàn12
Tử vong239 (tất cả, dự đoán)
Sống sót0 (dự đoán)
Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines
Tìm kiếm (JACC) · Lịch trình · Phân tích truyền thông vệ tinh · Giả thiết
Xem thêm: Danh sách máy bay bị mất
  • x
  • t
  • s
Hành trình

Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines (MH370/MAS370)[a] là một chuyến bay quốc tế thường lệ của hãng hàng không Malaysia Airlines đi từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Đây đồng thời cũng là chuyến bay liên danh với China Southern Airlines.[1] Khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc vào 0 giờ 41 MST (UTC+8) ngày 8 tháng 3 năm 2014 bằng máy bay Boeing 777-200ER, dự kiến tới Bắc Kinh vào lúc 6 giờ 30 cùng ngày. Máy bay chở 239 hành khách, trong đó có hai trẻ sơ sinh, cùng với 12 thành viên phi hành đoàn.[2] Máy bay đã mất liên lạc khi mới vào Vùng radar Hồ Chí Minh thuộc không phận Việt Nam.[3]

Theo báo Tuổi Trẻ ngày 8/3/2014, dẫn lời chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát, chính ủy Hải Quân vùng 5, cho biết Hải quân vùng 5 của Hải quân Việt Nam đã xác định vị trí máy bay bị rơi tại vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia, cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc khoảng 153 hải lý (khoảng 300 km), trong vịnh Thái Lan.[4] Các báo Việt Nam cũng loan tin tìm được vết dầu loang, mảnh vỡ,... Tuy nhiên theo BBC, thì thông tin này chưa chính xác.[5]

Với tất cả 227 hành khách và 12 phi hành đoàn trên tàu được cho là đã chết, sự biến mất của chuyến bấy là sự cố nguy hiểm nhất liên quan đến một chiếc Boeing 777 và là vụ tai nạn nguy hiểm nhất trong lịch sử của Malaysia Airlines cho đến khi nó bị Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines vượt qua cả hai mặt. MH17 bị bắn hạ khi đang bay qua Ukraina bốn tháng sau đó vào ngày 17 tháng 7 năm 2014. Cả hai vụ việc đã gây ra vấn đề tài chính nghiêm trọng cho Malaysia Airlines, hãng đã được chính phủ Malaysia tái quốc hữu hóa vào tháng 8 năm 2014.

Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích đã trở thành cuộc tìm kiếm tốn kém nhất trong lịch sử hàng không. Ban đầu được tập trung vào Biển Đông và Biển Andaman, trước khi một phân tích mới về liên lạc tự động của máy bay với vệ tinh Inmarsat chỉ ra rằng máy bay đã di chuyển xa về phía nam Ấn Độ Dương. Việc thiếu thông tin chính thức trong những ngày ngay sau vụ mất tích đã gây ra sự chỉ trích gay gắt từ dư luận Trung Quốc, đặc biệt là từ người thân của hành khách. Một số mảnh vỡ dạt vào bờ biển phía tây Ấn Độ Dương trong năm 2015 và 2016; nhiều trong số này đã được xác nhận là có nguồn gốc từ máy. Sau ba năm tìm kiếm trên diện tích 120,000 km2 (46,332 dặm vuông Anh) nhưng vẫn không xác định được vị trí của máy bay, Trung tâm Điều phối Cơ quan Liên hợp chỉ đạo hoạt động đã đình chỉ hoạt động tìm kiếm vào tháng 1 năm 2017. Cuộc tìm kiếm thứ hai do Ocean Infinity tiến hành vào tháng 1 năm 2018 nhưng không thành công sau sáu tháng.

Vào thời điểm mất tích thì đây là tai nạn làm thiệt mạng nhiều nhất liên quan tới máy bay Boeing 777 và của ngành hàng không Malaysia.[6][7] Kỷ lục này đã bị phá sau khi Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ ở Ukraine 131 ngày sau đó. Sau hai chuyến bay này, Malaysia Airlines gặp rất nhiều khó khăn về tài chính và được cổ phần hóa vào cuối năm 2014. Chính phủ Malaysia đã nhận được nhiều lời chỉ trích đáng kể, đặc biệt là từ Trung Quốc, vì đã không công bố thông tin kịp thời trong những tuần đầu của cuộc tìm kiếm.[8] Vụ mất tích này khiến dư luận chú ý về giới hạn theo dõi máy bay và ghi lại chuyến bay, bao gồm cả thời lượng pin hạn chế của Đèn định vị dưới nước. Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã thông qua các tiêu chuẩn mới về báo cáo vị trí máy bay trên đại dương, kéo dài thời gian ghi âm cho máy ghi âm buồng lái và bắt đầu từ năm 2020, các thiết kế máy bay mới sẽ được yêu cầu có phương tiện khôi phục máy ghi chuyến bay hoặc thông tin chúng chứa.

Malaysia thông báo bỏ số hiệu MH370 cho chặng bay Kuala Lumpur - Bắc Kinh, để thể hiện sự tôn trọng đối với các hành khách và tổ bay mất tích từ ngày 14/3, với các số hiệu thay thế là MH318 cho chặng Kuala Lumpur - Bắc Kinh, và MH319 cho chặng Bắc Kinh - Kuala Lumpur.[9]

Hành trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc máy bay Boeing 777-200ER do Malaysia Airlines khai thác, đã cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur vào lúc 00:42 MYT (16:42 UTC). Sau 36 phút cất cánh, chiếc máy bay đã liên lạc lần cuối với trạm kiểm soát không lưu lúc 01:19 MYT (17:19 UTC) vào ngày 8 tháng 3 khi máy bay đang bay đến gần Biển Đông, cụ thể là tiến vào không phận của Việt Nam. Trước khi biến mất khỏi radar Kuala Lumpur, trạm kiểm soát không lưu và chiếc máy bay này đã có những lời nói cuối cùng:

ATC: Malaysian 370.

(Malaysia 370.)

ATC: Malaysian 370, contact Ho Chi Minh 120.9, good night.

(Malaysia 370, liên lạc Hồ Chí Minh 120.9, đêm tốt lành.)

MH370: Good night, Malaysian 370. (lời nói cuối cùng của cơ trưởng Zaharie Amad Shah)

(Đêm tốt lành, Malaysia 370.)

Chưa đầy một giờ sau khi cất cánh. Khi máy bay bay đến điểm tham chiếu IGARI, chiếc máy bay bỗng biến mất khỏi màn hình radar của kiểm soát viên không lưu lúc 01:22 MYT (17:22 UTC). Điều kì lạ là chiếc máy bay không liên lạc được với trạm kiểm soát không lưu của thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, bởi vì chiếc máy bay đã không đăng ký với trạm kiểm soát không luu thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, tuy nhiên chiếc máy bay này vẫn được theo dõi trên radar quân sự của Malaysia khi máy bay bay về hướng Đông Bắc ban đầu để bay sang hướng Tây và băng qua Bán đảo Mã Lai, sau đó tiếp tục cho đến khi rời khỏi tầm hoạt động của radar quân sự lúc 02:22 khi ở trên Biển Andaman, 200 hải lý (370 km; 230 mi) về phía Tây Bắc đảo Penang ở Tây Bắc Malaysia.

Một nỗ lực tìm kiếm máy bay đã trở thành cuộc tìm kiếm tốn kém nhất trong lịch sử hàng không[10][11][12]—được bắt đầu ở vịnh Thái Lan và Biển Đông,[13] nơi tín hiệu của máy bay được ghi lại lần cuối trên radar giám sát thứ cấp, mở rộng đến Eo biển Malacca và Biển Andaman. Dựa theo phân tích truyền thông vệ tinh giữa máy bay và mạng liên lạc vệ tinh của Inmarsat đã kết luận máy bay đã bay về phía nam Ấn Độ Dương, nhưng không thể xác định được tọa độ chính xác. Australia đã mở cuộc tìm kiếm vào ngày 17 tháng 3 trên Ấn Độ Dương. Vào ngày 24 tháng 3, chính phủ Malaysia đã kết luận rằng "Chuyến bay MH370 đã mất tích ở phía nam Ấn Độ Dương".[14] Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 1 năm 2017, cuộc tìm kiếm được mở rộng khoảng 120,000 km2 (46,332 dặm vuông Anh) dưới đáy biển 1,800 km (1,118 mi; 0,972 nmi) phía tây nam của Perth, Tây Úc. Một số mảnh vỡ được tìm thấy trên bờ biển Châu Phi và trên một số đảo ở Ấn Độ Dương được tìm thấy vào ngày 29 tháng 7 năm 2015 trên đảo Réunion được xác nhận là mảnh vỡ máy bay của MH370.[15][16][17][18]

Vào ngày 22 tháng 1 năm 2018, một cuộc tìm kiếm của công ty Ocean Infinity của Mỹ đã bắt đầu trong khu vực tìm kiếm xung quanh tọa độ 35°36′N 92°48′Đ / 35,6°N 92,8°Đ / -35.6; 92.8 (CSIRO crash area), nơi có nhiều khả năng gặp sự cố nhất theo nghiên cứu được công bố vào năm 2017.[19][20][21] Trong nỗ lực tìm kiếm trước đó, Malaysia đã thành lập Nhóm điều tra chung (JIT) để điều tra vụ mất tích với các nhà chức trách và chuyên gia hàng không nước ngoài. Malaysia đã công bố báo cáo cuối cùng liên quan đến MH370 vào tháng 10 năm 2017. Cả phi hành đoàn và hệ thống thông tin liên lạc của máy bay đều không chuyển tiếp tín hiệu báo động, thời tiết xấu hoặc các vấn đề kỹ thuật khác trước khi máy bay mất tích. Hai hành khách lên máy bay hộ chiếu bị đánh cắp đã được điều tra, nhưng sau đó đã được loại ra khỏi danh sách nghi phạm. Cảnh sát Malaysia suy đoán cơ trưởng của chuyến bay là nghi phạm chính nếu sự can thiệp là nguyên nhân dẫn đến vụ mất tích. Nguồn điện đơn vị dữ liệu vệ tinh (SDU) của máy bay đã bị mất từ 01:07 đến 02:03; và liên lạc vệ tinh của Inmarsat lúc 02:25, chỉ 3 phút sau khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar. Người ta suy đoán rằng máy bay đã bay về hướng Nam sau khi bay qua phía bắc Sumatra, sau đó tiếp tục bay trong 6 giờ, rồi rơi xuống biển khi nhiên liệu của máy bay đã bị cạn kiệt.[22]

Sự cố

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Đông Nam Á cho thấy cực nam của Việt Nam ở phía trên bên phải (đông bắc), bán đảo Mã Lai (phần nam của Thái Lan, một phần của Malaysia và Singapore), phần trên của đảo Sumatra, phần vịnh Thái Lan, phần tây nam của Biển Đông, eo biển Malacca và một phần của Biển Andaman. Đường bay của MH370 được hiển thị bằng màu đỏ, đi từ Kuala Lumpur (phía dưới chính giữa) trên một con đường eo biển về phía đông bắc, sau đó (ở phía trên bên phải) rẽ sang phải trước khi rẽ sang trái và bay theo con đường giống như rộng hình chữ "V" (khoảng 120-130°) và rơi ở phía trên bên trái. Các ghi chú nơi gửi thông điệp ACARS cuối cùng ngay trước khi MH370 đi từ Malaysia vào Biển Đông, liên lạc cuối cùng được thực hiện bởi trạm kiểm kiểm soát không lưu trước khi máy bay rẽ phải và nơi phát hiện cuối cùng bằng radar quân sự tại chỉ nơi con đường máy bay rơi.
Đường bay đã biết của MH370 (đỏ), do quân đội cung cấp và dữ liệu tại các trạm kiểm soát không lưu.

Chuyến bay khởi hành tại nhà ga M tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur lúc 00 giờ 43 phút, nhưng hai giờ sau đó máy bay biến mất khỏi radar ATC và ngừng liên lạc với Trung tâm kiểm soát không lưu Subang.[23][24] Hãng hàng không xác nhận rằng họ đã tiến hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc cho biết liên lạc với chiếc máy bay đã bị mất trên không phận Việt Nam.[25] Ở Việt Nam, người ta cho rằng máy bay MH370 của Malaysia Airlines rơi ở vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia, cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng 153 hải lý (khoảng 300 km). Khoảng 16h30 giờ Việt Nam ngày 8/3, một chiếc máy bay khảo sát của Việt Nam báo về trung tâm chỉ huy phát hiện một vệt như dầu loang trên biển. Vệt này dài 20 km, nằm ở toạ độ 7°33′00″B 103°11′07″Đ / 7,55°B 103,1852°Đ / 7.55; 103.1852, trong vùng thông báo bay Hồ Chí Minh của Việt Nam, vết dầu dài 15–20 km và cách mũi Cà Mau 190 km và cách đảo Thổ Chu 150 km.[26][27][28] Tuy nhiên, ngày 9/3, sau khi kiểm tra lại, Việt Nam khẳng định đây không phải là vết dầu loang. Sau khi không thấy trả lời từ MH370, Đài không lưu Subang đã yêu cầu một chiếc máy bay khác xuất phát trước 30 phút của Malaysia Airlines bay từ Kuala Lumpur đi sân bay Narita ở Tokyo, Nhật Bản đã liên lạc được với MH370 ngay sau 1h30 sáng 8/3 và hỏi họ có đi vào không phận Việt Nam hay không nhưng chỉ nghe tiếng lầm bầm phía bên kia với đường liên lạc bị nhiễu.[29]

Âm thanh Bản ghi âm có thể là ghi lại MH370 rơi xuống biển, được tăng lên hệ số 10 để có thể nhận biết được. Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Máy bay

[sửa | sửa mã nguồn]
Buồng lái của 9M-MRO, vào tháng 4 năm 2004
Ghế hạng phổ thông trên 9M-MRO (2004)
Ghế hạng Thương gia trên 9M-MRO (2004)

Máy bay Boeing 777-2H6ER,[b] số xêri 28420, số đăng ký 9M-MRO. Đây là máy bay Boeing 777 thứ 404 được sản xuất,[31] thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 14 tháng 5 năm 2002. Sau đó, máy bay được giao cho Malaysia Airlines vào ngày 31 tháng 5 năm 2002. Máy bay được trang bị bởi hai động cơ phản lực Rolls-Royce Trent 800[31] và được cấu hình để chở 282 hành khách. Chiếc máy bay 12 năm tuổi đã tích lũy được 53.471,6 giờ bay và 7.526 chuyến bay (cất cánh và hạ cánh)[32] và là máy bay an toàn nhất không gặp sự cố.[33] Tuy nhiên, máy bay đã từng gặp sự cố tại Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải vào tháng 8 năm 2012, dẫn đến bị hỏng đầu cánh.[34] Máy bay đã được bảo dưỡng vào ngày 23 tháng 2 năm 2014.[35] Máy bay đáp ứng tất cả các yêu cầu về độ an toàn cho khung máy bay và động cơ. Việc cung cấp thêm oxy cho phi hành đoàn được thực hiện vào ngày 7 tháng 3 năm 2014. Sau đó, máy bay đã được bảo dưỡng, nhưng không có vấn đề bất thường.[32]

Máy bay liên quan, Boeing 777 đã được giới thiệu vào năm 1994 và có độ tin cậy cao.[36][37] Kể từ chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 6 năm 1995, máy bay Boeing 777 đã gặp sự cố với Chuyến bay 38 của British Airways vào năm 2008; và một vụ cháy buồng lái của Chuyến bay 667 của EgyptAir tại Sân bay quốc tế Cairo vào năm 2011;[38][39] một vụ tai nạn của Chuyến bay 214 của Asiana Airlines vào năm 2013 (khiến 3 người tử vong); Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines, bị bắn rơi ở Ukraina vào tháng 7 năm 2014;[40][41] Chuyến bay 521 của Emirates, bị rơi và cháy khi hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Dubai vào tháng 8 năm 2016,[42] và vào tháng 11 năm 2017, một chiếc máy bay Boeing 777-200ER của Singapore Airlines bốc cháy tại Sân bay Changi Singapore.[43]

Điều tra

[sửa | sửa mã nguồn]
Điểm xuất phát và điểm đến theo lịch trình của MH370 và địa điểm lúc bắt đầu mất liên lạc ở vịnh Thái Lan

Các quan chức Hoa Kỳ đang điều tra về khả năng khủng bố. Hai hành khách trên chiếc máy bay mất tích bị nghi ngờ đã lên máy bay bằng cách sử dụng hộ chiếu đánh cắp của hai người có quốc tịch Áo và Ý. Christian Kozel, 30 tuổi, người Áo và Luigi Maraldi, 37 tuổi, người Italy, đã bác bỏ việc có mặt trên chuyến bay bị mất tích, dù họ có tên trong danh sách bay. Hai người cho biết hộ chiếu của họ bị ăn cắp tại Thái Lan lần lượt vào năm 2012 và 2013. Hoa Kỳ đang rà soát lại danh sách hành khách của chuyến bay và tiến hành điều tra trình báo.[44][45][46] Báo Phúc Kiến buổi tối đưa tin công an thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nghi vấn hai hành khách người nước này trên chuyến bay MH370 sử dụng hộ chiếu giả. Các hộ chiếu này ghi do công an Phúc Kiến cấp nhưng mã số và danh tính cá nhân trong đó không khớp nhau.[47] Hai vé của hai người mang hộ chiếu Áo và Ý được China Southern Airlines bán ra, hai vé đã được mua tại cùng một thời điểm và một đại lý du lịch ở Pattaya, Thái Lan, hai ngày trước khi chuyến bay. Hai khách này có hành trình bắt đầu tại Kuala Lumpur và tiếp tục thông qua Bắc Kinh đi Amsterdam, sau đó người có hộ chiếu Ý sẽ đi Copenhagen, còn người có hộ chiếu Áo sẽ đi Frankfurt.[48] Một số báo chí đưa tin hai người này đều được các cơ quan an ninh Malaysia cho là có nhận dạng châu Á. Tuy nhiên theo công bố của Cục hàng không dân dụng Malaysia sau khi xem băng hình thì họ không giống người châu Á.[49][50] Cho đến nay chưa có báo cáo chính thức nào về mối liên hệ giữa những người sử dụng hộ chiếu giả với nguyên nhân mất tích máy bay.[49][51][52] Boeing đã thông báo rằng họ đã chuẩn bị một đội ngũ các chuyên gia cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà điều tra, phù hợp với các nghị định thư của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế. Ngoài ra, Ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ công bố trong một thông cáo báo chí ngày 08 tháng 3 rằng một nhóm các nhà điều tra đã được phái đi cùng với các cố vấn kỹ thuật của Cục hàng không Liên bang.

Ngày 11/3, tờ báo Malaysia Berita Harian cho biết Tư lệnh không quân Malaysia Rodzali Daud cho biết chiếc máy bay được phát hiện lần cuối qua radar quân đội vào lúc 2h40 ngày 8/3 (giờ địa phương), tại địa điểm gần đảo Perak ở phía bắc của eo biển Malacca. Máy bay bay ở độ cao 9.000 m.[53][54] Trả lời phỏng vấn CCTV sau đó Tư lệnh không quân Malaysia khẳng định ông chưa bao giờ công bố về việc dò tìm được tín hiệu MH370 ở eo biển Malacca, và rằng báo chí nước này đã đưa tin sai.

Ngày 15/3, thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo Malaysia ngừng tìm kiếm máy bay mất tích ở Biển Đông, bởi MH370 đã quay trở lại Malaysia rồi tiến tiếp về phía tây bắc sang Ấn Độ Dương một cách có chủ ý. Tín hiệu cuối cùng của chiếc máy bay này lên tới một vệ tinh theo lời của thủ tướng Malaysia là vào lúc 8 giờ 11 phút (giờ địa phương) vào 8 tháng 3. Máy bay cất cánh vào lúc 0 giờ 41 phút, biến mất khỏi hệ thống ra đa vào lúc 1 giờ rưỡi, sau đó vẫn còn bay trên không trên 7 tiếng rưỡi.[55]

Tìm kiếm cứu hộ

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: en:Search for Malaysia Airlines Flight 370

Thời điểm ngày 12 tháng 3, đã có 39 máy bay và 42 tàu của 14 nước (Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Hoa Kỳ, Thái Lan, Australia, New Zealand, Philippines, Ấn Độ, Pháp, Đài Loan và Nhật Bản) tìm kiếm máy bay mất tích.[28][56]

Malaysia

Malaysia Airlines xác nhận rằng các hoạt động tìm kiếm cứu nạn đã bắt đầu. Nhà chức trách Malaysia cũng đã phái một máy bay vận tải CASA / IPTN CN-235, bốn máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Hercules, một chiếc máy bay Beechcraft King Air, hai chiếc Bombardier Aerospace, hai máy bay trực thăng Agusta, bốn máy bay trực thăng vận tải chiến thuật tầm xa Eurocopter EC725, sáu tàu Hải quân Hoàng gia Malaysia, và ba tàu của Cơ quan chấp pháp hàng hải Malaysia để tìm kiếm trên vùng biển nghi máy bay mất tích.[57][58]

Việt Nam

Việt Nam đã sử dụng 3 máy bay vận tải Antonov AN-26, 2 máy bay tuần thám CASA C-212, 1 thủy phi cơ, 3 trực thăng, 7 tàu tham gia tìm kiếm và một số tàu máy bay hậu cần sẵn sằng cho tình huống xấu. Tàu của Việt Nam gồm tàu của hải quân và cảnh sát biển. Ngày 9/3, thủy phi cơ của cảnh sát biển Việt Nam phát hiện mảnh vỡ được cho là cửa sổ máy bay,[59] tuy nhiên không phải.

Pháp

Pháp đã yêu cầu Ban tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn.

Úc

Chính phủ Australia cung cấp hai máy bay tuần tra trên biển Lockheed P-3 Orion của Không quân Úc tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn.[60]

Philippines

Philippines cử các tàu tuần tra biển và máy bay trinh sát hỗ trợ tìm kiếm ở Biển Đông.[61]

Indonesia

Hải quân Indonesia đã liên lạc với Hải quân với Malaysia và Đại sứ quán Indonesia tại Kuala Lumpur công bố nước này sẽ gửi 5 tàu ​​để giúp nhà chức trách Malaysia tìm kiếm cứu nạn.

Singapore

Một ngày sau sự cố, Singapore cũng cử 1 chiếc máy bay C-130 Hercules tham gia tìm kiếm. Sau đó, hai C-130 Hercules khác đã được phái đi, còn Hải quân Cộng hòa Singapore phái tàu frigate lớp Formidable với một máy bay trực thăng hải quân Sikorsky S-70B trên tàu, một tàu cứu hộ dưới biển, (Swift Rescue) với thợ lặn trên tàu; cũng như tàu corvette lớp Victory Vigour.[62]

Thái Lan

Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng đã chuẩn bị phái ba tàu và một máy bay tham gia sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ.[63][64] Hiện nay, hải quân Thái Lan đang chuyển trọng tâm tìm kiếm của mình ngoài vịnh Thái Lan sau khi phía Malaysia cho rằng có khả năng máy bay đã đổi hướng bay và có thể đã bị nạn trên biển Andaman ở Ấn Độ Dương.

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã cử USS Pinckney, một tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, chở 2 trực thăng MH-60R được trang bị cho việc tìm kiếm và cứu hộ, đang tiến hành các hoạt động huấn luyện ở Biển Đông để trợ giúp chiến dịch tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. USS Pinckney, thuộc Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ đóng tại Okinawa (Nhật Bản), đã lên đường tới vùng biển phía Nam Việt Nam và trong vòng 24 giờ sẽ có mặt tại vùng biển nơi máy bay Malaysia được cho là mất tích. Hải quân Hoa Kỳ thông báo một máy bay tuần tra P-3C Orion từ căn cứ không quân Kadena tại Okinawa cũng sẽ tham gia công tác tìm kiếm.[65]

Trung Quốc

Chủ tịch nước Trung Quốc và thủ tướng Trung Quốc cũng chỉ đạo cho các cơ quan hữu quan nước này tham gia tìm kiếm cứu nạn.[66][67][68][69][70] Trung Quốc triển khai 10 vệ tinh dò tìm và hai tàu cứu hộ Trung Quốc đã được đưa đến Biển Đông tham gia tìm kiếm.[71] Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề nghị Việt Nam tạo điều kiện cho các lực lượng cứu hộ nước này tham gia tìm kiếm cứu nạn vụ trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại vịnh Thái Lan. Hai tàu Trung Quốc được cấp phép vào thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong vùng biển Việt Nam bao gồm tàu Tỉnh Cương Sơn (999) và tàu Miên Dương (528).

New Zealand

Chính phủ New Zealand cung cấp một máy bay tuần tra trên biển Lockheed P-3 Orion tập trung tại căn cứ không quân  Butterworth ở Penang (Malaysia) cùng phối hợp với Không quân Úc tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Ấn Độ

Ấn Độ điều một số tàu chiến cùng trực thăng trinh sát tìm kiếm những vùng biển gần Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Ngoài ra còn khoảng 5 vệ tinh không gian cũng được tăng cường.

Đài Loan

Quân đội Đài Loan có một máy bay C-130 cùng một khu trục hạm và hai tàu cảnh sát biển.

Nhật Bản

Nhật Bản ngày 11/03 đã điều động hai máy bay vận tải C-130 của Lực lượng Tự vệ Phòng không và hai máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Tự vệ Hàng hải. Ngoài ra, một đội tiền trạm của Nhật Bản gồm 8 thành viên, trong đó có các sĩ quan của SDF, sẽ có mặt tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur vào ngày 12/03.

Hành khách và phi hành đoàn

[sửa | sửa mã nguồn] Hành khách theo quốc tịch[72]
Quốc tịch Số người
 Úc 6
 Canada 2
 Trung Quốc 153[73]
 Pháp 4
 Ấn Độ[74] 5
 Indonesia 7
 Iran[c] 2
 Malaysia[d] 50
 Hà Lan 1
 New Zealand 2
 Nga 1
 Đài Loan 1
 Ukraina 2
 Hoa Kỳ 3
Tổng (14 quốc tịch) 239

Máy bay chở 239 hành khách, với 12 thành viên phi hành đoàn Malaysia và 227 hành khách đến từ 14 quốc gia.[77] Malaysia Airlines đã công bố quốc tịch của hành khách và phi hành đoàn, dựa trên bản kê khai chuyến bay.[78] Danh sách hành khách sau đó đã được thay đổi để bao gồm hai hành khách Iran đi trên hộ chiếu Áo và hộ chiếu Ý bị đánh cắp.

Phi hành đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả 12 thành viên phi hành đoàn — gồm 2 phi công và 10 tiếp viên hàng không — đều là người Malaysia.[78]

  • Cơ trưởng của chuyến bay là Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi, đến từ Penang. Zaharie gia nhập hãng hàng không Malaysia Airlines vào năm 1981. Sau khi được đào tạo, huấn luyện và nhận bằng phi công thương mại, Zaharie trở thành cơ phó thứ hai của Malaysia Airlines vào năm 1983, và sau đó được làm cơ trưởng của máy bay Boeing 737-400 vào năm 1991, cơ trưởng của Airbus A330-300 vào năm 1996 và là cơ trưởng của Boeing 777-200 vào năm 1998. Zaharie đã có tổng cộng 18.365 giờ bay.[32][79][80]
  • Cơ phó là Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi. Fariq gia nhập Malaysia Airlines vào năm 2007. Sau khi được làm cơ phó thứ hai của máy bay Boeing 737-400, Fariq được làm cơ phó của máy bay Boeing 737-400 vào năm 2010 và sau đó chuyển sang Airbus A330-300 vào năm 2012. Vào tháng 11 năm 2013, Fariq bắt đầu được đào tạo với tư cách là cơ phó của Boeing 777-200. MH370 là chuyến bay huấn luyện cuối cùng của Fariq. Fariq đã có tổng cộng 2.763 giờ bay.[24][32][81][82]

Hành khách

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong số 227 hành khách, có 153 hành khách là người Trung Quốc,[77] và 38 hành khách là người Malaysia. Những hành khách còn lại đến từ 12 quốc gia.[78][83] Trong số hành khách này, có 20 hành khách, trong đó có 12 người đến từ Malaysia và 8 người đến từ Trung Quốc là nhân viên của Freescale Semiconductor.[83][84][85]

Thông qua thỏa thuận năm 2007 với Malaysia Airlines, Tzu Chi (một tổ chức Phật giáo quốc tế) đã cử các đội được đào tạo đặc biệt đến Bắc Kinh và Malaysia để hỗ trợ tinh thần cho gia đình hành khách.[86][87] Hãng cũng cử đội ngũ chăm sóc và tình nguyện viên[88] đồng ý chịu chi phí đưa các gia đình của hành khách đến Kuala Lumpur và cung cấp chỗ ở, chăm sóc và tư vấn cho họ.[89] Tổng cộng, có 115 hành khách Trung Quốc đã đi đến đến Kuala Lumpur.[90] Một số hành khách Trung Quốc muốn về nước vì họ cảm thấy bị cô lập khi ở Malaysia.[91]

Giả thiết và nghi vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc máy bay MH370 đột ngột mất tích thường được liên tưởng đến Chuyến bay 447 của Air France mất tích ở Đại Tây Dương năm 2009.[92] Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines nghiêng về giả thuyết máy bay bị khủng bố làm nổ,[92] và khả năng tìm được máy bay có thể là "rất nhanh, nhưng cũng rất lâu".[93] Long Nguyễn, một kỹ sư phục vụ trong Không lực Hoa Kỳ cho là có khả năng máy bay đã bị không tặc.[94] Một số giả thuyết cho rằng cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah đã khống chế máy bay và lao máy bay xuống biến để tự sát vì bất ổn tâm lý.[95][96]

Mảnh vỡ

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí mảnh vỡ ở Reunion so với điểm mất tích tín hiệu

Sáng 29/7/2015 - hơn một năm sau ngày mất tích của MH370, một đội dọn dẹp đã phát hiện một mảnh vỡ ở bờ biển đảo Reunion, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở phía đông Madagascar, nằm trên Ấn Độ Dương - nghi là mảnh vỡ của nó. "Gần như chắc chắn rằng mảnh vỡ được tìm thấy là bộ phận đằng sau cánh của Boeing 777. Người đứng đầu đội điều tra đã nói với tôi như vậy", Reuters dẫn lời ông Abdul Aziz Kaprawi, Thứ trưởng Giao thông Malaysia, cho hay. Vật thể dài 2,7 m, rộng 1 m, bị ngâm nước trong thời gian dài, rong rêu và các loài sinh vật sống ký sinh đã bám trụ trên đó chứng tỏ rằng nó đã chìm trong nước một khoảng thời gian khá lâu, "ít nhất là 6 tháng". Điều đặc biệt là trên vật thể có con số BB670. Xavier Tytelman, chuyên gia về an ninh hàng không, nói rằng, các hình ảnh về mảnh vỡ cho thấy "điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa nó với cánh liệng treo của Boeing 777". Trong khi đó, từ mô hình trên máy tính, giáo sư Charitha Pattiaratchi của trường Đại học Tây Australia, nhận định, mảnh vỡ của phi cơ sẽ nổi lên ở khu vực xung quanh đảo Reunion trong vòng 18 đến 24 tháng nhưng tốc độ hiện nay là không thống nhất và khó dự đoán. Truyền thông toàn thế giới đã đưa tin nhanh chóng và quyết liệt - vì đơn giản nó là bằng chứng duy nhất để có thể lý giải số phận của chuyến bay xấu số đến thời điểm đó. Hiện Chính phủ Malaysia và hãng Boeing đã cử người đến đảo Reunion để xem xét vật thể và đưa ra các quyết định, kết luận. Rất nhiều chuyên gia khẳng định đó là mảnh vỡ của MH370, thế nhưng nhiều người lại cho rằng nếu đó thật sự là một phần của chuyến bay xấu số thì chưa chắc gì số phận của nó đã phơi bày. Các chuyên gia đang cố gắng xác định mẫu vật và vẫn vật lộn với câu hỏi: MH370 đang ở đâu và chuyện gì đã xảy ra?

Bên cạnh đó, người ta cũng đã tìm thấy một chiếc va li có nhiều đồ đạc bên trong với tình trạng hư hỏng nặng, được nghi là của hành khách MH370 cũng tại địa điểm này.[97]

Vài ngày sau đó, một mảnh kim loại nghi là cửa thoát hiểm của MH370 đã được tìm thấy,[98] nhưng các giới chức Malaysia khẳng định rằng nó không phải của Boeing 777.

Qua các tìm kiếm gần đây, người ta vẫn tiếp tục nảy ra một giả thiết: Tất cả mọi người trên máy bay đều đã bị bắt cóc, còn xác chiếc máy bay bọn bắt cóc đã làm thịt nó và thả trôi ra đại dương. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là giả thiết. Ngày 5/8/2015, mảnh vỡ đầu tiên và chiếc va li được đưa về Pháp, cảnh sát tại đó và hàng trăm chuyên gia từ khắp mọi nơi phân tích để xác định nguồn gốc của nó có phải từ chuyến bay xấu số không.

Sáng sớm ngày 6/8/2015, thủ tướng Malaysia Najib Razak chính thức xác nhận mảnh vỡ đầu tiên được tìm thấy vào ngày 29/7 là một phần của MH370. Nó là bộ phận cánh tà giúp máy bay thăng bằng. "Hôm nay, sau 515 ngày biến mất bí ẩn, tôi cảm thấy nặng nề khi phải thông báo, các chuyên gia đã kết luận mảnh vỡ máy bay tìm thấy trên đảo Reunion thực sự là một phần của MH370", ông Razak nói.[99] Phản ứng trước thông tin xác nhận mảnh vỡ là của phi cơ Boeing 777 mất tích, Malaysia Airlines bày tỏ "niềm thương tiếc sâu sắc đối với gia đình và bạn bè của những hành khách trong chuyến bay MH370", CNN đưa tin. Tin ngoài lề cho biết rằng để xác định mảnh vỡ trên, các chuyên gia quân sự Pháp đã phải dùng kính hiển vi phóng đại 100.000 lần để phân tích chúng.[100] Bên cạnh đó, người ta tiếp tục tìm kiếm các mảnh vỡ xung quanh đảo Reunion để thu thập thêm bằng chứng cho chiếc máy bay xấu số.

Tuy nhiên, đến ngày 14/8/2015, chính quyền Malaysia đã tuyên bố các mảnh vỡ tìm thấy không phải là của MH370.[e]

Dù vậy, nhưng đến ngày 4/9/2015, phía điều tra Pháp xác nhận mảnh vỡ được tìm thấy tại đảo Réunion là của MH370.[f]

Vị trí máy bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2021, các nhà chức trách tuyên bố rằng họ đã xác định được vị trí của chiếc máy bay, nằm gần bờ biển phía tây của Úc và Indonesia.[101] Tuy nhiên, vào đầu năm 2024, ông Godfrey cho rằng máy bay có thể rơi tại khu vực ở Ấn Độ Dương, cách thành phố Perth ở Úc khoảng 1.500 km về phía tây, trong khi chỉ mới phân nửa khu vực này từng được tìm kiếm dưới nước.[102]

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tên chuyến bay "MH" do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đặt và tên "MAS" do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đặt.
  2. ^ Máy bay là Boeing 777-200ER; có số đăng ký cho mỗi hãng hàng không mua máy bay của Boeing. Mã của Malaysia Airlines là "H6", vì vậy nên số đăng ký của MH370 là "777-2H6ER".[30]
  3. ^ Bản kê khai ban đầu do Malaysia Airlines cung cấp có một người quốc tịch Áo và một người Ý. Sau đó, họ được xác định là hai công dân Iran đã lên chuyến bay bằng hộ chiếu bị đánh cắp.[75][76]
  4. ^ Gồm 38 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn.
  5. ^ Thông tin lấy từ Báo Tuổi Trẻ số 218/2015 (8043), ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ Thông tin lấy từ chương trình 60 giây trên kênh HTV7 Phát sóng ngày 4/9/2015.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “China Southern flight CZ 748: Kuala Lumpur - Capital, Beijing”. FlightMapper.net. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ “Malaysia Airlines 'loses contact with plane'”. BBC. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ “MH370 Flight Incident”. Malaysian Airlines. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ “Vietnam Navy says Malaysia Airlines plane crashes off Tho Chu Island”. 3 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  5. ^ “Việt Nam triển khai tìm máy bay Malaysia”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ Vụ mất tích máy bay:
    • “Malaysia Airlines MH370: One year on, still no trace of plane that disappeared with 239 people onboard [Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines: Một năm trôi qua, vẫn không có dấu vết của chiếc máy bay biến mất với 239 người trên máy bay]”. Australia Plus. Australian Broadcasting Corporation. ngày 8 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2016. Addressing Parliament on Thursday, [Australian Prime Minister Tony Abbott] said the disappearance of the passenger jet was 'one of the great mysteries of our time.' [Phát biểu trước Quốc hội vào thứ Năm, [Thủ tướng Úc Tony Abbott] cho biết vụ mất tích máy bay là 'một trong những bí ẩn lớn của ngành hàng không.']
    • “Can Malaysia Airlines Survive Another Tragedy? [Malaysia Airlines có thể sống sót sau bi kịch khác?]”. Huffington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
    • “Reporter Velez-Mitchell: Saturation News Coverage 'Twists Reality'”. Newsmax. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
    • “Transcripts”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2015.
    • “Malaysia Airlines disappearance joins greatest mysteries of all time”. PIX 11. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
    • “The most read stories of 2014 on KOMONews.com”. KOMO News. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
    • “World Headlines”. OSV Newsweekly. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ Williams, David. “Flight MH370 is still missing, but the search has revealed two ships that vanished 140 years ago [MH370 đã mất tích nhưng cuộc tìm kiếm đã phát hiện ra 2 con tàu mất tích cách đây 140 năm]”. edition.cnn.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ “Search for Malaysian plane may extend to Indian Ocean – U.S”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ “MH370 Flight Incident (Press statements 8–17 March)”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ “New missing Malaysian plane MH370 search area announced”. BBC News. ngày 26 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2014. The search for the missing airliner is already among most expensive in aviation history.
  11. ^ Wardell, Jane (ngày 8 tháng 4 năm 2014). “Search for MH370 to be most expensive in aviation history”. Reuters. Sydney. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2014.
  12. ^ Pearlman, Jonathan (ngày 29 tháng 5 năm 2014). “MH370 search becomes most expensive aviation hunt in history, yet still no clues”. The Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2014.
  13. ^ Sharp, Timothy (ngày 17 tháng 1 năm 2017). “Facts About Malaysia Flight 370: Passengers, Crew & Aircraft”. livescience.com. Future plc. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2019.
  14. ^ “Flight MH370 'crashed in south Indian Ocean' – Malaysia PM”. BBC News. ngày 24 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2014.
  15. ^ “MH370 search: Mozambique debris 'almost certainly' from missing plane”. BBC News. ngày 24 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2020.
  16. ^ “Experts Complete Examination of Mozambique Debris” (PDF). MH370.gov.my. ngày 24 tháng 3 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2016.
  17. ^ “Mozambique debris 'almost certainly from MH370': Australia”. Associated Press. ngày 24 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2016.
  18. ^ “Identification of two items of debris recovered from beaches in Mozambique” (PDF). www.atsb.gov.au. ngày 19 tháng 4 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2016.
  19. ^ “Ship hired to find MH370 arrives in search zone”. The Star. ngày 23 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2018.
  20. ^ “Norwegian vessel to arrive at MH370 search area this weekend”. New Straits Times. ngày 18 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2018.
  21. ^ “Malaysia says search resumes for missing flight MH370”. Channel NewsAsia. ngày 23 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2018.
  22. ^ “Tiết lộ về 'thời điểm chết chóc' trên MH370”. Vietnamnet. Ngày 7 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2021.
  23. ^ “Malaysian Airlines System (MH) #370 ✈ 08-Mar-2014 ✈ WMKK / KUL - ZBAA / PEK ✈”. flightaware. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  24. ^ a b “MH370 Flight Incident”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  25. ^ “Malaysian flight with 239 people aboard missing”. Xinhuanet. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  26. ^ Bradsher, Keith (ngày 8 tháng 3 năm 2014). “Oil Slick Sighting Is First Sign Malaysia Airlines Plane May Have Crashed”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  27. ^ “Five young children among missing Malaysia Airlines passengers as air search called off”. South China Morning Post. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  28. ^ a b “Diễn biến bốn ngày đầu tìm kiếm MH370”. BBC. ngày 11 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  29. ^ “MISSING MH370: Pilot: I established contact with plane”. New Straits Times. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  30. ^ Pither, Tony (1998). The Boeing 707 720 and C-135. England: Air-Britain (Historians) Ltd. ISBN 978-0-85130-236-2.
  31. ^ a b “Malaysia Airlines 9M-MRO (Boeing 777 – MSN 28420)”. Airfleets. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2014.
  32. ^ a b c d Malaysia Ministry of Transport (ngày 8 tháng 3 năm 2014). “Factual Information, Safety Investigation: Malaysia Airlines MH370 Boeing 777-200ER (9M-MRO)” (PDF). Malaysia Ministry of Transport. Malaysia: Malaysia Ministry of Transport. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2015.
  33. ^ Waldron, Greg (ngày 8 tháng 3 năm 2014). “Missing MAS 777-200 had no major prior incidents”. FlightGlobal. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  34. ^ 浦东机场滑行跑道内东航马航两飞机剐蹭 [Hai máy bay của China Eastern Airlines và Malaysia Airlines va chạm ở đường băng của sân bay Phố Đông] (bằng tiếng Trung). Xinhua News Agency. ngày 10 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  35. ^ Toh, Mavis (ngày 9 tháng 3 năm 2014). “MAS 777 underwent maintenance in Feb”. FlightGlobal. Singapore. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2015.
  36. ^ Zhang, Benjamin (ngày 3 tháng 8 năm 2016). “A Boeing 777 just crashed, but it's still one of the safest planes ever to fly”. Business Insider. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  37. ^ Whitmore, Geoff (ngày 16 tháng 8 năm 2019). “What Is The Safest Airplane To Fly?”. Forbes. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  38. ^ Kaminski-Morrow, David (ngày 30 tháng 11 năm 2012). “EgyptAir 777 fire probe inconclusive but short-circuit suspected”. FlightGlobal. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2014.
  39. ^ Hradecky, Simon (ngày 29 tháng 7 năm 2011). “Accident: Egyptair B772 at Cairo on Jul 29th 2011, cockpit fire”. The Aviation Herald. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2014.
  40. ^ Patterson, Thom (ngày 17 tháng 7 năm 2014). “A second lost Boeing 777 for Malaysia Airlines”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2014.
  41. ^ CBC News (ngày 17 tháng 7 năm 2014). “Malaysia Airlines Flight MH17 reportedly shot down near Ukraine-Russia border”. CBC News. Dominion of Canada: Canadian Broadcasting Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  42. ^ “Emirates flight from Trivandrum crash-lands in Dubai, passengers safe”. Deccan Chronicle. ngày 3 tháng 8 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2016.
  43. ^ “ASN Aircraft accident Boeing 777-212ER 9V-SQK Singapore-Changi International Airport (SIN)”. aviation-safety.net. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  44. ^ “Reports: U.S. investigating terror concerns in missing jet”. Lancaster Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  45. ^ “South China Sea oil slicks may be Malaysia Airlines crash site — terrorism possible”. nydailynews. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  46. ^ “Malaysia Airlines Flight MH370 Missing: Terrorism Fears Emerge After Two Passengers Boarded With Stolen Passports”. ibtimes. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  47. ^ Wang Chunxiao (ngày 9 tháng 3 năm 2014). “警方:马航福州乘客护照号对应姓名不符” [Cảnh sát: Số hộ chiếu của hành khách Malaysia Airlines Fuzhou không khớp với tên]. China Central Television (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  48. ^ Jethro Mullen; Jim Clancy (ngày 9 tháng 3 năm 2014). “Ticket purchase adds to mystery over plane”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  49. ^ a b Cho, Joehee (ngày 10 tháng 3 năm 2014). “Malaysia Air Passenger With Stolen Passport Caught on Video”. ABC News. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  50. ^ Bentham, Martin. “Flight MH370: Mystery passenger of Malaysian plane 'looked like Mario Balotelli'”. The Evening Standard. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  51. ^ “Missing Malaysia Airlines Flight MH370: FBI Launch Terrorist Attack Probe into Vanished Plane”. Ibtimes.co.uk. ngày 11 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  52. ^ Brinded, Liana. “Missing Malaysia Airlines Flight MH370: One Fake Passport-holder Identified”. International Business Times. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  53. ^ “Malaysia Airlines MH370: Plane 'changed course'”. BBC. ngày 11 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  54. ^ “Malaysia Airlines live: military denies report they tracked plane hundreds of miles off course”. The Telegraph. ngày 11 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2014.
  55. ^ “Verschollene Malaysia-Boeing: Fahnder suchen den Saboteur von Flug MH370”. BBC. ngày 15 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2014.
  56. ^ Grudgings, Stuart. “Malaysian plane presumed crashed; questions over false IDs”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  57. ^ “Vietnam, Malaysia mount search for plane”. Sky News Australia. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  58. ^ “Malaysia Widens Area Of Search For Missing MAS Plane”. BERNAMA. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  59. ^ “Did Missing Malaysia flight DISINTEGRATE at 35,000 feet? Search team find what they believe is part of plane door and tail as Interpol probes if four people boarded using stolen passports | Mail Online”. Dailymail.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  60. ^ “Australia sending two P3C Orions from Darwin to Malaysia to aid with the search for missing Malaysian flight MH370”. News Corp Australia. ngày 9 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  61. ^ “PH joins SE Asia search for Malaysian plane”. Rappler.com. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  62. ^ “Additional SAF assets deployed in response to missing Malaysia Airlines Plane (09 Mar 14)”. Ministry of Defence of Singapore. ngày 9 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  63. ^ “Thai navy ready to deploy rescue vessels, aircraft for missing Malaysian plane: spokesman”. CCTV News. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  64. ^ “MISSING MH370: Rescue efforts under way”. New Straits Times. ngày 9 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  65. ^ “U.S. Sends Destroyer to Aid Search for Malaysia Airlines Jet”. NBC News. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  66. ^ “外交部发言人秦刚就马来西亚航空飞北京航班失联答记者问” [Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qin Gang phát biểu về chuyến bay mất tích của Malaysia Airlines đến Bắc Kinh]. xinhuanet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  67. ^ “王毅:密切关注马来西亚航班失去联系” [Wang Yi: Hãy chú ý đến việc mất liên lạc với chuyến bay Malaysia]. ce.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  68. ^ Zhu, Ningzhu (ngày 8 tháng 3 năm 2014). “Xi urges Malaysia flight emergency response”. Xinhuanet. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  69. ^ Zhu, Ningzhu (ngày 8 tháng 3 năm 2014). “Chinese Premier urges quick response to missing plane by Malaysia”. Xinhuanet. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  70. ^ Yang, Yi (ngày 8 tháng 3 năm 2014). “China launches emergency mechanism after Malaysian flight carrying 160 Chinese lost contact”. Xinhuanet. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  71. ^ Tom Watkins; Chelsea J. Carter (ngày 7 tháng 3 năm 2014). “Search launched for Malaysian airliner”. KTVZ.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  72. ^ “MH370 Passenger Manifest” (PDF) (Thông cáo báo chí). Malaysia Airlines. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  73. ^ “HK resident was aboard missing plane”. RTHK. ngày 10 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2014.
  74. ^ Ranjit Singh (ngày 12 tháng 3 năm 2014). “MH370: Five Indian nationals identified”. astro AWANI. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014.
  75. ^ Budisatrijo, Alice; Westcott, Richard (ngày 11 tháng 3 năm 2014). “Malaysia Airlines MH370: Stolen passports 'no terror link'”. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  76. ^ “Verschollene Boeing: Zwei Passagiere mit gestohlenen Pässen an Bord”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  77. ^ a b “Missing Malaysia plane: The passengers on board MH370”. BBC News. ngày 17 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2019.
  78. ^ a b c “MH370 Passenger Manifest” (PDF) (Thông cáo báo chí). Malaysia Airlines. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  79. ^ “Missing MAS flight: Captain piloting MH370 a Penang boy”. The Straits Times. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  80. ^ Koswanage, Niluksi (ngày 9 tháng 3 năm 2014). “Pilot of missing Malaysian flight an aviation tech geek”. Reuters. Kuala Lumpur. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  81. ^ “MISSING MH370: Co-pilot family awaits for latest updates – Latest”. New Straits Times. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2014.
  82. ^ Watkins, Tom (ngày 10 tháng 3 năm 2014). “First officer on missing jet was transitioning to 777-200s”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  83. ^ a b Simon Denyer, Robert Barnes; Chico Harlan (ngày 9 tháng 3 năm 2014). “Debris spotted may be from missing Malaysian Airline flight”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  84. ^ “No sign of Malaysia Airline wreckage; questions over stolen passports”. CNN. ngày 8 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  85. ^ Randewich, Noel (ngày 9 tháng 3 năm 2014). “Loss of employees on Malaysia flight a blow, U.S. chipmaker says”. Reuters. San Francisco. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2014.
  86. ^ “Caregiver sacrifices time for family of passengers”. New Straits Times. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2014.
  87. ^ Kuhn, Anthony (ngày 20 tháng 3 năm 2014). “For Flight 370 Families, Every Day Is 'Torment' : Parallels”. NPR. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2014.
  88. ^ “Missing MAS flight: Malaysia grateful for assistance in search and rescue operations, says Anifah”. The Star. ngày 9 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  89. ^ “Caregivers from Malaysia, Australia assigned to families of passengers onboard MH370”. The Malay Mail. ngày 9 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2014.
  90. ^ “Missing Malaysia jet may have veered off course”. CNBC. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2014.
  91. ^ “MISSING MH370: Families cling to faint hopes: psychologist”. New Straits Times. ngày 10 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2014.
  92. ^ a b “5 giả thiết về số phận chiếc Boeing 777-200 mất tích”. VnExpress. ngày 10 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  93. ^ “Loại trừ nguyên nhân thời tiết xấu”. BBC. ngày 9 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  94. ^ “Chuyên gia đưa ra giả thiết về không tặc”. BBC. ngày 11 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  95. ^ “Cơ trưởng chuyến bay MH370 tự sát vì 'tâm lý bất ổn'?”. Thanh Niên Online. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập 17 tháng 6 năm 2014.
  96. ^ “MH370 không rơi vì phi công tự tử, điều tra viên cho biết”. BBC Tiếng Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2018.
  97. ^ “Tìm thấy một vali rách gần mảnh vỡ nghi máy bay MH370”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  98. ^ “Tìm thấy mảnh vỡ kim loại nghi của MH370 trên đảo Reunion”. VNExpress. 2 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  99. ^ “Cánh máy bay tìm thấy gần châu Phi là của MH370!”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2015.
  100. ^ “Phóng đại 100000 lần để nhận diện mảnh vỡ của MH370”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2015.
  101. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  102. ^ thanhnien.vn (18 tháng 1 năm 2024). “Chuyên gia đưa bằng chứng mới về tung tích máy bay MH370”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines. Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Máy bay Boeing 9M-MRO. Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines
  • Official Site for #MH370 - Home Lưu trữ 2018-02-26 tại Wayback Machine Trang web của chính phủ Malaysia về MH370
  • Accident description trên ASN
  • Trực tiếp và cập nhật tại BBC
  • Media Statement & Information on Flight MH370 | 有关MH370航班的媒体声明及信息 Lưu trữ 2015-09-21 tại Wayback Machine trên trang web Malaysia Airlines
  • Danh sách hành khách và phi hành đoàn Lưu trữ 2014-03-20 tại Wayback Machine
  • Press Release about missing Aircraft MH370 - Cập nhật báo chí hàng ngày về máy bay mất tích MH370 Lưu trữ 2014-05-05 tại Wayback Machine trên trang web Bộ Giao thông Malaysia
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb169502600 (data)
  • LCCN: sh2015000938
  • SUDOC: 18434784X
  • x
  • t
  • s
Malaysia Airlines
Lịch sử
  • Malayan Airways (1946-1963)
  • Borneo Airways (1957-1965)
  • Malaysian Airways (1963-1966)
  • Malaysia–Singapore Airlines (1966-1972)
Tai nạn và sự cố
  • MH653 (1977; 100 người tử vong)
  • MH684 (1983)
  • MH2133 (1995; 34 người tử vong)
  • MH370 (2014; mất tích bí ẩn với 239 nguời · tìm kiếm · lịch trình · Phân tích truyền thông vệ tinh · giả thiết · JACC)
  • MH17 (2014; 298 người tử vong · phản ứng)
Dịch vụ
  • Điểm đến
  • Đội bay
Các công ty con
  • Firefly
  • MASkargo
  • MASwings
  • x
  • t
  • s
Tai nạn và sự cố hàng không năm 2014 (năm 2014)
  • 20 tháng 1   RBNI 2014
  • 11 tháng 2   Lockheed C-130
  • 16 tháng 2   NAF 183
  • 17 tháng 2   748 AS HS 748
  • 17 tháng 2   EAF 702
  •  8 tháng 3   MH370
  • 13 tháng 3   HAA AW139
  • 17 tháng 5   Lào An-74 2014
  • 14 tháng 6   Il-76 2014
  • 23 tháng 6   OMAC 2014
  •  2 tháng 7   SIAF 50
  •  7 tháng 7   Mi 171
  • 17 tháng 7   MH17
  • 23 tháng 7   GE 222
  • 24 tháng 7   AH5017
  • 10 tháng 8   SPN 5915
  • 13 tháng 8   Santos Cessna
  •  5 tháng 9   SOCATA TBM
  • 30 tháng 10   Wichita King
  • 31 tháng 10   VSS Enterprise
  • 12 tháng 11   Mil Mi-24
  • 28 tháng 12   QZ8501
  ►   2015
Cổng thông tin:
  • Hàng không
  • flag Trung Quốc

Từ khóa » Nơi Mh370 Rơi