Chuyện "cơm" Và "phở" - AFamily
Có thể bạn quan tâm
Không biết từ bao giờ người Việt Nam mình dùng cặp từ cơm - phở để nói về mối quan hệ gần như đối lập nhau giữa vợ và bồ. Thật sự mình phải công nhận lối ví von đó quá hay, quá chuẩn. Đi vào phân tích mới thấy được ý nghĩa sâu sa của chúng.
Dù rằng cả cơm lẫn phở đều làm từ gạo nhưng xem ra cách chế biến đã khiến cơm với phở có nhiều cái khác nhau. Đối lập là thế nhưng chúng lại luôn đi cùng nhau, không phải theo nghĩa hai chiếc dép của cùng một đôi dép mà như giống ý nghĩa tựa các cặp đối lập đêm - ngày, sáng – tối, trắng – đen.... Chúng tồn tại để thấy được sự tồn tại của nhau, không có đêm thì sao biết là ngày, tối chỉ được nhận ra khi có một thứ gọi là sáng. Đi với nhau nhưng lại khó dung hòa cho nhau. Ở các quán ăn, bao giờ người ta cũng thấy trưng quảng cáo bán CƠM - PHỞ. Và khi người ta ăn, nếu đã chọn cơm, chắc không thể ăn thêm phở và ngược lại. Những người quá đói, quá tham ăn mà ăn cả hai thứ chắc là ngoại lệ. Mà dù có ăn hai thứ tôi nghĩ họ thường ăn cơm trước, thấy còn đói bèn gọi thêm phở, chứ hiếm khi ăn phở rồi lại gọi thêm tô cơm nữa.Trước đây thường người ta chỉ ăn phở vào buổi sáng gọi là lót dạ, không hẳn coi như bữa chính, nhưng ngày nay nhiều loại phở quá, nào là phở gà, phở bò, phở tim cật... nên nhiều người lại thích ăn phở thay cơm. Họ ăn cả vào bữa trưa và tối. Nhất là nhiều quý ông, quý bà làm công sở, người ta chán ăn cơm nên rủ nhau ăn phở buổi trưa để tối về ăn cơm nhà cho ngon. Ăn phở thì đúng là nhanh, không mất công nấu nướng, lại thoải mái chọn mùi vị. Cơm thì không thể không ăn, ăn chắc dạ hơn nhưng làm sao hấp dẫn bằng phở: mùi vị, nước dùng, ngay cả bánh phở nhiều nơi làm rất dai, dẻo. Cũng làm từ gạo nhưng có vẻ cơm chỉ một mùi vị, nhạt. Những hôm cơm khê, cơm sống thật khó nuốt, không kể đang nhai trơn tru thì bỗng dưng nhai đúng hòn sạn coi như hỏng bét, thức ăn ngon đến mấy cũng thấy không còn ngon miệng nữa. Ông nào dễ tính thì xới bát khác nhưng vẫn khó chịu, ông khó tính chắc bỏ bữa hoặc chì chiết vợ không biết nấu.
Có thể cơm ăn nhiều nên dễ chán, thi thoảng đổi món cũng thấy ngon miệng hơn. Ai chẳng thích được một lần thay đổi khẩu vị. Các bà, các cụ ngày xưa thì luôn tâm niệm "cơm tẻ mẹ ruột", làm sao mê được phở? Ngày nay nói thế con cháu lại bảo lỗi thời, hoặc nghĩ tại ngày xưa phở đắt không ai dám ăn nên nói thế. Vậy cũng không đúng vì giờ ngon đến mấy các ông bà cũng có thích ăn đâu. Cơm của nhà trồng được nên không quý bằng thứ phải bỏ tiền ra mua. Phở lại đắt nên phàm thứ gì mất tiền cũng thấy xót, mà xót ăn cho hết. Ăn cơm ở nhà thì lúc nào cũng thấy no, nhưng đi ăn phở chủ quán cho ít thấy thòm thèm, thòm thèm nên lần sau muốn ăn nữa. Bên cạnh đó, lại nhiều lựa chọn nên lần này ăn phở gà, lần khác ta lại đổi sang phở bò cho khác vị. Tôi ngẫm có những kiểu như sau:
Có những người quanh năm ăn cơm mà không bao giờ thấy chán, số này chắc không nhiều. Lý do có thể bản tính là thế, đơn thuần là thích cơm, ghét phở, sợ mùi phở, ăn vào là ói, có khi ngửi thấy mùi đã sợ, kiểu ‘nghén phở’. Hoặc nằm ở lý do cơm nhà nấu dẻo, hạt gạo trắng thơm lại ăn với canh ngọt (canh chua vẫn thấy ngọt) thì bảo làm sao họ lại chán cơm mà tơ tưởng đến bà bán phở béo ị với cái tạp dề đầy mỡ chứ.
Có người lại chưa bao giờ ăn phở, một lần được nếm thấy sợ cạch đến già. Nhưng cũng có kẻ định đổi món một lần thử ăn phở, không ngờ mê quá, từ đấy bỏ luôn cơm, quanh năm suốt tháng thấy đang tí tởn với cô bán phở.Một số người mê ăn cơm nhưng không ghét phở nên hôm nào cơm sống, cơm khê, hoặc không có cơm ăn người ta ra quán phở. Những người này cơ bản là không bỏ cơm nhưng có cơ hội thì vẫn không chê phở. Tạm gọi là những người ‘hai lòng’(bụng vừa chứa được cả cơm lẫn phở).
Tôi ghét nhất những loại người này, quá ư là tham lam và háu ăn, không hiểu lòng mề to mức nào mà chứa được cả đống thứ mà không đau bụng. Đã ăn cơm cùng với một đống thức ăn, ăn thêm phở nữa cùng với đống bò, gà chẳng khác gì ‘ăn tạp’. Tất nhiên tôi quý những người chung thủy với món cơm, vì dù sao đất nước ta cũng là nông nghiệp, nên hạt gạo quý như hạt vàng, cơm nuôi sống từ tấm bé, mùi vị đã quá quen thuộc không thể bỏ, bỏ cơm như bỏ gốc rễ cội nguồn. Tôi cũng không ghét những người chỉ thích phở, bởi ít nhất có thể do họ không thể ăn được cơm (lúc nào cũng sống, sượng, rồi khê, ôi), nhưng dù sao họ chỉ ăn một thứ dù vẫn thấy đói. Phải chấp nhận thôi. Còn những người có lúc chê cơm đã từng ăn phở, sau sợ lại quay về với món cơm tuy không ngon như nhà hàng nhưng từ đấy không lén ăn cơm hàng, phở quán thì cũng đáng khen rồi.
Suy cho cùng nếu lúc nào cũng cơm dẻo canh ngọt, lại bổ sung thêm thức ăn ngon, hợp khẩu vị thì ai mà thích ăn phở chứ. Cơm xem ra hợp vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, không có chất bảo quản, màu thực phẩm lại no lâu, chứ ăn phở cũng lo: có thể có phooc-môn ảnh hưởng đến sức khỏe. Mà ăn cơm khuyến cáo ăn cơm nhà nấu chứ ngoài quán, nhìn trông bắt mắt, sạch sẽ nhưng cũng mất vệ sinh lắm.
May mắn là nhà mình cả hai vợ chồng đều không thể ăn và cũng không thích phở! Chuotyeugao Theo VnexpressTừ khóa » Chuyện Cơm Và Phở
-
14 Câu Nói Hay Nhất Về Cơm Và Phở Cực Hài Hước Chuẩn Không Cần ...
-
Những Câu Nói Hay Về Cơm Và Phở Cực đúng, Cực Hài Hước
-
Thơ Chế Cơm Và Phở ❤️ Thơ So Sánh Vợ Và Bồ Hay Nhất
-
Những Câu Nói Hay Về Cơm Và Phở Rất Hài Hước Nhưng đúng Thực Tế
-
Cơm Và Phở - Tiếu Lâm Hội - Bang Hội
-
Những Câu Nói Hay Về 'cơm' Và 'phở' Cực đúng, Cực Hài Hước
-
'Giữa Cơm Và Phở, Em Chọn Món Nào...' - Vietnamnet
-
#1 Những Câu Nói Hay Về Cơm Và Phở Cực ... - Duongmonkyhiep
-
Chuyện Cơm Và Phở - Thực đơn Giao Hàng - Wrap & Roll
-
Chuyện Cơm Và Phở - Thực đơn ăn Tại Nhà Hàng - Wrap & Roll
-
Truyện Cười - Mekong News
-
Thơ Chế Về Chuyện Cơm Và Phở - Vợ Và Bồ Nhí
-
Bảo Anh - Tâm Sự Dí Dỏm đầu Tuần “Phở” Hơn “Cơm” ở Chỗ Nào ...