Chuyên Cung Cấp Cây Bàng Ta Tán đẹp, Giá Tốt Nhất Thị Trường
Có thể bạn quan tâm
Có một loại cây gắn liền với tuổi thơ của người Việt dù sống ở nông thôn hay thành thị, đó chính là cây bàng ta. Từ rất lâu, cây bàng ta đã sống trong tiềm thức cùng con người Việt Nam. Tuy nhiên, nó có nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc ra sao thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu thông tin về cây bàng ta qua bài viết dưới đây của Cây Ba Miền nhé!
I. Nguồn gốc của cây bàng ta
- Nguồn gốc: Hiện nguồn gốc vẫn còn gây tranh cãi, có thể xuất xứ từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai.
- Danh pháp: Terminalia catappa
- Thuộc họ: Trâm bầu (Combretaceae)
II. Đặc điểm cây bàng ta
1. Đặc điểm hình thái
1.1. Thân bàng
– Bàng ta là loại cây thân gỗ lớn, chiều cao có thể lên tới 40m, thân có màu nâu và nhẵn. Từ thân mọc ra những tán lá thẳng, rộng, đối xứng, nằm ngang. Cành lá xum xuê như những chiếc ô khổng lồ che mát cả một góc trời.
– Khi cây già thì tán lá trở nên phẳng hơn, tạo thành hình cái bát trải rộng. Khả năng che bóng tốt nên được rất nhiều người ưa chuộng. Thân cành giòn, dễ gãy, nhưng có thể trụ được nhờ lớp lá mọc xum xuê bên ngoài.
Bàng là loại cây thân gỗ
1.2. Lá bàng
– Cây Bàng ta có lá rất to, dài khoảng 15 – 25cm, rộng 10 – 14cm, hình quả trứng. Lá mới mọc có màu xanh và bóng, khi gần rụng chuyển sang màu đỏ ánh hồng hoặc nâu vàng. Đây là loại cây có lá rụng vào mùa khô, màu sắc chuyển đổi như vậy là do sắc tố violaxanthin, lutein và zeaxanthin có trong lá.
– Lá bàng ta có cuống ngắn, nối liền với thân nhánh, trên mỗi lá có một đường gân chính nổi rõ và nhiều gân đối xứng 2 bên. Chính vì do lá to mà khi mưa sẽ tạo thành tiếng lộp độp rất đặc trưng.
Lá bàng mới mọc có màu xanh và bóng
1.3. Hoa bàng ta
Hoa bàng là loại hoa đơn tính cùng gốc, nghĩa là các hoa cái và hoa đực mọc trên cùng một cây. Cả 2 hoa đều có đường kính khoảng 1cm, có màu trắng hơi xanh, không có cánh hoa, nhìn bằng mắt thường thường không rõ. Các hoa mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành và nở vào mùa hạ.
1.4. Quả bàng
– Cây Bàng ta có quả thuộc loại quả hạch, dài chừng 5 – 7cm, rộng 3 – 5,5cm. Khi còn non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng là màu đỏ khi chín. Bên trong quả có chứa hạt lớn.
– Quả có vị hơi chua và chát khi xanh, ngọt dịu khi chín. Chắc hẳn với những người có tuổi thơ dữ dội, không ai là chưa nếm thử mùi vị của quả bàng. Vị ngọt ngọt, chan chát đặc trưng không lẫn với bất kỳ quả nào khác là món ăn yêu thích của những đứa trẻ vùng thôn quê.
Quả bàng là món ăn tuổi thơ yêu thích của nhiều người
2. Đặc điểm sinh trưởng
– Bàng chủ yếu được trồng ở những vùng nhiệt đới, là loại cây ưa sáng, cần không gian rộng để sinh trưởng và phát triển. Cây thoát nước ít và khá chậm nên không cần tưới nước quá nhiều.
– Cây bàng có khả năng cao bị nhiễm sâu bệnh vào mùa thay lá, vì vậy cần chăm sóc cho cây thật tốt để phòng bệnh. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào đầu mùa hạ hoặc mùa xuân.
Bàng đến mùa thay lá
III. Công dụng của cây bàng ta
1. Dùng để làm bóng mát
Công dụng đầu tiên của cây bàng ta phải kể đến là làm bóng mát. Vì có tán lá rộng, xum xuê nên nó được chọn làm cây trồng cho trường học, bệnh viện, khu đô thị hay các công trình trên đường phố. Không những tạo ra bóng mát che đi cái nắng của mùa hè, cây bàng còn giúp lọc bụi, làm bầu không khí trở nên trong lành.
Những tán lá tạo thành chiếc ô che mát khổng lồ
> Xem thêm ngay: Cây bàng đài loan công trình đẹp, tạo bóng mát cho đường phố
2. Dùng để trang trí nhà cửa
Thú vui dùng bàng làm bonsai và trang trí nhà cửa đã không còn xa lạ đối với nhiều người hiện nay. Những cây bàng được lai tạo và uốn nắn tạo thành những thế độc đáo, mang lại cảnh quan đặc sắc cho ngôi nhà. Cây bàng dùng làm tiểu cảnh thường có hình dáng thẳng, mọc vươn lên phía trước thể hiện cho sự chịu khó, cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Phần tán lá mọc xanh và rộng mang lại sự giàu sang, sung túc, giúp gia chủ luôn gặp may mắn, tài lộc. Bên cạnh đó, dáng cây vươn cao còn giúp cho không gian của bạn thêm phần sang trọng và thanh lịch hơn rất nhiều.
Bàng làm cảnh để văn phòng tuyệt đẹp
3. Dùng làm đồ gia dụng
Gỗ bàng ta có chất liệu khá tốt, không thấm nước và rất bền. Vì vậy, phần thân thường được tận dụng để làm bàn ghế, giường tủ,… Tại Polynesia người ta thường dùng nó để đóng các loại cano, xuồng gỗ.
4. Dùng làm thuốc chữa bệnh
Công dụng của cây bàng ta còn được thể hiện rõ ở quả, lá, vỏ và thân có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
– Vỏ cây bàng ta được dùng trong điều trị các trường hợp đau dạ dày, tiểu đường, giảm đau đầu. Bạn có thể sắc vỏ bàng như một vị thuốc để uống.
– Quả bàng: Quả bàng thường được dùng làm mứt, sau khi thu nhặt quả, mang về đem phơi khô, đập bỏ vỏ cứng rồi lấy nhân hạt bên trong làm mứt. Nhân hạt bàng chứa rất nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, natri,.. giúp tăng cường sinh lý ở nam giới. Ngoài ra còn giúp giảm say tàu xe, nhức đầu.
Lá bàng có một số hoạt chất chống ung thư
– Lá bàng: Theo dân gian, lá chứa một số hoạt chất chống ung thư, các bệnh liên quan đến gan, bệnh lỵ, tiêu chảy, tăng cường chức năng tim,…
> Trồng cây Ngân Hạnh vàng, mùa thu lá sẽ đổi màu nhìn siêu đẹp
IV. Cách trồng và chăm sóc cây bàng ta
1. Cách trồng cây bàng ta
– Phương pháp nhân giống cây bàng ta bằng hạt là phổ biến nhất hiện nay. Bạn chỉ cần vùi quả bàng chín vào trong đất ẩm, tơi và xốp là hạt có thể nảy mầm. Tuy nhiên, cũng cần chọn những quả từ cây giống tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh để trồng.
– Thời điểm trồng cây bàng ta tốt nhất là vào mùa xuân, khi đất ẩm rất dễ lên mầm và phát triển nhanh. Đất trồng nên có đủ dinh dưỡng, trước khi trồng nên bón lót bằng phân hữu cơ bao gồm: xơ dừa, tro trấu hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai.
– Chính vì là cây bóng mát nên rễ bàng bám đất vô cùng tốt và dễ dàng ăn sâu xuống lòng đất. Vì vậy, ban đầu bạn nên trồng tại những không gian đất rộng để cây phát triển nhanh. Không nên trồng cây trong những nơi chật hẹp, có nhiều cây xung quanh.
Bàng có thể nhân giống vô cùng đơn giản
2. Cách chăm sóc cây bàng ta
– Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước đều, ướt đẫm phần đất xung quanh, tạo độ ẩm cho đất mỗi ngày từ 1 – 2 lần vào mỗi buổi sáng và chiều. Khi trời nắng gắt thì không nên tưới, vào mùa mưa cần làm hệ thống thoát nước để tránh cây bị ngập, úng.
– Bón phân NPK theo định kỳ từ 2 – 3 tháng/lần, lượng phân vừa đủ từ 50 – 100g/gốc tùy vào cây lớn nhỏ khác nhau. Khi bón nên bón xa gốc, tránh làm xót cây dẫn đến tình trạng chết cây.
– Thường xuyên vệ sinh gốc, làm cỏ dại, vun đất để cây được phát triển và sinh trưởng tốt hơn.
– Bàng có tán lá giòn, dễ gãy nên cần cắt tỉa cành vào mùa mưa bão để tránh làm đổ cây và đảm bảo an toàn cho người đi đường.
Với nhiều công dụng như trên, không có lý do gì mà bạn không sở hữu cho mình một cây bàng trong nhà. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm hãy liên hệ ngay hotline 0961 486 620 để được tư vấn nhanh nhất.
Ngoài ra, Cây Ba Miền còn cung cấp các loại cây công trình, cây bóng mát, cây ăn quả chất lượng cao, bạn có thể tham khảo tại Caybamien.vn nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung: PHẠM HÙNG
Từ khóa » Cây Bàng To
-
Cây Bàng Có Những Loại Nào? Đặc điểm Và Công Dụng ít Người Biết ...
-
Bàng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Bàng Có Mấy Loại? Đặc điểm Công Dụng Cách Trồng Chăm Sóc
-
Cây Bàng Nhớt (Bàng Lá To, Bàng Việt Nam) - Cây Xanh Đẹp
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bàng - Hoa đẹp
-
Cây Bàng Có Bao Nhiêu Loại? Công Dụng Của Chúng Ra Sao? | Rauxanh
-
Cây Bàng Singapore - Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Chăm Sóc, Giá, Mua ...
-
Cây Bàng: Cây Thuốc “tuổi Thơ Học Trò”
-
Cây Bàng Singapore - Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Bàng - Cây Cảnh Hà Nội
-
Cây Bàng | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
+ 66 Cây Bàng Singapore Phong Thuỷ Hợp Mệnh đẹp Giá Rẻ
-
Bàng Ta - Thông Tin Chi Tiết, Báo Giá, Quy Cách Cây - Vingarden