Chuyên đề 7: Các Biện Pháp Tu Từ - Ngữ Văn 7

Chào các bạn học sinh và quý thầy cô, hôm nay LogaVN gửi tới bạn đọc tài liệu "Chuyên đề 7: Các biện pháp tu từ - Ngữ Văn 7". Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tập và giảng dạy.

 

CHUYÊN ĐỀ 7: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

A. Kiến thức cơ bản

I. Điệp ngữ

1. Khái niệm

Điệp ngữ là lặp đi lặp lại những từ ngữ nhằm nhấn mạnh ý và gây cảm xúc mạnh

Câu: Tiếng gà trưa

a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh

Vd: Từ, cụm từ: Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng xuống cả đồi nương

Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh lá tốt,vấn vương tơ tằm

b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

VD: Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát....

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba (Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: Để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai lẫn đạn bo

c) Lặp từ, cụm từ,cả câu nhằm tạo sự khẳng định

VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực...

Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể...

2. Các dạng điệp ngữ

Điệp ngữ nối tiếp

Điệp ngữ vòng (chuyển tiếp)

Điệp ngữ cách quãng

3. Bài tập

Bài 1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có dùng điệp ngữ

* Một số ví dụ tiêu biểu:

a) Nếu chúng mình có phép lạ

...........................................

Tha hồ hái chén ngọt lành

Nếu chúng mình có phép lạ

...........................................

Đứa thì ngồi lái máy bay

Từ khóa » Các Biện Pháp Tu Từ Trong Lớp 7