Chuyên đề: Axit Sunfuric

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Đề Thi

Trang ChủHóa HọcHóa Học 12 Chuyên đề: Axit Sunfuric doc 10 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 7301Lượt tải 5 Download Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Axit Sunfuric", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên Chuyên đề: Axit Sunfuric I- Tên chuyên đề : AXIT SUNFURIC (2 tiết) * Lý do chọn chuyên đề : Giúp cho học sinh - Biết cách pha loãng axit sunfuric đặc - Hiểu tính chất hóa học của axit sunfuric - Biết các quá trình sản xuất axit sunfuric II- Nội dung 1. Nội dung 1 : Tính chất vật lí của axit sunfuric - Trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng - Cách pha loãng axit sunfuric đặc 2. Nội dung 2 : Tính chất hóa học của axit sunfuric - Tính chất hóa học của axit sunfuric đặc - Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng 3. Nội dung 3: Sản xuất axit sunfuric Ba giai đoạn để sản xuất axit sunfuric 4. Nội dung 4: Muối sunfat - Hai loại muối sunfat - Tính tan của muối III- Chuẩn kiến thức, kĩ năng, trọng tâm, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề 1-Kiến thức Biết được: - Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học, ứng dụng, sản xuất axit sunfuric - Nhận biết ion sunfat Hiểu được: - axit sunfuric loãng có tính axit mạnh - axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh, tính háo nước Kĩ năng - Từ cấu tạo suy ra tính chất - Cân bằng phản ứng oxi hóa khử - Dự đoán sản phẩm phản ứng của axit sunfuric Trọng tâm Tính chất hóa học của axit sunfuric 2.Phát triển năng lực - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 3- Thái độ - Say mê, hứng thú học tập, yêu thích khoa học - Ứng dụng axit sunfuric vào cuộc sống và công nghiệp 4- Năng lực - Các năng lực chung : + Năng lực tự học - Các năng lực chuyên biệt : + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Năng lực thực hành hóa học. + Năng lực tính toán hóa học + Năng lực giải quyết vấn đề trong môn hóa học + Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, giải quyết các tình huống thực tiễn. + Năng lực tư duy hóa học. 5. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Hoá chất: Fe, dd H2SO4 loãng và đặc, C12H22O11, NaOH, quì tím, Na2CO3, BaCl2, phenolphtalein, CuO - Dụng cụ: Ống nghiệm thường, ống nhỏ giọt 2. Học sinh - Xem lại kiến thức đã học về axit sunfuhiđric, flo, oxi - Chuẩn bị bài mới. IV. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp - Nêu vấn đề - Đàm thoại trao đổi - Khám phá - Trực quan V. Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (mô tả mức độ cần đạt) Thông hiểu (mô tả mức độ cần đạt) Vận dụng thấp (mô tả mức độ cần đạt) Vận dụng cao (mô tả mức độ cần đạt) axit sunfuric Câu hỏi / bài tập định tính (trắc nghiệm, tự luận) - Cách pha loãng axit sunfuric đặc - Biết tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và đặc Phân biệt tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và đặc -Viết các phương trình hoá học của axit sunfuric loãng và đặc - Quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét về phản ứng của axit sunfuric Dự đoán đúng sản phẩm của axit sunfuric với các hợp chất phức tạp Câu hỏi/ bài tập định lượng (trắc nghiệm, tự luận) Bài tập về sunfuric loãng Bài tập về hỗn hợp các axit loãng trong đó có axit sunfuric Bài tập oxi hóa khử về sunfuric đặc với kim loại Bài tập oxi hóa khử về sunfuric đặc với hỗn hợp nhiều kim loại Câu hỏi/ bài tập gắn với thực hành thí nghiệm( trắc nghiệm, tự luận) Mô tả được các hiện tượng khi quan sát thí nghiệm Giải thích được các hiện tượng khi quan sát thí nghiệm. Giải thích và phân tích được kết quả TN để rút ra kết luận; HS có thể tự lựa chọn dụng cụ, hoá chất... để làm các TN tương tự. Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích; đề xuất được phương án thí nghiệm để giải quyết các tình huống thực tiễn. V. Các câu hỏi/ bài tập tương ứng với mỗi loại/ mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH Mức 1 (Biết) : Câu 1: Khí sinh ra khi cho H2SO4 loãng tác dụng với Fe A. H2 B. SO2 C. CO2 D. SO3 Câu 2: H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với nhóm kim loại nào? A. Fe, Zn, Cr B. Fe, Al, Cr C. Al, Zn, Fe D. Al, Mg, Cu Câu 3: Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào A. H2O B. dung dịch H2SO4 loãng C. H2SO4 đặc để tạo oleum D. H2O2 Câu 4: axit H2SO4 không tác dụng được với chất nào ? A. Dung dịch CuCl2 B. CuO C. Dung dịch KOH D. Dung dịch BaCl2 Câu 5: Trường hợp nào sau đây có phản ứng: A. H2SO4 loãng + Cu B. H2SO4 loãng + C C.H2SO4 đặc nguội + Al D.H2SO4 đặc + Na2CO3 Câu 6: H2SO4 đặc làm bỏng da nặng là do A. tính axit mạnh của H2SO4 ` B. tính oxi hóa của H2SO4 C.tính háo nước của H2SO4 đặc và nhiệt tỏa ra lớn D.cả 3 điều trên . Câu 7: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là : A. +2 B. +4 C. +6 D. +8 Câu 8: Dãy các kim loai đều tác dụng với axit sunfuric đậm đặc, nguội là A. Fe, Cu, Na B. Al, Fe, Zn C. Cu, Zn, Ag D. Cu, Ag, Al. Câu 9: Hiđroxit tương ứng với oxit SO3 là A.H2S B. H2SO2 C. H2SO3 D. H2SO4 Câu 10:Oleum có công thức là: A.SO3.H2SO4 B. H2SO3.nSO4 C. H2SO4.nSO3 D. H2SO4.nSO2 Mức 2 (Hiểu) : Câu 1: Nguyên tố bị khử trong phản ứng 2Fe + 6 H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 +6 H2O là A. H+ trong H2SO4 B. Fe C. S+6 trong H2SO4 D. O-2 trong H2SO4 Câu 2: Những cặp chất nào sau đây không đồng thời tồn tại trong một bình chứa? A. Khí SO2 & khí CO2 B. Dung dịch H2SO4 loãng & Al2O3 C. Dung dịch H2SO4đặc nguội & Fe D. BaSO4 & dd HCl Câu 3: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch? A. Na2SO4 và CuCl2 B. BaCl2 và K2SO4 C. Na2CO3 và H2SO4 D. KOH và H2SO4 Câu 4: Cho phản ứng : 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2↑ + 8H2O. Hệ số tối giản ứng với chất oxi hóa và chất khử là : A. 5 và 3 B. 5 và 2 C. 2 và 5 D. 3 và 5 Câu 5: Cho biết điều kiện để xảy ra phản ứng sau đây: 2Fe + 6 H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 +6 H2O A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch H2SO4 loãng,nóng C. Dung dịch H2SO4đặc, nóng D. Dung dịch H2SO4 đặc,nguội Câu 6: Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA ? A. 1s2 2s2 2p4 B. 1s2 2s2 2p6 C. [Ne] 3s2 3p6 D. [Ar] 4s2 4p6 Câu 7:Chọn hệ số đúng của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng sau H2O2 + KMnO4 + H2SO4 → O2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O A. 3 và 5 B. 5 và 2 C. 2 và 5 D. 5 và 3 Câu 8: Chất khí nào sau đây góp phần nhiều nhất vào việc hình thành mưa axít? A.hidroclorua B. Ozon C. Amoniac D. lưu huỳnh đioxit Câu 9 : Sản phẩm tạo thành giữa phản ứng FeO với H2SO4 đặc, đun nóng là : A. FeSO4, H2O B. Fe2(SO4)3, H2O C. FeSO4 , SO2, H2O D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O Câu 10: Cho H2SO4 đặc,nóng, dư qua đường saccarozơ, khí sinh ra là A.SO2 B.CO2 C. SO2 , CO2 D. cacbon Mức 3 (Vận dụng thấp) : Câu 1: Ở trạng thái kích thích cao nhất, nguyên tử lưu hùynh có thể có tối đa bao nhiêu electron độc thân ? A. 2 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 2: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào ? A. CO2 B. CO2, H2, N2, O2 C. CO2, N2, SO2, O2 D. CO2, H2S, N2, O2 Câu 3: Lưu hùynh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S+ 2H2SO4 3SO2 +2H2. Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử S bị khử và số nguyên tử S bị oxi hóa là: A.1:2 B.1:3 C.3:1 D.2:1 Câu 4: H2SO4 loãng tác dụng được với dãy chất nào cho sau đây? A. Fe2O3, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2. B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO. C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn. D. Zn(OH)2, CaCO3, Al, CO2 Câu 5: Chất nào sau đây khi tác dụng với Fe3O4 chỉ tạo ra 1 muối A.H2SO4 loãng B. H2SO4 đặc C.HCl loãng D.HCl đặc Câu 6:H2SO4 đặc nóng tác dụng với chất nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa khử A.Fe B.FeO C. Fe3O4 D. Fe2O3 Câu 7:Viết phương trình phản ứng để chứng minh rằng H2SO4 loãng có tính axit đa chức H2SO4 loãng có tính oxi hóa H2SO4đặc có tính oxi hóa Câu 8: Phân biệt các lọ mất nhản chứa một trong các dung dịch cho sau đây: Na2SO4 , HCl, NaCl , H2SO4 Câu 9: Hoàn thành chuổi biến hóa cho sau đây với đầy đủ điều kiện xảy ra (nếu có ) FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 Câu 10: Viết phương trình phản ứng của Cu, Fe3O4, C, S với dung dịch H2SO4 đặc nóng , biết các phản ứng đều có khí sunfurơ sinh ra. Mức 4 (Vận dụng cao) : Câu 1: Cho phản ứng: H2SO4(đ ặc) + 8HI 4I2 + H2S + 4 H2O. Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất các chất? A. H2SO4 là chất oxi hoá, HI là chất khử B. I2 oxi hoá H2S thành H2SO4 và bị nó khử thành HI. C. H2SO4 oxi hoá HI thành I2 và nó bị khử thành H2S. D.HI bị oxi hoá thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S Câu 2 : Cho phản ứng Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O Tổng các hệ số của các chất( là những số nguyên tối giản) trong phương trình phản ứng là A. 23 B. 47 C. 31 D. 27 Câu 3: Cho biết tất cả các hệ số đều đúng, hỏi X là chất gì ? 4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + X + 4H2O A. SO2 B. S C. H2S D. SO3 Câu 4: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2 ? A. H2O B. dd KOH C. dd KMnO4 D. dd Ba(OH)2 Câu 5:Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn, nên dùng thuốc thử là: A. Al B. CuO C. Cu D. Fe Câu 6: Hoàn thành phương trình phản ứng cho sau đây với đầy đủ sản phẩm và hệ số FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Câu 7:Hoàn thành chuỗi phản ứng cho sau đây: H3PO4 !H2SO4 "Oleum"H2SO4 "C Câu 8:Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: (3) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc. (4) Cho FeSO4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc. Câu 9: Hoàn thành chuỗi phản ứng cho sau đây: FeS2 SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 NaCl NaNO3 Câu 10: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: FeS2 + O2 → khí A + rắn B A + O2 → C C + D → E E + Na2SO3 → F + A↑ + D CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG Mức 1 (Biết) : Câu 1:Hòa tan hoàn toàn 13 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít H2 (đktc), đó là kim loại : A. Mg B. Al C. Fe D. Zn Câu 2: Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lít dung dịch H2SO4 2M là : A. 2,5 mol B. 5 mol C. 10 mol D. 20mol Câu 3: Hòa tan 2,52 gam một kim loại X bằng dung dịch H2SO4 thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại X là A. Ca. B. Al. C. Fe. D. Mg. Câu 4: Trộn dung dịch chứa 0,12 mol NaOH với dung dịch chứa 0,09 mol H2SO4 thì dung dịch thu được có chứa muối A.Na2SO4 B. NaHSO4 C. Na2SO4 và NaHSO4 D. Na2SO4 và NaOH dư Câu 5: Cho 2 mol NaOH tác dụng với 1 mol H2SO4. Các chất sau phản ứng gồm có: A.Muối trung hòa Na2SO4 B.Muối axit NaHSO4 C.Muối trung hòa và bazơ dư D. Cả 2 muối Câu 6: Cho 1,04g hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thoát ra 0,672 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được sẽ là: A. 3,92g B. 1,96g C. 3,52g D. 5,88g Câu 7: Oxi hóa 0,5 mol Al cần bao nhiêu mol H2SO4 đặc, nóng? A. 0,75 mol. B. 1,5 mol. C. 3 mol. D. 0,5 mol. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 6,81. B. 4,81. C. 3,81. D. 5,81. Câu 9: Cho 5,6g Fe vào dd H2SO4 loãng dư. Thể tích khí H2 (đkc) là A. 2,24 lit B. 1,12 lit C. 3,36 lit D. 0,224 lit Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong H2SO4 đặc , nóng dư thì thu được V lít SO2(đktc). Hãy tính V. Mức 2 (Hiểu) : Câu 1: Cho hỗn hợp A gồm Al và Zn. Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 2M thu được 4,48 lít khí H2(đkc). Thể tích dung dịch axit đã dùng là: A.0,2 lít B.100ml C.300ml D.Một đáp án khác Câu 2: Lấy 5,3 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Kim loại kiềm và % khối lượng của nó trong hỗn hợp là: A. K và 21,05%. B. Rb và 1,78%. C. Li và 13,2%. D. Cs và 61,2%. Câu 3: Cho 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc), phần không tan cho vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thì giải phóng ra 2,24 lít khí (đktc). Kim loại R là A. Mg. B. Cu. C. Pb. D. Ag. Câu 4: Cho 200 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 2M cần lấy để trung hoà vừa đủ dung dịch axit đã cho là A. 100 ml. B. 120 ml. C. 90 ml. D. 80 ml. Câu 5: Cho 0,2 mol X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,1 mol SO2 ; Fe2(SO4)3 và H2O. X là A. FeCO3. B. Fe. C. Fe2O3. D. Fe(OH)2. Câu 6: Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14) với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%. Khối lượng kết tủa và các chất trong dung dịch thu được là : A. 46,6 gam và BaCl2 dư. B. 46,6 gam và H2SO4 dư. C. 23,3 gam và H2SO4 dư. D. 23,3 gam và BaCl2 dư. Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là ( cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, Zn = 65) A. 6,81. B. 4,81. C. 3,81. D. 5,81. Câu 8:Hoà tan hoàn toàn 4,8 g kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đktc). Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được muối Y. Kim loại R và khối lượng muối Y thu được là : A. Zn, 13 gam. B. Cu, 9,45 gam. C. Ag , 10,8 gam. D. Fe, 11,2 gam Câu 9: Cho 300 ml dung dịch H2SO4 1M vào 200 ml dung dịch BaCl21M được dung dịch A. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch A cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M. Câu 10: Nhỏ từ từ 300 ml dung dịch KOH 1M vào 200 ml dung dịch H2SO4 1M , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch (A). Tính khối lượng chất tan tạo thành trong dung dịch ( A ). Mức 3 (Vận dụng thấp) : Câu 1: Cho 8,4 gam Fe tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dd được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 30 gam B. 35,2 gam C. 22,8 gam D. 27,6 gam Câu 2 : Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe trong dung dịch H2SO4 đặc , nóng dư , sau khi phản ứng xảy ra hòan oàn thì thu được V lít khí SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất ) và dung dịch (A) có chứa m gam muối . Tính V và m . Câu 3: Cho 427,5 gam dung dịch Ba(OH)2 20% vào 200 gam dung dịch H2SO4, lọc bỏ kết tủa. Để trung hòa nước lọc, cần vừa đủ 125 ml dung dịch NaOH 25% ( d= 1,28 ). Nồng độ % của dung dịch H2SO4 ban đầu là A. 40%. B. 49%. C. 51%. D. 53%. Câu 4: Để kết tủa hết ion SO42– trong 20 gam dung dịch CuSO4 cần 26 ml dung dịch BaCl2 0,02 M. Nồng độ % của dung dịch CuSO4 là A. 0,20 %. B. 0,25 %. C. 0,416 %. D. 0,512 %. Câu 5: Sau khi hoà tan 8,45 gam olêum X vào nước được dung dịch Y. Để trung hoà dung dịch Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là A. H2SO4.10SO3. B. H2SO4.3SO3. C. H2SO4.5SO3. D. H2SO4.2SO3. Câu 6: Dùng 300 tấn quặng pyrit sắt FeS2 có lẫn 20% tạp chất để sản xuất H2SO4 98%, hiệu suất 90% . Khối lượng H2SO4 98% thu được là A. 360 tấn. B. 324 tấn. C. 291,6 tấn. D. 262,44 tấn. Câu 7: Khối lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là ( cho O =16, K = 39, Cr = 52) A. 29,4 gam. B. 29,6. C. 59,2 gam. D. 24,9 gam. Câu 8: Tinh thể Na2SO4. x H2O có 55,9 % nước về khối lượng. Giá trị của x là: A.1 B.5 C.7 D.10 Câu 9: Cho 1040 gam dung d ịch BaCl2 10% tác dung với 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Tính khối lương từng chất thu được sau phản ứng. Câu 10: Cho 1040 gam dd BaCl2 10% vào 200 gam dd H2SO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ,lọc thu được m gam kết tủa và dung dịch nước lọc (A) . Để trung hoà nước lọc (A) cần phải dùng 250 ml dd NaOH 25% ( d = 1,28). Tính C% của H2SO4 trong dung dịch ban đầu và giá trị của m . Mức 4 (Vận dụng cao) : Câu 1: Cần hòa tan bao nhiêu lít SO3 (đktc) vào 600g H2O để thu được dung dịch H2SO4 49% A. 56 l B. 89,6 l C. 112 l D. 168 l Câu 2: Nung 25 gam tinh thể CuSO4.xH2O (màu xanh) tới khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn trắng CuSO4 (khan). Giá trị đúng của x là : A. 1 B. 2 C. 5 D. 10 Câu 3: Hòa tan 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH 0,4 M để trung hòa dung dịch X bằng : A. 100 ml B. 120 ml C. 160 ml D. 200ml Câu 4: Hòa tan 33,8 gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum là : A. H2SO4.SO3 B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.3SO3 D. H2SO4.4SO3 Câu 5: Một hỗn hợp X gồm 0.04 mol Al và 0.06 mol Mg . Nếu đem hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn trong HNO3 thu được 0.03 mol sản phẩm X do sự khử của . Nếu đem hỗn hợp đó hòa tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng vừa đủ cũng thu được 0.03 mol sản phẩm Y do sự khử của .X và Y là A. NO2 và H2S B. NO2và SO2 C. NOvà SO2 D.NH4NO3 và H2S Câu 6: Trộn 3,42 gam muối sunfat của kim loại hoá trị 3 với 8 gam Fe2(SO4). Cho hỗn hợp tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch BaCl2 tạo thành 20,97 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol/l của dung dịch BaCl2 và kim loại là : A. 0,54M; Cr. B. 0,9M; Al. C. 0,65M; Al. D.0,4M; Cr. Câu 7: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với 5,6 lít O2 (ở đktc) thu được hỗn hợp X gồm oxit sắt và sắt. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A vào H2SO4 đặc nóng dư thu được 8,96 lít SO2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 25,2 gam. B. 28 gam. C. 33,6 gam. D. 39,2 gam. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam muối sunfat của kim loại M, khí SO2 thoát ra bị oxi hóa hoàn toàn bằng oxi và cho hấp thụ hết vào H2O thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với BaCl2 dư thu được 4,66 gam kết tủa. Hàm lượng lưu huỳnh trong muối sunfat trên là A. 36,33%. B. 46,67%. C. 53,33%. D. 26,67%. Câu 9 :Một oleum có công thức H2SO4. nSO3 . Lấy 33,8 gam oleum đó pha thành 100ml dd X. Để trung hòa hoàn toàn 50 ml dd X cần dùng vừa đủ 200 ml dd NaOH 2M.Tìm giá trị của n . Câu 10: Có 100 ml dung dịch H2SO4 98% , khối lượng riêng của dung dịch H2SO4 là 1,84 gam /cm3. Người ta muốn pha loãng thể tích dung dịch H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%. Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng ? ( cho khối lượng riêng của nước là 1 gam/cm3 ) CÂU HỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Mức 1 (Biết) : Câu 1: Người ta pha loãng axit H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm bằng cách A. cho nhanh nước vào axit, khuấy đều. B. cho từ từ nước vào axit, khuấy đều. C. cho nhanh axit vào nước, khuấy đều. D. cho từ từ axit vào nước, khuấy đều. Câu 2: Để nhận biết ion sunfat ta có thể dùng dung chứa ion A. Ba2+ B. H+ C.Na+ D. Quì tím Câu 3: Khi cho phenolphtalein vào dd H2SO4 thì dung dịch A. vẫn không màu B. hóa đỏ C. Hóa xanh D. màu tím Câu 4: Cho Fe vào dd H2SO4 đặc thì thoát ra khí A. H2 B.SO2 C. SO3 D. O2 Câu 5: Cho H2SO4 đặc vào CuSO4. 5 H2O thì có hiện tượng gì? Mức 2 (Hiểu) : Câu 1: Khí clo có lẫn hơi nước, ta cần dẫn hỗn hợp khí trên qua chất nào sau đây để loại bỏ hơi nước A. Dung dịch Ca(OH)2 B. Dung dịch NaOH C. CaO khan D. H2SO4 đặc Câu 2: Có thể phân biệt 3 dung dịch : HCl, Ba(OH)2, H2SO4 bằng một thuốc thử là A. SO2. B. BaCl2. C. Quỳ tím. D. A, B, C đều đúng. Câu 3: Có thể phân biệt 3 dung dịch : KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. Zn. B. Al. C. BaCO3. D. giấy quì tím. Câu 4: Để chuyên chở H2SO4 đặc , nguội; HNO3 đặc , nguội người ta dùng thùng bằng gì ? A. Al B. Fe C. Mg D. Fe hoặc Al đều được. Câu 5: Cho Fe2O3 vào dd H2SO4 đặc thì thoát ra khí A. H2 B.SO2 C. SO3 D. không có khí Câu 6: để nhận biết phản ứng giữa dd H2SO4 và NaOH xảy ra ta có thể dùng thêm A. Ba(NO3)2 B. phenolphtalein C. Không cần dùng thêm D. BaCl2 Mức 3 (Vận dụng thấp) : Câu 1: Chỉ dùng duy nhất một dung dịch nào sau đây để tách riêng Al ra khỏi hỗn hợp gồm Al , Mg , Ca mà khối lượng Al không thay đổi ? A. dd HCl B. dd NaOH C. dd H2SO4 loãng D. dd H2SO4 đặc , nguội. Câu 2: Có 3 mẫu hợp kim Mg-Al ; Mg-Na ; Mg-Cu. Nếu chỉ dùng một hóa chất để phân biệt 3 hợp kim trên thì hóa chất đó làA. dd H2SO4. B. dd HNO3. C. dd Ca(OH)2 . D. nước Câu 3: Nếu chỉ dùng thêm một hóa chất để phân biệt các dung dịch : NaBr, Na2CO3, AgNO3, BaCl2 thì cách làm đúng là A. dùng H2SO4 nhận biết BaCl2, Na2CO3; sau đó dùng BaCl2 nhận biết AgNO3. B. dùng Cl2 nhận biết NaBr, Na2CO3 ; sau đó dùng NaBr nhận biết 2 chất còn lại. C. dùng HCl nhận biết AgNO3, Na2CO3; dùng AgNO3 (hay Na2CO3) nhận ra 2 chất còn lại. D. A, B, C đều đúng. Câu4: Để nhận biết 4 dung dịch : KOH, H2SO4, NaCl, BaCl2 nên dùng thêm một thuốc thử là A. dung dịch Na2CO3. B. Fe. C. dung dịch HCl. D. quỳ tím. Câu 5: Tại sao khi làm thí nghiệm của đường saccarazơ và H2SO4 đặc thì có hiện tượng than sinh ra cao hơn miệng cốc chứa đường? Mức 4 (Vận dụng cao) : Câu 1: Để nhận biết các dung dịch : HCl, NaOH, NaCl, BaCl2, H2SO4, Na2SO4 chỉ cần dùng A. quì tím. B. phenolphtalein. C. bột Fe. D. dd AgNO3. Câu 2: Thuốc thử thích hợp để phân biệt 6 dung dịch : NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, NaOH là : A. phenolphtalein, dd BaCl2, dd AgNO3. B. quỳ tím, dd BaCl2, khí Cl2, hồ tinh bột. C. quỳ tím, dd AgNO3. D. A, B, C đều đúng. Câu 3: Hỗn hợp A gồm 3 chất rắn. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng dư, tách được chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất. 3 chất rắn đó là A. BaO, CuO, Al2O3. B. Al2O3, Fe2O3, MgO. C. Al2O3, Fe2O3, NaOH. D. Al2O3, Fe2O3, SiO2. Câu 4: Có 4 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng mà không dùng thêm bất cứ chất nào khác thì có thể nhận biết được kim loại nào? A. Ba, Mg, Fe, Ag. B. Ag, Ba. C. Ag, Mg, Ba. D. Không phân biệt được. VI. Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn Hoạt động học tập 1 (5 phút): Tìm hiểu cấu tạo của H2SO4 để dẫn đến tính chất hóa học của H2SO4 Giáo viên yêu cầu học sinh viết CTCT của H2SO4 từ đó rút ra các nhận xét: - H2SO4 có thể phân li 2 ion H+ H2SO4 là 1 axit 2 chức - Số oxi hóa của nguyên tử S trong H2SO4 là +6 H2SO4 có tính oxi hóa mạnh Độ âm của nguyên tử S trong H2SO4 lớn Hoạt động học tập 2 (5 phút): Tìm hiểu tính chất vật lí của H2SO4 Giáo viên cho học sinh xem lọ chứa H2SO4 đặc kết hợp với sách giáo khoa để biết tính trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan trong nước ...của H2SO4 Hoạt động học tập 3 (10 phút): Tìm hiểu cách pha loãng H2SO4 đặc Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để biết H2SO4 đặc tan tốt trong nước và tỏa nhiệt lớn từ đó nêu được cách pha loãng H2SO4 đặc Một học sinh thực hành pha loãng H2SO4 đặc trên bàn giáo viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên Hoạt động học tập 4 (12 phút): Tìm hiểu tính chất hóa học của H2SO4 loãng Giáo viên yêu cầu học sinh viết phản ứng của H2SO4 loãng với Fe, NaOH, Na2CO3, CuO, BaCl2 và làm thí nghiệm chứng minh cho các phản ứng trên từ đó rút ra kết luận: H2SO4 loãng là có tính axit mạnh Hoạt động học tập 5 (8 phút): Tìm hiểu tính đa chức của H2SO4 Dựa vào phản ứng ở hoạt động học tập 4 H2SO4 + NaOH NaHSO4 + H2O H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O Học sinh gọi được tên muối axit và muối trung hòa Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào tỉ lệ mol của axit và bazơ để biết sản phẩm tạo muối axit hay muối trung hòa Hoạt động học tập 6 (5 phút): Tìm hiều tính oxi hóa của H2SO4 loãng Dựa vào phản ứng ở hoạt động học tập 4 H2SO4 + Fe FeSO4 + H2 Học sinh xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng trên từ đó rút ra tính oxi hóa của H2SO4 loãng Kết thúc tiết 1 Hoạt động học tập 7 (5 phút): Giới thiệu tính chất hóa học của H2SO4 đặc Dựa vào cấu tạo ở hoạt động học tập 1 học sinh nêu lại tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc Giáo viên làm thí nghiệm của H2SO4 đặc với đường saccarozơ để dẫn đến tính háo nước của H2SO4 đặc Hoạt động học tập 8 (12 phút): Tìm hiểu phản ứng của H2SO4 đặc, nóng với kim loại Học sinh nêu lại các số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh để dự đoán sản phẩm khử của H2SO4 đặc với kim loại Giáo viên cùng học sinh đưa ra sơ đồ phản ứng của H2SO4 đặc với kim loại M + H2SO4 đặc M2(SO4)x + H2S, S, SO2 + H2O Học sinh lên bảng viết 1 phản ứng minh họa Giáo viên chú ý Fe, Al, Cr thụ động trong H2SO4 đặc nguội Giáo viên làm thí nghiệm H2SO4 đặc với Cu Hoạt động học tập 9 (5 phút): Tìm hiểu phản ứng của H2SO4 đặc, nóng với phi kim Dựa vào phản ứng của H2SO4 đặc với đường saccarozơ ở hoạt động học tập 7 để dẫn đến phản ứng của H2SO4 đặc, nóng với phi kim Giáo viên cùng học sinh đưa ra sơ đồ phản ứng của H2SO4 đặc với kim loại VD: C, S, P + H2SO4 đặc CO2, SO2, H3PO4 + SO2 + H2O Học sinh lên bảng viết 1 phản ứng minh họa Hoạt động học tập 10 (8 phút): Tìm hiểu phản ứng của H2SO4 đặc, nóng với hợp chất Giáo viên yêu cầu học sinh viết phản ứng của Fe, FeO, Fe2O3 với H2SO4 đặc, nóng từ đó rút ra kết luận H2SO4 đặc, nóng oxi hóa được những hợp chất có tính khử. Hoạt động học tập 11 (3 phút): Tìm hiểu ứng dụng của H2SO4 Học sinh tìm hiều sách giáo khoa để đưa ra một số ứng dụng của H2SO4 từ đó nêu lên được H2SO4 là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất Hoạt động học tập 12 (6 phút): Tìm hiểu các giai đoạn sản xuất H2SO4 Giáo viên cùng học sinh đưa ra sơ đồ sản xuất H2SO4 S SO2 SO3 H2SO4 FeS2 Học sinh viết các phản ứng minh họa cho sơ đồ trên Hoạt động học tập 13 (3 phút): Tìm hiểu muối sunfat và nhận biết ion sunfat Dựa vào phản ứng ở hoạt động học tập 5 học sinh biết có hai loại muối sunfat Học sinh tìm hiểu tính tan của muối sunfat Dựa vào phản ứng ở hoạt động học tập 4 học sinh biết cách nhận biết nhận biết ion sunfat ta dùng ion Ba2+ Hoạt động học tập 14 (3 phút): củng cố bài Nêu lại tính chất hóa học của H2SO4 loãng và đặc H2SO4 đặc có háo nước nên phải cẩn thận khi sử dụng, khi tiếp xút vào da sẽ bị bỏng nặng Nêu nguyên liệu để sản xuất H2SO4 VII. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học minh họa về chuyên đề đã thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docaxit sunfuric.doc
Đề thi liên quan
  • docĐề cương ôn tập học kì II Hóa học 12

    Lượt xem Lượt xem: 1497 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pdfBài tập Trắc nghiệm về Sắt

    Lượt xem Lượt xem: 1247 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docĐề thi thử THPT quốc gia lần 3 môn: Hóa học - THPT Lê Quý Đôn

    Lượt xem Lượt xem: 1199 Lượt tải Lượt tải: 1

  • pdf16 bài tập vô cơ mức điểm 8 – 10 môn: Hoá học

    Lượt xem Lượt xem: 1790 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docĐề thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 môn Hóa học 12 - Mã đề thi 203 (Có đáp án)

    Lượt xem Lượt xem: 445 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Hóa học 12 - Mã đề thi 305

    Lượt xem Lượt xem: 323 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pdfChuyên đề: Peptit & các phương pháp tiếp cận giới thiệu về phương pháp đồng đẳng hóa

    Lượt xem Lượt xem: 6126 Lượt tải Lượt tải: 3

  • pdf999 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Hóa vô cơ

    Lượt xem Lượt xem: 4510 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề thi thử THPT quốc gia lần 1 môn: Hóa học

    Lượt xem Lượt xem: 1331 Lượt tải Lượt tải: 2

  • doc100 câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

    Lượt xem Lượt xem: 1303 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2025 ThuVienDeThi.org - Thư viện Đề thi mới nhất cho học sinh, giáo viên, Đề thi toán THPT quốc gia, Đề thi toán hay

Facebook Twitter

Từ khóa » H2so4 Loãng Có Tính Axit đa Chức