CHUYÊN ĐỀ: KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG ...
Có thể bạn quan tâm
Atlat địa lý Việt Nam được coi là “tài liệu” duy nhất mà học sinh được sử dụng trong tất cả các kỳ thi: thi học kỳ, thi học sinh giỏi các cấp, thi tuyển vào lớp 10, thi Tốt nghiệp THPT …
Tuy nhiên trong thực tế, việc sử dụng Atlat của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, hoặc chưa phát huy hết hiệu quả vốn có của nó. Trong chuyên đề này tôi xin gợi ý cách sử dụng Atlat địa lý Việt Nam khi làm bài thi, đặc biệt đối với các em học sinh lớp 12 với các bước như sau:
1. Nắm được cấu trúc của Atlat
Cần cho học sinh nắm được Atlat địa lí gồm có mấy phần, bao gồm những phần nào, từ trang, đến trang… nội dung của từng phần. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng tìm hiểu các nội dung trong Atlat địa lí Việt Nam để phục vụ tốt cho quá trình học tập và làm bài thi đạt điểm cao.
2. Yêu cầu chung khi khai thác bản đồ trên Atlat
Kỹ năng khai thác Atlat Địa lý Việt Nam là kỹ năng cơ bản của môn địa lý. Nếu không nắm vững kỹ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích đươc các sự vật, hiện tượng địa lý, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lý khác. Do vậy, rèn luyện kỹ năng làm việc với Atlat địa lý Việt nam là không thể thiếu được khi học môn địa lý.
Thông thường khi khai thác Atlat địa lí Việt Nam học sinh cần phải nắmvững các kĩ năng sau:
– Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ.
– Hiểu hệ thống kí, ước hiệu chung của bản đồ. (Đọc chú giải) ở trang KÍ HIỆU CHUNG (trang bìa trong).
– Đọc phần chú giải và tỷ lệ dành riêng cho từng trang bản đồ đó. Đây có thể coi là chìa khóa để hiểu nội dung được thể hiện trong bản đồ, mặt khác còn rút ra được kiến thức nhất định có tính chất tổng quát
– Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lý trên bản đồ
– Biết cách xác định vị trí, hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ… của các đối tượng địa lý trên lãnh thổ.
– Biết rõ mục đích sử dụng để phối hợp trang chung và trang riêng dành cho từng bản đồ.
– Biết rõ câu hỏi như thế nào có thể dung Atlat.– Biết sử dụng đủ Atlat cho một câu hỏi
3. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí
Trong phần này, học sinh phải nắm được nội dung các trang Atlat từ phần địa lý tự nhiên đến địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế cho đến địa lý các vùng kinh tế có nội dung là gì để từ đó dễ dàng tìm hiểu, trình bày khi làm bài thi môn địa lý, đặc biệt là phải hiểu rõ nội dung trong bài học từ đó mới có thể vân dụng được vào học tập trong Atlat một cách có hiệu quả.
Phần địa lý tự nhiên hoc sinh xem là phần khó khai thác hơn so với các phần học khác, vì vậy yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung bài học trước rồi mới kết hợp với Atlat địa lý để phân tích, tìm hiểu nội dung cần tìm.
3.1. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí tự nhiên
Ví dụ: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, hãy trình bày và nhận xét về sự phân bố các nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
Để trình bày các nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta, có thể dựa vào bản đồ địa chất khoáng sản nước ta trang 8 kết hợp với các trang bản đồ trong Atlat của các vùng gồm: trang 26, trang 27, trang 28 và lần lượt kể từng loại khoáng sản:
– Khoáng sản năng lượng
– Các loại khoáng sản kim loại
– Các khoáng sản phi kim loại
– Các khoáng sản vật liệu xây dựng
Sau khi nêu tên các loại tài nguyên khoáng sản học sinh sẽ nhận thấy các loại tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố không đều.
Ví dụ: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy xác định trên bản đồ khí hậu (trang 9) hướng gió của gió mùa mùa hạ và gió mùa đông ở nước ta?
– Quan sát bản đồ khí hậu trang 9 học sinh thấy được:
Hướng gió thịnh hành ở nước ta vào mùa đông là hướng Đông Bắc
Hướng gió vào mùa hạ ở nước ta phức tạp hơn: Gió tây nam, tây tây nam đối với Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Tây bắc bộ
Gió Đông nam, Nam đông nam đối với Đồng bằng sông Hồng và Đông bắc Bắc Bộ
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu của vùng này như thế nào?
Dựa vào Atlat học sinh sẽ trình bày được
– Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc
+ Địa hình cao nhất nước ta.
+ Hướng tây bắc – đông nam
+ Địa hình gồm 3 dải ( có thể thấy được: hai phía đông, tây là những dãy núi cao và trung bình, ở giữa thấp hơn bao gồm các dãy núi, các cao nguyên, sơn nguyên và thung lũng sông)
– Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc đến sự phân hoá khí hậu của vùng:
+ Làm cho khí hậu phân hoá theo độ cao.
+ Làm cho khí hậu phân hoá theo hướng địa hình.
3.2. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí dân cư
Ví dụ: Dựa vào Atlat địa lý Việt nam trang 15 và những kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư không đều ở nước ta ? Kể tên các loại đô thị đặc biệt, đô thị loại 1?
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat:
a. Dân cư nước ta phân bố không đều
– Phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi:
+ Đồng bằng ven biển, dân cư tập trung đông đúc với mật độ rất cao: Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 501 – 2000 người/km2. Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số đồng bằng ven biển có mật độ từ 501 – 1000 người/km2.
+ Miền núi và cao nguyên dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp: Tây Bắc, Tây nguyên có mật độ chủ yếu dưới 100 người/km2 và từ 50-100 người/km2. Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân số dưới 100 người/km2.
– Phân bố không đều giữa các đồng bằng.
+ Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn lãnh thổ có mật độ cao từ 501 – 2000 người/km2.
+ Đồng bằng ven biển miền Trung có mật độ phổ biến từ 102 – 500người/km2.
+ Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn có mật độ dân số từ 101 – 200 người/km2 và từ 201 – 500 ngườ/km2, phía tây tỉnh Long An và Kiên Giang có mật độ từ 50 – 100 người/km2.
– Ngay trong nội bộ một vùng dân cư cũng phân bố không đều.
+ Đồng bằng sông Hồng ở vùng trung tâm, ven biển phía đông và đông nam độ cao trên 2000 người/km2, rìa phía bắc, đông bắc và phía tây nam của đồng bằng mật độ chỉ có 201 – 500 người/km2.
+ Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền, sông Hậu mật độ từ 5001 -1000 người/km2. Phía tây tỉnh long An và kiên Giang có mật độ từ 50 – 100 người/km2.
– Phân bố không đều ngay trong một tỉnh. Tỉnh Thanh Hóa: Vùng ven biển tại thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn có mật độ trên 2000 người/km2. Vùng phía Tây giáp biên giới Việt Lào có mật độ dưới 50 người/km2
b. Loại đô thi đặc biệt, đô thị loại 1
– Đô thị đặc biệt gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
– Đô thị loại 1 gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ.
3.3. Phân tích các bản đồ kinh tế trong Atlat để rèn cho học sinh kỹ năng tim hiểu các ngành kinh tế nước ta
Ví dụ: Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam ( trang 19). Trình bày hiện trạng sản xuất, phân bố lúa của nước ( diện tích, sản lượng, năng suất).
Bản đồ lúa năm 2007, quan sát bảng chú giải trong bản đồ thấy:
– Diện tích lúa tăng: năm 2000 là 7666( nghìn ha), năm 2005 là 7329 (nghìn ha), năm 2007 là 7207 (nghìn ha).
– Sản lượng Lúa: năm 2000 là 32530 ( nghìn tấn), năm 2005 là 35832 (nghìn tấn), năm 2007 là 35942 ( nghìn tấn)
– Năng suất lúa năm 2000 là: 4,2 tấn/ha, năm 2005 là 4,9 tấn/ha, năm 2007 là 5,0 tấn/ha.
– Tình hình phân bố cây lúa
+ Những tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực chiếm trên 90% gồm các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh của Đồng bằng sông Hồng (như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, một số tỉnh của Đông Nam Bộ.
Ví dụ: Dựa vào Atlat địa lí Việt nam trang 19 và những kiến thức đã học hãy trình bày hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta?
Học sinh dựa vào Atlat trang 19, chăn nuôi năm 2007. Học sinh quan sát biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua 3 năm 2000, 2005, 2007 sẽ trình bày được nội dung sau:
– Giá trị sản lượng năm 2000 là 18505 tỉ đồng, năm 2005 là 26108 tỉ đồng, năm 2007 là 29196 tỉ đồng.
– Cơ cấu ngành chăn nuôi:
+ Gia súc: năm 2000 là 66%, năm 2005 là 71%, năm 2007 là 72%.
+ Gia cầm: năm 2000 là 18%, năm 2005 là 18%, năm 2007 là 13%.
+ Sản phẩm không qua giết mổ: năm 2000 là 16%, năm 2005 là 15%, năm 2007 là 15%.
Ví dụ: Dựa vào trang 22 Atlát địa lí Việt Nam. Hãy nhận xét về về quy mô và sự phân bố của các nhà máy điện ở nước ta, kể tên các nhà máy có công suất trên 1000 MW.
Dựa vào Atlat địa lí học sinh sẽ nhận biết được quy mô của các nhà máy điện ở nước ta chủ yếu có cống suất dưới 1.000MW.
Các nhà máy điện phân bố rộng khắp cả nước nhưng có sự khác nhau của nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
– Các nhà máy thuỷ điện phân bố ở miền núi Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, vùng núi Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Nhiệt điện tập trung ở khu vực Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
Các nhà máy điện có công suất trên 1.000MW: gồm có thuỷ điện: Hoà Bình, nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ.
3.4 . Phân tích các bản đồ kinh tế trong Atlat để ôn luyện phần các vùng kinh tế
Trong chương trình Địa lí lớp 12 nội dung về Kinh tế – Xã hội chia theo các vùng: Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 12 là nghiên cứu các vùng Kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm như sau: – Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản đồ trong Atlat xác định vị trí: phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây giáp với vùng kinh tế nào, nước nào?
– Vùng đó có bao nhiêu tỉnh thành.
– Vị trí và lãnh thổ của vùng có đặc điểm gì nổi bật.
– Xác định đặc điểm tự nhiên: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản.
– Từ những đặc điểm trên, trình bày được những thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế của mỗi vùng.
– Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế của vùng đó.
Trong phần này giáo viên cho học sinh nghiên cứu toàn bộ từng trang Atlat của mỗi vùng để học sinh nắm được nội dung chính và có thể vận dụng được vào bài thi của mình
Ví dụ:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 và những kiến thức đã học. Hãy kể tên các tỉnh và vị trí địa lí của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ?
Sau khi tìm hiểu vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ trong Atlat học sinh xác định được ranh giới của vùng, từ đó biết được vùng này có 15 tỉnh, thành (Tây bắc 4 tỉnh, Đông bắc 11 tỉnh) thông bản đồ kinh tế năm 2007, trang 26 và giới thiệu được vị trí địa lí của vùng. Vị trí là vùng có lãnh thổ lớn nhất cả nước, tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ, ĐBSH, Vịnh Bắc Bộ, từ đó rút ra ý.
Như vậy từ nội dung Sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinh nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung học sinh cần lĩnh hội, giúp cho học sinh trong quá trình ôn tập đỡ phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có thể tìm ngay trong bản đồ, các em có thời gian để luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài. Nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí nói chung và sử dụng atlat địa lí Việt Nam trong học tập môn Địa lí nói riêng.
Cô Võ Thị Hoa
Bài viết liên quan:
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 10 HKII NĂM HỌC 2021 - 2022
- Tổ Sử - Địa - GDCD: Kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề…
- BÍ QUYẾT NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH
- HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI MÔN HỌC LỰA CHỌN, CỤM CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP…
- TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA "EM YÊU LỊCH…
- TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA,…
Từ khóa » Cách Sử Dụng Atlat địa Lí Việt Nam
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Atlat Địa Lý Việt Nam Hiệu Quả - Kênh Tuyển Sinh
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Atlat Địa Lý Việt Nam - YouTube
-
Cách Sử Dụng Atlat để Nắm Chắc 9,10 Trong Kỳ Thi Tốt Nghiệp THPT
-
Cách đọc, Cách Sử Dụng Atlat Địa Lí Việt Nam Hiệu Quả
-
Cách Sử Dụng Atlat Địa Lý Hiệu Quả ❤️✔️✔️✔️
-
KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
-
4 Mẹo Khai Thác Atlat Giúp Học địa Lý Nhàn Tênh - SPBook
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ 12 - Trường THPT Ngô Quyền
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
-
Thầy Giáo Bày "mẹo" Sử Dụng Atlat Địa Lý Việt Nam Cho Thí Sinh Thi ...
-
ÔN TẬP KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM - Tài Liệu Text
-
Phương Pháp Sử Dụng Atlat địa Lí Việt Nam Trong Dạy Học địa Lí 12
-
Top 7 Mẹo Sử Dụng Atlat Trong Bài Thi Môn Địa Lý THPT QG - Tikibook
-
Kỹ Năng Khai Thác Atlat Giúp ẵm điểm Cao Môn Địa Lý THPT Quốc Gia