Chuyên đề ôn Tập Cuối Cấp : Môn Tiếng Việt – Lớp 5 Phần : Từ Loại ...
Có thể bạn quan tâm
- Học trực tuyến
- SMAS
- TH&THCS
- Trường TH&THCS Hồng Lý
- Trường TH&THCS Đồng Thanh
- Trường TH&THCS Hiệp Hòa
- Trường TH&THCS Tam Quang
- Trường TH&THCS Hòa Bình
- Trường TH&THCS Tự Tân
- Trường TH&THCS Vũ Đoài
- Trường TH&THCS Vũ Vân
- Trường TH&THCS Dũng Nghĩa
- Trường TH&THCS Phúc Thành
- Trường TH&THCS Thanh Phú
- Trường TH&THCS Việt Hùng
- Trường TH&THCS Vũ Vinh
- Trường TH&THCS Xuân Hòa
- Trường TH&THCS Song An
- THCS
- Trường THCS Bách Thuận
- Trường THCS Duy Nhất
- Trường THCS Hồng phong
- Trường THCS Minh Khai
- Trường THCS Minh Lãng
- Trường THCS Minh Quang
- Trường THCS Nguyên Xá
- Trường THCS Song Lãng
- Trường THCS Thị trấn Vũ Thư
- Trường THCS Trung An
- Trường THCS Tân Hoà
- Trường THCS Tân Lập
- Trường THCS Tân Phong
- Trường THCS Việt Thuận
- Trường THCS Vũ Hội
- Trường THCS Vũ Tiến
- Tiểu học
- Trường Tiểu Học Thị Trấn Vũ Thư
- Trường Tiểu học Bách Thuận
- Trường Tiểu học Duy Nhất
- Trường Tiểu học Hồng phong
- Trường Tiểu học Minh Khai
- Trường Tiểu học Minh Lãng
- Trường Tiểu học Minh Quang
- Trường Tiểu học Nguyên Xá
- Trường Tiểu học Song Lãng
- Trường Tiểu học Trung An
- Trường Tiểu học Tân Hoà
- Trường Tiểu học Tân Lập
- Trường Tiểu học Tân Phong
- Trường Tiểu học Việt Thuận
- Trường Tiểu học Vũ Hội
- Trường Tiểu học Vũ Tiến
- Mầm non
- Trường Mầm non Bách Thuận
- Trường Mầm non Duy Nhất
- Trường Mầm non Dũng Nghĩa
- Trường Mầm non Hiệp Hoà
- Trường Mầm non Hoà Bình
- Trường Mầm non Hoạ My
- Trường Mầm non Hồng Lý
- Trường Mầm non Hồng Phong
- Trường Mầm non Minh Khai
- Trường Mầm non Minh Lãng
- Trường Mầm non Minh Quang
- Trường Mầm non Nguyên Xá
- Trường Mầm non Phúc Thành
- Trường Mầm non Song An
- Trường Mầm non Song Lãng
- Trường Mầm non Tam Quang
- Trường Mầm non Trung An
- Trường Mầm non Tân Hoà
- Trường Mầm non Tân Lập
- Trường Mầm non Tân Phong
- Trường Mầm non Tự Tân
- Trường Mầm non Việt Hùng
- Trường Mầm non Việt Thuận
- Trường Mầm non Vũ Hội
- Trường Mầm non Vũ Tiến
- Trường Mầm non Vũ Vinh
- Trường Mầm non Vũ Vân
- Trường Mầm non Vũ Đoài
- Trường Mầm non Xuân Hoà
- Trường Mầm non Đồng Thanh
- Đăng nhập
- Đăng ký
- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Thời sự
- Công văn - Văn bản
- Nhà giáo với đạo đức nghề nghiệp và pháp luật
- Hoạt động dạy và học
- Khoa học-Công nghệ thông tin
- Sức khỏe
- Thư giãn
- Thủ tục HC - ISO 2008-9001
- Hoạt động Đội
- Giới thiệu
- Trang chủ
- Hoạt động dạy và học
- Tài nguyên
- Tài liệu tham khảo
A/ Mục đích, yêu cầu
*/ Hệ thống và củng cố kiến thức về từ loại tiếng Việt
*/ Mở rộng vốn từ bằng kiên thức từ loại , HS có kĩ năng sử dụng từ tiếng Việt đúng từ loại
*/ Giáo dục tình cảm yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của tiếng Việt
Tôn vinh vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt, giáo dục HS ý thức trân trọng tiếng Việt, trân trọng người giao tiếp với mình qua sử dụng tiếng Việt.
Chuyên đề ôn tập cuối cấp : Môn Tiếng Việt – Lớp 5
Phần : Từ loại tiếng Việt
A/ Mục đích, yêu cầu
*/ Hệ thống và củng cố kiến thức về từ loại tiếng Việt
*/ Mở rộng vốn từ bằng kiên thức từ loại , HS có kĩ năng sử dụng từ tiếng Việt đúng từ loại
*/ Giáo dục tình cảm yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của tiếng Việt
Tôn vinh vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt, giáo dục HS ý thức trân trọng tiếng Việt, trân trọng người giao tiếp với mình qua sử dụng tiếng Việt.
B/ Nội dung kiến thức cần ôn tập
I/ PHẦN LÝ THUYẾT
- Dựa vào nghĩa của từ, sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại.
- Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.
- Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (lớp 5 ). Ngoài ra, còn có 1 số từ loại khác như: Quan hệ từ (học ở lớp 5 ),số từ, phụ từ, tình thái từ,...( không học ở tiểu học ).
1.Danh từ, Động từ, Tính từ :(Tuần 5, Tuần 9, Tuần 11- Lớp4)
a)Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
VD :
- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,...
- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,...
- DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,... ; mét, lít, ki-lô-gam,... ;nắm, mớ, đàn,...
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .
- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )
- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :
+ DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,...).
+ DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,... )
Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng :
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,... và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,...DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,...) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,...) nói trên.
+ DT chỉ khái niệm :
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,...Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,...
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ : con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,...
- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,...VD : lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,...
- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,...
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,...
*Cụm DT:
- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.
b) Động từ( ĐT ): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
V.D : - Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động )
- Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái )
*Mấy lưu ý về ĐT chỉ trạng thái :
- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là : nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :
+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,...
+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,...
+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,...
+ ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,...
- Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :
+ Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.
+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).
VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )
Anh ấy đứng tuổi rồi .
+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT ( kết hợp được với các từ chỉ mức độ )
- Các ‘ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ) : yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm,, hiểu,...Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.
- Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái.
VD : Trên tường treo một bức tranh.
Dưới gốc cây có buộc một con ngựa .
- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai - thế nào ?
*Cụm ĐT:
- ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước )và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm ĐT .Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa.
Trong cụm ĐT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự ;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,...Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động.
c) Tính từ (TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...
*Có 2 loại TT đáng chú ý là :
- TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,... )
- TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...)
* Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :
- Từ chỉ đặc điểm :
Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,...ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật...
Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên.
VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,...
+ Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...
- Từ chỉ tính chất :
Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó , từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.
VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,...
Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt ( một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng : Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập.
- Từ chỉ trạng thái :
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
VD : Trời đang đứng gió .
Người bệnh đang hôn mê.
Cảnh vật yên tĩnh quá.
Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.
Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là ĐT, có thể là TT hoặc mang đặc điểm của cả ĐT và TT ( từ trung gian ), song theo như định hướng trong nội dung chương trình SGK, ở cấp tiểu học , chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm ĐT để HS dễ phân biệt.
*Cụm TT: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như : rất, hơi, lắm , quá, cực kì, vô cùng,... để tạo tạo thành cụm tính từ ( khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh ( như ĐT ) ngay trước nó là rất hạn chế )
Trong cụm TT, các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định.Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.
d) Cách phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn :
Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ.
*Danh từ :
- Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...)
- DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,... ở phía sau ( hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... )
- DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?...)
- Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...)
- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:
V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT )
* Động từ :
- Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,... ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)
- Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...)
*Tính từ :
- Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...)
* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
II. PHẦN BÀI TẬP LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH (Kèm đáp án và hướng dẫn cách thực hành)
Bài 1 :
Cho các từ sau:
Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình.
a)xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT
b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.
* Đáp án :
a)
- DT :....
- Không phải DT: phấn khởi, tự hào, mong muốn.
b)
- .....
- DT chỉ hiện tượng : sấm , sóng thần, gió mùa.
- DT chỉ khái niệm : văn học, hoà bình , truyền thống.
- DT chỉ đơn vị : cái , xã, huyện.
Bài 2 :
Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng :
- Bạn Vân đang nấu cơm nước.
- Bác nông dân đang cày bõa .
- Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
- Em có một người bạn bè rất thân.
*Đáp án : Các từ cơm nước, ruộng nương, chợ búa, bạn bè đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với ĐT mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trước.
Cách sửa : Bỏ tiếng đứng sau của mỗi từ ( nước, nương, búa, bè )
Bài 3 :
Cho các từ : cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu ( với mỗi từ ) sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau.
*Đáp án : V.D: Cánh đồng rộng mênh mông / Em rất yêu cánh đồng quê em.
Bài 4 :
Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :
- Anh ấy đang suy nghĩ.
- Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.
- Anh ấy sẽ kết luận sau.
- Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.
- Anh ấy ước mơ nhiều điều.
- Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.
*Đáp án : Ý 1, 3, 5 là ĐT ; Ý 2, 4, 6 là DT.
Bài 5 :
Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đứng trước nó :
- Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.
- Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.
*Đáp án :
- vẫn : bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.
- đã : bổ sung ý nghĩa thời gian ( quá khứ )
- đang : bổ sung ý nghĩa thời gian ( hiện tại )
- sắp : bổ sung ý nghĩa thời gian 9 tương lai ).
Bài 6 :
Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ :
- Đi ngược về xuôi.
- Nhìn xa trông rộng.
- nước chảy bèo trôi.
*Đáp án :
- DT: nước, bèo.
- ĐT : đi , về, nhìn, trông.
- TT : ngược, xuôi, xa, rộng.
Bài 7 :
Xác định DT, ĐT, TT của các câu sau :
- Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
- Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.
- Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình.
- Nước chảy đá mòn.
*Đáp án :
- DT : bốn mùa, sắc trời, đất, non, gió, sông, nắng, Thái Nguyên, Thái Bình, nước, đá.
-ĐT :mòn, dựng, ngược, xuôi.
- TT : riêng, đầy, cao.
( Lưu ý : từ ngược, xuôi trong bài 7 khác từ ngược , xuôi trong bài 6.)
Bài 8:
Xác định từ loại của những từ sau :
Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.
*Đáp án :
-DT: niềm vui, tình thương.
- ĐT : vui chơi, yêu thương.
- TT : vui tươi, đáng yêu.
Bài 9 :
Xác định từ loại của những từ sau :
Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.
*Đáp án :
- DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn.- ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ,.
- TT : thân thương, trìu mến.
2/ Đại từ - Đại từ xưng hô ( Tuần 9, Tuần 11- Lớp 5 ):
a) Ghi nhớ :
* Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
* Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp .
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi :
- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
- Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : mày, cậu, các cậu, ...
- Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
* Đại từ dùng để hỏi : ai ? gì? nào? bao nhiêu ?...
* Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp : vậy, thế .
Lưu ý : Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể :
- Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT.
- Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT.
- Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT :
+ Chỉ quan hệ gia đình-thân thuộc : ông, bà,anh, chị, em, con ,cháu,...
+ Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt :chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,...
Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc, DT chỉ chức vụ- nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô , ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó.
V.D1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc )
V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người ( Cô là DT chỉ đơn vị ).
V.D3 : Cháu chào cô ạ ! ( cô là đại từ xưng hô )
b)Bài tập thực hành :
Bài1:
Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
- Tôi đang học bài thì Nam đến.
- Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Đáp án :
a) Chủ ngữ.
b) Vị ngữ.
Bài 2 :
Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào :
Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc :
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 )
- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 )
- Tớ cũng thế. (câu 3 )
*Đáp án :
- Câu 1 : từ bạn ( DT lâm thời làm đại từ xưng hô ) thay thế cho từ Bắc.
- Câu 2 : tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam.
- Câu 3 : tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10.
Bài 3 :
Đọc các câu sau :
Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :
- Xin ông thả cháu ra.
Sói trả lời :
-Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?
( Theo Lép Tôn- xtôi ).
- Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.
- Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại :
- Đại từ xưng hô điển hình.
- Danh từ lâm thời làm đại từ xưng hô.
*Đáp án :
a) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày.
b)- Điển hình : ta, mày, chúng mày.
- lâm thời, tạm thời : ông, cháu (DT làm đại từ ).
Bài 4 :
Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại :
- Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
- Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
- - Nam ơi ! Cậu được mấy điểm ?
- Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm ?
- Tớ cũng được 10 điểm.
*Đáp án :
a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó.
b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô.
c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao” ; cụm từ “được 10 điểm”(ở dưới ) bằng “cũng vậy”.
3.Quan hệ từ (QHT)- (Tuần 11- Lớp 5):
a) Ghi nhớ :
- QHT là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
- Các QHT thường dùng là : và, với, hay, hoặc, nhưng ,mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,...
- Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng 1 cặp QHT. Các cặp QHT thường dùng là :
+ Vì...nên...; Do...nên...; Nhờ ...nên... ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả ).
+ Nếu ...thì...; Hễ... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả ).
+ Tuy ...nhưng...; Mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối lập ).
+ Không những... mà còn...; Không chỉ... mà còn... (biểu thị quan hệ tăng tiến ).
b)Bài tập thực hành :
Bài 1 :
Tìm QHT và cặpQHT trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của chúng :
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.
*Đáp án :
QHT và cặp QHT : và, nhưng, còn, mà, Nhờ...nên...
Tác dụng :
- và : nêu 2 sự kiện song song.
- nhưng, còn , mà : neu sự đối lập.
- Nhờ...nên : biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Bài 2 :
Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống trong từng câu : nhưng, còn , và , hay, nhờ.
- Chỉ ba tháng sau,.....siêng năng ,cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
- Ông tôi đã già.....không một ngày nào ông quên ra vườn.
- Tấm rất chăm chỉ.....Cám thì lười biếng.
- Mình cầm lái....cậu cầm lái ?
- Mây tan .... mưa tạnh dần.
Bài 3 :
Đặt câu với mỗi QHT sau : của , để, do, bằng, với , hoặc.
*Đáp án :
- Chiếc áo của Lan đã ngắn.
- Tôi nói vậy để anh xem xét.
- Cây nhãn này do ông em trồng.
- Chiếc bàn này được làm bằng gỗ.
-.....
Bài 4 :
Hãy đặt 4 câu trong đó có sử dụng 4 cặp QHT dùng để biểu thị quan hệ :
- Nguyên nhân- kết quả.
- Điều kiện ( giả thiết ) - kết quả.
- Nhượng bộ (đối lập, tương phản ).
- Tăng tiến.
Đáp án :
Vì trời mưa to nên tôi bị ướt áo.
Nếu trời mưa to thì tôi sẽ tới trường bằng xe buýt.
Tuy trời mưa to nhưng tôi vẫn tới trường đúng giờ.
Gió càng to, cát bụi càng mù mịt cả con đường.
Người dân càng phải ra sức đề phòng khi dịch bệnh càng diễn biến phức tạp .
Thị trấn , ngày 15 tháng 2 năm 2020
Người lựa chọn nội dung CĐ : TH
Tập tin đính kèm Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 7 đánh giá Click để đánh giá bài viết Tin liên quanTạo bài tập trắc nghiệm Online chấm và công bố điểm ngay cho học sinh
Tin học lớp 5 - Phiếu học tập số 2 - Soạn thảo văn bản
Trường THCS Song An sơ kết học kỳ 1- năm họ 2017-2018
Sáng ngày 12/01/2017 tại trường THCS Đồng Thanh diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật " Tiếng hát trái tim không tật nguyền, chung ta ây dựng nỗi đau da cam".
Các trường mầm non trong huyện chủ động phòng chống rét cho học sinh
Công văn số 21-Phòng Giáo dục và Đào tạo
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC DUY NHẤT 1
Chương trình "Xuân yêu thương" dịp Tết Mậu Tuất tại trường THCS Duy Nhất
Liên đội trường THCS Minh Lãng tổ chức lễ phát động cánh én báo tin và hội thu lợn đất tình thương
Nhiều hoạt động hướng tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI BÌNH THĂM VÀ TẶNG QUÀ CHÚC TẾT CÁN BỘ, NHÀ GIÁO, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN NHÂN DỊP TẾT MẬU TUẤT 2018
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự, chúc mừng khai giảng năm học mới
- Mới nhất
- Xem nhiều
TRƯỜNG TH&THCS PHÚC THÀNH LONG TRỌNG TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11(1982-2024).
22/11/2024CHUỖI HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2024 CỦA THẦY VÀ TRÒ TRƯỜNG TH&THCS PHÚC THÀNH.
22/11/2024GIỜ KỂ CHUYỆN NGOÀI TRỜI CỦA CÁC BÉ LỚP 2 TUỔI B
22/11/2024TRƯỜNG MẦM NON TỰ TÂN TỔ CHỨC LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
22/11/2024Liên đội trường THCS Tân Lập phát động cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”
22/11/2024TRƯỜNG TH & THCS VŨ ĐOÀI TỔ CHỨC LỄ KỈ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11
21/11/2024Trường Mầm non Vũ Vinh tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11/1982 - 20/11/2024
21/11/2024TRƯỜNG MẦM NON VŨ VINH TỔ CHỨC HỘI THI "ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO - MÔ HÌNH KHÔNG GIAN VĂN HÓA, KHÔNG GIAN SÁNG TẠO" NĂM HỌC 2024-2025
21/11/2024LAN TỎA NGHỆ THUẬT CHÈO CÙNG VỚI CÁC BÉ TRƯỜNG MẦM NON VŨ VINH
21/11/2024Trường Mầm non Minh Quang hoạt động trải nghiệm mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
21/11/2024Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại trường Mầm Non Minh Quanng
21/11/2024Trường Mầm non Bách Thuận tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
21/11/2024Lễ hội Chùa Keo
01/11/2017TRƯỜNG MẦM NON TÂN LẬP KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
20/11/2023CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC THEO TIẾP CÂN ĐA VĂN HOÁ TRƯỜNG MẦM NON HOÀ BÌNH
30/11/2023Lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024 trường Trung học cơ sở Tân Lập - Vũ Thư
06/09/2023Trường Tiểu học Vũ Hội tổ chức thành công cuộc thi IOE cấp Huyện - Năm học 2021-2022
14/01/2022Hướng dẫn của Bộ giáo dục về điều chỉnh nội dung học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 với các môn học khối THCS
01/04/2020Kế hoạch dạy học trên Đài Truyền hình Thái Bình tuần 5 (từ 13/4 18/4/2020)
09/04/2020Thông báo số 329/TB-SGDĐT về việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học.
11/04/2020SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀM VIỆC VỚI HUYỆN VŨ THƯ VỀ KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018-2019 NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
03/10/2018Tập huấn sử dụng mô hình trường học mở trên nền tảng Khan Academy
05/07/2024Công văn số 320/SGDĐT-TCCB ngày 06/4/2020 của Sở GDĐT về việc cập nhật tình hình sức khỏe cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
07/04/2020Lịch phát sóng các môn học trên Đài Truyền hình Thái Bình từ ngày 30.3 đến ngày 4.4
27/03/2020Công văn số 44/GDĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh và thực hiện kế hoạch dạy học học kỳ II cấp THCS năm học 2019-2020
10/04/2020Quyết định số 925/QĐ-UBND ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh Thái Bình về việc Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông chuyên tỉnh Thái Bình năm học 2020-2021.
07/04/2020 Liên kết Website --- Chọn liên kết --- Video - Cip Thư viện ảnh Đăng nhập Email Mật khẩu Nhớ mật khẩu Quên mật khẩu? Hoặc Đăng ký Dự báo thời tiếtHà Nội Hồ Chí Minh Bắc Giang Bắc Ninh Bạc Liêu Lào Cai Tuyên Quang Lai Châu Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đồng Tháp Hải Phòng Hà Tĩnh Ninh Bình Nam Định Nha Trang Thanh Hóa Thái Bình Nghệ An Thừa Thiên Huế Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ninh Quảng Trị Vũng Tàu Phú Thọ Phú Yên Yên Bái |
Thời tiết Hà Nội |
Copyright © 2017 Bản quyền thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Vũ Thư
Địa chỉ: Thị Trấn Vũ Thư-Thái BìnhĐiện thoại: 0227.3826221
Từ khóa » Bài Tập Về Từ Loại Lớp 5
-
Bài Tập Về Từ Loại Lớp 5 Có đáp án - Học Tốt
-
Luyện Từ Và Câu Lớp 5 Ôn Tập Về Từ Loại
-
Bộ đề Luyện Từ Và Câu Lớp 5 (Có đáp án) - Ôn Tập Tiếng Việt Lớp 5
-
Các Từ Loại Chủ Yếu - Ôn Tập Tiếng Việt Lớp 5 Thi Vào Lớp 6
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Ôn Tập Về Từ Loại Lớp 5 Có đáp án
-
Luyện Từ Và Câu - Ôn Tập Về Từ Loại Trang 97, 98
-
Luyện Từ Và Câu: Ôn Tập Về Từ Loại Trang 142 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
-
Luyện Từ Và Câu - Ôn Tập Về Từ Loại Trang 100, 101 Vở Bài Tập (VBT ...
-
Luyện Từ Và Câu - Ôn Tập Về Từ Loại Trang 97, 98 Vở Bài Tập (VBT ...
-
Luyện Từ Và Câu: Ôn Tập Về Từ Loại (tiếp) - Haylamdo
-
Giải Bài Luyện Từ Và Câu: Ôn Tập Về Từ Loại | Giải Tiếng Việt 5
-
Bài Tập Về Từ Loại Tiếng Việt Có đáp án - Giáo Viên Việt Nam
-
Ôn Tập Về Từ Loại LTVC Lớp 5 - Tài Liệu - 123doc
-
Bài Tập Xác định Từ Loại - TopLoigiai