Chuyên đề: Phương Pháp Viết Văn Biểu Cảm Về Sự Vật Con Người

 Phương pháp viết văn biểu cảm về sự vật, con người 

A. Lý thuyết

1. Khái niệm: Văn biểu cảm là loại văn dùng để biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết nhằm khêu gợi sự đồng cảm của người đọc.

2. Đặc điểm: Có 2 cách biểu cảm

  • Biểu cảm trực tiếp: Bằng lời kêu, tiếng than
  • Biểu cảm gián tiếp: Thông qua nghệ thuật ẩn dụ, phương thức tự sự, miêu tả)

– Tình cảm trong văn biểu cảm phải rõ ràng, trong sáng, chân thực, phải thấm nhuần tư tưởng nhân văn.

– Mỗi bài văn biểu cảm phải biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

3. Đề văn biểu cảm: Ngắn gọn, nêu rõ đối tượng biểu cảm định hướng tình cảm cho bài văn.

Những kiểu bài tập Biểu cảm về sự vật – con người: Các nhóm bài thường gặp

  • Nhóm 1: Cảm nghĩ về một người thân trong gia đình.
  • Nhóm 2: Cảm nghĩ về thầy, về bạn.
  • Nhóm 3: Cảm nghĩ về loài cây em yêu.
  • Nhóm 4: Cảm nghĩ về một cảnh đẹp.
  • Nhóm 5: Cảm nghĩ về một món quà được nhận.
phương pháp viết văn biểu cảm Chuyên đề: Phương pháp viết văn biểu cảm về sự vật con người 
phương pháp viết văn biểu cảm
B. Luyện tập Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản.

I. Nhóm 1: Cảm nghĩ về một người thân trong gia đình

  • Yêu cầu: Bài viết phải thể hiện được một cách chân thành, sâu sắc, tình cảm của mình với người thân cũng như của người thân đối với mình.

– Bố  cục hợp lý

– Dẫn dắt tự nhiên

  • Gợi ý

– Chọn đối tượng: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em

– Trước khi làm bài, cần nhớ lại những kỷ niệm về người thân đó.

– Nên tìm cách tạo tình huống để cảm xúc nảy sinh chân thực, dễ dàng.

– Nên kết hợp biểu cảm trực tiếp với gián tiếp.

– Lập ý theo các cách sau:

+ Hồi tưởng kỷ niệm trong quá khứ, suy nghĩ hiện tại

+ Hiện tại, quá khứ, tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong

  • Lập dàn bài

Mở bài: Cảm xúc chung về người thân

Cách 1: Nên chọn một tình huống nào đó để gợi nhớ người thân. Chẳng hạn nếu đi xa ( lập dàn ý theo cách hồi tưởng quá khứ – Suy nghĩ hiện tại)

Cách 2: Có thể từ một công việc, một hoàn cảnh nào đó để người thân xuất hiện, từ đó bộc lộ suy nghĩ ( quan sát – Suy nghĩ)

Thân bài

* Hồi tưởng quá khứ

– Kỉ niệm khơi dậy từ tấm ảnh, món quà kỷ niệm hoặc  một vật dụng nào đó.

– Nỗi nhớ

+ Nhớ lại hoàn cảnh có món quà hoặc tấm ảnh của người thân

+ Gợi tả hình ảnh, tình cảm của người thân

Ví dụ: Công việc người đó thường làm, món ăn người đó thích, một sự việc đặc biệt xảy ra có liên quan đến mình và người thân đó.

* Suy nghĩ về hiện tại

– Hình ảnh người thân đó hiện nay trong tâm trí mình ra sao? Trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình.

  • Kết bài

Niềm mong ước

Những suy nghĩ về mối quan hệ tình cảm đó trong cuộc sống

Nhóm 2: Cảm nghĩ về thầy, về bạn

– Cảm nghĩ về thầy, cô giáo – Những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.

  • Yêu cầu

– Nội dung biểu cảm là cảm nghĩ về thầy, cô giáo

– Xây dựng tính chất của đối tượng: Những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.

– Như vậy cảm xúc xoay quanh đặc điểm, vai trò, công việc của người thầy và trò.

  • Gợi ý

– Đề bài  không giới hạn đối tượng biểu cảm nên có thể viết về thầy cô giáo nói chung

– Có thể từ một người thầy, cô cụ thể, liên tưởng đến nghề dạy học.

– Trước khi làm bài cần nhớ lại kỷ niệm và hiểu biết về nghề dạy học.

– Chuẩn bị hướng cho bài viết

  • Lập ý

a. Mở bài

Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc: Có thể cuộc gặp gỡ thầy cô giáo, từ đó nghĩ về những người thầy.

– Có thể từ ngày 20/11: Không khí ngày hội gợi liên tưởng đến người thầy.

– Hoặc nhớ về một kỷ niệm.

b. Thân bài

* Hồi tưởng kỷ niệm về thầy cô giáo

– Nhớ lại kỷ niệm về sự chăm sóc của thầy cô với học trò hoặc những giờ học ấn tượng.

– Cảm xúc chủ đạo ở phần này: Thầy cô đã mang đến cho trò bao nhiêu kiến thức. Thầy cô là người kiên trì trong việc giáo dục học sinh.

* Suy nghĩ về hiện tại

– Thầy cô dạy hết lớp học sinh này đến lớp học sinh khác, như trở những chuyến đò. Khi cập bến, học trò đi đến nơi xa, người trở đò – người thầy ở lại đón chuyến khác, buồn vui hướng theo sự trưởng thành của trò.  Biết bao thế hệ học sinh trưởng thành.

– Công việc của những người thầy – suy nghĩ về nghề dạy học: Nghề cao quý, có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội về mặt tinh thần.

* Hồi tưởng về tương lai

– Vai trò của người thầy là không thể thiếu

– Mãi mãi nhớ hình ảnh thầy cô ( có thể liên tưởng từ dòng sông, con đò)

c. Kết bài

– Ngợi ca nghề dạy học

Nhóm 3: Cảm nghĩ về loài cây em yêu

  • Yêu cầu

– Viết về một loài cây em yêu, gắn bó với em, được em yêu quý.

– Người viết phải trình bày được loài cây có đặc điểm như thế nào? Có lợi ích gì? gắn bó với mình như thế nào? Vì sao mình yêu quý cây.

  • Gợi ý.

– Hãy chọn một loại cây thân thuộc nhất trong vườn nhà

– Tìm hiểu những đặc điểm của cây về dễ, thân, lá, hoa, quả

– Tìm hiểu lợi ích kinh tế của cây đó với gia đình, với người thân trong vùng.

– Những lí do để yêu quý cây đó hơn những cây khác.

( Kỷ niệm của người thân, sự gắn bó của cây với bản thân với gia đình).

  • Lập dàn ý

a. Mở bài: Nêu tên loài cây trong vườn và lý do em yêu

b. Thân bài:

– Cây có đặc điểm gì gây cho em cảm mến: Thân cây, lá cây, hoa

– Cây có lợi ích gì cho cuộc sống ở vùng quê em

– Cây gắn bó với cuộc sống ở vùng quê em như thế nào?

– Cây có trong cuộc sống của riêng em ( những kỷ niệm của em với loài cây đó, kỷ niệm của cây với bạn bè, với mỗi thành viên trong gia đình).

c. Kết bài

– Tình cảm của người viết, hy vọng, mong ước cho cây

Nhóm 4: Cảm nghĩ về một cảnh đẹp

( Di tích lịch sử, dòng sông, dãy núi, cánh đồng)

  • Yêu cầu

– Chọn một cảnh đẹp của quê hương

– Qua bài văn, bộc lộ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với quê hương.

– Khơi được sự đồng cảm với người đọc.

  • Gợi ý: Nên chọn một cảnh tiêu biểu gần gũi, thân quen như dòng sông, cánh đồng, con đường … hoặc danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà mình hiểu, mình rung động.

– Trước khi làm bài, cần quan sát để nhận ra nét đặc biệt của cảnh: Cần đọc các bài về cảnh hoặc hỏi người lớn, từ đó có suy ngẫm riêng.

– Nên vận dụng các cách biểu cảm trực tiếp, gián tiếp.

– Có thể lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ tương lai.

  • Dàn ý chung

* Mở bài:

– Giới thiệu cảnh đẹp và cảm nghĩ chung về cảnh

– Chú ý chọn thời gian, thời tiết, hoặc một tình huống dễ gợi cảm xúc để bài viết tự nhiên.

* Thân bài: (Có thể lập dàn ý theo cách: Hiện tại hồi tưởng quá khứ – Hướng tới tương lai)

– Cảm xúc về cảnh trong hiện tại.

+ Kết hợp miêu tả với biểu cảm, gợi người đọc hình dung cảnh. Diễn tả cảm xúc về một vài chi tiết, nét riêng của cảnh( Cảm xúc chủ đạo phải yêu thích cảnh

– Hồi tưởng quá khứ:

+ Có thể dựa vào sự hiểu biết lịch sử, địa lý … để tưởng tượng một vài sự việc có liên quan đến cảnh như chiên công chống ngoại xâm, công cuộc xây dựng, khai phá của cha ông để có cảnh đẹp này.

+ Có thể gợi nhớ kỷ niệm của riêng mình có liên quan đến cảnh (Phần này kết hợp miêu tả – Tự sự – Biểu cảm – Cảm xúc chủ đạo ở phần này là tự hào).

– Hướng về tương lai

+ Dự đoán tương lai, cảnh vật thay đổi thế nào? tưởng tượng một số nét thay đổi đó.( Cảm xúc phần này là tin tưởng)

* Kết bài

– Liên tưởng cảnh với quê hương đất nước

– Từ cảm nghĩ về cảnh, liên tưởng tới cảm nghĩ về quê hương đất nước.

Nhóm 5: Cảm nghĩ về một món quà được nhận

  • Yêu cầu:

– Biểu cảm về một món quà nhận được từ thời thơ ấu

– Giúp người đọc hiểu vẻ đẹp tâm hồn tuổi thơ, sự yêu thương chăm sóc của người lớn đối với tuổi thơ – yêu tuổi thơ hơn.

  • Gợi ý:

– Nên kết hợp quan sát suy ngẫm với hồi tưởng quá khứ

– Chú ý yếu tố miêu tả trong bài viết

– Nếu chọn được một món quà đặc biệt hoặc người cho quà đặc biệt thì viết có sức hấp dẫn hơn.

  • Dàn ý chung

a.  Mở bài: – Gặp lại món quà tuổi thơ

– Kể hoàn cảnh nhận được món quà, ai tặng? Tặng ở đâu? Nhân dịp nào?

b Thân bài:

– Miêu tả món quà, màu sắc, hình dáng. Giá trị vật chất, tinh thần của món quà.

+ Nhớ lại cảm xúc khi nhận quà. + Nhớ lại người cho quà ( khuôn mặt, giáng vẻ, dọng nói…) + Hiểu tình cảm của người tặng quà như thế nào? + Nghĩ về món quà tuổi thơ + Thái độ với món quà đó: Vẫn yêu thích như gặp lại tuổi thơ + Suy nghĩ: Tuổi thơ thật đẹp, hồn nhiên. + Con người không có tuổi thơ là thiệt thòi.

c Kết bài: Những món quà đã trở thành kỷ niệm của cuộc đời.

+ Xếp món quà vào vị trí của nó trong tủ

+ Hiểu mình đã lớn và vẫn còn mãi một góc tuổi thơ.

B. Luyện tập

BT1: Lập dàn ý bài văn biểu cảm theo các đề sau:

Đề 1: Cảm xúc vườn nhà

* Mở bài: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn

* Thân bài:

– Miêu tả vườn, lai lịch vườn – Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình mình. – Vườn và cuộc sống lao động của cha mẹ – Vườn với sự đổi thay của 4 mùa.

* Kết bài: Cảm xúc của bản thân về vườn nhà

Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn

* Mở bài :

– Tình bạn là tình cảm cao đẹp của con người.

– Nhắc đến tình bạn của riêng mình.

* Thân bài : ( Có thể lập ý theo cách: Quan sát – Suy ngẫm hoặc hồi tưởng quá khứ – suy nghĩ về hiện tại.

1. Nhớ người bạn đã đi xa

– Kể những kỷ niệm về tình bạn

– Suy ngẫm

+ Bạn bè là sự sẻ chia – thông cảm – là sự nâng đỡ về mặt tinh thần.

+ Có bạn: Sống chan hòa, vị tha hơn

  1. Nghĩ về tình bạn

– Con người không thể sống thiếu tình bạn

+ Có bạn thân, bạn sơ

+ Tuổi già có bạn già, tuổi trẻ có bạn trẻ.

– Bạn bè giúp cuộc sống phong phú, mở rộng quan hệ

– Tình bạn thực sự phải biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, phải biết hướng tới cái đẹp.

* Kết bài: Mong ước cuộc đời luôn có người bạn tốt

Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc hàng ngày

* Mở bài: Giới thiệu cảm xúc chung về sách

* Thân bài:

  1. Có thể liên hệ hiện tại với tương lai (hoặc tưởng tượng tình huống làm rõ vai trò của sách).

– Mai đây: Sách điện tử,  cả thư viện khổng lồ thu gọn trong một đĩa nén.

– Nhưng cái cảm giác vui khi lần giở từng trang sẽ thú vị hơn nhiều

– Từ sách viết trên thẻ trúc đến sách điện tử

– Bước tiến của loài người

– Xã hội con người không thể thiếu sách

  1. Suy ngẫm về sách

– Sách giáo khoa là bạn của học sinh

+ Sách giáo khoa của từng môn mang đến cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn học + Là người bạn không thể thiếu trong từng buổi học, bạn đồng hành trên đường tới trường. + Xây nền tảng kiến thức cơ bản

– Sách giáo khoa mở rộng sự hiểu biết

– Sách văn học mở ra những chân trời, cảm xúc mới nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết

* Kết bài

– Con người không thể sống thiếu sách

BTVN: Lập dàn ý cho các đề sau

Đề 1: Cảm nghĩ về dòng sông quê em Đề 2: Cảm nghĩ về cánh diều tuổi thơ Đề 3: Cảm xúc về mùa xuân trên quê hương em Đề 4: Cảm nghĩ về mẹ của em Đề 5: Cảm nghĩ về phong cảnh làng quê em.

>> Văn biểu cảm là loại văn khá thông dụng, căn bản, và sẽ còn được sử dụng gần như suốt cuộc đời mỗi người, do vậy, phần học này khá quan trọng. Mong các bạn qua bài Phương pháp viết văn biểu cảm về sự vật con người, hi vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh nắm vững về thể loại văn biểu cảm áp dụng được với mọi bài thi, bài kiểm tra trên lớp và đạt kết quả tốt.

TagsCảm nghĩ về loài cây em yêu Cảm nghĩ về một cảnh đẹp Cảm nghĩ về một món quà được nhận Cảm nghĩ về một người thân trong gia đình Cảm nghĩ về thầy Cảm nghĩ về tình bạn Cảm xúc vườn nhà con người Phương pháp viết văn biểu cảm về sự vật về bạn

Từ khóa » Viết Văn Biểu Cảm Về Sự Vật Và Con Người