CHUYÊN đề QUAN Hệ QUỐC Tế (1919 1939) Một Số Vấn đề KHI ôn ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Giáo dục học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.51 KB, 12 trang )
QUAN HỆ QUỐC TẾ (1919-1939): MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI ÔN TẬP BỒIDƯỠNG HỌC SINH GIỎIHà Trọng Thái – Chuyên Lào CaiQuan hệ quốc tế từ năm 1919 đến năm 1939 là một trong số các vấn đềnổi bật nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Điều đó thể hiện qua mối quan hệ giữacác nước lớn; những quan hệ chủ đạo đã chi phối đến toàn bộ các quan hệ khác.Trong khoảng 20 năm giữa hai cuộc Đại chiến Thế giới, quan hệ quốc tế đãdiễn biến phức tạp, và có thể nói đầy biến động, chi phối đến toàn bộ tình hìnhthế giới. Trong bài viết này, chúng tôi không có tham vọng làm nổi bật toàn bộquan hệ quốc tế, mà chỉ đưa ra một số vấn đề, câu hỏi nhằm nâng cao hơn việcôn tập, bồi dưỡng học sinh.1. Những cơ sở hình thành quan hệ quốc tế1.1. Hệ thống hoà ước VécxaiSau Thế chiến lần thứ nhất kết thúc (1914-1918), các nước thắng trận đãhọp Hội nghị hoà bình ở Vécxai (Pháp) để phân chia thành quả chiến thắng;đồng thời thiết lập một trật tự hoà bình, an ninh mới sau chiến tranh.Tham dự Hội nghị có 27 nước thắng trận, nhưng trong thực tế Mĩ , Anh,Pháp đã nắm quyền quyết định mọi việc. Các cường quốc thắng trận đều cónhững tham vọng trong việc phân chia thành quả, thiết lập một trật tự thế giớimới:Thứ nhất, Mĩ muốn xác lập địa vị bá chủ thế giới bằng chương trình 14điểm của Tổng thống Uynxơn. Chương trình này dần trở thành nguyên tắc đểthảo luận trong Hội nghị.Thứ hai, Pháp có lực lượng lục quân mạnh nhất châu Âu, vì thế muốnlàm suy yếu lâu dài nước Đức để từ đó có thể bá chủ châu Âu lục địa.Thứ ba, nước Anh muốn làm suy yếu nước Đức về mặt hải quân, tước bỏhệ thống thuộc địa của Đức, thực thi chính sách cân bằng quyền lực, duy trì mộtnước Đức tương đối mạnh ở châu Âu để phá bỏ âm mưu làm bá chủ lục địa củanước Pháp.Thứ tư, Nhật Bản muốn củng cố quyền lực ở Trung Quốc, đồng thờimuốn mở rộng thế lực ra toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Thứ năm, Italia muốn mở rộng vị trí, lãnh thổ của mình ra toàn bộ vùngĐịa Trung Hải, Ban Căng…Vì lẽ đó, Hội nghị Vécxai diễn ra hết sức căng thẳng. Lênin từng khẳngđịnh: “…Chúng không còn kìm chế mình và bầy thú dữ đó cắn nhau loạnxạ…”. Hội nghị kết thúc với các văn kiện được kí kết: Hoà ước Vécxai vớiĐức, Hoà ước Xanh Giécmanh kí với Áo, hoà ước Nơiy kí với Bungari, hoàuớc Triannông kí với Hunggari và hoà ước Xevrơ kí với Thỗ nhĩ kì.1Điểm chung của toàn bộ các hoà ước đó là nước Đức và đồng minh củaĐức phải đền bù chiến phí, bị tước đoạt thuộc địa, phải bồi thường bằng chínhlãnh thổ của nước mình, hoặc bị chia cắt quốc gia.1. 2. Hội nghị ở OasinhtơnHệ thống Vécxai được kí kết nhưng nó đã không thoả mãn cả nhữngnước thắng và bại trận, trong đó có nước Mĩ. Tháng 11 năm 1921, với những nổlực ngoại giao Mĩ đã mời 8 nước bao gồm: Anh, Pháp, Iatalia, Bỉ, Hà Lan, BồĐào Nha, Nhật Bản và Trung Quốc họp hội nghị ở Oasinhtơn (Thủ đô của nướcMĩ). Hội nghị đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó thể hiện rõ nhấtlà ba bản Hiệp ước: “Hiệp ước cùng đảm bảo không xâm phạm đến các đảothuộc địa ở Thái Bình Dương” (Hiệp ước 4 nước Mĩ, Anh, Nhật, Pháp); Hiệpước “Hoàn chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc”; “Hiệpước hạn chế vũ trang và hải quân” (Quy định tỉ lệ hải quân cho mỗi nước, theođó, Mĩ và Anh có tỉ lệ hải quân ngang nhau…)Như vậy, từ năm 1919 đến 1922, trên cơ sở hoà ước Vécxai - Oasinh tơnmột trật tự thế giới (V-O) đã hình thành. Hoà ước Vécxai- Oasinh tơn đã khônggiải quyết dứt điểm các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc, của các dân tộc, màtrái lại đã làm tăng thêm những mâu thuẫn, bất đồng đó. Đúng như nguyên soáiPhốc- Tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ở châu Âu đã nhận định: “Đây khôngphải là hoà bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong 20 năm”.1.3. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và nhanh chóng giànhđược thắng lợi. Cuộc cách mạng đã làm thay đổi đất nước và số phận hàng triệucon người Nga. Một kỉ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử nước Nga. Thắng lợicủa của cách mạng Nga còn làm thay đổi cục diện thế giới, đã làm cho chủnghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên toàn thế giới. Có thể nóisự xuất hiện nhà nước Xô viết đầu tiên trên thế giới đã đe doạ đến sự tồn tại củachủ nghĩa tư bản. Đó là căn nguyên lí giải vì sao mặc dù mâu thuẫn gay gắt vớinhau, nhưng tất cả các nước đế quốc đều thống nhất mục tiêu chung trong việctiêu diệt nước Nga Xô viết.Sự lớn mạnh của Nước Nga Xô viết, cộng với những toan tính, những âmmưu và thủ đoạn của các nước đế quốc đã tạo nên một trong những yếu tố chiphối đến quan hệ quốc tế (1919-1939).2. Khái quát quan hệ quốc tế (1919-1939)2.1. Quan hệ quốc tế trong những năm 1919-1929Điểm nổi bật trong giai đoạn này là quan hệ quốc tế phát triển theo hoàước Vécxai- Oasinh tơn. Quan hệ quốc tế nói riêng, tình hình thế giới nói chungvẫn trong giai đoạn hoà bình tạm thời.Thế nhưng, một số nguyên tắc, thoả thuận trong quan hệ quốc tế đã bịphá vỡ. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong vấn đề nước Đức (việc giải trừ quân2bị của Đức không hoàn toàn triệt để đã dẫn tới phát triển nước Đức theo đườnglối hoà bình không thực hiện được).Đó chính là căn nguyên, mầm mống, hiểm hoạ đã dẫn tới con đường củaThế chiến thứ hai.2.2. Quan hệ quốc tế (1929-1939)Quan hệ quốc tế trong năm cuối của thập kỉ 20 và trong suốt thập kỉ 30diễn biến hết sức phức tạp. Sự hình thành và phát triển nhanh chóng của chủnghĩa phát xít, quá trình hình thành hai khối đế quốc đối lập, một bên là khốiphát xít Đức- Italia- Nhật bản (Phe trục), với một bên là Mĩ, Anh, Pháp, vớicuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối đã phá vỡ hệ thống Véc xai - Oa sinhtơn.Tất cả những điều đó sớm báo hiệu thế chiến thứ hai ngày càng đến gần.3. Hệ thống câu hỏi ôn tậpCâu 1. Hãy lập bảng so sánh để thấy giống nhau (về đặc điểm kinh tế,bản chất, mưu đồ, thái độ trong quan hệ quốc tế) và sự khác nhau (quá trình xáclập chủ nghĩa phát xít, tiềm lực kinh tế) giữa ba nước phát xít Đức, Italia, Nhậttrong những năm 20 và 30 của thế kỉ XX.(Xem Tài liệu Hội thảo khoa học lần thứ VII, năm 2014, Hội các trường chuyên khuvực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ)Câu 2. Quan hệ quốc tế từ năm 1918 đến năm 1939 có thể chia ra làmmấy giai đoạn ? Nêu nhận xét chung về các giai đoạn của quan hệ quốc tế.Câu 3. Thế nào là trật tự thế giới ? Trật tự thế giới theo hệ thống Véc xaiOa sinh tơn được hình thành như thế nào? Tác động của nó ?Câu 4. Hãy chỉ ra và lí giải những nhân tố chi phối đến quan hệ quốc tếtrong giai đoạn 1919-1939.Câu 5. Ba lò lửa chiến tranh thế giới đã hình thành như thế nào ? Vì saocác hoạt động xâm lược của Đức, Italia và Nhật không bị ngăn chặn ?Câu 6. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy phân tích con đườngdẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).Câu 7. Trên cơ sở trình bày những nét chính về quan hệ quốc tế trongthời kì (1919-1939) hãy giải thích vì sao trong suốt 20 quan hệ quốc tế luôntrong tình trạng căng thẳng và chứa đựng nhiều mâu thuẫn.Câu 8. Quan hệ quốc tế trong thời kì từ 1919 – 1939 đã tác động như thếnào đến Việt Nam ?Câu 9. Hệ thống Vécxai- Oasinh tơn đã từng bước sụp đổ như thế nàotrong thập kỉ 30 (thế kỉ XX) ?Câu 10. Có đúng không khi cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới1929-1933, quá trình xuất hiện chủ nghĩa phát xít là tác nhân dẫn tới sự sụp đổcủa trật tự theo Hệ thống Vécxai- Oasinh tơn ?3Câu 11. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lầnthứ nhất (1914 – 1918) như thế nào ?(Đề thi HSG Quốc gia , bảng B, năm 1999)Câu 12. Đánh giá về nền hoà bình do Hội nghị Véc-xai đem lại, Nguyênsoái Phéc-đi-năng Phốc (Foch) – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ởchâu Âu đã nói : “Đây không phải là hoà bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong20 năm”. Tại sao nói như vậy ?(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4, khối 11, năm 2006)Câu 13. Nêu đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 –1933). Giải thích vì sao trong bối cảnh khủng hoảng đó, các nước Anh – Pháp –Mĩ vẫn giữ nguyên nền dân chủ tư sản, còn Đức – Italia – Nhật Bản lại thiết lậpchế độ độc tài phát xít ? Điều đó đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?4. Hướng dẫn tiếp cận một số câu hỏi bài tậpCâu 5. Ba lò lửa chiến tranh thế giới đã hình thành như thế nào ? Vì saocác hoạt động xâm lược của Đức, Italia và Nhật không bị ngăn chặn ?1. Ba lò lửa chiến tranha) Lò lửa chiến tranh ở Viễn ĐôngNhật Bản là nước đầu tiên có tham vọng phá vỡ hệ thống Vécxai –Oasinhtơn bằng sức mạnh quân sự. Từ năm 1927, Thủ tướng Nhật Tanaca đãvạch một kế hoạch chiến tranh toàn cầu đệ trình lên Thiên hoàng dưới hình thứcbản “tấu thỉnh”', trong đó khẳng định phải dùng chiến tranh để xoá bỏ những“bất công mà Nhật phải chấp nhận” trong các Hiệp ước Oasinhtơn (1921 –1922) và đề ra kế hoạch cụ thể xâm lược Trung Quốc, từ đó mở rộng xâm lượctoàn thế giới.Năm 1931, Nhật Bản tạo ra “Sự kiện đường sắt Nam Mãn Châu” để lấy cớđánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạchxâm lược đại qui mô của Nhật. Sau khi chiếm vùng này, quân Nhật dựng lên cáigọi là “Nhà nước Mãn Châu độc lập” với chính phủ bù nhìn do Phổ Nghi đứngđầu. Như vậy, sự kiện Mãn Châu chính là ngòi lửa của cuộc chiến tranh xâmlược Trung Quốc với quy mô ngày càng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửachiến tranh ở châu Á và trên thế giới.Sau đó, Nhật Bản tiếp tục mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng haitỉnh Nhiệt Hà và Hà Bắc. Để có thể tự do hành động, ngày 24/3/1933 Nhật Bảntuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên. Hành động của Nhật đã phá tan nguyên trạngở Đông Á do Hiệp ước Oa-sinh-tơn năm 1922 qui định, đánh dấu sự tan vỡbước đầu của Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Không dừng lại ở đó, năm 1937Nhật bắt đầu mở rộng chiến tranh trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.b) Sự hình thành lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở châu Âu4Trong lúc đó, lò lửa chiến tranh thế giới nguy hiểm nhất đã xuất hiện ởchâu Âu với việc Hít-le lên cầm quyền ở Đức tháng 1/1933. Có thể nói, lựclượng quân phiệt Đức đã nuôi chí phục thù ngay từ sau khi nước Đức bại trậnvà phải chấp nhận hoà ước Véc-xai. Đảng Quốc xã được coi là lực lượng thựctế có thể đáp ứng được nhu cầu thành lập một chính quyền ''mạnh'', một nềnchuyên chính dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã trở thành nhu cầu cấp thiết củagiới quân phiệt ở Đức và Hít-le được coi là “người hùng” có thể ngăn chặnđược “tình trạng hỗn loạn và chủ nghĩa bônsêvích”. Ngày 30/1/1933 Tổngthống Hin-đen-bua đã cử Hít-le, lãnh tụ của Đảng Quốc xã làm Thủ tướng, mởđầu một thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức.Việc Hít-le lên cầm quyền không chỉ là một sự kiện thuần tuý của nướcĐức, mà còn “đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử quan hệ quốctế”. Bởi lẽ, “đối mặt với Hít-le , chủ nghĩa “xoa dịu” của Anh, sự trì trệ củaPháp và chủ nghĩa trung lập của Mỹ là những hiện tượng tiêu biểu nhất của thờikỳ tiếp theo”. Từ đây Hít-le thực hiện dần từng bước việc thanh toán hệ thốngVéc-xai và chuẩn bị chiến tranh thế giới mới nhằm thiết lập quyền thống trị thếgiới.Bước đầu tiên trong kế hoạch của Hít-le là chinh phục châu Âu, trong đóchủ yếu là chiếm đoạt các vùng lãnh thổ ở phía đông châu Âu, trước hết là Ngavà các vùng phụ cận Nga. Tuy nhiên, Hít-le cũng không loại trừ một cuộcchiến tranh với phương Tây để xâm chiếm lãnh thổ phía tây mà trong đó nướcPháp được coi là “kẻ thù truyền thống”. Hít-le còn đề ra kế hoạch Âu - Á(Eurasia) và Âu - Phi nhằm xâm chiếm lãnh thổ của các nước châu Phi, châu ávà châu Mĩ. Việc làm đầu tiên của Hít-le sau khi lên nắm quyền là tái vũ trangnước Đức và thoát khỏi những ràng buộc quốc tế để chuẩn bị cho những hànhđộng xâm lược.Tháng 10/1933 Chính phủ Đức quốc xã đã rời bỏ Hội nghị giải trừ quân bịở Giơ-ne-47vơ và sau đó tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên. Ngày 16/3/1935, Hítle công khai vi phạm Hoà ước Véc-xai, công bố đạo luật cưỡng bức tòng quân,thành lập 36 sư đoàn. Ngày 18/6/1935 Đức kí với Anh Hiệp định về hải quân,hiệp định này trực tiếp vi phạm Hiệp ước Véc-xai và tăng cường sức mạnh quânsự của nước Đức. Đồng thời, Hít-le tìm cách bí mật thủ tiêu các chính kháchphương Tây cản trở kế hoạch xâm lược của mình. Không dừng lại ở đó, ngày7/3/1936 Hít-le ra lệnh tái chiếm vùng Rê-na-ni, công khai xé bỏ Hoà ước Vécxai, Hiệp ước Lô-các-nô và tiến sát biên giới nước Pháp. Lò lửa chiến tranhnguy hiểm nhất đã xuất hiện ở châu Âu.c) Lò lửa chiến tranh thứ hai ở châu âuMặc dù là nước thắng trận nhưng Italia không thoả mãn với việc phân chiathế giới theo Hoà ước Véc-xai. Tham vọng của nước này là muốn mở rộng ảnh5hưởng ở vùng Ban căng, chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi, làm chủ vùngbiển Địa Trung Hải... Để thoát ra khỏi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 và xem xét lại Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn có lợi cho mình, giới cầmquyền phát xít ở Italia chủ trương quân sự hoá nền kinh tế, tăng cường chạy đuavũ trang và thực hiện chính sách bành trướng xâm lược ra bên ngoài.Thất bại trong việc ký kết Hiệp ước tay tư (Italia - Anh - Đức - Pháp) nhằmxem xét lại đường biên giới đã qui định ở châu Âu trong khuôn khổ Hệ thốnghoà ước Véc-xai tháng 6/1933, từ năm 1934 Mutxôlini ráo riết chuẩn bị kếhoạch xâm lược, thi hành đạo luật quân sự hoá đất nước.Do mẫu thuẫn với Hội Quốc liên (đứng đầu là Anh, Pháp) đã khiến Mútxô-li-ni rời bỏ liên minh Anh, Pháp, xích lại gần hơn với nước Đức phát xít.Trong khi đó, sự bất lực của Hội Quốc liên cùng với thái độ và hành động thoảhiệp của các nước Anh, Pháp, Mỹ đã khuyến khích hành động xâm lược củaphát xít Italia. Sau khi chiếm được Êtiôpia, Italia đã ký với Đức Nghị định thưtháng 10/1936, đánh dấu sự hình thành trục Beclin - Rôma. Bắt đầu từ đây, Đứcvà Italia tìm cách phối hợp và củng cố liên minh trong cuộc đối đầu với LiênXô cũng như các đối thủ khác ở châu Âu. Cả hai nước đều đưa quân đội canthiệp trực tiếp và công nhận chính quyền phát xít Phrancô trong cuộc nội chiếnở Tây Ban Nha (1936 – 1939).Hai lò lửa chiến tranh hình thành ở châu Âu bắt đầu có mối liên hệ với lòlửa chiến tranh ở Viễn Đông. Ngày 25/11/1936, Đức và Nhật đã kí kết “Hiệpước chống Quốc tế cộng sản” với những cam kết phối hợp các hoạt động chínhtrị đối ngoại và các biện pháp cần thiết để chống Liên Xô và Quốc tế cộng sản,đồng thời còn nhằm chống cả Anh, Pháp và Mĩ. Italia tham gia Hiệp ước nàyngày 6/10/ 1937. Sự kiện đó đánh dấu Trục phát xít Béclin - Rôma - Tôkiôchính thức hình thành. Việc Italia rút ra khỏi Hội Quốc Liên ngày 3/12/1937 đãhoàn tất quá trình chuẩn bị để các nước khối Trục được tự do hành động, thựchiện kế hoạch gây chiến tranh bành trướng lãnh thổ của mình.2. Vì sao các hoạt động xâm lược của Đức, Italia và Nhật không bị ngăn chặn?+ Hoa Kì là một nước giàu mạnh nhất, song lại theo “chủ nghĩa biệt lập” ởTây bán cầu không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiệnbên ngoài.+ Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguye hiểm nhất, nên đã chủtrương hợp tác với các nước tư bản dân chủ để chống lại phát xít và nguy cơchiến tranh.+ Anh và Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thờivẫn căm ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, họ không liên kết chặt chẽ với LiênXô để cùng chống phát xít, mà thực hiện “chính sách nhượng phát xít” để đổilấy hoà bình.6Câu 6. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy phân tích con đườngdẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).- Vào cuối những năm 30 quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phức tạp vàcăng thẳng. Sự chuyển hoá mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa đãdẫn tới sự hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: một là, khối Trục phát xítdo Đức, Italia, Nhật Bản cầm đầu ; hai là, khối đế quốc do Anh, Pháp, Mĩ cầmđầu. Trong khi khối Trục phát xít đã ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch chiến tranhtừ đầu những năm 30 thì khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ bắt đầu quá trình này vàonhững năm cuối của thập niên 30.- Hai khối đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thị trường vàquyền lợi nhưng đều thống nhất với nhau trong mục đích chống Liên Xô. Điềuđó được thể hiện trong chính sách thoả hiệp, dung túng của các cường quốc tưbản với chủ nghĩa phát xít nhằm chống Liên Xô và đè bẹp phong trào cáchmạng thế giới, thông qua cuộc chiến tranh Tây Ban Nha (1936 – 1939) và Hộinghị Muy-ních (1938).a) Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha+ Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, bùng nổ ngày 17/7/1936, về hình thứclà cuộc nội chiến giữa Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha với lực lượng phát xítPhrancô, nhưng về thực chất là một cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế. Vấnđề không chỉ giới hạn trong nội bộ nền chính trị Tây Ban Nha. Đức và Italia đãtrực tiếp can thiệp, đứng về phía phát xít Phrancô chống lại Chính phủ Cộnghoà với mưu đồ biến Tây Ban Nha thành một bàn đạp chiến lược cho kế hoạchbành trướng của mình ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Đại Tây Dương.+ Các nước Anh, Pháp, Mĩ thực hiện chính sách “không can thiệp”, vềthực chất là hành động thoả hiệp với các lực lượng phát xít chống nước Cộnghoà Tây Ban Nha, đến cuối cùng công khai ủng hộ quân phiến loạn Phrancô,lực lượng đã chiếm ưu thế rõ rệt ở Tây Ban Nha vào năm 1939.+ Ngày 28/3/1939, lực lượng Phrancô với sự hỗ trợ của quân đội Italia đãchiếm thủ đô Mađrít. Sự sụp đổ của nền Cộng hoà Tây Ban Nha cho thấy mốiđe doạ đối với nền hoà bình ở châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng hơn.b) Hội nghị Muy-ních (9/1938)- Hoàn cảnh triệu tập:+ Đến năm 1938 nước Đức phát xít về căn bản đã hoàn tất việc chuẩn bịchiến tranh. Lúc này nước Đức không chỉ phục hồi mà đã trở thành một cườngquốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, đồng thời còn là một cường quốc quân sự.+ Tháng 3/1938, Đức thôn tính Áo. Sau đó Hít-le gây ra vụ Xuy-đét nhằmthôn tính Tiệp Khắc.+ Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.7+ Anh - Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộĐức., Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức ,I-ta-li-a.- Do đó, Ngày 29/9/1938, những người đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp,Đức và Italia đã tham dự Hội nghị Muy-ních (Đức) để quyết định số phận củaTiệp Khắc. Đại biểu Tiệp Khắc không được mời tham dự, chỉ được triệu tậpđến để nghe kết quả.• Hiệp ước Muy-ních qui định Tiệp Khắc phải cắt toàn bộ vùng Xuy-đét(trong vòng 10 ngày) cho Đức và phải cắt cho Ba Lan, Hunggarinhững vùng lãnh thổ đã được xác định trước đó (trong thời hạn 3tháng).• Trước áp lực của Anh và Pháp, chính phủ Tiệp Khắc chấp nhận Hiệpước Muy-ních, theo đó, Tiệp Khắc mất đi khoảng 1/4 dân số, 1/5 lãnhthổ với nhiều công trình quân sự quan trọng. Để đổi lại, Hít-le đã kívới Anh bản Tuyên bố không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Anh.- Sau đó, ngày 6/12/1938, Hiệp định không xâm lược Pháp – Đức cũngđược kí kết tại Pa-ri.- Ý nghĩa:+ Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng nhượng bộ khốiphát xít của Mĩ-Anh-Pháp.+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô“Chính sách Muy-ních” đã dẫn đến những hậu quả rất nặng nề đối vớichính bản thân hai nước Anh và Pháp. Sự thoả hiệp đầu hàng của các nước nàychỉ càng làm cho nước Đức phát xít đi xa hơn nữa trong chính sách mở rộngchiến tranh.+ Ngày 15/3/1939, Hít-le công khai xé bỏ Hiệp ước Muy-ních chiếm đóngtoàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc. Sau đó một tuần, Hít-le đưa ra yêu sách đòi Ba Lanphải trao thành phố cảng Đăng dích cho Đức. Một ngày sau quân đội Đức trànvào chiếm vùng lãnh thổ Mê-men của Litva. Đồng thời, kế hoạch xâm lược BaLan cũng được chuẩn bị ráo riết. Trong lúc này phát xít Italia cũng tăng cườnghành động. Tháng 4/1939 Mút-xô-li-ni cho quân xâm lược Anbani.Như vậy trong quan hệ quốc tế đã diễn ra cuộc đấu tranh ngày càngcăng thẳng và chằng chéo giữa ba lực lượng : Liên Xô, Khối Trục phát xít vàKhối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lan tràn khắp từÂu sang á, từ Thượng Hải đến Gibranta. Chiến tranh thế giới ngày càng trởnên khó tránh khỏi.8Câu 11. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lầnthứ nhất (1914 – 1918) như thế nào ?Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là trậttự được hình thành sau Hoà ước Vécxai – Oasinhtơn.a. Hội nghị Véc-xai.- Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để lập lại hoà bình và trậttự thế giới mới, các nước thắng trận đã triệu tập tập “Hội nghị hoà bình” ở Vécxai (Pháp) vào ngày 18/1/1919; với sự tham dự của 27 nước, dưới sự chủ trì củaMĩ, Anh, Pháp. Thực chất của Hội nghị Véc-xai là sự phân chia thành quả củacác nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài ra Hội nghị cònmục đích khác, đó là tập lực lượng để chống lại cách mạng Nga, Hungari vànhiều nước khác. Hội nghị đã quyết định các vấn đề sau :• Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á – TháiBình Dương.• Thành lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.• Ký Hoà ước với các nước bại trận.- Nội dung của Hội nghị Véc-xai bao gồm một loạt hoà ước ký với Đức vàđồng minh của Đức, nghị quyết thành lập Hội Quốc liên. Hoà ước với Đức làquan trọng nhất, ký vào ngày 26/8/1919, tại “Phòng Gương” trong cung điệnVéc-xai. Pháp được nhận lại hai vùng Andát, Loren và vùng than Xarơ. Đứcthừa nhận Ba Lan độc lập, trả lại Ba Lan vùng đất bị Phổ chiếm đóng trước đây.Ba Lan có đường ra biển Ban Tích. Đức bị tước bỏ các thuộc địa và bồi thường132 tỷ Mác vàng tiền chiến phí, luật nghĩa vụ quân sự bị loại bỏ, cấm Đức pháttriển tàu ngầm, tuầu chiến, xe tăng và không quân. Vùng sông Ranh và khu vựcrộng 50 km bên phải sông Ranh được tuyên bố là vùng phi quân sự.- Tuy nhiên, Hoà ước Véc-xai lại không đụng chạm đến cơ sở trọng yếucủa chủ nghĩa đế quốc Đức, công nghiệp quân sự Đức không bị phá huỷ mà chỉbị hạn chế. Trong khi thảo luận các điều khoản quân sự của hoà ước, Tổngthống Mỹ Uyn-xtơn đã tuyên bố lực lượng quân sự cần thiết để “duy trì trật tựtrong nước và đàn áp chủ nghĩa Bônsêvích”. Số quân Đức 100 nghìn đượctuyển lựa dựa trên cơ sở tự nguyện. Như vật các nhà hoạch định Hoà ước Vécxai đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đứcnhằm chống lại Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.- Có thế thấy, nền hoà bình tuy được lập lại, thế nhưng mang trong lòng nómầm mống một cuộc chiến tranh mới, vì mâu thuẫn giữa các nước thắng trậnvới nhau, nổi bật là mâu thuẫn giữa Đức với Mĩ, Anh, Pháp.Như vậy, sau Hoà ước Véc-xai, các nước Anh – Pháp được quá nhiềuquyền lợi. Trong khi đó, Hoà ước Véc-xai đẩy nước Đức vào “cảnh nô lệ mà9người ta chưa từng nghe, chưa từng thấy” (Lê-nin). Các thế lực quân phiệt làgiai cấp tư sản Đức coi Hoà ước Véc-xai là một “quốc sĩ”, một hoà ước “Vécxai nhục nhã”, cần phải phục thù. Do đó, sau Hoà ước Véc-xai, mâu thuẫn đượchình thành với các nước Anh, Pháp và Đức. Sự ra đời của Hội Quốc liên làcông cụ bảo vệ quyền lợi của các nước thắng trận.b. Hội nghị Oa-sinh-tơn và các Hiệp ước Oa-sinh-tơn (1921 – 1922).- Hội nghị Véc-xai không thoả mãn yêu cần của Mĩ, mong muốn đứng đầuthế giới. Do đó Mỹ kí hiệp ước riêng với Đức (8 – 1921) và tổ chức hội nghịquốc tế ở thủ đô Oa-sinh-tơn (từ 11 – 1921 đến 2 – 1922) với sự tham gia củacác nước : Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản , TrungQuốc, Hội nghị đã kí kết các hiệp ước tôn trọng quyền của nước Mỹ, Anh,Pháp, Nhật về thuộc địa của nhau, hạn chế lực lượng hải quân, Mỹ có quyềnphát triển hải quân ngang Anh, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền của TrungQuốc và Trung Quốc “mở của cho các nước.- Hội nghị Oa-sinh-tơn là thắng lợi ngoại giao của Mỹ, tạo điều kiện choMỹ đứng đầu thế giới tư bản và xâm nhập vào Trung Quốc mạnh hơn.Tóm lại, các Hiệp ước Oa-sinh-tơn cùng với hệ thống Hoà ước Véc-xaihình thành “Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn”, hoàn thành việc phân chia thế giớimới, thiết lập một trật tự thế giới sau chiến tranh. Trật tự thế giới nàu hoàn toànphục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị các nước đế quốc và cũng gây nên mâuthuẫn giữa các nước đế quốc thắng trận và bại trận, nhằm tập hợp lực lượngchống chủ nghĩa xã hội.+ Nhật Bản, Italia là hai nước thắng trận nhưng cũng bất mãn với hệ thốngVéc-xai. Những tham vọng về về quyền lợi của Nhật ở Viễn Đông, ở TrungHoa; của Ý ở Địa Trung Hải, ở bán đảo Ban-căng không được thoả mãn. Saykhi Trật tự Oa-sinh-tơn ra đời, bổ sung cho hệ thống Véc-xai, sự bất mãn củaNhật, Ý càng tăng lên.+ Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho 3 nước Đức, Italia ,Nhật là những nước bất mãn với hệ thống Véc-xai, nhanh chóng đi vào conđường phát xít hoá, gây chiến tranh, chia lại thế giới. Ngày 1/9/1939, Đức tấncông Ba Lan. Ngày 3/9, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ haibùng nổ.+ Như vậy, từ năm 1919 nền hoà bình được lập lại, thế nhưng thực chất đólà thời kì hưu chiến, đủ để các nước Đức – Italia – Nhật chuẩn bị lực lượng, đưaloài người vào cuộc chiến tranh mới.Câu 12. Đánh giá về nền hoà bình do Hội nghị Véc-xai đem lại, Nguyênsoái Phéc-đi-năng Phốc (Foch) – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ởchâu Âu đã nói : “Đây không phải là hoà bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong20 năm”. Tại sao nói như vậy ?10(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4, khối 11, năm 2006)- Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để lập lại hoà bình và trậttự thế giới mới, các nước thắng trận đã triệu tập Hội nghị Véc-xai vào ngày18/1/1919; với sự tham dự của 27 nước, dưới sự chủ trì của Mĩ, Anh, Pháp.- Tại hội nghị, các hoà ước đã được kí kết, tạo ra hệ thống Hoà ước Vécxai, trong đó quan trọng nhất là Hoà ước Véc-xai được kí với Đức. Ngoài racòn các hoà ước kí với Áo, Hung, Thổ Nhĩ Kì...- Hoà bình được lập lại, mang trong lòng nó mầm mống một cuộc chiếntranh mới, vì mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau, nổi bật là mâuthuẫn giữa Đức với Mĩ, Anh, Pháp.- Với Hoà ước Véc-xai, Đức phải chịu tổn thất rất lớn : mất 1/8 đất đai,trong đó trả Andát, Loren cho Pháp, cắt đất cho Ba Lan, Bỉ, Đan Mạch...bồithường chiến phí chiến tranh nặng nề...- Hoà ước Véc-xai đẩy nước Đức vào “cảnh nô lệ mà người ta chưa từngnghe, chưa từng thấy” (Lênin). Các thế lực quân phiệt là giai cấp tư sản Đức coiHoà ước Véc-xai là một “quốc sĩ”, một hoà ước “Véc-xai nhục nhã”, cần phảiphục thù. Mầm mống một cuộc chiến tranh mới vẫn còn tồn tại.- Nhật Bản, Italia là hai nước thắng trận nhưng cũng bất mãn với hệ thốngVéc-xai. Những tham vọng về về quyền lợi của Nhật ở Viễn Đông, ở TrungHoa; của Italia ở Địa Trung Hải, ở bán đảo Bancăng không được thoả mãn. Saukhi Trật tự Oa-sinh-tơn ra đời, bổ sung cho hệ thống Véc-xai, sự bất mãn củaNhật, Italia càng tăng lên.- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho 3 nước Đức, Italia,Nhật là những nước bất mãn với hệ thống Véc-xai, nhanh chóng đi vào conđường phát xít hoá, gây chiến tranh, chia lại thế giới.- Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3/9, Pháp tuyên chiến vớiĐức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.- Như vậy, từ năm 1919 nền hoà bình được lập lại, thế nhưng thực chất đólà thời kì hưu chiến, đủ để các nước Đức – Italia – Nhật chuẩn bị lực lượng, đưaloài người vào cuộc chiến tranh mới.Câu 13. Nêu đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 –1933). Giải thích vì sao trong bối cảnh khủng hoảng đó, các nước Anh – Pháp –Mĩ vẫn giữ nguyên nền dân chủ tư sản, còn Đức – Italia – Nhật Bản lại thiết lậpchế độ độc tài phát xít ? Điều đó đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?1) Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) :- Kéo dài nhất (từ 1929 – 1933).- Tàn phá nặng nề nhất (có thể nêu một vài dẫn chứng cho thấy sự thiệt hạiở Mĩ, ở Bra-xin).11- Toàn diện nhất (diễn ra ở tất cả ngành kinh tế).- Phạm vi rộng lớn : ở hầu hết các nước tư bản.- Gây nên những hậu quả chính trị - xã hội tai hại nhất.2) Vì sao trong bối cảnh khủng hoảng đó, các nước Anh – Pháp – Mĩ vẫn giữnguyên nền dân chủ tư sản, còn Đức – Italia – Nhật Bản lại thiết lập chế độđộc tài phát xít ?* Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cáchmạng, ngoài những chính sách và biện pháp về kinh tế thông thường ra, giaicấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát :Đức – Italia – Nhật Bản- Ít thuộc địa, nghèo tài nguyên, thịtrường tiêu thụ hẹpKhả năng chống đỡ khủng hoảng kém.- Không thoả mãn với hệ thống VécxaiOasinhtơn.- Truyền thống quân phiệt nặng nề.Do vậy, Đức – Italia – Nhật Bản chọncon đường phá vỡ nền dân chủ tư sản,thiết lập nền độc tài phát xít.Anh – Pháp – Mĩ- Nhiều thuộc địa, giàu tài nguyên,thị trường tiêu thụ lớn.Khả năng chống đỡ khủng hoảngcao.- Thoả mãn với hệ thống VécxaiOasinhtơn.- Truyền thống dân chủ tư sản sâusắc.Do vậy, Anh – Pháp – Mĩ chọncon đường giữ nguyên nền dânchủ tư sản, tiến hành cải cách kinhtế - xã hội, ôn hoà để thoát khỏikhủng hoảng.5. Tài liệu tham khảo1. Nguyễn Anh Thái (chủ biên) (2005), Lịch sử thế giới cận đại, NxbGiáo dục.2. Hội các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ(2010), Kỉ yếu khoa học lần thứ 3 môn Lịch sử.3. Hội các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ(2014), Tài liệu hội thảo khoa học môn Lịch sử lần thứ VII.12
Tài liệu liên quan
- Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần kim loại lớp 12 THPT chuyên
- 142
- 2
- 63
- skkn một số kinh nghiệm chọn lọc và bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn ở các lớp ban khtn để đạt kết quả cao
- 22
- 930
- 0
- Chuyên đề hoá vô cơ bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá lớp 9
- 34
- 4
- 14
- đề tài phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp năm trường tiểu học xuân lãnh
- 18
- 791
- 1
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học lớp 9 trường THCS HH
- 39
- 635
- 1
- Nghiên cứu tính chất của hệ dao động tắt dần và dao động cưỡng bức. Áp dụng bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh ôn thi đại học
- 40
- 925
- 5
- SKKN Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp tiểu học
- 17
- 777
- 0
- chuyen de cac bai toan boi duong hoc sinh gioi toan 5
- 60
- 350
- 0
- Chuyên đề Toán công việc bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 5
- 5
- 1
- 4
- Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần quang học cấp trung học sơ sở
- 113
- 588
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(101.5 KB - 12 trang) - CHUYÊN đề QUAN hệ QUỐC tế (1919 1939) một số vấn đề KHI ôn tập bồi DƯỠNG học SINH GIỎI Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Kẻ Biến Nước đức Thành Lò Lửa Chiến Tranh Là
-
Vì Sao Đức Trở Thành Lò Lửa Chiến Tranh - Phương Linh Hoàng
-
Nguyên Nhân Đức Trở Thành Lò Lửa Chiến Tranh ở Châu Âu Là
-
Sự Hình Thành Các Lò Lửa Chiến Tranh Thế Giới - THPT Nghèn
-
Bài Tập 7 Trang 60 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 11
-
Đức Quốc Xã – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Nhân Đức Trở Thành Lò Lửa Chiến Tranh ở Châu Âu ...
-
Những Biểu Hiện Nào Chứng Tỏ đến Năm 1938, Nước Đức Trở Thành ...
-
Chuyên ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ GIỮA HAI CUỘC CTTG 1919 1939
-
Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 - 1945) | Hồ Sơ - Nhân Chứng
-
3 Lò Lửa Dẫn đến Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2 Xuất Hiện ở đầu
-
Chiến Tranh Ukraine, Ai Thua? - BBC News Tiếng Việt
-
Tác động Của Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới Năm 1929-1933 Và ...
-
Bài 17: Châu Âu Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918 - 1939)
-
Trắc Nghiệm Sử 11 Bài 12 - Nước Đức Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế ...