Chuyên đề: Sự điện Ly - Vấn đề 2. Axit - Bazo - Muối
Có thể bạn quan tâm
Vấn đề 2. Axit - bazo - muối
A.Lý thuyết:
I. AXIT
- Định nghĩa:
+ Thuyết điện li: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+.
+ Thuyết Bronsted: Axit là những chất có khả năng cho proton (ion H+).
Axit và bazơ theo quan điểm của Bronsted
- Axit gồm:
+ Các axit vô cơ, hữu cơ: HCl, H2SO4, CH3COOH, (COOH)2 …
+ Các kim loại ở dạng hiđrat hóa (trừ các ion Na+, K+, Ba2+ và Ca2+): Al(H2O)33+, Cu(H2O)22+…
+ Các ion: H+, NH4+, H3O+, RNH3+, HSO4- ...
II. BAZƠ
- Định nghĩa:
+ Thuyết điện li: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.
+ Thuyết Bronsted: Bazơ là những chất có khả năng nhận proton (nhận H+).
- Bazơ gồm:
+ Oxit và hiđroxit của kim loại (trừ các oxit và hiđroxit lưỡng tính: Al2O3, Al(OH)3, ZnO, Zn(OH)2...).
+ Các anion gốc axit không mạnh không còn H có thể tách thành ion H+ (CO32-, CH3COO-, S2-, SO32-, C6H5O-...).
+ NH3 và các amin: C6H5NH2, CH3NH2...
III. CHẤT LƯỠNG TÍNH
- Định nghĩa:
+ Thuyết điện li: Chất lưỡng tính là chất trong nước có thể phân li theo cả kiểu axit và kiểu bazơ.
+ Thuyết Bronsted: Chất lưỡng tính là những chất vừa có khả năng cho proton H+, vừa có khả năng nhận proton H+.
- Chất lưỡng tính gồm:
+ H2O
+ 6 oxit và 6 hiđroxit lưỡng tính (ZnO, Zn(OH)2, Al2O3, Al(OH)3, Cr2O3, Cr(OH)3 ...)
+ Aminoaxit, muối amoni của axit hữu cơ (R(COOH)x(NH2)y, RCOONH4...)
+ Anion gốc axit không mạnh vẫn còn khả năng tách H+ (HCO3-, HS-, HSO3‑, H2PO4-, HPO42-...)
- Tính chất của chất lưỡng tính: Các chất lưỡng tính có khả năng tác dụng với dung dịch bazo mạnh và 1 dung dịch axit mạnh.
IV. CHẤT TRUNG TÍNH
- Là những chất không có khả năng cho và nhận proton (H+).
- Chất trung tính gồm:
+ Cation của bazơ mạnh: K+, Na+, Ca2+, Ba2+.
+ Anion của axit mạnh không còn H: Cl-, SO42-, Br-, I-, NO3-...
- Chất trung tính không có khả năng tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazo.
B. Các dạng bài tập :
1. Dạng 1: Chất lưỡng tính:
- Oxit: Al2O3, ZnO, Cr2O3…
- Hidroxit: Al(OH)3 , Zn(OH)2 , Cr(OH)3, ( Pb(OH)2 , Cu(OH)2 tan trong kiềm đặc) ,…
- Muối : amoni của gốc axit yếu (NH4)2CO3 , muối axit NaHCO3 , NaHS, NaHSO3 , Na2HPO4, NaH2PO4…
- H2O
Chú ý: Chất lưỡng tính phản ứng với axit và bazo nhưng không thay đổi số oxi hóa ( chỉ là quá trình nhường nhận proton, không có sự trao đổi electron) . Do đó Zn, Al phản ứng với axit, bazo nhưng không phải chất lưỡng tính vì Zn và Al thay đổi số oxi hóa trong phản ứng.
Bài tập mẫu:
Câu 1. Cho dãy Ca(HCO3)2, NH4Cl , (NH4)2CO3 , ZnSO4 , Al(OH)3, Zn(OH)2 . số chất có tính chất lưỡng tính là:
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Hướng dẫn giải:
Chất lưỡng tính: Ca(HCO3)2, (NH4)2CO3, Al(OH)3, Zn(OH)2
ð Đáp án A
Câu 2. Cho các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3 . số chất có tính chất lưỡng tính là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Hướng dẫn giải:
Chất lưỡng tính: Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3
Đáp án B
2. Dạng 2: Chất phản ứng với axit và bazo
a. Phản ứng đồng thời với axit và bazo
- Chất lưỡng tính
- Một số kim loại : Al , Zn , Pb,…
b. Dạng khác:
- Cần nhớ tính chất của các hợp chất: axit, bazo , muối…
Bài tập mẫu:
Câu 1. Cho dãy các chất : Al, Al(OH)3 , Zn(OH)2 , NaHCO3 , Na2SO4 . Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Hướng dẫn giải:
(1) 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
2 Al + 2 NaOH + 2 H2O -> 2NaAlO2 + 3H2
(2) Al(OH)3 + 3 HCl -> AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + 2H2O
(3) Zn(OH)2 + 2HCl -> ZnCl2 + 2H2O
Zn(OH)2 + 2NaOH -> Na2ZnO2 + 2H2O
(4) NaHCO3 + HCl -> NaCl + H2O + CO2
NaHCO3 + NaOH -> Na2CO3 + H2O
ðĐáp án B
Câu 2. Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:
A. NaHCO3 , MgO, Ca(HCO3)2
B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2
C. NaHCO3 , Ca(HCO3)2 , Al2O3
D. Mg(OH)2 , Al2O3 , Ca(HCO3)2
Hướng dẫn giải:
A sai vì MgO không tác dụng với dung dịch NaOH
B, D sai vì Mg(OH)2 không tác dụng với dung dịch NaOH
ðĐáp án C
C. Bài tập tự luyện:
Câu 1: Axít nào sau đây là axit một nấc?
A. H2SO4 B. H2CO3 C. CH3COOH D. H3PO4
Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hiđrôxit lưỡng tính ?
A. Al(OH)3, Zn(OH)3, Fe(OH)2 B. Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2
C. Al(OH)3, Fe(OH)2,Cu(OH)2 D. Mg(OH), Pb(OH)2, Cu(OH)2
Câu 3: Cho các dung dịch axit có cùng nồng độ mol: H2S,HCl, H2SO4, H3PO4, dung dịch có nồng độ H lớn nhất là
A. H2SO4 B. H2S C. HCl D. H3PO4
Câu 4: Theo thuyết Areniut, kết luận nào sau đây đúng?
A. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li cho anion OH.
B. Bazơ là những chất có khả năng phản ứng với axit.
C. Một Bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH.
Câu 5: Theo thuyết Areniut kết luận nào sau đây không đúng?
A. Muối là những hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
B. Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđrô có khả năng phân li ra ion H+.
C. Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđrô có khả năng phân li ra H+.
D. Hiđrôxít lưỡng tính khi tan vào nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như Bazơ.
Câu 6: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaHCO3 0,2M ?
A. 100 ml.B. 50 ml. C. 40 ml. D. 20 ml.
Câu 7: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là
A. 0,05 mol. B. 0,075 mol. C. 0,1 mol. D. 0,15 mol.
Câu 8: Hòa tan ba muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch chứa :0,40 mol K ; 0,20 mol AL : 0,2 mol SO và a mol CL .
Ba muối X, Y, Z là
A. KCl, K2SO4, AlCl3. B. KCl, K2SO4, Al2(SO4)3.
C. KCl,AlCl3,Al2(SO4)3. D. K2SO4, AlCl3,Al2(SO4)3.
Câu 9: Khi cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch có chứa 7,6 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 1,2. B.0,8. C. 0,6. D. 0,5.
Câu 10: Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 cần vừa đủ 100 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M thu được 11,65 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là
A. 7,30% B. 5,84% C. 5,00% D. 3,65%
Đáp án:
1C | 2B | 3A | 4A | 5A |
6D | 7C | 8C | 9B | 10D |
Bài viết gợi ý:
1. Chuyên đề: Sự điện ly - Vấn đề 1. Sự điện ly
2. LÝ THUYẾT VỀ AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT
3. CHUYÊN ĐỀ: LÝ THUYẾT VỀ NH3
4. Lý thuyết về Nito
5. Bài Toán Về Phản Ứng Giữa CO2 Với Dung Dịch Kiềm
6. Bài Toán Khử Oxit Kim Loại Bằng CO
7. Chuyên đề Bài toán viết đồng phân
Từ khóa » Cách Nhận Biết Axit Bazo Trung Tinh Luong Tinh
-
Bài Tập Về Nhận Biết Axit, Bazo, Chất Lưỡng Tính Hay Trung Tính - ĐỀ THI
-
Xác định Vai Trò Axit, Bazơ, Lưỡng Tính Hay Trung Tính Của Các Chất
-
Tổng Hợp Kiến Thức Về Axit, Bazơ, Muối Lớp 11 - Kiengurubrand
-
Làm Sao để Biết Các Ion Là Axit, Bazo, Trung Tính Hay Lưỡng Tính
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Các Chất (hoặc Ion) Có Tính Axit, Bazơ, Trung Tính ...
-
Làm Sao để Biết đâu Là Axit Trung Tính đâu Là Axit Lưỡng Tính ạ
-
Cách Xác định Và Phân Biệt Axit Mạnh, Axit Yếu, Bazơ Mạnh, Bazơ Yếu
-
Axit Bazơ Muối Và Hidroxit Lưỡng Tính Theo Thuyết ... - Hayhochoi
-
Chất Lưỡng Tính, Chất Trung Tính, Hóa Học Phổ Thông
-
Nhận Biết Axit Bazo Muối Theo Thuyết Bronsted - HOCMAI Forum
-
Cách Xác định Và Phân Biệt Axit Mạnh, Axit Yếu, Bazơ Mạnh, Bazơ Yếu
-
Axit Bazơ Muối Và Hidroxit Lưỡng Tính Theo Thuyết ... - Soạn Bài Tập
-
Cách Phân Biệt Và Xác định Bazơ Mạnh, Bazơ Yếu - Cách Nhận Biết