CHUYÊN đề THIÊN NHIÊN NHIỆT đới ẩm GIÓ Mùa - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Báo cáo khoa học
CHUYÊN đề THIÊN NHIÊN NHIỆT đới ẩm GIÓ mùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.51 KB, 23 trang )

Chuyên đề ôn thi đại họcCHUYÊN ĐỀ: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA.I. Tác giả chuyên đề : Hoàng Thị Anh- Giáo viên trường THPT Văn Quán– Lập Thạch – Vĩnh Phúc.II. Đối tưọng học sinh bồi dưỡng:- Lớp 12- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 08 tiếtIII. Mục tiêu chuyên đề:1. Kiến thức:- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm giómùa ở nước ta.- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩmgió mùa.- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thànhphần tự nhiên: địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật.- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tựnhiên.- Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đốivới hoạt động sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.- Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tínhthống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của một lãnh thổ.2. Kĩ năng.- Biết phân tích biểu đồ khí hậu- Biết phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu- Phân tích được bản đồ gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.- Phân tích được bản đồ địa lí tự nhiên để chứng minh tính chất nhiệt đới ẩmgió mùa thể hiện qua các thành phần của tự nhiên.- Biết liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tựnhiên.- Có kĩ năng liên hệ thực tế để thấy các mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậuđối với sản xuất ở nước ta.IV. Hệ thống kiến thức1.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.a.Tính chất nhiệt đới-Nguyên nhân: tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trínước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu (từ 80 34’ B đến 230 23’ B)nên hàng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và ởmọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.-Biểu hiện:Hoàng Thị Anh – THPT Văn Quán1Chuyên đề ôn thi đại học+Tổng bức xạ lớn: 8000- 100000C+Cân bằng bức xạ dương quanh năm trung bình: 75kcal/cm2/năm+Nhiệt độ trung bình năm cao: >200C+Tổng số giờ nắng: 1400- 3000h, tăng dần từ Bắc vào Namb.Lượng mưa, độ ẩm.-Nguyên nhân: Do nước ta tiếp giáp với vùng biển Đông rộng lớn,vùng biển này lại có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa, biểnĐông cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại lượng mưa lớncho nước ta và vì thế độ ẩm không khí nước ta cao.-Biểu hiện:+Lượng mưa trung bình năm: 1500- 2000mm/năm+Độ ẩm không khí: >80%+Cân bằng ẩm luôn dươngc.Gió mùa-Nguyên nhân:+Do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắcnên có gió tín phong hoạt động quanh năm.+Vị trí nằm gần trung tâm gió mùa châu Á (phạm vi từ 100 N-500 B vàtừ 600 Đ-1500 Đ) nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa. Hàngnăm, nước ta chịu tác động của hai loại gió mùa chính, đó là gió mùa mùa hạvà gió mùa mùa đông-Biểu hiện: hoạt động của gió mùaGió mùaNguồn gốcGió mùa mùa đôngÁp cao XibiaHướng gióĐông BắcPhạm vihoạt độngThời gianMiền Bắc từ 160 B trởra BắcTháng XI- tháng IVTháng V- tháng X(năm sau)-Lạnh khô vào đầu mùa Nóng ẩmđông-Lạnh ẩm vào nửa saumùa đông-Nửa đầu mùa đông-Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệtTính chấtĐặc điểmGió mùa mùa hạ-Nửa đầu mùa hạ: áp cao Bắc ẤnĐộ Dương-Nửa sau mùa hạ: áp cao cận chítuyến Nam bán Cầu-Tây Nam: Nam Bộ và TâyNguyên-Đông Nam ở Bắc BộCả nướcHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán2Chuyên đề ôn thi đại họchoạt độngHệ quảThuận lợiKhó khănkhối khí này di chuyểnqua lục địa Trung Hoamang đến thời tiết lạnhvà khô-Nửa sau mùa đôngkhối khí lệch hướngqua biển Đông mangtheo tính chất lạnh ẩm,có mưa phùn.-Do sự biến tính trênđường di chuyển nêntính chất lạnh giảm dầntừ B- N và chỉ tác độngđến dãy Bạch Mã.đới ẩm di chuyển từ Bắc AĐD dichuyển theo hướng Tây Namxâm nhập trực tiếp và gây mưalớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên,gây khô nóng cho Trung Bộ dohiệu ứng phơn.-Giữa và cuối mùa hạ gió mùaTây Nam (tín phong của bán cầuNam) hoạt động mạnh lên khiqua xích đạo trở nên nóng ẩmgây mưa kéo dài cho Nam Bộ,Tây Nguyên. Hoạt động của gióTây Nam cùng dải hội tụ nhiệtđới gây mưa vào tháng 9 choTrung Bộ và do ảnh hưởng củaáp thấp Bắc bộ gió đổi hướngĐông Nam gây mưa cho Bắc bộHình thành ở miền bắc -Mưa cho Nam Bộ và Tâynước ta mùa đông từ 2- Nguyên, khô nóng cho Trung Bộ3 tháng-Mưa cho cả nước làm cho nềnnhiệt cả nước cao và đồng nhấtGió mùa ĐB đã hình-Gió mùa mùa hạ đem đến chothành ở miền Bắc nước nước ta lượng mưa lớn, cung cấpta có một mùa đôngmột lượng nước lớn cho sản xuất,lạnh từ 2-3 tháng, thờiphát triển thuỷ điện và cho sinhtiết này rất thích hợp để hoạt.miền Bắc phát triển các -Lượng mưa do gió mùa mùa hạloại rau, quả vụ đông có mang lại làm dịu bớt không khínguồn gốc cận nhiệt và oi bức của mùa hạ , làm cho thờiôn đới làm cho cơ cấutiết dễ chịu, mát mẻ hơn.cây trồng đa dạng hơn-Mùa đông làm nền-Gây thời tiết khô nóng cho miềnnhiệt hạ thấp ảnh hưởng trung ảnh hưởng tới sản xuất vàxấu đến sự sinh trưởng sinh hoạt.và phát triển của cây-Từ tháng VI- X có mưa lớn, tậptrồng, vật nuôi ảnhtrung trong nhiều ngày gây lũ lụthưởng tới sức khoẻ con ở vùng đồng bằng và ven biển, lũngười và dịch bệnhquét ở miền núi-Sự nhiễu loạn thời tiếtảnh hưởng lớn tới sảnHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán3Chuyên đề ôn thi đại họcxuất, sinh hoạt2.Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên kháca.Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.*Biểu hiện-Xâm thực mạnh ở đồi núi:+Trên các sườn đất dốc, mất lớp phủ thực vật bề mặt địa hình bị cắt xẻmạnh, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, khi mưa lớn còn xảy rahiện tượng đát lở, đá trượt.+Ở vùng núi đá vôi, hình thành địa hình caxtơ với nhiều hang độngngầm, thung khô suối cạn.+Trên các bậc thềm phù sa cổ bề mặt bị chia cắt thành đồi thấp xen lẫnthung lũng rộng-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thựcmạnh ở đồi núi là bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. Hàng năm ĐB SHvà ĐB SCL vẫn lấn ra biển từ vài chục đến hàng trăm mét.=>Đây là hai quá trình chủ yếu làm biến đổi bề mặt địa hình ở nước ta.b.Sông ngòi mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa*Mạng lưới sông ngòi dày đặc-Biểu hiện: nước ta có 2360 con sông từ 10km trở lên. Dọc bờ biển cứ20km thì có một cửa sông đổ ra. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng chủ yếu làsông nhỏ, ngắn và dốc (các hệ thống sông lớn hầu hết bắt nguồn từ nướcngoài)-Nguyên nhân: do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn kếthợp với địa hình miền đồi núi bị cắt xe mạnh, địa hình dốc.*Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.-Biểu hiện: lưu lượng nước lớn trung bình năm là 839 tỉ m3 và tổnglượng cát bùn mà hàng năm sông ngòi vận chuyển ra biển khoảng 200 triệutấn (chủ yếu là hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long)-Nguyên nhân: do lượng mưa nước ta lớn cung cấp cho sông ngòi nênlưu lượng nước lớn. Sông nước ta phần lớn bắt nguồn từ đồi núi (khu vựcđồi núi lại bị cắt xẻ mạnh), sông chảy qua nhiều dạng địa hình khác nhautrước khi đổ ra biển nên có hàm lượng phù sa lớn.*Thuỷ chế theo mùa-Biểu hiện: thuỷ chế của nước ta theo sát nhịp điệu mùa, mùa lũ trùngvới mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Tính thất thường của chế độ dòngchảy.-Nguyên nhân: do nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là từ lượngmưa mà chế độ mưa theo mùa và sự thất thường trong chế độ mưa đã tạonên tính thất thường trong chế độ dòng chảy.c.Đất của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.Hoàng Thị Anh – THPT Văn Quán4Chuyên đề ôn thi đại học-Quá trình hình thành đất feralit: Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quátrình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưanhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thờicó sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vìthế đất này được gọi là đát feralit đỏ vàng. Quá trình này xảy ra mạnh ởvùng đồi núi thấp nước ta.-Đây là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta vì nước ta là nướccó khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, độ ẩm lớn. Địa hình đồinúi thấp chiếm ưu thế. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình feralitphát triển.d. Sinh vậtBiểu hiện:-Hệ sinh thái rừng đặc trưng là hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới ẩm lárộng thường xanh.-Hiện nay rừng nguyên sinh còn lại rất ít mà phổ biến là rừng thứ sinhvới các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau:+Rừng gió mùa thường xanh+Rừng gió mùa nửa rụng lá+Rừng thưa khô rụng lá+Xa van, bụi gai hạn nhiệt đới-Trong giới sinh vật, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế:+Thực vật phổ biến là các loài thuộc họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu+Động vật: Các loài chim thú nhiệt đới như: công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn,nai, hoẵng…và các loại côn trùng, bò sát cũng rất phát triển.-Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa còn tạo điều kiện cho sinh vậtsinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, năng suất sinh học cao.=>Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit làcảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.*Kết luận chung:Như vậy có thể thấy khí hậu đóng vai trò như một nhân tố động lựcchi phối các quá trình diễn ra trên bề mặt đất: quá trình xâm thực- bồi tụ,quá trình phong hoá thành tạo đất và quá trình sinh trưởng của sinh vật,tổng lượng nước, lượng phù sa của sông ngòi.-Đối với địa hình: Khí hậu (bao gồm các yếu tố nhiệt độ, biên độ nhiệt,gió, mưa) tham gia vào các quá trình phong hoá vật lí, hoá học, sinh họctham gia vào các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ làm biến đổi địahình hiện tại. Như vậy nhân tố khí hậu đã góp phần làm sâu sắc hơn, rõ néthơn tính chất trẻ của địa hình núi Việt Nam do Tân kiến tạo để lại, đồngthời làm san bằng, mền mại hơn địa hình đồi, bán bình nguyên. Có thể nóiHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán5Chuyên đề ôn thi đại họcquá trình xâm thực bóc mòn do nước là quá trình địa mạo đóng vai trò chủyếu của đồi núi VN, còn ở đồng bằng quá trình bồi tụ đóng vai trò chủ đạo.-Đối với sông ngòi: Các đặc điểm sông ngòi VN là hệ quả tác độngcủa chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa trên nền địa hình nhiều đồi núi.-Đối với thổ nhưỡng và sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm giómùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệtđới ẩm gió mùa ở nước ta.3. Ảnh hưởng của thiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệpvà các hoạt động kinh tế khác.a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho phát triển nềnnông nghiệp lúa nước với khả năng xen canh, gối vụ, tăng vụ, thâm canh đadạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi.-Tuy nhiên hoạt động của gió mùa cùng với tính chất thất thường củathời tiết cũng mang lại không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp: hạnhán, lũ lụt, bão, sâu bệnh…b. Ảnh hưởng tới các ngành kinh tế khác*Thuận lợi:-Nền nhiệt cao, độ ẩm lớn là điều kiện thuận lợi cho rừng và các loàithuỷ sản sinh trưởng và phát triển mạnh.-Nhiệt độ cao, nắng quanh năm thuận lợi đánh bắt hải sản, giao thôngvận tải biển, phơi xấy bảo quản nông sản, phát triển du lịch, công nghiệpkhai khoáng và xây dựng.*Khó khăn:-Các hoạt động kinh tế trên chịu tác động trực tiếp sự phân mùa của khíhậu gập khó khăn hoặc phải ngừng trệ trong mùa mưa bão.-Độ ẩm cao gây khó khăn trong khâu bảo quản máy móc, trang thiết bịvà các loại nông sản.-Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lốc, mưa đá, nhiễu loạn thời tiết…-Môi trường dễ bị suy thoáiV. Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp1. Các dạng bài tập đặc trưnga. Dạng bài trình bày, phân tích: đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩmgió mùa, hoặc phân tích ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đếncác thành phần tự nhiên, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.Đây là dạng bài hay gặp trong thi đại học và không khó nhưng học sinh phảithuộc bài, nắm vững kiến thức cơ bản để trình bày.Hoàng Thị Anh – THPT Văn Quán6Chuyên đề ôn thi đại họcb. Dạng bài chứng minh: câu hỏi hay gặp thường là chứng minh một đặcđiểm nào đó của các thành phần tự nhiên chịu tác động của khí hậu nhiệt đớiẩm gió mùa.c. Dạng bài giải thích: là dạng bài khó, thường gặp hơn các dạng trên, đòihỏi học sinh phải có kiến thức sâu và rộng về khí hậu để vận dụng giải thíchcác đặc đểm của thành phần tự nhiên. Đây là dạng bài tập hay gặp trong cácdạng đề thi những năm gần đây.d. Phân tích bảng số liệu thống kê : dạng bài tập này vừa rèn luyện kĩ năngthực hành cho học sinh, vừa củng cố kiến thức đã học giúp học sinh dễ ghinhớ kiến thức.2. Phương pháp đặc thù- GV đưa ra các dạng bài và hướng dẫn h/s cách giải ở từng dạng- Hướng dẫn h/s xây dưng hệ thống các tiêu chí đối với từng dạng câu hỏi.- Nên hướng dẫn học sinh tổng kết kiến thức theo sơ đồ và học theo các cụmtừ trọng điểmVI. Bài tậpCâu 1.Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm giómùa? Giải thích tại sao khí hạu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩmgió mùa?Hướng dẫn trả lời1.Chứng minh:a.Tính chất nhiệt đới-Biểu hiện:+Tổng bức xạ lớn: 8000- 100000C+Cân bằng bức xạ dương quanh năm trung bình: 75kcal/cm2/năm+Nhiệt độ trung bình năm cao: >200C+Tổng số giờ nắng: 1400- 3000h, tăng dần từ Bắc vào Namb.Lượng mưa, độ ẩm.-Biểu hiện:+Lượng mưa trung bình năm: 1500- 2000mm/năm+Độ ẩm không khí: >80%+Cân bằng ẩm luôn dươngc.Gió mùa-Biểu hiện: hoạt động của gió mùaGióGió mùa mùa đôngGió mùa mùa hạmùaHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán7Chuyên đề ôn thi đại họcNguồn Áp cao XibiagốcHướnggióPhạmvi hoạtđộngThờigianTínhchấtĐặcđiểmhoạtđộngĐông BắcMiền Bắc từ 160 B trở raBắcTháng XI- tháng IV(năm sau)-Lạnh khô vào đầu mùađông-Lạnh ẩm vào nửa saumùa đông-Nửa đầu mùa đông khốikhí này di chuyển qualục địa Trung Hoa mangđến thời tiết lạnh và khô-Nửa sau mùa đông khốikhí lệch hướng qua biểnĐông mang theo tínhchất lạnh ẩm, có mưaphùn.-Do sự biến tính trênđường di chuyển nêntính chất lạnh giảm dầntừ B- N và chỉ tác độngđến dãy Bạch Mã.-Nửa đầu mùa hạ: áp cao Bắc Ấn ĐộDương-Nửa sau mùa hạ: áp cao cận chítuyến Nam bán Cầu-Tây Nam: Nam Bộ và Tây Nguyên-Đông Nam ở Bắc BộCả nướcTháng V- tháng XNóng ẩm-Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đớiẩm di chuyển từ Bắc AĐD di chuyểntheo hướng Tây Nam xâm nhập trựctiếp và gây mưa lớn cho Nam Bộ vàTây Nguyên, gây khô nóng choTrung Bộ do hiệu ứng phơn.-Giữa và cuối mùa hạ gió mùa TâyNam (tín phong của bán cầu Nam)hoạt động mạnh lên khi qua xích đạotrở nên nóng ẩm gây mưa kéo dàicho Nam Bộ, Tây Nguyên. Hoạtđộng của gió Tây Nam cùng dải hộitụ nhiệt đới gây mưa vào tháng 9 choTrung Bộ và do ảnh hưởng của ápthấp Bắc bộ gió đổi hướng ĐôngNam gây mưa cho Bắc bộHệHình thành ở miền bắc-Mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên,quảnước ta mùa đông từ 2- 3 khô nóng cho Trung Bộtháng-Mưa cho cả nước làm cho nền nhiệtcả nước cao và đồng nhất2.Giải thích:-Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trongvùng nội chí tuyến bắc bán cầu (từ 80 34’ B đến 230 23’ B) nên hàng năm,lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và ở mọi nơi trongnăm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnhHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán8Chuyên đề ôn thi đại học-Do nước ta tiếp giáp với vùng biển Đông rộng lớn, vùng biển này lại có đặctính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa, Biển Đông cùng với các khốikhí di chuyển qua biển đã mang lại lượng mưa lớn cho nước ta và vì thế độẩm không khí nước ta cao-Do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc nêncó gió tín phong hoạt động quanh năm. Vị trí nằm gần trung tâm gió mùachâu Á (phạm vi từ 100 N-500 B và từ 600 Đ-1500 Đ) nơi giao tranh của cáckhối khí hoạt động theo mùa. Hàng năm, nước ta chịu tác động của hai loạigió mùa chính, đó là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đôngCâu 2.Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ, hệ quả của nó tới đặcđiểm khí hậu, thời tiết nước ta? Đánh giá những thuận lợi và khó khănđối với phát triển kinh tế.Hướng dẫn trả lờiGió mùaGió mùa mùa hạNguồn-Nửa đầu mùa hạ: áp cao Bắc Ấn Độ Dươnggốc-Nửa sau mùa hạ: áp cao cận chí tuyến Nam bán CầuHướng-Tây Nam: Nam Bộ và Tây Nguyêngió-Đông Nam ở Bắc BộPhạm viCả nướchoạt độngThời gian Tháng V- tháng XTính chất Nóng ẩmĐặc điểm -Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển từ Bắchoạt động AĐD di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vàgây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây khô nóng choTrung Bộ do hiệu ứng phơn.-Giữa và cuối mùa hạ gió mùa Tây Nam (tín phong của báncầu Nam) hoạt động mạnh lên khi qua xích đạo trở nên nóngẩm gây mưa kéo dài cho Nam Bộ, Tây Nguyên. Hoạt độngcủa gió Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa vàotháng 9 cho Trung Bộ và do ảnh hưởng của áp thấp Bắc bộgió đổi hướng Đông Nam gây mưa cho Bắc bộHệ quả-Mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho Trung Bộ-Mưa cho cả nước làm cho nền nhiệt cả nước cao và đồngnhấtThuận lợi -Gió mùa mùa hạ đem đến cho nước ta lượng mưa lớn, cungcấp một lượng nước lớn cho sản xuất, phát triển thuỷ điện vàcho sinh hoạt.-Lượng mưa do gió mùa mùa hạ mang lại làm dịu bớt khôngHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán9Chuyên đề ôn thi đại họckhí oi bức của mùa hạ , làm cho thời tiết dễ chịu, mát mẻhơn.Khó khăn -Gây thời tiết khô nóng cho miền trung ảnh hưởng tới sảnxuất và sinh hoạt.-Từ tháng VI- X có mưa lớn, tập trung trong nhiều ngày gâylũ lụt ở vùng đồng bằng và ven biển, lũ quét ở miền núiCâu 3.Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông, hệ quả của nó tớiđặc điểm khí hậu, thời tiết nước ta? Đánh giá những thuận lợi và khókhăn đối với phát triển kinh tế.Hướng dẫn trả lờiGió mùaGió mùa mùa đôngNguồn gốc Áp cao XibiaHướng gió Đông BắcPhạm viMiền Bắc từ 160 B trở ra Bắchoạt độngThời gianTháng XI- tháng IV (năm sau)Tính chất-Lạnh khô vào đầu mùa đông-Lạnh ẩm vào nửa sau mùa đôngĐặc điểm-Nửa đầu mùa đông khối khí này di chuyển qua lục địahoạt độngTrung Hoa mang đến thời tiết lạnh và khô-Nửa sau mùa đông khối khí lệch hướng qua biển Đôngmang theo tính chất lạnh ẩm, có mưa phùn.-Do sự biến tính trên đường di chuyển nên tính chất lạnhgiảm dần từ B- N và chỉ tác động đến dãy Bạch Mã.Hệ quảThuận lợiHình thành ở miền bắc nước ta mùa đông từ 2- 3 thángGió mùa ĐB đã hình thành ở miền Bắc nước ta có một mùađông lạnh từ 2-3 tháng, thời tiết này rất thích hợp để miềnBắc phát triển các loại rau, quả vụ đông có nguồn gốc cậnnhiệt và ôn đới làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng hơnKhó khăn-Mùa đông làm nền nhiệt hạ thấp ảnh hưởng xấu đến sựsinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi ảnh hưởngtới sức khoẻ con người và dịch bệnh-Sự nhiễu loạn thời tiết ảnh hưởng lớn tới sản xuất, sinhhoạtCâu 4.Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới sự phân hoá khí hậu nước ta.Hướng dẫn trả lờiHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán10Chuyên đề ôn thi đại họcDo ảnh hưởng của nhân tố địa hình, vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổvà hoạt động của gió mùa đã tạo nên sự phân hoá khí hậu từ Bắc vàoNam, tứ Đông sang Tây, từ thấp lên cao và phân hoá theo mùa.1.Vị trí địa lí-Vị trí nước ta nằm từ 8034’B- 23023’B, lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyếntạo nên sự phân hoá khí hậu theo B-N (Miền Bắc khí hậu mang tính chấtnhiệt đới gió mùa cận chí tuyến, miền Nam khí hận mang tính chất nhiệt đớigió mùa cận xích đạo)-Nước ta nằm trong khu vực gió mùa Châu Á với hai loại gió thổi theomùa luân phiên hoạt động góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu theo mùavà theo địa phương.2.Địa hình-Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi có tính phân bậc rõ rệt tạo nên sựphân hoá khí hậu theo đai cao và hướng địa hình.-Theo quy luật đai cao càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100mnhiệt độ giảm 0,60C) tạo nên các vành đai khí hậu theo độ cao:+Từ 0- 600m là vành đai khí hậu nhiệt đới+Từ 600- 2600m là vành đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi+Từ độ cao >2600m là đai khì hậu ôn đới gió mùa trên núi.-Hướng các dãy núi là ranh giới phân hoá các miền khí hậu (Bạch Mã,Hoành Sơn) và các tiểu vùng khí hậu (Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn)-Hướng sườn kết hợp với gió mùa cũng góp phần tạo nên sự phân hoákhí hậu phức tạp3.Gió mùaNước ta nằm ở khu vực nội chí tuyến và khu vực Châu Á gió mùa nênchịu tác động của các loạ gió hoạt động theo mùa (gió mùa mùa hạ và giómùa mùa đông) và gó tín phong. Sự hoạt động luân phiên của các khối khínày tạo nên sự phân mùa khí hậu và kết hợp với hướng địa hình tạo nên sựphân hoá khí hậu giữa các địa phương.-Gió mùa mùa đông (tứ tháng 11- thấn 4) có nguồn gốc từ cao áp Xibiatạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta làm hạ thấp nền nhiệt trung bìnhnăm của miền Bắc và cả nước góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu từ B-N(vì ảnh hưởng của địa hình nên gió mùa ĐB yếu dần khi tác động đến phíaNam)-Gió tín phong Bắc bán cầu hoạt động trong điều kiện ổn định ở miềnNam nước ta tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên.-Gió mùa mùa hạ (tháng 5- tháng 10) hoạt động trên cả nước có nguồngốc từ cao áp cận chí tuyến Nam bán cầu và Ấn Độ Dương mang tính chấtnóng ẩm kết hợp với hướng địa hình gây mưa lớn cho Tây Nguyên, Nam bộvà Bắc Bộ và khô nóng cho Trung Bộ vào đầu mùa hạHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán11Chuyên đề ôn thi đại học=>Như vậy sự luân phiên hoạt động của các khối khí kết hợp với địahình đã tạo nên sự phân mùa khí hậu và sự phân mùa khác nhau giữa cácđịa phương (miền Bắc có một mùa đông lạnh, miền Nam có 2 mùa mưa vàmùa khô, miền Trung có gió Lào và mưa thu đông.Câu 5. Phân tích ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa TâyNam đến chế độ nhiệt của nước ta.Hướng dẫn trả lời1.Gió mùa Đông Bắc*Khái quát hoạt động của gió mùa Đông Bắc: nguồn gốc từ cao áp Xibia,mang tính chất lạnh và biến tính trên đường di chuyển nên chỉ tác độngđến dãy Bạch Mã. Gió mùa ĐB có tác động đến chế độ nhiệt nước ta nhưsau:-Làm hạ thấp nền nhiệt trung bình năm của miền Bắc và cả nước-Lảm hạ thấp nền nhiệt tháng 1 ở miền Bắc xuống dưới 180C tạo nên 1mùa đông lạnh từ 2-3 tháng-Biên độ nhiệt tăng dần từ Bắc vào Nam-Nền nhiệt trung binh ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam2.Gió mùa Tây Nam*khái quát hoạt động của gió mùa Tây Nam: hoạt động từ tháng 5tháng 10 trên cả nước xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nam bán cầu và caoáp Ấn Độ Dương mang đặc tính nóng ẩm. đặc điểm đó đã tác động đến chếđộ nhiệt ở nước ta như sau:-Làm cho nền nhiệt tháng 7 cao và đồng nhất trên cả nước-Làm cho nền nhiệt tháng 5,6,7 của miền Trung cao nhất cả nước (dochịu ảnh hưởng của gió Lào)Câu 6.Chứng minh rằng nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi nhiệt độtheo vĩ độ ở nước ta chủ yếu là do gió mùa Đông Bắc.Hướng dẫn trả lời:Biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trungbình năm và tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam.Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của gió mùa Đông Bắc, vì gió mùaĐông Bắc tác động yếu dần từ Bắc vào Nam, chủ yếu hoạt động từ vĩ tuyến160 B.-Lạng Sơn và Hà Nội nằm ở vĩ độ 210B nên chịu ảnh hưởng mạnh củagió mùa Đông Bắc, có một mùa đông lạnh từ 2-3 tháng nên có nền nhiệttrung bình năm (>200C) tháng 1 thấp hơn (Nguyên nhân: Do nhân tố vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ nước tatrải dài từ B-N 15 vĩ tuyến (từ 8034’B-23023’B), càng vào N càng gần xíchHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán13Chuyên đề ôn thi đại họcđạo nên góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần. Và doảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tác động yếu dần từ B-N (ở miền Namgần như không chịu tác động của gió mùa ĐB)*Sự phân hoá qua lượng mưaDo chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên không mang tính chất địađới nên sự phân hoá lượng mưa theo B-N không rõ rệt mà chủ yếu khácnhau về thời gian mưa:+Miền Bắc mùa mưa diễn ra từ tháng 5- tháng 10 (hạ- thu), mưa cựcđại vào tháng 8+Miền Trung, mùa mưa chậm dần vào thu- đông từ tháng 9 – tháng 12+Nam Bộ và Tây Nguyên mưa cũng vào hạ -thu, mưa cực đại muộnhơn vào tháng 9, tháng 10.=>Nguyên nhân chính tạo nên tính chậm dần của mùa mưa ở BắcBộ đến Nam Trung Bộ là do sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và tácđộng của địa hình kết hợp với gió mùa.Câu 8.Dựa vào Atlat địa lí VN và kiến thức đã học, hãy chứng minh địahình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.Hướng dẫn làm bàiKhái quát đặc điểm địa hình nước ta: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi,phần lớn là đồi núi thấp, có tính phân bậc rõ rệt. Hướng nghiêng cung củađịa hình là TB-ĐN. Hướng các dãy núi rất phức tạp (vòng cung, TB-ĐN,Tây- Đông). Đặc điểm đó ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm và sự phân hoá khíhậu nước ta. Cụ thể:-Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là TB- ĐN, thấp dần rabiển kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió thổi từbiển có thể xâm nhập sâu vào trong nội địa.-Sự phân hoá khí hậu theo độ cao địa hình.+Thể hiện qua sự phân hoá nhiệt độ và chế độ mưa.Do quy luật đai cao, càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm (lên cao 100mnhiệt độ giảm 0,60C). Trong khi địa hình nước ta phần lớn là đồi núi và cótính phân bậc rõ rệt đã tác động tới sự phân hoá khí hậu. Cụ thể: Nhiệt độ trung bình năm của phần lớn khu vực đồi núi Đông Bắctừ 20- 240C trong khi ở các khu vực núi cao của Tây Bắc là dưới180C Nhiệt độ trung bình của Tây Nguyên thấp hơn ở duyên hải NamTrung Bộ Những nơi địa hình cao đón gió mưa nhiều hơn những nơi địahình thấp.-Hướng núi ảnh hưởng lớn tới chế độ nhiệt và chế độ mưa.+Hướng vòng cung:Hoàng Thị Anh – THPT Văn Quán14Chuyên đề ôn thi đại họco Hướng vòng cung của các cánh cung ở vùng núi Đông Bắc cótác dụng hút mạnh và đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từphương Bắc tràn xuống làm cho nền nhiệt của miền Bắc nướcta xuống thấp.o Hướng vòng cung của vùng núi Trường Sơn Nam tạo nên tínhsong song với hướng của các loại gió thịnh hành (gió mùa ĐôngBắc, gió tín phong) khiến cho khu vực duyên hải Nam TrungBộ có lượng mưa thấp hơn các vùng trong cả nước.+Hướng TB – ĐN:o Hướng TB- ĐN của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn cảnảnh hưởng của gió mùa ĐB tác động trực tiếp tới khu vực TâyBắc làm cho khu vực này có mùa ngắn hơn ở Đông Bắc.o Hướng TB-ĐN của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió TâyNam khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóngvào đầu mùa hạ làm cho nền nhiệt cao và ít mưa.+Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụngngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam làm cho nềnnhiệt trung bình năm cao hơn ở miền Bắc+Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi có lượng mưa lớnhơn các địa điểm nằm ở sườn khuất gió. (Ví dụ như Móng Cái nằm ở sườnđón gió từ biển vào có lượng mưa lớn hơn Lạng Sơn nằm khuất gió)=>Như vậy: có thể nói địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởngtới sự phân hoá khí hậu nước taCâu 9: Dựa vào bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểmĐịa điểmNhiệt độ trungNhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung0bình tháng I( C) thángVII(0C)bình năm(0C)Lạng Sơn13,327,021,2Hà Nội16,428,923,5Vinh17,629,623,9Huế19,729,425,1Quy Nhơn23,029,726,8TP Hồ Chí Minh25,827,172,1a/ Hãy tính biên độ nhiệt tại các địa điểm trên.b/ Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?Hướng dẫn làm bài.a/ Biên độ nhiệt tại các địa điểmĐịa điểmBiên độ nhiệt(0C) Địa điểmBiên độ nhiệt(0C)Lạng Sơn13,7Huế9,7Hà Nội12,5Quy Nhơn6,7Hoàng Thị Anh – THPT Văn Quán15Chuyên đề ôn thi đại họcVinh12,0TP Hồ Chí Minh1,3b/ Nhận xét và giải thích:- Nhận xét:+ Nhiệt độ trung bình tháng I có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam dẫnchứng)+ Nhiệt độ trung bình tháng VII cao, không có sự chênh lệch nhiều nhiệt độgiữa miền Bắc với miền Nam. Từ Vinh vào đến Quy Nhơn nhiệt độ có tănghơn một chút.+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.+ Biên độ nhiệt tăng dần từ Bắc vào Nam- Nguyên nhân:+ Càng vào Nam góc nhập xạ càng lớn.+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ Bắc vào NamCâu 10. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và chếđộ mưa nước taHướng dẫn trả lời*Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt-Vị trí địa lí: Vị trí địa lí nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chítuyến bán cầu Bắc nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn tạo nền nhiệtcao. Do lãnh thổ trải dài từ B- N (từ 80 34’ B đến 230 23’ B), càng vào Namcàng gần xích đạo nên thời gian chiếu sáng và góc nhập xạ lớn hơn nên cónền nhiệt cao hơn miền Bắc.-Tác động của gió mùa: Gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp nền nhiệttháng 1 và trung bình năm của miền Bắc-Địa hình:+Theo độ cao địa hình: càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100mnhiệt độ giảm 0,60C) nền nhiệt nước ta phân làm 3 đai rõ rệt+Theo hướng địa hình kết hợp với gió mùa: sườn đón gió nền nhiệtthấp hơn sườn khuất gió…*Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ mưa:-Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, lãnhthổ kéo dài và hẹp ngang chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (biển Đông làbiển rộng, ấm và kín) cung cấp lượng ẩm dồi dào cho các khối khí qua biểnvào nước ta làm cho lượng mưa của nước ta lớn.-Gió mùa: là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chế độ mưa củanước ta.+Gió mùa là loại gió thổi theo mùa ở ven các lục địa có đại dương baobọc do đó đây là loại gió mang theo lượng ẩm lớn đã góp phần làm tănglượng mưa của nước ta.Hoàng Thị Anh – THPT Văn Quán16Chuyên đề ôn thi đại học+Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông luân phiên hoạt động trongnăm tạo nên sự phân mùa của chế độ mưa nước ta.-Địa hình:+Độ cao địa hình góp phần tạo nên sự phân hoá chế độ mưa của nướcta+Hướng sườn và hướng của các dãy núi tạo nên sự phân hoá mưa giữacác địa phương-Dòng biển: nước ta có sự hoạt động của dòng biển nóng và dòng biểnlạnh theo mùa. Rõ rệt nhất là ven biển Nam Trung Bộ ảnh hưởng của chồinước lạnh ven biển nên có lượng mưa thấp nhất Đây là hai quá trình chủ yếu làm biến đổi bề mặt địa hình ở nước ta.*Nguyên nhân:-Do khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa (nền nhiệtcao, lượng mưa lớn và mưa theo mùa) tạo điều kiện cho quá trình phong hoáHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán19Chuyên đề ôn thi đại họcdiễn ra mạnh. Vùng đồi núi nước ta lại dốc, cấu trúc phức tạp, thêm vào đólà đồi núi nước ta lại bị mất lớp phủ thực vật càng tạo điều kiện cho quátrình xâm thực diễn ra mạnh mẽ-Hướng nghiêng chung của địa hình là TB-ĐN, thấp dần ra biển cùngvới chế độ mưa theo mùa tạo điều kiện cho quá trình bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.Câu 15. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua sông ngòi nướcta như thế nào? Nguyên nhân?Hướng dẫn trả lời*Mạng lưới sông ngòi dày đặc-Biểu hiện: nước ta có 2360 con sông từ 10km trở lên. Dọc bờ biển cứ20km thì có một cửa sông đổ ra. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng chủ yếu làsông nhỏ, ngắn và dốc (các hệ thống sông lớn hầu hết bắt nguồn từ nướcngoài)-Nguyên nhân: do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn kếthợp với địa hình miền đồi núi bị cắt xe mạnh, địa hình dốc.*Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.-Biểu hiện: lưu lượng nước lớn trung bình năm là 839 tỉ m3 và tổnglượng cát bùn mà hàng năm sông ngòi vận chuyển ra biển khoảng 200 triệutấn (chủ yếu là hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long)-Nguyên nhân: do lượng mưa nước ta lớn cung cấp cho sông ngòi nênlưu lượng nước lớn. Sông nước ta phần lớn bắt nguồn từ đồi núi (khu vựcđồi núi lại bị cắt xẻ mạnh), sông chảy qua nhiều dạng địa hình khác nhautrước khi đổ ra biển nên có hàm lượng phù sa lớn.*Thuỷ chế theo mùa-Biểu hiện: thuỷ chế của nước ta theo sát nhịp điệu mùa, mùa lũ trùngvới mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Tính thất thường của chế độ dòngchảy.-Nguyên nhân: do nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là từ lượngmưa mà chế độ mưa theo mùa và sự thất thường trong chế độ mưa đã tạonên tính thất thường trong chế độ dòng chảy.Câu 16. Giải thích quá trình hình thành đất feralit. Tại sao nói quátrình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nướcta?Đặc tính của đất feralit và ảnh hưởng của nó tới ngành trồng trọt.Hướng dẫn trả lời*Quá trình hình thành đất feralit: Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quátrình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưanhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thờicó sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vìthế đất này được gọi là đát feralit đỏ vàng. Quá trình này xảy ra mạnh ởvùng đồi núi thấp nước ta.Hoàng Thị Anh – THPT Văn Quán20Chuyên đề ôn thi đại học*Đây là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta vì nước ta lànước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, độ ẩm lớn. Địa hìnhđồi núi thấp chiếm ưu thế. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trìnhferalit phát triển.*Đặc tính của đất feralit và ảnh hưởng của nó tới ngành trồng trọt.-Đất feralit có đặc tính là lớp vỏ phong hoá dày, đất thông khí, thoátnước, chua, nghèo dinh dưỡng vì vậy không thích hợp trồng lương thựcnhưng lại rất thích hợp trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triểnđồng cỏ, trồng rừng…-Do đặc tính chua và nghèo dinh dưỡng nên trong quá trình trồng trọtphải luôn chú ý cải cạo đất. Đất feralit phát triển ở miền đồi núi trong điềukiện nhiệt đới ẩm gió mùa dễ bị rửa trôi, ong hoá nên cần có các biện phápcanh tác hợp lí.Câu 17. Chứng minh giới sinh vật của nước ta mang tính chất nhiệt đớiẩm gió mùa.Hướng dẫn trả lời-Hệ sinh thái rừng đặc trưng là hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới ẩm lárộng thường xanh.-Hiện nay rừng nguyên sinh còn lại rất ít mà phổ biến là rừng thứ sinhvới các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau:+Rừng gió mùa thường xanh+Rừng gió mùa nửa rụng lá+Rừng thưa khô rụng lá+Xa van, bụi gai hạn nhiệt đới-Trong giới sinh vật, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế:+Thực vật phổ biến là các loài thuộc họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu+Động vật: Các loài chim thú nhiệt đới như: công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn,nai, hoẵng…và các loại côn trùng, bò sát cũng rất phát triển.-Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa còn tạo điều kiện cho sinh vậtsinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, năng suất sinh học cao.=>Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit làcảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.Câu 18. Nêu khái quát ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tớithiên nhiên VNHướng dẫn trả lờiKhí hậu đóng vai trò như một nhân tố động lực chi phối các quátrình diễn ra trên bề mặt đất: quá trình xâm thực- bồi tụ, quá trình phonghoá thành tạo đất và quá trình sinh trưởng của sinh vật, tổng lượng nước,lượng phù sa của sông ngòi.Hoàng Thị Anh – THPT Văn Quán21Chuyên đề ôn thi đại học-Đối với địa hình: Khí hậu (bao gồm các yếu tố nhiệt độ, biên độ nhiệt,gió, mưa) tham gia vào các quá trình phong hoá vật lí, hoá học, sinh họctham gia vào các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ làm biến đổi địahình hiện tại. Như vậy nhân tố khí hậu đã góp phần làm sâu sắc hơn, rõ néthơn tính chất trẻ của địa hình núi Việt Nam do Tân kiến tạo để lại, đồng thờilàm san bằng, mền mại hơn địa hình đồi, bán bình nguyên. Có thể nói quátrình xâm thực bóc mòn do nước là quá trình địa mạo đóng vai trò chủ yếucủa đồi núi VN, còn ở đồng bằng quá trình bồi tụ đóng vai trò chủ đạo.-Đối với sông ngòi: Các đặc điểm sông ngòi VN là hệ quả tác động củachế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa trên nền địa hình nhiều đồi núi.-Đối với thổ nhưỡng và sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm giómùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệtđới ẩm gió mùa ở nước ta.Câu 19.Ảnh hưởng của thiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nôngnghiệp và các hoạt động kinh tế khácHướng dẫn trả lời1.Ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho phát triển nềnnông nghiệp lúa nước với khả năng xen canh, gối vụ, tăng vụ, thâm canh đadạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi.-Tuy nhiên hoạt động của gió mùa cùng với tính chất thất thường củathời tiết cũng mang lại không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp: hạnhán, lũ lụt, bão, sâu bệnh…2.Ảnh hưởng tới các ngành kinh tế khác*Thuận lợi:-Nền nhiệt cao, độ ẩm lớn là điều kiện thuận lợi cho rừng và các loàithuỷ sản sinh trưởng và phát triển mạnh.-Nhiệt độ cao, nắng quanh năm thuận lợi đánh bắt hải sản, giao thôngvận tải biển, phơi xấy bảo quản nông sản, phát triển du lịch, công nghiệpkhai khoáng và xây dựng.*Khó khăn:-Các hoạt động kinh tế trên chịu tác động trực tiếp sự phân mùa của khíhậu gập khó khăn hoặc phải ngừng trệ trong mùa mưa bão.-Độ ẩm cao gây khó khăn trong khâu bảo quản máy móc, trang thiết bịvà các loại nông sản.-Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lốc, mưa đá, nhiễu loạn thời tiết…-Môi trường dễ bị suy thoáiVIII/ Kết quả thực hiện:Hoàng Thị Anh – THPT Văn Quán22Chuyên đề ôn thi đại học- Qua thực hiện chuyên đề này tại trường THPT Văn Quán, học sinh đềunắm được các kiến thức đảm bảo mức độ thi tốt nghiệp và đại học.- Từ kiến thức chính của chuyên đề giáo viên đã hướng dẫn học sinh trả lờinhững câu hỏi được khai thác từ kiến thức chuẩn, mở rộng phù hợp với mứcđộ thi đại học.- Đối tượng các em học sinh của trường THPT Văn Quán phần lớn các emcó lực học trung bình, khá, số lượng học sinh giỏi không nhiều, khi triểnkhai chuyên đề này kết quả đạt được như sau:+ Học sinh đạt trên 7 điểm: 50%+ Học sinh đạt từ 5 điểm trở lên đạt 85%+ Học sinh đạt dưới trung bình khoảng 15%.Ngày tháng 03 năm 2014Xác nhận của tổ chuyên mônLập thạch, tháng 02 năm 2014Người viết chuyên đềTrần Thị OanhHoàng Thị AnhHoàng Thị Anh – THPT Văn Quán23

Tài liệu liên quan

  • THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
    • 3
    • 900
    • 2
  • Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
    • 17
    • 830
    • 3
  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa T1 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa T1
    • 29
    • 452
    • 1
  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
    • 20
    • 496
    • 2
  • thien nhien nhiet doi am gio mua(t1) thien nhien nhiet doi am gio mua(t1)
    • 25
    • 498
    • 1
  • THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (T1) THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (T1)
    • 15
    • 590
    • 2
  • Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (Tiếp theo) Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (Tiếp theo)
    • 23
    • 1
    • 5
  • Bài giảng Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (TT) Bài giảng Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (TT)
    • 22
    • 820
    • 1
  • Bài giảng Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (TT) Bài giảng Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (TT)
    • 22
    • 757
    • 0
  • thiên nhiên nhiệt đới ấm gió mùa. thiên nhiên nhiệt đới ấm gió mùa.
    • 18
    • 407
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(215.5 KB - 23 trang) - CHUYÊN đề THIÊN NHIÊN NHIỆT đới ẩm GIÓ mùa Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đới ẩm Gió Mùa