Chuyên đề : "Tích Hợp Giáo Dục Pháp Luật Trong Dạy Học Môn GDCD ...
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 15 tháng 10 năm 2019. Tổ Sử - Địa – GDCD trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Lựu tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề : "Tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học môn GDCD bậc THCS". Nhằm giúp học sinh phát huy được tính tích cực chủ động cho việc khai thác kiến thức và lĩnh hội được kiến thức mới lồng ghép trong từng bài học cụ thể.
Hình thành cho học sinh tinh thần tự giác biết tự thực hiện tốt pháp luật có tính kỉ luật nghiêm và cách thức giáo dục
Học sinh nhận thức đúng về việc thực hiện pháp luật, kỉ luật nghiêm túc đối với bản thân ở mọi lúc, mọi nơi
Giúp HS đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với nội dung bài học, qua đó củng cố kiến thức dã học và làm quen với kĩ năng vận dụng liên hệ vào thực tiễn đồi sống xã hội.
Cụ thể sử dụng một số biện pháp ở một số bài khác nhau ở các khối lớp như sau:
1/Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lý tình huống)
Đây là phương pháp đặc trưng có nhiều lợi thế của môn giáo dục công dân. Đòi hỏi HS phải tư duy để xác định cách giải quyết, xử lý vấn đề, tình huống sao cho phù hợp.
a/Mục tiêu của phương pháp:
Giúp HS đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với nội dung bài học, qua đó củng cố kiến thức dã học và làm quen với kĩ năng vận dụng liên hệ vào thực tiễn đồi sống xã hội.
b/ Cách thực hiện:
Gíao viên nêu tình huống pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, phù hợp với nội dung bài học, với các biểu hiện, hành vi khác nhau để HS phân tích, xử lý.
- HS xác định nhận dạng vấn đề/ tình huống
- HS phát hiện vấn đề cần giải quyết
- HS thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/ tình huống cần giải quyết.
- HS liệt kê các cách giải quyết.
- HS lựa chọn và đưa ra cách giải quyết.
- GV kết luận đưa ra cách giải quyết đúng và phù hợp nhất với nội dung bài học.
c/Một dố lưu ý:
- Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, với địa chỉ tích hợp và với nội dung giáo dục pháp luật.
- Tình huống phải phù hợp với nhận thức của HS.
- Tình huống phải gần gũi với đời sống thực tiễn xã hội, với đời sống HS.
Tình huống phải chứa đựng mâu thuẩn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều cách suy nghĩ và nhiều cách giải quyết khác nhau.
d/Ví dụ minh họa:
Khi dạy tích hợp nội dung giáo dục pháp luật bài 2 ‘Tự chủ”ở lớp 9, GV nêu tình huống sau:
Bạn Nam lớp em là người giao du rộng. Một hôm, bạn đến rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “bật mí “cho em.”Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng không phải là heroin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”
Câu hỏi:
1/Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em làm như vậy?
2/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì sao?
2/Phương pháp thảo luận nhóm:
Phương pháp thảo luận nhóm có ưu thế trong dạy tích hợp nội dung giáo dục pháp luật, là phương pháp trong đó GV tổ chức học tập cho HS theo những nhóm nhỏ, nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp, tạo điều kiện cho HS được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm.
a/Mục tiêu của phương pháp:
Gíup HS có thể lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và chắc chắn hơn.
- Tạo không khí lớp học sôi nổi, cởi mở, giúp HS mạnh dạn, tự tin hơn, dễ hòa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho HS niềm hứng thú trong học tập.
- Thông qua thảo luận nhóm HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác.
b/Cách thực hiện:
- GV nêu chủ đề thảo luận.
Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe và cho ý kiến.
GV tổng kết và nhận xét.
c/Một số lưu ý:
- Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả của mỗi nhóm.
- Trong khi HS các nhóm thảo luận GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
d/ Ví dụ mimh họa:
Khi dạy bài 7” Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” ở lớp 6, sau khi cho HS xem các bức ảnh hoặc băng hình về cảnh con người bảo vệ thiên nhiên, hoặc tàn phá môi trường,GVcó thể cho HS thảo luận nhóm, theo các câu hỏi sau;
1/Cảnh nào sau đây, là yêu thiên nhiên hoặc không yêu thiên nhiên, vì sao?
2/Em cần phải làm gì để thể hiện là người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?
3/Phương pháp thảo luận lớp:
a/Mục tiêu của phương pháp:
Thảo luận lớp, nhằm phát huy được tính tích cực học tập của HS của số đông HS mà không tốn nhiều thời gian. Thông qua thảo luận lớp HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp, tự tin, lắng nghe và phản hồi tích cực.
b/ Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề cần thảo luận.
- HS thảo luận (nêu ý kiến,tranh luận,hỏi lại vấn đề mình chưa rõ, phản hồi ý kiến, phát biểu bổ sung ý kiến của bạn).
- GV hoặc đại diện HS ghi tóm tắt ý kiến phát biểu của từng HS lên bảng phụ (hoặc giấy khổ rộng).
- Lớp thống nhất ý kiến.
- GV chính xác hóa đáp án và kết luận.
c/Ví dụ minh họa:
Ở hoạt động luyện tập, củng cố bài 15 (lớp 9):Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận lớp vấn đề sau Theo em, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý khác nhau ở những điểm nào?
HS cả lớp thảo luận
- GVcử đại diện lớp ghi tóm tắt ý kiến của từng HS.
- Lớp thống nhất ý kiến.
- GV chốt đáp án
Kết luận
4/Phương pháp sắm vai
Phương pháp đóng vai được sử dụng trong dạy học tích hợp nội dung giáo dục pháp luật đối với các tình huống cần thể hiện cách ứng xử của HS. Trong phương pháp này, GV tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
a/Mục tiêu của phương pháp
- Giúp HS có thể vận dụng trực tiếp các quy định của pháp luật vơi thực tiễn thực hiện pháp luật trong đời sống hằng ngày.
- Thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú cho HS trong học tập , qua đó nhanh chóng tiếp thu kiến thức bài học.
b/ Cách thự hiện
- GV nêu chủ đề chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu từng nhóm đóng vai.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận nhận xét việc đóng vai của các nhóm.
GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã đóng vai.
c/ Một số lưu ý
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề nội dung tích hợp, phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS và với điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
- Tình huống không nên quá dài và phức tạp, mất nhiều thời gian.
- Tình huống phải có các cách giải quyết khác nhau.
- Mỗi tình huống có thể phân công một nhóm hoặc mấy nhóm cùng đóng vai.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai cho các nhóm.
Trong khi HS chuẩn bị thảo luận và đóng vai, GV cần đi đến các nhóm để nghe và góp ý, hướng dẫn khi cần thiết.
d/Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 18 “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật”ở lớp 9, GV có thể tổ chức cho HS đóng vai:
Sau giờ tan học, trên đường đạp xe về nhà, Hà rủ Tú:
- Đoạn này, vắng người qua lại, chúng mình phóng xe trên vỉa hè đi.
Tú đang chần chừ thì Hà rủ tiếp:
- Cậu nhát gan thế. Bọn con trai lớp mình đứa nào chả đi như thế một vài lần.
Hãy đóng vai thể hiện cách ứng xử của Tú trong trường hợp này?
5/ Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi có thể áp dụng trong dạy học tích hợp về giáo dục pháp luật, đây là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một nội dung nào đấy trong bài học thông qua một trò chơi cụ thể liên quan đến việc chấp hành pháp luật...
Sau khi chuyên đề kết thúc tập thể tổ cũng mong rằng cần có sự hợp tác, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để môn học Giáo Dục Công Dân ở trường Trung học cơ sở thật sự có chiều sâu đem lại nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc cho học sinh học tập ngày càng hứng thú hơn.
Từ khóa » Tích Hợp Pháp Luật Trong Môn Gdcd
-
TÍCH Hợp GIÁO Dục PHÁP LUẬT TRONG Môn GIÁO Dục CÔNG Dân ...
-
Dạy Học Tích Hợp Pháp Luật Trong Môn GDCD Trung Học Cơ Sở - 123doc
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh ...
-
Chuyên đề Tích Hợp Giáo Dục Pháp Luật Trong Môn Công Dân Bậc THCS
-
Tích Hợp Pháp Luật Trong Môn GDCD - Thcs Đinh Tiên Hoàng
-
Môn Học Giáo Dục Công Dân Trong Chương Trình Phổ Thông Mới
-
Về Hướng Dẫn Tích Hợp, Lồng Ghép Một Số Nội Dung Trong Môn ...
-
Skkn Sử Dụng Các Phương Pháp Dạy Học Tích Cực để ... - Xemtailieu
-
Giới Thiệu Tóm Tắt Chương Trình Môn Giáo Dục Công Dân Trong ...
-
[PDF] Sử DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUÔNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO ...
-
Tập Huấn Công Tác Phổ Biến, Tích Hợp Giáo Dục Pháp Luật Trong Môn ...
-
[PDF] DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ
-
KHO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP ...
-
Đổi Mới đào Tạo Giáo Viên GD Công Dân: Yêu Cầu Cấp Thiết